Tổ Chức Bồi Dưỡng Kỹ Năng Tư Vấn Học Đường Cho Gv

Những định nghĩa trên thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của nhà nghiên cứu. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kỹ năng được hình thành khi con người áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kỹ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó. Kỹ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng.

Như vậy, có thể hiểu: Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức thu được vào việc thực hiện một công việc hoặc một hoạt động nhất định một cách có hiệu quả, đạt được mục đích của hoạt động trong những điều kiện cụ thể.

- Tư vấn:

Theo từ điển Tiếng Việt: “Tư vấn là phát biểu ý kiến về những vấn đề được đòi hỏi đến nhưng không có quyền quyết định (hoạt động tư vấn, cơ quan tư vấn…)” [32].

Theo định nghĩa của các chuyên gia tư vấn thì tư vấn là lắng nghe, phát biểu ý kiến về những vấn đề hỏi đến nhưng không có quyền quyết định, dựa vào những hoạt động tâm lý để vạch ra những giải pháp giúp khách hàng tự quyết định.

Còn trong cuốn Dictionary of Psychology của tác giả Adrew M.Colman xuất bản năm 2001 (dẫn theo [32]), có định nghĩa về “Tư vấn” như sau: “Tư vấn là việc áp dụng các lý thuyết tâm lý và các kỹ năng giao tiếp để giải quyết các vấn đề, các nỗi lo lắng hay các nguyện vọng cá nhân của khách hàng. Một hình thức tư vấn đều bao gồm việc cho lời khuyên, bản chất cơ bản nhất là tạo ra sự dễ chịu mà không cần đưa ra các hướng dẫn mang tính áp đặt.

Các nhà tư vấn làm việc với các cá nhân, các cặp vợ chồng và các gia đình trong các môi trường khác nhau: văn phòng tư vấn, phòng khám bệnh đa khoa, các tổ chức giáo dục, các tổ chức thương mại và nhà riêng”.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu: Tư vấn là việc làm mà trong đó nhà tư vấn tìm hiểu các vấn đề khúc mắc, những khó khăn thân chủ đang gặp phải để từ đó nhận định, đánh giá, phân tích và đưa ra những lời khuyên bổ ích nhất giúp thân chủ giải quyết được khó khăn của mình.

- Tư vấn học đường

Từ đầu thế kỷ 20, tư vấn học đường chỉ là tư vấn hướng nghiệp, nặng về tư vấn thông tin (consultant) sử dụng kết quả chẩn đoán tâm lý, tính cách con người và nghề

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

nghiệp, và những thông tin về thị trường lao động, dự báo nhu cầu nhân lực được đưa vào trường học với Jesse B.Davis, Frank Parsons, và Cliffort Beer.

Đến những năm 1950,1960, với những công trình công bố của Carl Rogers. và những lý thuyết gia tiếp theo, góp phần làm nổi bật chức năng của hoạt động tư vấn tâm lý (counseling) trong tư vấn học đường. Như vậy, tư vấn học đường là tên gọi riêng của một hoạt động chuyên nghiệp có chức năng chủ yếu được định nghĩa, mô tả rõ ràng do chính những người tiên phong trong nghiệp vụ xây dựng từng bước tạo nên những đặc điểm phẩm chất, tính nhân văn và địa vị khoa học ứng dụng trong đời sống.

Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên trung học phổ thông vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn - 4

Theo tác giả Bùi Thị Thoa: “Tư vấn học đường bao gồm cả ý nghĩa hướng dẫn và tư vấn tâm lý. Hướng dẫn, cố vấn, cung cấp thông tin hướng nghiệp, trắc nghiệm, thông tin về kết quả trắc nghiệm tâm lý, tính cách con người, thông tin về thị trường lao động, về thế giới nghề nghiệp liên quan, tư vấn tâm lý, phát triển nhân cách” [37].

Như vậy, có thể hiểu: Tư vấn học đường (School Counseling) là một tiến trình giúp đỡ học sinh, sinh viên, phụ huynh hoặc thầy cô giáo, tự tìm hiểu mình, biết được những đặc điểm tính cách, năng lực tiềm ẩn và những hành vi của mình đã ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Đồng thời giúp họ chọn cách giải quyết vấn đề tối ưu nhất đối với bản thân mình khi họ có nhu cầu.

- Kỹ năng tư vấn học đường

Từ các khái niệm: Kỹ năng, tư vấn học đường đã nêu ở trên, có thể hiểu: Kỹ năng tư vấn học đường là khả năng vận dụng kiến thức về tư vấn học đường của nhà giáo dục vào quá trình trợ giúp học sinh, giúp các em vượt qua những trở ngại, khó khăn trong học tập, trong mối quan hệ với những người xung quanh, trong việc tham gia các hoạt động giáo dục, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển nhân cách của các em.

1.2.4. Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV

Từ các khái niệm: Bồi dưỡng, tổ chức bồi dưỡng, kỹ năng, kỹ năng tư vấn học đường đã trình bày ở trên, chúng tôi hiểu về khái niệm tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên như sau: Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến quá trình cập nhật, bổ sung kiến thức và rèn luyện kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên, giúp giáo viên nâng cao kỹ năng tư vấn học đường của bản thân.

1.3. Một số vấn đề cơ bản về tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn

1.3.1. Bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn

1.3.1.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT vùng đặc biệt khó khăn

- Về hoạt động nhận thức: Đặc điểm phát triển nhận thức của học sinh THPT thể hiện rõ ở: Sự phát triển của tri giác; cảm giác; trí nhớ; tư duy… Nhận thức của các em đã phát triển ở mức độ cao, có khả năng nhận thức vấn đề một cách đúng đắn và sâu sắc. Khả năng tư duy và nhận thức cũng sẽ dần được hoàn thiện trong quá trình học tập và rèn luyện cá nhân.

- Về sự phát triển tự ý thức: Ở giai đoạn này, học sinh không chỉ tự ý thức về cái tôi của mình mà còn nhận thức vị trí của mình trong tương lai; xuất hiện khuynh hướng phân tích và tự đánh giá bản thân mình một cách độc lập. Học sinh THPT có nguyện vọng thể hiện cá tính của mình trước mọi người một cách độc đáo, tìm cách đề người khác quan tâm đến mình hoặc làm điều gì đó nổi bật.

- Về tình cảm: Đặc biệt ở giai đoạn này các em có nhiều biến đổi mới trong quá trình phát triển và xã hội hóa các cảm xúc. Tình bạn là thứ tình cảm quyến luyến nhất và là giai đoạn tất yếu của quá trình hiểu biết, cảm thông lẫn nhau. Quan hệ với bạn bè cùng tuổi chiếm vị trí tuyệt đối trong khi quan hệ với những bạn bè lớn tuổi hơn hoặc ít tuổi hơn chỉ chiếm một vị trí nhỏ bé. Điều này chứng tỏ thanh niên khao khát có những quan hệ bình đẳng trong cuộc sống. Còn trong quan hệ với cha mẹ thì quan hệ phụ thuộc dựa dẫm dần bị thay thế bằng quan hệ bình đẳng tự lập.

Đối với học sinh ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn, đa số các em là người dân tộc thiểu số, các em thường có biểu hiện nhút nhát và thiếu tự tin trong giao tiếp. Hầu hết các em sinh ra và lớn lên ở các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, ít có điều kiện tiếp xúc với bên ngoài, môi trường sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, các phương tiện truyền thông về văn hóa, xã hội còn chưa phổ biến. Các em rất hiền lành, thật thà, thẳng thắn, có lòng tự trọng cao, nhưng dễ tự ái, có xu hướng bộc lộ tỏ thái độ ngay khi không vừa lòng. Khả năng diễn đạt bằng tiếng phổ thông ở các em còn hạn chế, nên trong quá trình học tập các em còn gặp những khó khăn nhất định như: rụt rè, tự ti, ngại giao tiếp với người lạ; nếu bị phê bình với lời lẽ nặng nề, kết quả học tập thua kém bạn bè, bị chê cười, hoặc nếu GV không am hiểu tường tận và thông

cảm với các em, các em sẽ xa lánh thầy cô giáo và bỏ học. Vì vậy, GV cần nắm vững đặc điểm này, thận trọng suy xét trong quá trình đánh giá phẩm chất đạo đức của từng em. Cần phải tăng cường các biện pháp TVHĐ để tìm ra những cách thức giải quyết phù hợp những vấn đề mà các em gặp phải.

Các em rất quyến luyến và gắn bó trong tình bạn, nhất là bạn cùng lớp, điều đó có thể chi phối đến việc học tập, nhất là việc đi học chuyên cần. Có những em hay nghỉ học, bỏ học mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu bạn học đến nhà rủ đi học. Nhìn chung những ý kiến tán đồng hoặc chê cười của bạn bè và tập thể đều có ảnh hưởng đến quá trình suy nghĩ và hành động của từng em. Với những đặc điểm kể trên, GV làm công tác tư vấn học đường phải rất quan tâm đến việc tổ chức những nhóm bạn học tập cho các em. Có thể chọn những nhóm học tập là học sinh của từng bản, hay từng xóm trong thôn để các em đoàn kết và rủ nhau đến lớp đầy đủ.

Bên cạnh đó, các em thường ít nói, e dè và dễ xấu hổ, thiếu những hoài bão ước mơ cần thiết, cho nên những tác động ngoại cảnh dễ làm cho các em bỏ học. Từ những đặc điểm trên, trong khi giao tiếp, gặp gỡ riêng với các em học sinh, GV phải thường nói chuyện tâm tình với các em về các vấn đề như vai trò học tập, vai trò trong việc phát triển nghề nghiệp, xu hướng nghề nghiệp từ đó giúp học sinh có động lực học tập và tìm được định hướng nghề nghiệp phù hợp trong tương lai,…

Tóm lại, học sinh vùng đặc biệt khó khăn thường gặp những khó khăn về tâm lý như sau:

- Thứ nhất những khó khăn liên quan đến vấn đề học tập bao gồm:

+ Khó tập trung chú ý trên lớp.

+ Khó khăn trong việc vận dụng kiến thức đã được học để giải quyết các nhiệm vụ học tập.

+ Khó khăn trong việc lựa chọn phương pháp học tập có hiệu quả.

+ Áp lực học tập từ bạn bè, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo.

- Thứ hai những khó khắn liên quan đến giao tiếp và các mối quan hệ.

+ Khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với thầy giáo, cô giáo.

+ Khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với bạn bè, đặc biệt là bạn khác giới.

+ Khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với các thành viên trong gia đình.

+ Khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với cộng đồng.

- Thứ ba nhứng khí khăn liên quan đến vấn đề định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

+ Thiếu thông tin về ngành nghề.

+ Mong muốn về nghề nghiệp của bản thân trái ngược với mong muốn của bố mẹ.

+ Mong muốn về nghề nghiệp của bản thân trái ngược với định hướng của thầy, cô giáo.

+ Mong muốn về nghề nghiệp của bản thân trái ngược với ý kiến của bạn bè.

+ Mong muốn về nghề nghiệp của bản thân mâu thuẫn với khả năng của bản thân.

1.3.1.2. Nội dung của tư vấn học đường trong trường THPT vùng đặc biệt khó khăn

Dựa trên một số nghiên cứu về thực trạng học sinh, những khó khăn trong đời sống học đường, những khúc mắc mà học sinh THPT có thể gặp phải trong các mối quan hệ của mình, theo Thông tư số 31/2017/ TT-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2017 của Bộ giáo dục và Đào tạo, nội dung TVHĐ ở trường trung học phổ thông, tập trung vào các vấn đề sau:

- Tư vấn tâm lý lứa tuổi, giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên phù hợp với lứa tuổi.

- Tư vấn giáo dục về kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa; phòng, chống bạo lực, xâm hại; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

- Tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mối quan hệ với gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác.

- Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp.

- Tham vấn tâm lý đối với học sinh gặp khó khăn cần hỗ trợ, can thiệp, giải quyết kịp thời; giới thiệu, hỗ trợ đưa học sinh đến các cơ sở, chuyên gia điều trị tâm lý đối với các trường hợp học sinh bị rối loạn tâm lý nằm ngoài khả năng tư vấn của nhà trường.

1.3.1.3. Đặc điểm về hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn

a) Mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn

Hoạt động bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn về lĩnh vực tư vấn học đường cho

học sinh trong tình hình mới, trang bị cho GV những kiến thức, kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công tác tư vấn trong nhà trường, cụ thể:

Thông qua hoạt động tư vấn học đường, GV giúp học sinh phát triển toàn diện về nhân cách, trang bị thêm cho các em những kiến thức mới trong cuộc sống và trong lao động.

Phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đối với học sinh đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống để tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường.

Đặc biệt, đối với học sinh THPT vùng đặc biệt khó khăn, GV cần hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách.

b) Nội dung bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn Nội dung bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt

khó khăn bao gồm các nhóm kỹ năng sau:

* Nhóm kỹ năng chung về tư vấn tâm lý

- Kỹ năng lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe trong tư vấn học đường là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào hành vi quan sát, chú ý cao độ và thể hiện thái độ tôn trọng học sinh.

Nhằm hiểu biết cảm xúc, suy nghĩ và vấn đề của học sinh đồng thời giúp học sinh nhận ra rằng mình đang được quan tâm và chia sẻ.

Kỹ năng lắng nghe được thể hiện qua 4 thành tố, đó là hòa nhập với ngôn ngữ, cơ thể của các em đáp ứng tối thiểu, phản hồi ngắn ngọn, tóm lược vấn đề.

Cách thức lắng nghe tích cực: Đối diện với học sinh, ngồi thẳng hoặc nghiêng ra phía trước để thể hiện sự chú ý; Duy trì giao tiếp bằng mắt, thể hiện GV quan tâm đến học sinh và điều học sinh nói; Cố gắng thấu hiểu cảm xúc của học sinh đằng sau những thông tin hoặc suy nghĩ mà học sinh nói; Đáp trả phù hợp, có lời (gật đầu, nhíu lông mày…) và có lời để khuyến khích học sinh nói tiếp; Với đáp trả có lời, tập trung vào vấn đề then chốt giúp GV theo dõi được nội dung câu chuyện.

- Kỹ năng hỏi

Kỹ năng hỏi trong tư vấn học đường là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào hành vi sử dụng câu hỏi hợp lý hướng tới cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của học sinh, khích lệ học sinh.

Kỹ năng hỏi là một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong tư vấn học đường. Đặt câu hỏi không chỉ là một cách thức khai thác thông tin về học sinh mà còn mục đích nhằm giúp học sinh sáng tỏ hơn, nhận ra vấn đề của mình.

- Kỹ năng thấu cảm

Kỹ năng thấu cảm trong tư vấn học đường là khả năng biết đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu biết về sâu sắc, đầy đủ về tâm tư, tình cảm của học sinh, biết cảm thông, chia sẻ đối với họ.

Để thực hiện sự thấu cảm GV cần lưu ý: Nghe thấy những biểu hiện dưới ngôn ngữ của học sinh, cảm nhận và hiểu những cảm xúc, những điều học sinh đã trải qua, quan tâm đến nhu cầu của học sinh, nhạy cảm và tôn trọng những giá trị, những trải nghiệm của học sinh cho dù điều đó có thể không phù hợp với cán bộ tư vấn, có sự nâng đỡ, động viên học sinh, nhìn thấy mặt tích cực của học sinh đằng sau cảm xúc, hành vi tiêu cực.

- Kỹ năng phản hồi

Kỹ năng phản hồi trong tư vấn học đường là khả năng truyền tải mức độ hiểu và thấu cảm của GV đối với học sinh, phản ánh lại những gì đã nghe, đã cảm nhận được từ học sinh, giúp duy trì mối quan hệ tốt đẹp và đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp.

Khi sử dụng kỹ năng phản hồi, GV có thể lặp lại nội dung câu hỏi hoặc lặp lại cảm xúc nhằm giúp học sinh ý thức hơn về nội dung và tình cảm trong ngôn từ của các em. Có hai cách phản hồi cơ bản là phản hồi lặp, phản hồi cảm xúc.

- Kỹ năng cung cấp thông tin

Kỹ năng cung cấp thông tin là khả năng đáp ứng nhu cầu về thông tin của học sinh, giúp học sinh thu được những thông tin khách quan, có giá trị để giải quyết vấn đề của học sinh.

Trong tư vấn học đường, GV cần phân biệt sự khác nhau giữa việc cung cấp thông tin và việc dạy học sinh điều gì đó theo kiểu cố gắng áp đặt ý tưởng lên học sinh.

Sự cung cấp thông tin của GV đối với học sinh thể hiện qua một số điểm sau: Cung cấp thông tin để mở rộng vấn đề cần xem xét ở học sinh; Cung cấp thông tin mà không thuyết phục học sinh; Cung cấp thông tin mà không bao chứa áp đặt lời khuyên; Cung cấp thông tin không ẩn chứa thái độ của cán bộ tư vấn đối với thông tin; Cung cấp thông tin không hướng tới cách giải quyết vấn đề.

- Kỹ năng hóa giải im lặng

Im lặng là không thể hiện phản ứng, thái độ hay lời nói. Trong tư vấn học đường, kỹ năng hóa giải im lặng là khả năng nhận biết lý do sự im lặng của học sinh, khuyến khích học sinh nói ra vấn đề của mình.

Trong bối cảnh tư vấn học đường, nếu GV để học sinh duy trì tình trạng im lặng lâu sẽ dẫn đến tình trạng lệ thuộc của học sinh vào GV. Điều này sẽ dẫn đến sự bế tắc truyền thông trong quá trình tư vấn.

Để xử lý im lặng, GV luôn sử dụng những từ “im lặng”, “ nói”, “không nói”. Đây là những từ chốt để học sinh ý thức về trạng thái im lặng không nói của mình. GV có thể khơi gợi để học sinh thấy rằng GV luôn sẵn sàng.

* Nhóm kỹ năng chuyên biệt của tư vấn học đường

- Kỹ năng phát hiện sớm

Kỹ năng phát hiện sớm là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm để tìm tòi cho thấy học sinh có những vấn đề về hành vi, cảm xúc cần được phải trợ giúp hoặc những vấn đề nổi cộm của học sinh toàn trường cần được can thiệp kịp thời.

Trong tư vấn học đường, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời cho học sinh có vấn đề về hành vi và cảm xúc có thể giảm thiểu những tác hại sau này của những rối loạn thần kinh cũng như giảm thiểu về những chi phí chăm sóc sức khỏe nói chung. Từ những phân tích trên chúng ta quan niệm:

Các biểu hiện/ thao tác tiến hành kỹ năng: Nhận diện những vấn đề nổi cộm của học sinh toàn trường, nhận diện những học sinh có vấn đề về hành vi, cảm xúc, đánh giá những dữ liệu thu được dựa trên việc kết hợp các nguồn thông tin khác nhau, lên kế hoạch sử dụng các dữ liệu đã được sàng lọc; Cung cấp cho nhà trường, GV, cha mẹ học sinh, phòng ngừa theo dõi và trợ giúp kịp thời.

- Kỹ năng đánh giá tâm lý học sinh

Kỹ năng đánh giá tâm lý học sinh là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm để thu thập những dữ liệu chính xác về đặc điểm tâm lý của học sinh (năng lực, tính cách,

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 25/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí