Tổ Chức Xây Dựng Nội Dung Chương Trình Bồi Dưỡng Kỹ Năng Tvhđ Cho Giáo Viên Phù Hợp Với Thực Tiễn Các Trường Thpt Vùng Đặc Biệt Khó Khăn

3.2.3. Tổ chức xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho giáo viên phù hợp với thực tiễn các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn

* Mục đích của biện pháp:

Nhằm xây dựng chương trình bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ mang tính thiết thức, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn và phù hợp với năng lực của giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn.

* Nội dung biện pháp:

- Xây dựng chương trình bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho đội ngũ giáo viên cần được thực hiện theo quy định xây dựng chương trình bồi dưỡng cụ thể.

Chương trình bồi dưỡng cần được thể hiện rõ mục tiêu cần đạt được, các kỹ năng cụ thể cần bồi dưỡng cho giáo viên thể hiện qua các chuyên đề bồi dưỡng cụ thể. Mỗi chuyên đề bồi dưỡng hướng đến việc bồi dưỡng cho giáo viên một kỹ năng TVHĐ cụ thể. Chương trình bồi dưỡng cần được xây dựng một cách khoa học, phù hợp và thiết thực với giáo viên đáp ứng được những yêu cầu của thực tế đặt ra.

CBQL căn cứ vào thực tế trình độ và năng lực đội ngũ giáo viên trong trường để thành lập ban xây dựng chương trình, các trường cần mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng chương trình bồi dưỡng kỹ năng tư vấn, tham vấn học đường để tham gia vào cùng xây dựng chương trình. Đối với những trường có điều kiện về tài chính có thể thuê nhóm chuyên gia đề xây dựng chương trình bồi dưỡng cụ thể cho giáo viên của trường.

Trang bị đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết cho đội ngũ GV, đặc biệt là những kiến thức, kỹ năng mới, giúp GV đủ kỹ năng hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý giáo dục học sinh trong bối cảnh mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Trước hết, cần phải thấy rằng, đổi mới nội dung bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho GV các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn là yêu cầu tất yếu để có thể đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục theo tinh thần của Nghị quyết 29-NQ/TW. Quan trọng hơn cả, đổi mới nội dung bồi dưỡng sẽ giúp nâng cao chất lượng bồi dưỡng, từ đó tăng cường hiệu quả quản lý của các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn.

- Xác định các mục tiêu cụ thể, cần đạt được của nội dung bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho GV các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Để có thể tăng cường hiệu quản lý nhà trường, thông qua quá trình bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ, đội ngũ GV của các trường THPT hướng tới đạt được các mục tiêu về phẩm chất, năng lực và yêu cầu sau:

+ Đội ngũ GV sẽ có nhận thức sâu sắc đường lối của Đảng về đổi mới giáo dục và giáo dục toàn diện nhằm nâng cao khả năng đáp ứng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước, đặc biệt là hội nhập quốc tế.

Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên trung học phổ thông vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn - 11

+ Đội ngũ GV sẽ có kiến thức, cũng như kỹ năng quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo, đặc biệt là về các trường THPT.

+ Có kiến thức và kỹ năng TVHĐ, đặc biệt là kỹ năng nói, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng tham vấn...

+ Đội ngũ GV sẽ có kiến thức, tầm nhìn và quyết tâm trong việc đổi mới công tác TVHĐ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

* Cách thực hiện

- Đối với Giám đốc Sở GD&ĐT

Lãnh đạo Sở GD&ĐT cần xây dựng một chương trình bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho giáo viên THPT vùng đặc biệt khó khăn, theo các bước sau:

+ Bước 1: Ban xây dựng chương trình phân tích, đánh giá nhu cầu, tính cấp thiết của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên.

+ Bước 2: Xác định mục đích, mục tiêu cụ thể (đưa ra các tiêu chí để xây dựng chương trình).

+ Bước 3: Thiết kế, xây dựng chương trình. Cần thiết kế chương trình theo các chuyên đề bồi dưỡng. Trong mỗi chuyên đề thể hiện rõ thời gian thực hiện, mục tiêu, nội dung chi tiết, phương pháp, hình thức, phần kiểm tra, đánh giá, tài liệu tham khảo.

+ Bước 4: Thực thi chương trình cho đội ngũ giáo viên. Lãnh đạo sắp xếp, phân công nhân sự tổ chức thực hiện bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV tại các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn.

+ Bước 5: Đánh giá chương trình, cải tiến chương trình để đạt được hiệu quả cao nhất. Cấn đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế khi xây dựng chương trình bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho GV tại các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn từ đó rút bài để cải thiện nội dung chương trình bồi dưỡng.

- Đối với CBQL các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn.

+ Tham gia góp ý dự thảo chương trình bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho giáo viên THPT vùng đặc biệt khó khăn.

+ Cần phổ biến cho GV của trường lợi ích khi tham gia các chương trình bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ do Sở GD&ĐT tổ chức.

+ Tạo điều kiện cho GV tại trường tham gia đầy đủ các khóa bồi dưỡng của Sở GD&ĐT đã tổ chức.

- Đối với GV trực tiếp tham gia hoạt động TVHĐ

+ Xác định rõ nhu cầu về kỹ năng mà mình còn yếu và mong muốn đạt được khi tham gia các khóa đào tạo về TVHĐ.

+ Chủ động sắp xếp thời gian, để tham gia khóa đào tạo của Sở về hoạt đượng TVHĐ.

* Điều kiện để thực hiện biện pháp:

Để thực hiện xây dựng chương trình bồi dưỡng cần có sự chỉ đạo thống nhất giữa Sở GD&ĐT, trường THPT và đội ngũ giáo viên trong thực hiện xây dựng chương trình bồi dưỡng.

Hoạt động khảo sát đánh giá kỹ năng TVHĐ của giáo viên phải được tiến hành khách quan, chính xác, phản ánh đúng thực trạng.

Giáo viên cần được bồi dưỡng về kỹ năng TVHĐ và có kỹ năng cơ bản trong hoạt động tư vấn cho học sinh. CBQL trên kết quả khảo sát xác định đúng những kỹ năng TVHĐ cần bồi dưỡng cho giáo viên để lập được một chương trình khoa học, phù hợp và đảm bảo tính thiết thực, khả thi.

3.2.4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho giáo viên các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn

* Mục đích của biện pháp:

Nhằm xác định rõ ràng công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho giáo viên, đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng nhằm nâng cao kết quả của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho giao viên. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng còn có tác dụng phát huy vai trò tự bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ của đội ngũ giáo viên, nhằm biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng.

* Nội dung của biện pháp:

Để công tác bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho GV ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn đạt hiệu quả cao, Sở GD&ĐT cần phải đổi mới hình thức cũng như

phương pháp bồi dưỡng sao cho phong phú, đa dạng, linh hoạt và đặc biệt là phù hợp với điều kiện thực tế của các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn. Đặc biệt, việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực cần phải đảm bảo tính chủ động, tự giác cũng như tích cực của người được bồi dưỡng. Điều này sẽ giúp quá trình bồi dưỡng trở thành quá trình tự bồi dưỡng và hiệu quả bồi dưỡng sẽ được nâng cao.

- Đổi mới phương pháp bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường theo phương thức lấy người học (học viên) là trung tâm, dựa vào kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, hiểu biết sẵn có của học viên, gắn với hoạt động thực tế.

+ Giảng viên đóng vai trò người hướng dẫn, dẫn dắt, định hướng, điều hành, khuyến khích mọi người tích cực chủ động tham gia, chuyển tải kiến thức, kỹ năng bằng nhiều cách:

Người hướng dẫn -> học viên Học viên -> học viên

Học viên -> người hướng dẫn

- Tăng cường sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại trong hoạt động bồi dưỡng nhằm thu hút đối tượng bồi dưỡng cùng tham gia và tích cực hóa hoạt động tự bồi dưỡng cho GV THPT. GV cần tăng cường sử dụng phương pháp đóng vai, phương pháp dự án, phương pháp tình huống nhằm tạo môi trường trải nghiệm tập luyện kỹ năng cho GV THPT.

- Kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau phát huy cao nhất tính tích cực, chủ động tham gia của người học, cụ thể:

+ Sử dụng phương pháp thuyết trình để phân tích lý thuyết, lý luận, diễn giải các vấn đề, nội dung, kiến thức, tổng hợp, chốt lại các vấn đề... (hạn chế thuyết trình một chiều, chung chung).

+ Sử dụng phương pháp động não nhằm khai thác thông tin, kinh nghiệm, phát huy tính sáng tạo của học viên thông qua việc giảng viên nêu câu hỏi, nêu vấn đề dẫn dắt học viên suy nghĩ, tìm tòi, trả lời, đưa ra các sáng kiến,...

+ Phương pháp tổ chức thảo luận nhóm: Tăng cường sự giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng, từ đó làm sâu kiến thức, học hỏi rèn luyện kỹ năng, phương pháp tổ chức hoạt động.

+ Phương pháp đóng vai, nghiên cứu tình huống: Đưa học viên vào những tình huống giả định, trường hợp gần với thực tế, khái quát từ thực tế để đóng vai xử lý, giải quyết, thực hành, làm thử, từ đó rút ra những kinh nghiệm, kỹ năng, phương pháp ứng xử, tổ chức hoạt động hiệu quả trên thực tế.

+ Phương pháp kết hợp lý thuyết - thực hành: Gắn lý thuyết với việc thực hành tổ chức các hoạt động cụ thể để rèn luyện các kỹ năng tư vấn học đường cần có của GV THPT vùng đặc biệt khó khăn.

- Sử dụng nhiều hình thức bồi dưỡng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn tham gia được đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng:

+ Bồi dưỡng tại Trung ương: tham gia các lớp tập huấn theo chuyên đề do Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức.

+ Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng tại Sở giáo dục và Đào tạo: Đây là hình thức phổ biến nhất trong công tác bồi dưỡng GV THPT vùng đặc biệt khó khăn những năm qua. Tuy nhiên có lớp tập huấn không đảm bảo số GV THPT (lý do bận công việc) không tham gia được hết thời gian; chi phí lớp học lớn cho cá nhân, đơn vị tổ chức.

+ Tổ chức bồi dưỡng theo cụm: Đảm bảo cho GV THPT cấp trong cụm có nhiều điểm tương đồng về nhu cầu, điều kiện, đặc điểm kinh tế và hoạt động được học tập, chia sẻ (Cụm các trường ở vùng nông thôn; các trường ở thành phố, thị trấn...).

+ Tổ chức tập huấn tại trường: Giảm bớt chi phí cho cá nhân (không phải ăn, nghỉ tại địa điểm tập huấn), học viên có thể tận dụng được thời gian kết hợp việc giải quyết công việc cơ quan, gia đình ngoài thời gian tập huấn (buổi tối...).

+ Bồi dưỡng từ xa: Cơ quan tổ chức bồi dưỡng in sao tài liệu, hướng dẫn, chuyển cho GV THPT qua công nghệ thông tin, máy tính nối mạng để GV THPT tự học, tự nghiên cứu, có trao đổi, phản hồi và giải đáp.

+ Hình thức tự học ở nhà: Tự nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, tổ chức thực hiện, để rút kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng.

* Cách thức thực hiện

- Đối với Giám đốc Sở GD&ĐT

+ Biện pháp này thể hiện rõ là Sở GD&ĐT phải thực hiện vai trò kép vừa chỉ đạo, định hướng hoạt động cho GV vừa trực tiếp triển khai nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch hoạt động của Sở GD&ĐT cho các trường THPT.

+ Công tác chỉ đạo phải chặt chẽ, sát sao ngay từ khâu xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo đúng yêu cầu đặt ra cho bộ phận tổ chức, bồi dưỡng phải đổi mới từ nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng cho phù hợp với nhu cầu thực tế và mong muốn của CBQL, giáo viên tại các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn.

+ Chỉ đạo cho bộ phận chuyên môn chủ trì tổ chức công tác bồi dưỡng, từng bước tiến hành đổi mới không chỉ về mặt về nội dung, phương pháp, mà cả hình thức bồi dưỡng theo hướng phát huy vai trò của chủ thể tham gia bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Đối với Báo cáo viên

+ Báo cáo viên phải đảm bảo yêu cầu về chuyên môn, kỹ năng, phương pháp đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng, khuyết thiếu về kỹ năng tư vấn học đường của GV THPT hiện nay.

+ Đội ngũ báo cáo viên phải đánh giá chung được kỹ năng tư vấn học đường của GV các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn để xây dựng nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo phù hợp.

* Điều kiện thực hiện biện pháp:

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo cần có cách nhìn linh hoạt trong sử dụng GV THPT tham gia bồi dưỡng sao cho phù hợp với mục tiêu và đối tượng bồi dưỡng.

Giảng viên tham gia bồi dưỡng phải nắm vững kiến thức về kỹ năng tư vấn học đường, được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm và có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin.

Tất các giáo viên ở trường phổ thông cần tự giác, tích cực, chủ động tham gia vào các khóa bồi dưỡng, tập huấn, các chương trình, hoạt động liên quan đến bồi dưỡng, phát triển kỹ năng tư vấn, tham vấn, hướng dẫn cho giáo viên để được học tập, trải nghiệm các kỹ năng về tư vấn học đường cho học sinh.

3.2.5. Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho giáo viên các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn

* Mục đích của biện pháp:

Kiểm tra, giám sát kết quả bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ sẽ giúp nhà quản lý một mặt có thể vừa ngăn ngừa các sai phạm về mặt quy chế, mặt khác vừa thúc đẩy các

hoạt động bồi dưỡng theo hướng tích cực, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cũng như năng lực sư phạm,... cho đội ngũ GV làm công tác TVHĐ.

Kiểm tra, giám sát nhằm giúp GV thực hiện nghiêm túc quy trình, kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ đã xây dựng, đồng thời hỗ trợ việc tìm hiểu nguyên nhân để từ đó đề ra những giải pháp có hiệu quả, là công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu quả công tác bồi dưỡng GV của các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn.

* Nội dung biện pháp

- Hàng năm, Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho GV THPT gắn với kiểm tra phong trào, nhằm phát hiện những vấn đề nảy sinh trong quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức lớp bồi dưỡng cũng như thực hiện các nhiệm vụ bồi dưỡng tại Sở GD&ĐT.

- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả bồi dưỡng về kỹ năng tư vấn học đường đối với đội ngũ GV THPT vào các thời điểm trước, trong, cuối khoá đào tạo và vào những thời điểm sau bồi dưỡng.

- Lực chọn phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn.

Khi thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng cần trả lời các câu hỏi chính như: Bồi dưỡng có đạt mục tiêu không? Nội dung, chương trình có phù hợp không? Giảng viên có đáp ứng được yêu cầu? Học viên có tham gia vào quá trình bồi dưỡng? Công tác tổ chức ra sao? Học viên học được những gì và họ áp dụng được những điều đã học vào thực tế công việc? Hiệu quả của chương trình bồi dưỡng?

* Cách thức thực hiện

- Đối với Giám đốc Sở GD&ĐT

+ Giao cho Phòng Quản lý chất lượng giáo dục - Công nghệ thông tin xây dựng bộ chỉ số cho công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; Hoàn thiện các tiêu chí đánh giá chất lượng các lớp bồi dưỡng kỹ năng hoạt động.

+ Tổ chức tập huấn về công tác kiểm tra, giám sát và kỹ năng quản lý hoạt động bồi dưỡng cho GV THPT, để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và quản lý công tác bồi dưỡng.

+ Kiểm tra, giám sát trực tiếp hoạt động bồi dưỡng về nội dung, phương pháp, CSVC, tinh thần học viên, giảng viên.

- Đối với CBQL các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn.

+ Hiệu trưởng đánh giá những thay đổi trong công việc: xem GV THPT áp dụng những điều đã học vào công việc như thế nào, những chuyển biến, thay đổi đối với việc triển khai thực hiện hoạt động bồi dưỡng.

+ Hiệu trưởng tiến hành liểm tra, giám sát thông qua việc theo dõi việc sử dụng kiến thức, kỹ năng của GV THPT trong việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ tại địa phương làm cơ sở đánh giá chất lượng đào tạo đội ngũ GV THPT.

- Đối với GV trực tiếp tham gia hoạt động TVHĐ tại các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn

+ Cần thực hiện đầy đủ các yêu cầu về đánh giá kết quả học tập khi tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng TVHD.

+ Rút kinh nghiệm và khắc phục những tồn tại yếu kém về năng lực của bản thân khi tham gia đánh giá về kết quả đào tạo bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường.

* Điều kiện thực hiện biện pháp:

- Lãnh đạo Sở GD&ĐT cần xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể, rõ ràng, thông báo đầy đủ, kịp thời đến các đối tượng liên quan.

- Lãnh đạo Sở GD&ĐT cần xây dựng được công cụ kiểm tra, giám sát với các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể, rõ ràng.Hoạt động kiểm tra, giám sát tránh chủ quan, cảm tính.

- Thông báo kết quả kiểm tra đến từng cá nhân, đơn vị kịp thời.

- Có sự khen thưởng, động viên các cá nhân, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời phê bình, kỷ luật đối với các cá nhân, đơn vị không thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

3.2.6. Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho giáo viên THPT vùng đặc biệt khó khăn

* Mục đích của biện pháp:

Để đảm bảo được công tác bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho giáo viên thực hiện một cách thuận lợi với mức độ thường xuyên, liên tục thì luôn cần có sự hỗ trợ về mặt tài chính cũng như cơ sở vật chất cho hoạt động này. Mục tiêu của biện pháp này là trên cơ sở hoàn thiện chế độ hỗ trợ về tài chính về cơ sở vật chất cho hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho giáo viên một cách thiết thực sẽ là một trong các điều kiện

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 25/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí