Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Với Vai Trò Tổ Chức Bồi Dưỡng Kỹ Năng Tư Vấn Học Đường Cho Gv Các Trường Phổ Thông

điểm mạnh, điểm yếu, mức độ khó khăn tâm lý…) để có kế hoạch trợ giúp can thiệp kịp thời và hiệu quả.

Trong tư vấn học đường đánh giá tâm lý học sinh là một việc làm cần thiết để thu thập số liệu cho việc phòng ngừa, can thiệp đảm bảo tư vấn chính xác, giúp học sinh nhận thức được bản thân từ đó nâng cao năng lực giải quyết những khó khăn, vướng mắc đang gặp phải.

- Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động phòng ngừa trong nhà trường

Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động phòng ngừa trong nhà trường là sự vận dụng kinh nghiệm, tri thức, vào thiết kế, triển khai và đánh giá việc áp dụng những chính sách toàn trường nhằm ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các nguy cơ gặp khó khăn/ rối loạn tâm lý ở học sinh.

Các biểu hiện/ thao tác tiến hành kỹ năng:

Thu thập, phân tích, đánh giá những vấn đề nổi cộm của học sinh trong trường (bạo lực học đường, căng thăng, lo hãi trước kỳ thi)

Lựa chọn vấn đề cần thiết có thể tổ chức các chương trình phòng ngừa hiệu quả và huy động nguồn lưc.

Thiết kế các chương trình phòng ngừa và triển khai toàn trường: Xác định mục tiêu, đối tượng xây dựng nội dung, thời gian, cách thức thực hiện, nhân lực.

- Kỹ năng can thiệp

Kỹ năng can thiệp là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào việc xây dựng và triển khai những kế hoạch trợ giúp kịp thời, phù hợp với những tình huống tư vấn, giúp học sinh có những cuộc sống tâm lý cân bằng và ổn định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Các biểu hiện/ thao tác tiến hành kỹ năng:

Lập kế hoạch can thiệp cụ thể, phù hợp với vấn đề và hoàn cảnh của học sinh: Xác định mục tiêu, kết quả mong muốn, lựa chọn các biện pháp can thiệp thích hợp và đoán trước các trở ngại có thể.

Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên trung học phổ thông vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn - 5

Tiến hành can thiệp kịp thời và hiệu quả theo mục tiêu. Theo dõi, giám sát can thiệp.

Đánh giá kết quả can thiệp và điều chỉnh: đối chiếu kết quả với mục tiêu đặt ra, trên cơ sở đó điều chỉnh các can thiệp cũ hoặc đề ra can thiệp mới.

- Kỹ năng phối hợp các lực lượng giáo dục

Kỹ năng phối hợp các lực lượng giáo dục là sự vận dụng trí thức, kinh nghiệm vào việc kết nối các nguồn lực trong gia đình, nhà trường, cộng đồng một cách hiệu quả để hỗ trợ học sinh trong việc tự giải quyết vấn đề.

Chúng ta đều hiểu tầm quan trọng của việc thiết lập duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa GV và các lực lượng giáo dục trong nhà trường đối với hiệu quả của công việc của cán bộ tư vấn học đường, những hệ thống hỗ trợ tự nhiên tại gia đình và cộng đồng đem lại hiệu quả rất lớn.

Các biểu hiện/ thao tác tiến hành kỹ năng:

Xác định rõ tầm quan trọng, mức độ ảnh hưởng của các lực lượng giáo dục đối với việc cải thiện tình trạng của học sinh.

Xác định mục tiêu, lên kế hoạch tổng thể. Kết nối các lực lượng theo mục tiêu chung Kiểm tra kết quả và điều chỉnh.

- Kỹ năng lập và lưu trữ hồ sơ tâm lý của học sinh

Kỹ năng lập và lưu trữ hồ sơ tâm lý của học sinh là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm và sự lưu giữ đầy đủ và khoa học những thông tin về học sinh, đảm bảo tính bí mật và an toàn, để có thể theo dõi giám sát những thay đổi, tiến bộ của học sinh và làm cơ sở cho những kế hoạch trợ giúp, can thiệp nếu có trong tương lai.

Các biểu hiện/ thao tác tiến hành kỹ năng: Thiết kế biểu mẫu lưu trữ rõ ràng, khoa học. Lưu thông tin một cách an toàn và bí mật.

Cập nhật thường xuyên những thay đổi của học sinh hoặc những can thiệp mới của GV làm công tác tư vấn.

c) Phương pháp bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn.

Phương pháp bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn: Phù hợp với nội dung, kết hợp các hình thức nghe giảng, thảo luận và thực hành. Dành nhiều thời gian cho việc trao đổi theo nhóm, soạn bài tập giảng, sử dụng thiết bị, thiết kế kiểm tra theo hướng đổi mới.

Tổ chức biên soạn các tài liệu bồi dưỡng, xây dựng băng hình các tiết dạy minh hoạ sử dụng chung đảm bảo thống nhất về chương trình, nội dung và phương pháp.

Tùy theo đặc điểm đối tượng người học và tình hình thực tế ở địa phương, nhà quản lý có thể chỉ đạo giảng viên tham gia bồi dưỡng có thể lựa chọn các phương pháp bồi dưỡng sau đây:

- Phương pháp thuyết trình: Báo cáo viên cung cấp kiến thức chuyên đề, phân tích, giải thích, lý giải về kiến thức mới những vấn đề thuộc chuyên môn các lĩnh vực khác nhau, về kỹ năng tư vấn học đường.

- Phương pháp nêu vấn đề: Đây là phương pháp bồi dưỡng nhằm phát huy tính tích cực của người học. Để thực hiện phương pháp này GV làm công tác tư vấn học đường trọng các hội nghị, hội thảo, tập huấn cần đưa ra những vấn đề mà bản thân gặp khó khăn, vướng mắc trong công tác tư vấn học đường để cùng chia sẻ, để có những giải pháp thích hợp.

- Phương pháp làm việc nhóm: Tạo ra môi trường học tập theo nhóm để GV chia sẻ kiến thức kinh nghiệm về nâng cao kỹ năng tư vấn học đường và vai trò trách nhiệm của GV trong thời kỳ đổi mới giáo dục.

- Phương pháp xử lý tình huống: Báo cáo viên thiết kế các tình huống để nâng cao kỹ năng tư vấn học đường cho GV, giúp GV trải nghiệm, xử lý tình huống.

- Phương pháp tự học, tự nghiên cứu: Báo cáo viên cung cấp tài liệu và hướng dẫn GV tự học, tự nghiên cứu tài liệu. Báo cáo viên có thể kiểm tra, đánh giá kết quả tự học, tự nghiên cứu của GV thông qua bài tiểu luận, bài thu hoạch, bài kiểm tra…

d) Hình thức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn.

Bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn thường có các hình thức sau đây:

- Bồi dưỡng tại chỗ: Là tổ chức bồi dưỡng ngay tại trường nơi GV đang công tác.

- Bồi dưỡng tập trung: Tổ chức bồi dưỡng theo khóa hay theo từng đợt, từng chu kỳ tại các trường sư phạm hay các cơ sở BDGV.

- Bồi dưỡng từ xa: Thông qua các giáo trình, tài liệu hoặc các phương tiện công nghệ thông tin để hỗ trợ bồi dưỡng tại chỗ.

- Ngoài những hình thức trên, hiện nay phương thức tự bồi dưỡng đang được đề cao. Việc tự học, tự bồi dưỡng nhằm thực hiện phương châm "học thường xuyên, học suốt đời" là chiến lược mang tính toàn cầu đang được Liên Hợp Quốc phát động.

1.3.2. Sở Giáo dục và Đào tạo với vai trò tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV các trường phổ thông

1.3.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều 2 của Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 29 tháng 5 năm 2015 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố.

Theo qui định tại Thông tư 31/2017/TT-BGĐT của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trường THPT đã quy định rõ về đối tượng áp dụng, nội dụng và hình thức thực hiện và CSVC phục vụ công tác tư vấn học đường cho học sinh.

Theo Thông tư 31/2017/TT-BGĐT của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT có chức năng:

+ Chỉ đạo, tổ chức thực hiện Thông tư 31/2017/TT-BGĐT của Bộ GD&ĐT tại các nhà trường thuộc phạm vi quản lý.

+ Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác tư vấn tâm lý tại các nhà trường thuộc phạm vi quản lý.

+ Nghiên cứu, tham mưu Ủy ban nhân dân các cấp về chế độ chính sách liên quan để hỗ trợ, động viên các cán bộ, GV kiêm nhiệm thực hiện công tác tư vấn tâm lý, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

+ Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ công tác tư vấn tâm lý học sinh đối với cán bộ, GV kiêm nhiệm, hợp đồng chuyên trách công tác tư vấn tâm lý và các cán bộ Đoàn, Đội, GV chủ nhiệm và các thành viên khác thực hiện công tác tư vấn tâm lý trong nhà trường.

+ Tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp theo định kỳ từng năm học hoặc báo cáo đột xuất về việc thực hiện Thông tư 31 trong các nhà trường thuộc phạm vi quản lý đối với vấn đề bồi dưỡng tư vấn học đường.

1.3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn

Việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường được thực hiện theo 04 nội dung chính, tuy nhiên đối với việc bồi dưỡng cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn cần phải được thực hiện linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn. Cụ thể như sau:

a. Lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn

Trong hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho GV ở THPT thì việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng là vấn đề trước nhất và mang tính định hướng cho mọi hoạt động. Kế hoạch đó phải thể hiện được các yêu cầu chủ yếu sau:

1) Khảo sát tình hình đội ngũ GV THPT vùng đặc biệt khó khăn để phân loại thành các nhóm khác nhau nhằm định hướng các nội dung và hình thức bồi dưỡng cho mỗi nhóm. Có thể tổ chức việc khảo sát và phân loại theo các cách tiếp cận sau:

- Phân loại theo nội dung bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho giáo viên vùng đặc biệt khó khăn: Việc phân loại nội dung bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ bao gồm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; bồi dưỡng năng lực, phương pháp sư phạm; bồi dưỡng việc sử dụng phương tiện và thiết bị dạy học cho giáo viên vùng đặc biệt khó khăn.

- Phân loại theo mục tiêu bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ: bồi dưỡng nâng cao; bồi dưỡng chuẩn hoá; bồi dưỡng hoàn chỉnh, kỹ năng, nghiệp vụ TVHĐ cho giáo viên vùng đặc biệt khó khăn.

- Phân loại theo đối tượng bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn: bồi dưỡng CBQL, GV trực tiếp tham gia công tác TVHĐ, bồi dưỡng GV phụ trách công tác Đoàn; bồi dưỡng GV làm công tác chủ nhiệm lớp tại các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn...

- Phân loại theo tính chất và quy mô giáo viên THPT vùng đặc biệt khó khăn: bồi dưỡng GV cốt cán, bồi dưỡng đại trà,...

- Phân loại theo kế hoạch thời gian: bồi dưỡng dài hạn; ngắn hạn; bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ; bồi dưỡng theo chuyên đề cho giáo viên THPT vùng đặc biệt khó khăn,...

2) Xác định mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên THPT vùng đặc biệt khó khăn

Cần chỉ ra hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên vùng đặc biệt khó khăn nhằm vào đối tượng nào, bồi dưỡng để người tham dự bồi dưỡng thu nhận được những kiến thức, kỹ năng và có thái độ như thế nào. Nói cụ thể hơn là sau bồi dưỡng thì đội ngũ giáo viên vùng đặc biệt khó khăn đạt được mức độ như thế nào so với mục tiêu đề ra.

3) Dự kiến các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực và thời gian) cho hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho giáo viên vùng đặc biệt khó khăn.

Đây là công việc chuẩn bị về lĩnh vực tổ chức nhằm định hướng được chọn ai, ở đâu để làm giảng viên, chi phí cho mọi hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ sẽ ở nguồn nào, tài liệu và phương tiện vật chất khác (như hội trường. máy móc thiết bị,...) được khai thác ở đâu, thời lượng để thực hiện chương trình bồi dưỡng và tổ chức vào thời gian nào trong năm học,...

4) Dự kiến các biện pháp và hình thức hiện mục tiêu bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho giáo viên THPT vùng đặc biệt khó khăn

Dự kiến các biện pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho giáo viên là việc làm cũng không kém phần quan trọng. Việc này được thực hiện khi thực hiện chương trình bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường. Nó thể hiện việc tổ chức bồi dưỡng tập trung cả thời gian, hay tập trung từng giai đoạn, tổ chức thành lớp hay theo nhóm, ở tại huyện hay tổ chức kết hợp với tham quan thực tế,... và cuối cùng là biện pháp đánh giá như thế nào?

b. Tổ chức triển khai các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn

Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn là quá trình triển khai, thực hiện một hoạt động cụ thể trong kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn đã được xác định. Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn cần trả lời các câu hỏi cơ bản như: Có những hoạt động cụ thể nào? Phân công phối hợp như thế nào cho có hiệu quả?

Do đó, để tổ chức bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn tốt, Giám đốc Sở GD&ĐT cần phân tích kế hoạch bồi dưỡng thành các công việc cụ thể: Ra quyết định tổ chức khóa bồi dưỡng, triệu tập học viên, in ấn tài liệu, mời giảng viên, tổ chức chọn địa điểm, điều phối chương trình, theo dõi các hoạt động giảng dạy, chi phí thanh toán, đánh giá kết quả đầu vào, kết thúc, báo cáo sơ tổng kết, thanh quyết toán.

- Mối quan hệ phối hợp chỉ đạo giữa Giám đốc Sở GD&ĐT, nhà trường và GV trong hoạt động tổ chức bồi dưỡng năng lực TVHĐ cho GV THPT.

- Thực hiện quy trình hóa: Mỗi công việc hay hoạt động được phân chia logic theo các bước, trình tự nhất định.

- Phân công trách nhiệm thực hiện từng công việc cụ thể.

- Phối hợp các đơn vị, bộ phận và các cá nhân trong quá trình thực hiện kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn.

- Tiến hành thực hiện các hoạt động bồi dưỡng (tổ chức bồi dưỡng) kỹ năng TVHĐ cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn.

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn.

c. Chỉ đạo thực hiện các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn

Chức năng chỉ đạo là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vi, thái độ của những người tham gia bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ nhằm đạt tới các mục tiêu và chất lượng bồi dưỡng đặt ra. Chỉ đạo là chức năng thứ ba trong quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, có vai trò cùng với chức năng tổ chức để hiện thực hoá các mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn.

Chức năng chỉ đạo được xác định từ việc điều hành và hướng dẫn các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn nhằm đạt được các mục tiêu có chất lượng và hiệu quả. Thực chất của chức năng chỉ đạo là quá trình tác động và ảnh hưởng của Giám đốc Sở GD&ĐT tới nhà trường, những GV THPT nhằm biến đổi những yếu tố chung của tổ chức, hệ thống và nhà trường thành nhu cầu của mọi GV, trên cơ sở đó mọi người tích cực, tự giác và mang hết khả năng để tập luyện, rèn luyện nâng cao năng lực cá nhân. Do vậy chức năng chỉ đạo là cơ sở để phát huy các động lực cho việc thực hiện các mục tiêu bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ

cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn góp phần tạo nên chất lượng và hiệu quả cao của các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn.

Chức năng chỉ đạo là một chức năng quản lý quan trọng và cần thiết cho việc thực hiện hoá các mục tiêu bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, do đó trong chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng phải quát triệt phương châm “duy trì - ổn định - đổi mới - phát triển” trong các hoạt động bồi dưỡng. Như vậy, chức năng chỉ đạo của Giám đốc Sở GD&ĐT trong hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn bao gồm các nội dung sau:

(1). Thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ của nhà trường tới GV.

(2). Thường xuyên đôn đốc, động viên và kích thích các GV tích cực triển khai, duy trì các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn một cách hệ thống nhằm nâng cao năng lực cho lực lượng GV TVHĐ.

(3). Giám sát hoạt động bồi dưỡng, đánh giá những kết quả đã đạt được và những kết quả chưa đạt được và có biện pháp sửa chữa những tồn tại trong hoạt động bồi dưỡng để nâng cao chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn.

(4). Thúc đẩy các hoạt động phát triển. Giám đốc Sở GD&ĐT chỉ đạo Ban Giám hiệu các trường khuyến khích, động viên, tạo điều kiện để GV tích cực tham gia bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ.

Chức năng chỉ đạo có nguồn gốc từ hai thuật ngữ Directing (điều hành) và thuật ngữ Leading (lãnh đạo), do đó, chỉ đạo vừa có ý nghĩa ra chỉ thị để điều hành vừa là tác động ảnh hưởng tới hành vi, thái độ (ảnh hưởng tới quá trình hình thành động cơ làm việc) của GV tham gia bồi dưỡng trong toàn bộ hệ thống trên cơ sở sử dụng đúng đắn các quyền của người quản lý.

Thực hiện quyền chỉ huy (giao việc) và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ bồi dưỡng cũng như tác động có ảnh hưởng tới các thành viên khác phải đảm bảo phù hợp, thiết thực và cụ thể với khả năng và trình độ của từng GV. Việc thực hiện thường xuyên, đôn đốc, động viên và kích thích đối tượng tích cực tham gia bồi dưỡng có tác dụng như quá trình như quá trình tạo động cơ bồi dưỡng cho mọi thành viên.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 25/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí