Xem Xét Số Liệu Trẻ Em Được Cho Làm Con Nuôi Quốc Tế Của Các Nước

ấm cho trẻ. Để trẻ thấy mình được tôn trọng, được sống trong môi trường mà mình được quyền lựa chọn. Không ai có quyền được ép trẻ khi trẻ có quyền đưa ra quyết dịnh cho mình. Đây cũng chính là tinh thần mà Công ước Lahay 1993 đưa ra nhằm bảo vệ lợi ích tốt nhất cho trẻ.

Điều kiện khác:


Việt Nam qui định một người chỉ được làm con nuôi một người độc thân hoặc một căp vợ

chồng.


Ấn Độ thì qui định hai đứa trẻ không có quan hệ họ hàng thì không thể được nhận làm con

nuôi vào cùng một thời điểm trong cùng một gia đình cha mẹ nuôi.


Nepan qui định khi đã nhận một đứa trẻ trai hoặc gái người Nepal làm con nuôi thì không ngăn cản việc việc nhận chị gái hoặc anh trai có cùng huyết thống với đứa trẻ Nepal đã được nhận làm con nuôi.

Các quốc gia còn lại không qui định thêm về vấn đề gì.


d. Điều kiện về tuổi và tình trạng của cha mẹ nuôi


Mục

Việt Nam

Trung Quốc

Ấn Độ

Guatemala

Nepan

Tuổi và tình trạng hôn nhân

Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên.

Bất kể cá nhân hoặc

cặp vợ

chồng nào

(trừ hôn

nhân đồng tính)

Từ 30 tuổi trở lên.

Bất kể cá nhân hoặc cặp vợ chồng nào (trừ hôn nhân đồng tính)

Cha mẹ nuôi tương lai không được ít hơn 30 tuổi và nhiều hơn 55 tuổi. Có tổng số tuổi là 90 năm hoặc ít hơn.

Cặp vợ chồng đã kết hôn 5 năm

Những người đơn thân (không bao giờ kết hôn, góa bụa, ly dị) có độ tuổi đến 45 vẫn có thể được nhận con nuôi.

• Tuổi chênh lệch của

cha/mẹ nuôi đơn thân và

Hơn con nuôi 20 tuổi.

Cặp vợ chồng có đăng ký kết hôn. Người độc thân có thể nhận con nuôi nếu đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ.

Độ tuổi chênh lệch giữa cha mẹ nuôi với con nuôi là 35 tuổi.

Hai vợ chồng đã kết hôn ít nhất 4 năm.

Người chưa kết hôn, phụ nữ chết chồng hoặc phụ nữ ở một mình sau

khi ly hôn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

So sánh pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam và một số nước trên thế giới bài học kinh nghiệm và hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam - 11



con nuôi là 21 tuổi trở lên.


Cặp vợ chồng đồng giới không đủ tư cách để nhận con nuôi.


hoặc người đã ly thân có tuổi thấp nhất là 35 và cao nhất là 55.


Việc qui định tuổi của cha mẹ nuôi tương lai người nước ngoài của các nước trên khá khác nhau. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể thì việc qui định tuổi của cha mẹ nuôi được xác định theo hai căn cứ sau:

- Xác định tuổi chênh lệch với con nuôi.


- Qui định số tuổi nhất định.


Việt Nam và Guatemala đều qui định cha mẹ nuôi hơn con nuôi 20 tuổi. Trung Quốc qui định tuổi của cha/mẹ nuôi từ 30 tuổi trở lên.

Nepan thì qui định cha mẹ nuôi hơn con nuôi từ 35 tuổi trở lên. Người đơn thân tối thiểu là 35 tuổi và tối đa là 55 tuổi.

Ấn Độ qui định cha/mẹ nuôi tương lai tối thiểu là 35 tuổi và tối đa là 55 tuổi, trong đó tuổi của cha và mẹ nuôi tương lai cộng lại không quá 90 tuổi. Người đơn thân đến 45 tuổi vẫn đươc nhận con nuôi và phải hơn con nuôi 21 tuổi.

Như vậy việc qui định độ tuổi của cha mẹ nuôi so với con nuôi của Việt Nam, Guatemala và Trung Quốc khá tương đồng nhau. Chỉ qui định một mức tuổi cụ thể, như vậy sẽ bảo đảm bình đẳng và thuận lợi hơn trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Còn Nepan và Ấn Độ thì qui định cho các trường hợp khác nhau như Nepan thì qui định cho cặp vợ chồng là cha mẹ nuôi riêng và người đơn thân riêng. Trong đó việc qui định của Ấn Độ khá phức tạp, vì ngoài độ tuổi qui định còn đề cập đến tổng độ tuổi của cặp cha mẹ nuôi. Ngoài ra người đơn thân phải đáp ứng đủ hai điều kiện, đó là độ tuổi của mình và mức tuổi chênh lệch với con nuôi. Thực tế, qui định như Nepan và nhất là Ấn Độ sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các trường hợp cha mẹ nuôi trong việc đáp ứng đủ điều kiện về độ tuổi khi xin con nuôi.

Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ đều qui định hôn nhân đồng giới không được phép nhận con nuôi. Guatemala và Nepan không đề cập đến vấn đề này.

e. Tình trạng nhân thân của cha mẹ nuôi


Về tình trạng nhân thân của cha mẹ nuôi hầu hết các nước đều có qui định giống nhau: có đạo đức tư cách tốt, đủ sức khỏe, có thu nhập và tài sản ổn định để nuôi con nuôi.

Riêng Nepan lại qui định thêm nếu cha mẹ nuôi đã có con trai thì không được nhận trẻ trai hoặc đã có con gái thì không được nhận trẻ em gái làm con nuôi. Trong trường hợp đã có con trai hoặc con gái hoặc con nuôi thì muốn được nhận con trai hoặc con gái thì độ tuổi của đứa trẻ nam hoặc nữ được nhận làm con nuôi phải ít hơn tuổi của những đứa con đã có.

Việc qui định như Nepan nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của đứa trẻ khi được cha mẹ nuôi người nước ngoài nhận nuôi. Tuy nhiên việc qui định như trên cũng hạn chế cơ hội tìm mái ấm thay thế cho trẻ.

g. Cơ quan con nuôi Trung ương


Các nước Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Guatemala đều có cơ quan con nuôi trung ương và đã được định nghĩa rõ trong luật:

- Tại Việt Nam: Cơ quan con nuôi Trung ương là Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp.


- Tại Trung Quốc: Cơ quan con nuôi Trung ương thuộc Bộ An sinh xã hội.


- Tại Ấn Độ: Cơ quan con nuôi Trung ương (CARA) thuộc Bộ Công bằng xã hội và trao quyền.

- Tại Guatemala: Cơ quan con nuôi Trung ương là Hội đồng con nuôi quốc gia (CAN) là một tổ chức độc lập bao gồm các thành viên của Bộ Ngoại giao, Tòa án NDTC, Đoàn chủ tịch về phúc lợi xã hội.

- Với Nepan, cơ quan con nuôi Trung ương chưa được định nghĩa rõ trong luật tuy nhiên Ủy ban Trung ương về phúc lợi trẻ em thuộc Bộ Phụ nữ và trẻ em sẽ đảm nhận công tác nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

h. Cơ quan ra quyết định về nuôi con nuôi


Do cơ cấu hành chính của các nước Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Guatemala, Nepan là khác nhau vì vậy cơ quan ra quyết định xác nhận việc cho con nuôi cũng khác nhau:

- Tại Việt Nam: Cơ quan ra quyết định cho con nuôi là UBND cấp tỉnh nơi trẻ cư trú.

- Tại Trung Quốc: Cơ quan ra quyết định cho con nuôi là Sở Nội vụ nơi trẻ cư trú.


- Tại Ấn Độ: Cơ quan ra quyết định cho con nuôi là Tòa án Bang hoặc Tòa án khu vực nơi trẻ cư trú.

- Tại Guatemala: Cơ quan ra quyết định cho con nuôi là Tòa án gia đình cấp tỉnh nơi trẻ cư trú.

- Tại Nepan: Cơ quan ra quyết định cho con nuôi là Bộ Phụ nữ, trẻ em và phúc lợi xã hội.

i. Cá nhân và tổ chức có quyền giao trẻ


Từ việc qui định về điều kiện trẻ được phép làm con nuôi của mỗi nước sẽ dẫn đến điều kiện cá nhân hay tổ chức nào được phép giao trẻ làm con nuôi.

Việt Nam và Trung Quốc có qui định khá giống nhau vì vậy cá nhân và tổ chức được giao trẻ làm con nuôi là: Cha mẹ đẻ, hoặc người giám hộ, cơ sở nuôi dưỡng hoặc Tổ chức phúc lợi được thành lập hợp pháp. Tức là bao gồm cả cá nhân và tổ chức được phép giao trẻ em làm con nuôi.

Với Ấn Độ, Guatemala, Nepan thì chỉ cơ sở nuôi dưỡng, trại trẻ mồ côi, tổ chức trẻ em được thành lập hợp pháp mới được giao trẻ làm con nuôi. Như vậy ba quốc gia này chỉ có tổ chức mới được phép giao trẻ làm con nuôi do các nước này qui định chỉ có trẻ được nuôi dưỡng tại Cơ sở nuôi dưỡng, trại trẻ mồ côi, tổ chức trẻ em được thành lập hợp pháp mới được phép cho làm con nuôi.

j. Tổ chức con nuôi quốc tế


Cả năm nước đều qui định các tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động khi đủ các điều kiện theo qui định tại nước gốc.

k. Mức hỗ trợ khi nhận con nuôi


Mức hỗ trợ của cha mẹ nuôi cho cơ quan con nuôi của nước cho có mức khác nhau. Tuy nhiên, đa số các nước qui định mức hỗ trợ tương đối ngang nhau: như Việt Nam khoảng 2.500 đô la Mỹ, Ấn Độ khoảng 3.500 đô la Mỹ, Guatemale khoảng 2.700 đô la Mỹ, Nepan khoảng 3.000 đô la mỹ. Riêng Trung Quốc qui định mức hỗ trợ cao nhất là khoảng 5.100 đô la Mỹ. Mức hỗ trợ này đã được cơ quan con nuôi của mỗi nước cân nhắc khá kỹ càng phù hợp hoàn cảnh cũng như

điều kiện kinh tế của mỗi nước. Việc Trung Quốc thu mức phí cao hơn các nước khác trong khu vực vì Trung Quốc cho rằng tại thời điểm hiện nay giá cả đã tăng cao và mức phí đó mới có thể bù đắp phần nào cho công tác chăm sóc trẻ trong các cơ sở nuôi dưỡng.

Các nước cũng đều qui định số tiền hỗ trợ từ cha mẹ nuôi do cơ quan con nuôi trung ương quản lý và điều phối. Cha mẹ nuôi tương lai không được phép tiếp cận và hỗ trợ cho cá nhân, tổ chức chức nuôi dưỡng trẻ. Ngược lại, các cá nhân, tổ chức nuôi dưỡng trẻ cũng không được phép tiếp nhận bất kỳ khoản hỗ trợ nào từ cha mẹ nuôi tương lai.

2.2.4. Xem xét số liệu trẻ em được cho làm con nuôi quốc tế của các nước


Số liệu trẻ em của mỗi quốc gia được người nước ngoài nhận nuôi có sự khác nhau, từ sự khác biệt này đưa đến một bức tranh tổng thể hơn về tình hình cho nhận con nuôi quốc tế. Thông qua số liệu này cũng một phần thể hiện chính sách pháp luật của mỗi nước về quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Căn cứ theo các số liệu được liệt kê tại các Biểu đồ cho thấy Trung Quốc là quốc gia có số lượng trẻ em được người nước ngoài nhận nuôi nhiều nhất. Một phần do chính sách của Trung Quốc, phần khác do yếu tố tự nhiên Trung Quốc có tỷ lệ dân số cao nhất thế giới. Tiếp đến Guatemala, Việt Nam và Ấn Độ trong đó số lượng trẻ em Việt Nam và Ấn Độ được người nước ngoài nhận nuôi không đồng đều trong các năm, số liệu trồi sụt theo các năm phụ thuộc vào từng giai đoạn. Cuối cùng là Nepan, tuy nhiên số liệu trẻ Nepan làm con nuôi người nước ngoài không có số liệu cụ thể qua các năm vì vậy rất khó để so sánh với các nước còn lại, mặc dù tác giả đã tìm kiếm qua nhiều nguồn nhưng không có kết quả. Duy nhất có số liệu trẻ Nepan được công dân Hoa Kỳ nhận nuôi từ năm 1999 đến năm 2011. Hoa Kỳ là quốc gia nhận trẻ em các quốc gia khác làm con nuôi nhiều nhất trên thế giới, trong đó trẻ em Trung Quốc được nhận nhiều nhất tại quốc gia này.

Như vậy, trong năm nước Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Guatemala, Nepan thì đương nhiên Hoa Kỳ nhận trẻ Trung Quốc làm con nuôi nhiều nhất, trong đó đỉnh điểm năm 2005 Hoa Kỳ nhận tới 7,903 trẻ Trung Quốc làm con nuôi, tiếp đến Guatemala, Ấn Độ và Việt Nam, cuối cùng là Guatemala. Tuy nhiên kể từ năm 2006 đến nay, Hoa Kỳ đã thắt chặt hơn chính sách nhận trẻ nước ngoài làm con nuôi, vì vậy theo các biểu đồ cho thấy số lượng trẻ Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Guatemala, Nepan đã giảm hẳn số lượng vào Hoa Kỳ. Như Việt Nam đỉnh điểm năm

2007 có 828 trẻ được Hoa Kỳ nhận nuôi thì đến năm 2012 chỉ còn 4 trẻ, Guatemala đỉnh điểm vào năm 2007 có 4.726 trẻ được Hoa Kỳ nhận nuôi thì đến năm 2011 chỉ còn 32 trẻ, số liệu của Ấn Độ, Trung Quốc cũng giảm dần còn Nepan thì tăng giảm không đồng đều.

Quan hệ nuôi con nuôi giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, Guatemala, Nepan đang đứng trước nhiều thử thách, thể hiện ở việc Hoa Kỳ đã tạm dừng quan hệ nuôi con nuôi với Việt Nam từ ngày 01/9/2008 do hai bên chưa tìm được tiếng nói chung trong các chính sách liên quan đến nuôi con nuôi. Trong thời gian gần đây Việt Nam và Hoa Kỳ cũng đang nối lại các cuộc đàm phán cấp cao nhằm tìm ra hướng hợp tác cho cả hai bên. Còn Guatemala thì từ 01/01/2008 Hoa kỳ cũng tạm dừng quan hệ nuôi con nuôi cũng do những bất đồng quan điểm trong chính sách nuôi con nuôi và Guatemala cũng tuyên bố tạm dừng vô thời hạn với Hoa Kỳ. Với Nepan, Hoa Kỳ vẫn có quan hệ nhưng phía Hoa Kỳ có tuyên bố sẽ xem xét lại bất kỳ trường hợp nào khi thấy có nghi ngờ về nguồn gốc trẻ.


CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI


3.1. Bài học kinh nghiệm thực tiễn cho Việt Nam

Thông qua việc nghiên cứu, so sánh pháp luật nuôi con nuôi quốc tế của Việt Nam với các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Guatemala và Nêpan nổi lên một số vấn đề mà Việt Nam cần quan tâm cũng như xem xét tính phù hợp trong hoàn cảnh cụ thể của mình như sau:

3.1.1 Tăng cường hợp tác cả chiều sâu và chiều rộng với các nước có nhu cầu cao về con nuôi

Chẳng hạn kinh nghiệm từ Trung Quốc: Sau khi nghiên cứu pháp luật và thực tiễn cho nhận con nuôi quốc tế của Trung Quốc cho thấy Trung Quốc là quốc gia cho trẻ em làm con nuôi nhiều nhất trên thế giới, đồng thời Hoa Kỳ là quốc gia nhận nhiều trẻ em Trung Quốc nhất trong số trẻ được nhận làm con nuôi từ các quốc gia khác trên thế giới. Ví dụ: từ năm 1999 đến năm 2011, trung bình mỗi năm Hoa Kỳ nhận khoảng 5,125 trẻ Trung Quốc làm con nuôi; từ năm 2005 đến 2009, trung bình mỗi năm có khoảng 8,710 trẻ Trung quốc được nhận làm con nuôi nước ngoài. So với Việt Nam thì từ năm 1999 đến 2010, trung bình mỗi năm Hoa Kỳ chỉ nhận 464 trẻ em Việt Nam làm con nuôi, tức số lượng trẻ em Trung Quốc làm con nuôi người nước ngoài gấp khoảng 11 lần so với Việt Nam. Từ năm 2001 đến 2010, trung bình mỗi năm có khoảng 1,290 trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi người nước ngoài, tức số lượng trẻ của Trung Quốc làm con nuôi người nước ngoài hàng năm gấp khoảng 6,75 lần so với Việt Nam.

Trong thời gian qua, Việt Nam luôn luôn sẵn sàng hợp tác với các nước trên thế giới, đẩy mạnh quan hệ nuôi con nuôi. Sự hợp tác đã thể hiện rất rõ là Việt Nam đã ký nhiều Hiệp định hợp về nuôi con nuôi với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra việc Việt Nam phê chuẩn Công ước Lahay 1993 vào năm 2011 đã thể hiện sâu sắc Việt Nam luôn hướng đến các quan hệ đa phương trong quan hệ nuôi con nuôi. Việt Nam cũng đã bày tỏ thiện chí mong muốn hợp tác với các nước tham gia Công ước Lahay 1993 để thiết lập quan hệ con nuôi lâu dài và bền vững. Trong đó, Hoa Kỳ là quốc gia nhận con nuôi nhiều nhất trên thế giới nhưng đã tạm dừng chương trình nhận con nuôi với Việt Nam từ năm 2008, tuy nhiên trong thời gian gần đây Viêt Nam và Hoa Kỳ đang nối lại các cuộc đàm phán nhằm đưa ra tiếng nói chung để nối lại quan hệ nuôi con nuôi.

3.1.2. Cần qui định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ đối với trẻ đủ điều kiện làm con nuôi người nước ngoài

Chẳng hạn, tại mục c, khoản 1 Điều 32:” Tài liệu chứng minh đã thực hiện việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ theo qui định tại khoản 2 Điều 15”. Vậy tài liệu ở đây là tài liệu gì? Đôi khi gây khó dễ cho chính cán bộ lập hồ sơ và thực hiện qui trình cho con nuôi. Qua quá trình xem xét các qui định của một số nước được nêu trên thì pháp luật của Ấn Độ đã qui định rõ từng qui trình về hồ sơ của trẻ. Khi trẻ đã được thông báo tìm kiếm gia đình thay thế trong nước không thành, cơ quan con nuôi trung ương sẽ tự động cấp một Chứng nhận đủ điều kiện cho làm con nuôi và Chứng nhận không ai phản đối cho trẻ làm con nuôi nước ngoài. Các chứng nhận này như một tấm giấy thông hành được đương nhiên lưu trong hồ sơ của trẻ đủ điều kiện cho làm con nuôi nước ngoài do chính cơ quan con nuôi trung ương quản lý để ghép trẻ.

3.1.3. Xem xét về độ tuổi và điều kiện của người được nhận làm con nuôi


Nhìn chung Việt Nam cũng tuân thủ các điều kiện về độ tuổi theo thông lệ chung của nhiều nước (dưới 16 tuổi, từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi với trường hợp có quan hệ huyết thống). Tuy vậy, đối với trẻ có hoàn cảnh đặc biệt (mắc các bệnh hiểm nghèo, mất năng lực hành vi dân sự, HIV) nên chăng có qui định tăng độ tuổi của các đối tượng này để họ có nhiều cơ hội được làm con nuôi, có cơ hội được chăm sóc nuôi dưỡng trong môi trường gia đình theo như theo qui định của Guatemala.

Ngoài ra, Việt Nam cũng nên xem xét thêm trường hợp trẻ sinh sống trong gia đình quá nghèo khó, cha mẹ bệnh tật không có khả năng nuôi dưỡng thì cho phép cha mẹ được quyền từ bỏ con gửi vào các trung tâm nuôi dưỡng để trẻ có cơ hội được làm con nuôi như các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Guatemala và Nepan.

3.1.4. Tăng cường việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ tại nước nhận


Thông qua cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước nhận, chúng ta cần có cơ chế hữu hiệu để bảo vệ trẻ đã được cho làm con nuôi tại nước nhận.

Tuy nhiên, theo Luật Nuôi con nuôi 2010 thì cơ quan đại diện ngoại giao chỉ là cơ quan nhận báo cáo con nuôi và được qui định rất chung chung tại điều 48: “Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi ở nước ngoài”. Không có bất kỳ một hướng dẫn hay một qui chế nào để Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện được chức năng bảo vệ trẻ đã được cho làm con nuôi. Qua quá trình nghiên cứu, Ấn Độ đã qui định vấn đề này khá chặt chẽ, Ấn Độ đã dành

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/10/2024