- Tổng giám đốc:
Thực hiện vận hành hệ thống FTP. Quy định công thức xác định lãi suất FTP; thiết lập các mẫu biểu, báo cáo FTP. Quy định về việc niêm yết lãi suất FTP và các chính sách khác về lãi suất FTP trong từng thời kỳ.
- Hội đồng ALCO:
Là đầu mối đề xuất cơ chế FTP với Ban điều hành. Bên cạnh đó, Hội đồng ALCO cũng chịu trách nhiệm quản lý các tham số lãi suất ALCO, liên ngân hàng, Libor, Sibor.
- Hội đồng rủi ro:
Thực hiện đo lường RRLS, RRTK. Chịu trách nhiệm đề xuất cho Ban điều hành về các loại tài sản, nợ áp dụng cơ chế FTP, xác định phần bù thanh khoản, phần bù vốn.
- Hội đồng quản lý vốn:
Có trách nhiệm thực hiện tra soát dữ liệu về FTP, tính toán điều chỉnh FTP (nếu cần thiết).
- Khối Tài chính – Kế toán:
Tập huấn kế toán FTP và phối hợp nghiên cứu, đề xuất cải tiến, nâng cấp hệ thống FTP.
- Khối công nghệ thông tin:
Xây dựng, vận hành và hướng dẫn sử dụng và xử lý thắc mắc về FTP.
Thứ hai, lãi suất FTP
Lãi suất FTP do Hội sở chính quy định trong từng thời kỳ giữa việc “mua – bán” vốn giữa các chi nhánh với Hội sở chính. Việc tính toán các mức lãi suất FTP không phụ thuộc và mục đích sử dụng vốn và nguồn gốc vốn mà căn cứ vào: đồng tiền giao dịch, kỳ hạn giao dịch và loại giao dịch vốn (mua hay bán).
Sơ đồ 2.3. Đường cong lãi suất FTP
Sàn lãi suất cho vay
NIM cho vay
Lãi suất FTP cơ sở
NIM
NIM huy động
Trần lãi suất tiền gửi
(Nguồn: Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội)
MB xây dựng đường cong lãi suất FTP:
Lãi suất FTP cơ sở = Lãi suất tham chiếu + ∆NIM x NIM Trong đó:
- NIM: là lãi cận biên của giao dịch.
- Lãi suất tham chiếu được quy định như sau:
Bảng 2.2. Lãi suất tham chiếu tính FTP cơ sở
Lãi suất tham chiếu | ||
VND/USD/EUR | Ngoại tệ | |
Tiền gửi | Lãi suất trần tiền gửi của ALCO | LIBOR/SIBOR |
Cho vay | Lãi suất sàn cho vay của ALCO | LIBOR/SIBOR |
Tài sản sinh lãi khác | Lãi suất sàn cho vay liên ngân hàng | LIBOR/SIBOR |
Nợ khác | Lãi suất trần tiền gửi liên ngân hàng | LIBOR/SIBOR |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Quản Trị Tài Sản – Nợ Tại Một Số Ngân Hàng Thương Mại Và Bài Học Kinh Nghiệm Đối Với Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội
- Bài Học Kinh Nghiệm Đối Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội
- Một Số Chỉ Tiêu Tài Chính Nổi Bật Giai Đoạn 2015-2020
- Tốc Độ Tăng Trưởng Nợ Phải Trả Của Mb, Vcb, Ctg, Vpb
- Diễn Biến Lãi Suất Điều Hành Từ Năm 2015 Đến 2020
- Chỉ Số Trạng Thái Chứng Khoán Thanh Khoản
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Quân đội)
Dựa trên lãi suất FTP cơ sở, MB sẽ quy định cụ thể về lãi suất nhận gửi nội bộ và lãi suất cho vay nội bộ dựa vào kỳ hạn, loại tiền. Cụ thể:
- Lãi suất nhận gửi nội bộ = Lãi suất sàn huy động + DTBB + Biên độ điều chỉnh theo quy định.
- Lãi suất cho vay nội bộ = Lãi suất nhận gửi nội bộ + Biên độ điều chỉnh theo quy định.
Thứ ba, thu nhập và chi phí vốn
Việc quản lý vốn tập trung thông qua công cụ FTP đã tạo cơ sở cho các chi nhánh tính chính xác được chi phí và thu nhập thông qua cơ chế “mua – bán” vốn với Hội sở chính. Đây là tiêu chí được dùng để phân tích hiệu quả kinh doanh của từng chi nhánh trong hệ thống MB. Thu nhập và chi phí vốn theo cơ chế FTP được tính toán hàng ngày như sau:
- Thu nhập vốn trong ngày (VOF) VOFt Tki = (BAt Tki x Rt Tki)/360 Trong đó:
t: Ngày t.
Tki: Tài khoản i.
VOFt Tki: Thu nhập vốn của tài khoản i tại ngày t.
BAt Tki: Số dư áp dụng để tính FTP của tài khoản i tại ngày t. Rt Tki: Lãi suất FTP áp dụng cho tài khoản i tại ngày t.
- Chi phí vốn trong ngày (COF) COFt Tki = (BAt Tki x Rt Tki)/360 t: Ngày t.
Tki: Tài khoản i.
COFt Tki: Chi phí vốn của tài khoản i tại ngày t.
BAt Tki: Số dư áp dụng để tính FTP của tài khoản i tại ngày t. Rt Tki: Lãi suất FTP áp dụng cho tài khoản i tại ngày t.
2.2.2. Nội dung quản trị Tài sản – Nợ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội
2.2.2.1. Quản trị cấu trúc bảng tổng kết tài sản
a. Quản trị tài sản
Danh mục tài sản của các NHTM cho biết quy mô và kết cấu tài sản. Phân tích kết cấu và quy mô của tài sản thể hiện mức độ sinh lời, đặc điểm về khả năng đa dạng hay tập trung của danh mục tài sản cũng như các rủi ro tiềm ẩn từ danh mục tài sản này.
Thứ nhất, quy mô tài sản của MB
Biểu đồ 2.1. Quy mô tổng tài sản của MB, VCB, CTG, VPB
Đơn vị: tỷ đồng
1,600,000
1,400,000
1,200,000
1,000,000
800,000
600,000
400,000
200,000
-
MBB VCB CTG
VPB
2015 2016 2017 2018 2019 2020
(Nguồn: Báo cáo thường niên MB, VCB, CTG, VPB giai đoạn 2015-2020)
Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng tài sản của MB, VCB, CTG, VPB
35.00%
30.00%
25.00%
20.00%
15.00%
10.00%
5.00%
0.00%
22.48%
20.29%
15.93%
15.43%
13.57%
MBB VCB CTG
VPB
-
2015 2016 2017 2018 2019 2020
(Nguồn: Báo cáo thường niên MB, VCB, CTG, VPB giai đoạn 2015-2020)
Nhìn vào biểu đồ 2.1 có thể thấy, các NHTM được đem ra só sánh quy mô tổng tài sản với MB gồm hai NHTM Nhà nước là Vietcombank và Vietinbank và một NHTM cổ phần là VPBank có thể thấy rõ có sự khác biệt rõ nét giữa các khối NHTM này. Các NHTM Nhà nước cho thấy sự vượt trội về tổng tài sản so với các NHTM khối tư nhân. Năm 2020, tổng tài sản của Vietinbank là 1.341.437 tỷ đồng, gấp khoảng gần 3 lần so với tổng tài sản của MB cùng năm 2020 là 494.482 tỷ đồng. So với các NHTM tư nhân như VPbank, MB có tổng tài sản tương đương và luôn nằm trong nhóm các NHTM cổ phần có quy mô lớn nhất.
Về khả năng tăng trưởng của danh mục tài sản trong biểu đồ 2.2 có thể thấy, tốc độ tăng trưởng các NHTM được nghiên cứu nói chung và MB nói riêng đạt đỉnh năm 2017. Điều này là dễ hiểu bởi nền kinh tế Việt Nam có một chu kì hồi phục mạnh mẽ sau giai đoạn 2007-2008 và đạt đỉnh tăng trưởng năm 2018 tại mức 7,08% và bắt đầu chậm lại. Tăng trưởng dư nợ các năm 2018 và 2019 chậm lại là nguyên nhân dẫn đến quy mô tổng tài sản của MB tăng chậm lại các năm 2018 và 2019.
Thứ hai, cơ cấu tài sản của MB
Cơ cấu tài sản của MB thể hiện điển hình cơ cấu tài sản của một NHTM ở Việt Nam với khoản mục cho vay chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng tài sản của MB. Tỷ trọng cho vay trong năm 2015 ở mức 54% tổng quy mô tài sản nhưng đã tăng mạnh lên 59,38% năm 2020. Khoản mục ngân quỹ tại MB chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các NHTM khác, điều này cho thấy sức mạnh tài chính lành mạnh, thể hiện năng lực của ngân hàng trong vấn đề đáp ứng các nhu cầu thanh toán. Khoản mục chứng khoán (dự trữ thứ cấp) của MB không có sự thay đổi lớn về tỷ trọng trong giai đoạn 2015 – 2020 khi luôn duy trì tỷ trọng vào khoảng 20% trong danh mục tài sản.
Bảng 2.3. Cơ cấu tài sản của MB
Đơn vị: tỷ đồng
2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |
Ngân quỹ | 38.077 | 38.475 | 62.023 | 57.347 | 56.282 | 68.293 |
Tỷ trọng NG/TTS (%) | 17,23 | 15,01 | 19,76 | 15,83 | 13,68 | 13,8 |
Chứng khoán | 50.325 | 54.265 | 53.604 | 74.309 | 86.812 | 102.836 |
Tỷ trọng CK/TTS(%) | 22,77 | 21,18 | 17,08 | 20,50 | 21,10 | 20,78 |
Cho vay | 119.372 | 148.687 | 182.062 | 211.475 | 247.130 | 293493 |
Tỷ trọng cho vay/TTS(%) | 54 | 58,02 | 58,00 | 58,37 | 60,05 | 59,38 |
Tài sản khác | 13.268 | 14.832 | 16.189 | 19.194 | 21.264 | 29.910 |
Tỷ trọng TS khác/TTS(%) | 6 | 5,79 | 5,16 | 5,30 | 5,17 | 6,04 |
Tổng Tài sản | 221.042 | 256.259 | 313.878 | 362.325 | 411.488 | 494.982 |
(Nguồn: Báo cáo thường niên MB giai đoạn 2015-2020)
Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng các loại tài sản của MB
Đơn vị: %
100.00%
80.00%
60.00%
40.00%
20.00%
0.00%
Tài sản khác Cho vay Chứng khoán
Ngân quỹ
2015 2016 2017 2018 2019 2020
(Nguồn: Báo cáo thường niên MB giai đoạn 2015-2020)
- Khoản mục ngân quỹ:
Qua bảng 2.4 có thể thấy, khoản mục tiền gửi và các khoản cho vay đối với các TCTD khác chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2017 chiếm tỷ trọng cao nhất từ năm 2015 đến năm 2020 với tỷ lệ 17,04%. Năm 2017 là năm đạt tốc độ tăng trưởng GDP rất cao trong một thập kỷ vừa qua mà MB lại tăng cho vay và gửi đối với các TCTD khác cho thấy năng lực thanh khoản của MB là rất dồi dào. Khoản mục tiền gửi của MB tại NHNN chiếm tỷ trọng thấp, chỉ
quanh 3%; đây chủ yếu là tiền gửi đáp ứng yêu cầu DTBB của NHNN và phục vụ thanh toán bù trừ.
Bảng 2.4. Cơ cấu ngân quỹ của MB
Đơn vị: tỷ đồng
2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |
Tiền mặt | 1.236 | 1.520 | 1.842 | 1.737 | 2.244 | 3.109 |
Tỷ trọng TM/TTS (%) | 0,56 | 0,59 | 0,59 | 0,48 | 0,55 | 0,63 |
Tiền gửi tại NHNN | 8.182 | 10.002 | 6.684 | 10.548 | 14.347 | 17.296 |
Tỷ trọng TG tại NHNN/TTS(%) | 3,70 | 3,90 | 2,13 | 2,91 | 3,49 | 3,49 |
Tiền gửi và cho vay các TCTD | 28.659 | 26.953 | 53.497 | 45.062 | 39.691 | 47.888 |
Tỷ trọng TG&CV các TCTD/TTS(%) | 12,97 | 10,52 | 17,04 | 12,44 | 9,64 | 9,67 |
Tổng ngân quỹ | 38.077 | 38.475 | 62.023 | 57.347 | 56.282 | 68.293 |
Tỷ trọng NQ/TTS(%) | 17,23 | 15,01 | 19,76 | 15,83 | 13,68 | 13,8 |
Tổng Tài sản | 221.042 | 256.259 | 313.878 | 362.325 | 411.488 | 494.982 |
(Nguồn: Báo cáo thường niên MB giai đoạn 2015-2020)
- Khoản mục chứng khoán:
Bảng 2.5. Cơ cấu chứng khoán của MB
Đơn vị: tỷ đồng
2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |
Chứng khoán kinh doanh | 3.469 | 926 | 2.805 | 578 | 1.168 | 3.085 |
Tỷ trọng CKKD/TTS (%) | 1,57 | 0,36 | 0,89 | 0,16 | 0,28 | 0,62 |
Chứng khoán phái sinh | 96 | 53 | 122 | - | 15 | 37 |
Tỷ trọng CKPS/TTS(%) | 0,04 | 0,02 | 0,04 | - | 0,01 | 0,01 |
Chứng khoán đầu tư | 46.760 | 53.286 | 50.677 | 73.731 | 85.629 | 99.714 |
Tỷ trọng CKĐT/TTS(%) | 21,16 | 20,8 | 16,15 | 20,34 | 20,81 | 20,14 |
Tổng chứng khoán | 50.325 | 54.265 | 53.604 | 74.309 | 86.812 | 102836 |
Tỷ trọng CK/TTS(%) | 22,77 | 21,18 | 17,08 | 20,50 | 21,10 | 20,78 |
Tổng Tài sản | 221.042 | 256.259 | 313.878 | 362.325 | 411.488 | 494.982 |
(Nguồn: Báo cáo thường niên MB giai đoạn 2015-2020)
MB tham gia nắm giữ chủ yếu là các hợp đồng kỳ hạn tiền tệ vào các hợp đồng hoán đổi lãi suất để phòng ngừa các rủi ro hối đoái và RRLS. Tổng giá trị các công cụ này lớn nhất năm 2017 đạt 122 tỷ đồng.
- Khoản mục cho vay:
Biểu đồ 2.4. Dư nợ cho vay MB, VCB, CTG, VPB
1,500,000
1,000,000
500,000
0
Đơn vị: tỷ đồng
2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |
MB | 121,349 | 150,738 | 184,188 | 214,686 | 250,331 | 298,297 |
VCB | 387,152 | 460,808 | 543,434 | 631,867 | 734,707 | 839,788 |
CTG | 538,080 | 661,988 | 790,688 | 864,926 | 935,271 | 1,015,333 |
VPB | 116,804 | 144,673 | 182,666 | 221,962 | 257,184 | 290,816 |
(Nguồn: Báo cáo thường niên MB, VCB, CTG, VPB giai đoạn 2015-2020)
Cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất và cũng mang lại thu nhập lớn nhất cho các NHTM. Khối các NHTM Nhà nước với ưu thế về khả năng huy động, và lượng khách hàng dồi dào luôn chiếm thị phần cho vay lớn nhất. Năm 2020, Vietinbank có tổng dư nợ đạt 1.015.333 tỷ đồng gấp gần 3,5 lần so với mức dư nợ cho vay 298.297 tỷ đồng của MB. Trong khối các NHTM tư nhân, các tiêu chỉ về tăng trưởng dư nợ của MB và VPB là khá tương đồng nhau. MB và VPB luôn nằm trong số những NHTM tư nhân hàng đầu về cung vốn cho nền kinh tế.
Tỷ lệ nợ xấu cho thấy chất lượng của các khoản mục tín dụng của mỗi NHTM. Tỷ lệ nợ xấu thể hiện qua Biểu đồ 2.5 của các NHTM ở Việt Nam khá thấp. Sau giai đoạn 2007 - 2008, các NHTM đã trải qua giai đoạn nợ xấu rất cao từ 2010 đến 2014. Với Đề án tái cấu trúc hệ thống các NHTM giai đoạn 2015-2020 trong đó trọng tâm vào giải quyết nợ xấu đã kéo tỷ lệ nợ xấu của hầu hết các NHTM về dưới 3%. MB nằm trong những NHTM có chất lượng cho vay tốt nhất hệ thống với việc luôn luôn duy trì một tỷ lệ nợ xấu