Sự Cần Thiết, Khả Thi Của Các Biện Pháp Đề Xuất Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Giáo Dục Giá Trị Di Sản Văn Hóa Vật Thể Cho Học‌

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

Khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành thăm dò 55 ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lí của các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Bằng với câu hỏi: “Xin các cán bộ quản lí đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp trên”.(Mẫu phiếu khảo sát tính khả thi của các biện pháp - Phụ lục 2).

Bảng 3.1. Sự cần thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục giá trị di sản văn hóa vật thể cho học‌

sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng



STT


Các biện pháp

Tính cấp thiết

Tính khả thi

Rất cần

thiết

Cần thiết

K. cần thiết

Rất khả thi

Khả thi

K.

khả thi


1

Nâng cao nhận thức cho các lực lượng trong và ngoài nhà trường về tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị DSVH vật

thể cho học sinh


100%




100%




2

Thành lập ban chỉ đạo giáo dục

giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh


100%




81,8%


18,2%



3

Huy động các nguồn tài chính để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục giá trị DSVH vật thể trong

nhà trường


100%




54,5%


45,5%



4

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục giá trị DSVH vật thể cho cán bộ quản

lý và đội ngũ GV


100%




63,6%


36,4%



5

Đa dạng hóa các hình thức và

phương pháp dạy học đưa DSVH vật thể vào nhà trường


100%




27,3%


72,7%


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng - 13

[Nguồn thống kê từ 60 phiếu khảo sát]

Qua bảng số liệu 3.1 cho thấy: 100% cán bộ quản lý đều cho rằng các biện pháp trên là rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, khi đánh giá về mức độ khả thi thì ở mỗi biện pháp lại được cán bộ quản lý và GV đánh giá ở mức độ khác nhau. Cụ thể:

- Biện pháp cho rằng rất có tính khả thi khi thực hiện là biện pháp “Nâng cao nhận thức cho các lực lượng trong và ngoài nhà trường về tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh”. 100% cán bộ quản lý cho rằng biện pháp có tính rất khả thi.

Nâng cao nhận thức cho các lực lượng trong và ngoài nhà trường về tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sẽ góp phần giúp cán bộ quản lý và GV thấy được tầm quan trọng của công tác nâng cao nhận thức.

- Biện pháp thứ hai được đánh giá có tính khả thi cao là “Thành lập ban chỉ đạo giáo dục giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh”. Ở biện pháp này có 81,8% cán bộ quản lý và GV cho rằng rất khả thi; 18,2% khả thi và 0% không khả thi.

Muốn thành lập ban chỉ đạo giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học có hiệu quả, sau khi nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL và GV, thì cần có các quyết định thành lập, trách nhiệm của từng thành viên trong ban chỉ đạo, kế hoạch cụ thể về công tác quản lý giáo dục DSVH vật thể,...

- Tiếp theo là biện pháp “Huy động các nguồn tài chính để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục giá trị DSVH vật thể trong nhà trường” được 54,5% cán bộ quản lý và GV đánh giá rất khả thi; 45,5% khả thi.

Việc huy động nguồn tài chính cần sự góp sức của các lực lượng trong và ngoài nhà trường, vì ngân sách dành cho việc giáo dục DSVH vật thể trong trường THPT chưa có. Muốn huy động được nguồn tài chính để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục giá trị DSVH vật thể trong nhà trường đòi hỏi cán bộ quản lý cần có kế hoạch cụ thể, dài hơi mới có thể đáp ứng được yêu cầu.

Để thực hiện biện pháp này có hiệu quả, chúng tôi đã đưa ra các cách thức huy động nguồn tài của các tổ chức trong và ngoài nhà trường, nhất là các doanh nghiệp hoặc các cựu học sinh thành đạt muốn đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà.

- “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục giá trị DSVH vật thể cho cán bộ quản lý và đội ngũ GV” là biện pháp tiếp theo được 63,6% cán bộ quản lý đánh giá rất khả thi khi thực hiện, và 36,4% đánh giá có tính khả thi cao.

Trên thực tế, muốn công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục giá trị DSVH vật thể cho cán bộ quản lý và đội ngũ GV đạt hiệu quả cao, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng cũng như các cán bộ quản lý, GV có tham gia công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực phải có phương pháp quản lý theo hướng mở, đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng năng lực giáo dục giá trị DSVH vật thể trong giai đoạn mới.

- Cuối cùng là biện pháp “Đa dạng hóa các hình thức và phương pháp dạy học đưa DSVH vật thể vào nhà trường” được đánh giá có tính khả thi cao. Có 27,3% cán bộ quản lý và GV đánh giá rất khả thi; 72,7% khả thi khi thực hiện.

Thực hiện đa dạng hóa các hình thức và phương pháp dạy học đưa DSVH vật thể vào nhà trường là mục tiêu và yêu cầu của nền giáo dục đổi mới. Tuy nhiên để thực thiện biện pháp này, đòi hỏi rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan mới có thể thực hiện được. Đặc biệt là nguồn kinh phí để hỗ trợ cho các hình thức dạy học thực nghiệm, trải nghiệm sáng tạo và sự phối kết hợp giữa các cơ quan ban ngành đoàn thể để thực hiện tốt biện pháp này.

Trên đây là những ý kiến thực tiễn, những đóng góp rất đáng quý và là một sự hỗ trợ tinh thần to lớn giúp tôi mạnh dạn đề xuất các nhà trường THPT thành phố Cao Bằng đưa đề tài vào thử nghiệm trong hiện tại và tương lai, đồng thời tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn vấn đề quản lý hoạt động giáo dục giá trị DSVH vật thể ở trường THPT, vì đây là vấn đề rất có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục toàn diện học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng, cũng là vấn đề đã và đang được Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT, các đoàn thể quần chúng, các nhà nghiên cứu, nhà quản lý giáo dục và các nhà sư phạm rất quan tâm.

Kết luận chương 3


Để giáo dục giá trị DSVH vật thể có hiệu quả phải nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia. Cần cải tiến hệ thống quản lý các mối quan hệ hợp tác trong và ngoài nhà trường. Phải thành lập Ban chỉ đạo hoạt động đồng thời có một kế hoạch hoạt động chu đáo, một kế hoạch dài hạn, cụ thể, chi tiết mới đạt mục tiêu. Đây là một khâu quan trọng để tạo ra tính thống nhất, đa dạng hóa, cần phải phối hợp ngay từ khâu lên kế hoạch đầu năm cho đến suốt quá trình thực hiện và ban chỉ đạo có nhiệm vụ để điều hành hoạt động trong suốt quá trình.

Phải cải tiến về nội dung giáo dục giá trị DSVH vật thể, để thực hiện sao cho phù hợp với thực trạng vật thể. Bấ Bất kỳ một hoạt động nào cũng cần có điều kiện, cơ sở vật chất để đảm bảo cho việc thực hiện hoạt động và kế hoạch đề ra; song khi xây dựng kế hoạch cũng cần phải căn cứ vào cơ sở vật chất đã có và có thể tiếp tục trang bị hoặc huy động thì kế hoạch hoạt động mới có tính thực tiễn.

Cần thiết có sự kiểm tra, đánh giá những mặt đã đạt được, chưa đạt được và rút kinh nghiệm để hoạt động tiếp theo thành công hơn; việc kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào kế hoạch đề ra, yêu cầu về mục tiêu giáo dục cần đạt của hoạt động.

Để công tác giáo dục giá trị DSVH vật thể đạt hiệu quả thì tất cả các khâu phải được hoạt động nhịp nhàng, đồng bộ thống nhất và bổ trợ cho nhau.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Giáo dục giá trị DSVH vật thể là nội dung giáo dục nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh THPT nhằm góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Nội dung giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh phải hướng tới các nội dung cơ bản: Giáo dục nhận thức đúng về giá trị DSVH vật thể; Giáo dục kỹ năng hành vi giữ gìn, phát huy các giá trị di sản văn vật thể; Giáo dục thái độ tích cực trong bảo tồn, phát huy giá trị DSVH vật thể. Hoạt động giáo dục giá trị DSVH vật thể được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau: Dạy học DSVH vật thể; Tổ chức hoạt động trải nghiệm DSVH vật thể; Tham quan DSVH vật thể; Lao động chăm sóc, bảo vệ khu DSVH vật thể; Thi tìm hiểu về các giá trị DSVH vật thể

Quản lý hoạt động giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh được tiến hành theo các chức năng của hoạt động quản lý bao gồm lập kế hoạch giáo dục, tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục giá trị DSVH vật thể và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục giá trị DSVH vật thể. Hoạt động quản lý giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh ở trường THPT chịu sự ảnh hưởng của năng lực giáo dục, dạy học của GV, năng lực quản lý của nhà trường, ý thức thái độ của học sinh; môi trường văn hóa chính trị xã hội ở vật thể…

Thực trạng quản lý giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng những năm gần đây bước đầu đã được quan tâm và thực hiện: Có kế hoạch chỉ đạo, có phân công lực lượng tham gia, có biện pháp tổ chức thực hiện trong chuyên môn, trong hoạt động của các đoàn thể.

Tuy nhiên quá trình thực hiện bộc lộ những vấn đề bất cập, hạn chế về công tác quản lý giáo dục DSVH vật thể như: việc lập kế hoạch của Hiệu trưởng, của tổ, nhóm chuyên môn, đoàn thể chưa có nội dung cụ thể, nội dung nặng về kiến thức sách vở nên chưa lôi cuốn học sinh; năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục của đội ngũ GV, của cán bộ Đoàn thanh niên còn yếu, thụ động, đơn điệu hình thức; sự phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng liên quan còn

thiếu đồng bộ, chưa thường xuyên; huy động các nguồn lực phục vụ cho hoạt động giáo dục rất khó khăn; việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục giá trị DSVH vật thể còn chưa chặt chẽ, khoa học.

Trên cơ sở phân tích các thực trạng đó, dựa trên các nghiên cứu về lý luận và thực tiễn và sự kết hợp chặt chẽ giữa các phương pháp nghiên cứu, tác giả đã đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng nhằm đạt được hiệu quả cao hơn.

2. Khuyến nghị

Để nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng nói riêng và tại các trường phổ thông nói chung, để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh và trang bị cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng khi các em ra trường về vốn hiểu biết, cách hành xử đúng đắn với DSVH vật thể, để các biện pháp nêu trên có đủ điều kiện khi đưa vào thực thi, tác giả xin có một số khuyến nghị sau:

2.1. Đối với Uỷ Ban Nhân dân Tỉnh

Đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy DSVH vật thể, đầu tư kinh phí cho công tác quảng bá DSVH vật thể ra cộng đồng; xây dựng và sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa nhằm làm cho văn hóa vật thể đi sâu vào đời sống cộng đồng.

Chỉ đạo sát sao các ban, ngành, bộ phận liên quan trong việc hỗ trợ tích cực nhà trường trong việc giáo dục văn hóa vật thể cho học sinh THPT, đặc biệt là hoạt động giáo dục DSVH vật thể thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế.

2.2. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng

Trên cơ sở tiếp tục quán triệt thực hiện Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT- BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ Giáo dục và đào tạo và Bộ Văn hóa- Thể thao và du lịch về “Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên”, Sở GD&ĐT có chỉ đạo bằng những văn bản cụ thể yêu cầu đối với các nhà trường THPT về xây dựng kế hoạch, đề ra phương pháp và hình thức tiến hành các hoạt động giáo dục DSVH vật thể phù hợp với tình hình nhà trường.

Chỉ đạo xây dựng chương trình nhà trường trong đó có nội dung giáo dục giá trị DSVH vật thể, tạo cơ sở cho các tổ, nhóm chuyên môn, đoàn thể xây dựng kế hoạch dạy học, giáo dục chi tiết, phù hợp.

Coi giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng về giáo dục học sinh của các nhà trường THPT và là một nội dung được kiểm tra, đánh giá thường xuyên.

Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Cao Bằng cần có văn bản chỉ đạo các trường THPT tăng cường tổ chức hoạt động trải nghiệm DSVH vật thể nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về quê hương, đất nước, thông qua đó giáo dục truyền thống cho các em học sinh.

2.3. Đối với các trường THPT thành phố Cao Bằng

Bồi dưỡng nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, GV trong nhà trường về tầm quan trọng của công tác giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh.

Xây dựng mối quan hệ gắn bó, thường xuyên với các cơ quan văn hóa, chính quyền vật thể, tạo niềm tin đối với cha mẹ học sinh bằng chất lượng tốt các hoạt động giáo dục trong nhà trường, tạo thuận lợi để huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường hỗ trợ cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị DSVH vật thể học sinh.

Coi nội dung giáo dục DSVH vật thể cho học sinh là một nội dung giáo dục quan trọng cần được tiến hành lâu dài trong các năm học, bằng nhiều hình thức, nhiều phương pháp linh hoạt và huy động các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia.

Quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giáo dục giá trị DSVH vật thể, nhất là các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm.

Có kiểm tra, đánh giá và cơ chế khen thưởng, động viên đối với hoạt động sáng tạo, đạt hiệu quả thiết thực trong giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh của các tập thể, cá nhân tiêu biểu. Đồng thời phê bình kịp thời những tập thể, cá nhân không thực hiện nghiêm túc nội dung này.Có sơ kết, tổng kết đánh giá và nêu gương những tập thể, cá nhân học sinh điển hình tích cực trong tham gia học tập, có hành vi đúng đắn bảo vệ, gìn giữ DSVH vật thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Duy Bắc (2008), Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa và Viện Văn hóa.

2. Bùi Thị Ngọc Bách (2018), Quản lý hoạt động giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, luận văn Thạc sỹ QLGD, ĐHSP - ĐHTN.

3. Đặng Quốc Bảo (2010), Vấn đề quản lý và quản lý nhà trường, Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, Trường ĐHGD - ĐGQG Hà Nội.

4. Đặng Quốc Bảo (2010), Những vấn đề cơ bản của hoạt động quản lí và sự vận dụng vào quản lý nhà trường, Tài liệu bài giảng QLGD, Trường ĐHQG, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ trường phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

6. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Đại cương khoa học quản lý, Trường Đại học giáo dục- ĐHQG Hà Nội.

7. Cù Huy Chử (1995), Kế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Triết học.

8. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (2002), Giá trị truyền thống trước thách thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị Quốc gia.

9. Công ước của Liên Hợp quốc (1972), Về việc bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới.

10. Công ước của Liên Hợp quốc (1972), Về việc bảo vệ DSVH và tự nhiên của thế giới.

11. Cương lĩnh và chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1930 đến nay (2009), Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943, Nxb chính trị Quốc gia.

12. Đảng cộng sản Việt Nam - Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 BCH TW khoá VIII (1998), Nxb Chính trị Quốc gia, HN (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc).

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 28/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí