Hiện Trạng Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Ở Các Bệnh Viện Ở Lạng Sơn


- Lượng hóa đánh giá hiệu quả xử lý nước thải theo các tiêu chí.

- Đưa ra kết quả đánh giá

2.4.5. Phương pháp về thử nghiệm đề xuất

Phương pháp đưa ra để so sánh sự hiệu quả xử lý nước thải trước và sau khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường để từ đó đưa ra được các biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý. Bao gồm:

- Thử nghiệm một số biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý: Xử dụng chế phẩm vi sinh là men xử lý nước thải bệnh viện DW 97-H (Digester of wastewater for hospital, 1997).

- Lấy mẫu so sánh hiệu quả xử lý: Cho men vi sinh DW 97-H vào hệ thống xử lý nước thải bệnh viện. Sau 1 tuần lấy mẫu lần đầu về phân tích. tiếp đó cho thêm men vi sinh DW 97-H lần 2, sau 1 tuần lây mẫu lần 2 phân tích.

- Đề suất một số biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý: Về cơ chế phối hợp, Về công tác vận hành, Biện pháp quản lý, Biện pháp lý hóa học,Biện pháp sinh học.


Chương 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải ở các bệnh viện ở Lạng Sơn

Kết quả điều tra từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2018 tại 11 bệnh viện (1 bệnh viện tuyến tỉnh, 10 bệnh viện tuyến huyện) ở tỉnh Lạng Sơn, 11/11 đã có hệ thống xử lý nước thải y tế. Một số bệnh viện mới được đầu tư đi vào hoạt động vài năm như Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng, Văn Quan, Chi Lăng, Lộc Bình, Cao Lộc … trong khi hệ thống xử lý nước thải y tế của bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã đi vào hoạt động từ lâu.

Bảng 3.1. Thông tin chung về 11 bệnh viện ở Lạng Sơn


TT


Tên bệnh viện


Loại bệnh viện


Số giườn g bệnh

Công suất sử dụng giường bệnh (%)


Có hệ thống xử lý nước thải

Năm xây dựng HTXL

nước thải

1

Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn

Đa khoa Tỉnh

665

159

2009

2

Trung tâm y tế huyện Văn Quan

Đa khoa huyện

100

137

2014

3

Trung tâm y tế huyện Bình Gia

Đa khoa huyện

135

131

2014

4

Trung tâm y tế huyện Bắc Sơn

Đa khoa huyện

200

114

2009

5

Trung tâm y tế

Đa khoa

213

140

2014

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải y tế của một số bệnh viện ở Lạng Sơn - 5



TT


Tên bệnh viện


Loại bệnh viện


Số giườn g bệnh

Công suất sử dụng giường bệnh (%)


Có hệ thống xử lý nước thải

Năm xây dựng HTXL

nước thải


huyện Chi Lăng

huyện





6

Trung tâm y tế huyện Hữu Lũng

Đa khoa huyện

275

171

2014

7

Trung tâm y tế huyện Tràng Định

Đa khoa huyện

237

108

2014

8

Trung tâm y tế huyện Văn Lãng

Đa khoa huyện

190

150

2009

9

Trung tâm y tế huyện Cao Lộc

Đa khoa huyện

110

86

2014

10

Trung tâm y tế huyện Lộc Bình

Đa khoa huyện

160

134

2014

11

Trung tâm y tế huyện Đình Lập

Đa khoa huyện

197

129

2009


Hệ thống nước thải tại các bệnh viện đều hoạt động. Bên cạnh đó, với hầu hết các bệnh viện trong tình trạng quá tải bệnh nhân, ngoại trừ Trung tâm y tế huyện Cao Lộc không bị quá tải (công suất sử dụng giường bệnh là 86%, do Trung tâm Y tế huyện Cao Lộc gần Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn dẫn đến công suất xử dụng giường bệnh chỉ đạt 86%), các bệnh viện đều trong tình trạng quá tải bệnh nhân với công suất sử dụng giường bệnh thường xuyên


lên đến khoảng 130 – 150%. Tuy nhiên các hệ thống xử lý có công suất thiết kế đáp ứng lượng nước thải ra làm cho hệ thống hoạt động tốt.

Các bệnh viện đều xây dựng hệ thống thu gom tách riêng lượng nước mưa và nước thải. Việc thu gom tách riêng lượng nước thải y tế với nước bề mặt, nước mưa giúp giảm chi phí cho xử lý nước thải, tăng độ bền của công trình do hệ thống không phải làm việc quá tải. Lưu lượng thải nước từ các bệnh viện khác nhau, thay đổi từ 12 m3/ngày đêm đến 85 m3/ngày đêm tùy thuộc vào loại bệnh viện, số giường bệnh, công suất sử dụng giường bệnh, lưu lượng nước thải cao nhất là bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (85 m3/ngày đêm). Qua khảo sát tại 11 bệnh viện, 100% áp dụng phương pháp xử lý aeroten kết hợp lọc sinh học (công nghệ thiết bị hợp khối). Một số thông tin về nước thải và hệ thống xử lý được nêu trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Đặc điểm các hệ thống xử lý nước thải bệnh viện khảo sát


T T


Tên bệnh viện


Hệ thống thu gom nước thải


Hệ thống xử lý nước thải

Lưu lượng nước thải

(m3/ngà

y đêm)


Công nghệ xử lý

Công suất xử lý đã thiết kế (m3/ngày

đêm)

1

Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn

Tách nước mưa

Có hoạt động


85

Aeroten kết hợp

lọc sinh học


350

2

Trung tâm y tế huyện Văn Quan

Tách nước mưa

Có hoạt động


12

Aeroten kết hợp

lọc sinh học


200

3

Trung tâm y tế

Tách

Có hoạt

14

Aeroten

200



T T


Tên bệnh viện


Hệ thống thu gom nước thải


Hệ thống xử lý nước thải

Lưu lượng nước thải

(m3/ngà

y đêm)


Công nghệ xử lý

Công suất xử lý đã thiết kế (m3/ngày đêm)


huyện Bình Gia

nước mưa

động


kết hợp

lọc sinh học


4

Trung tâm y tế huyện Bắc Sơn

Tách nước mưa

Có hoạt động


25

Aeroten kết hợp

lọc sinh học


200

5

Trung tâm y tế huyện Chi Lăng

Tách nước mưa

Có hoạt động


29

Aeroten kết hợp

lọc sinh học


200

6

Trung tâm y tế huyện Hữu Lũng

Tách nước mưa

Có hoạt động


32

Aeroten kết hợp

lọc sinh học


200

7

Trung tâm y tế huyện Tràng Định

Tách nước mưa

Có hoạt động


30

Aeroten kết hợp

lọc sinh học


200

8

Trung tâm y tế huyện Văn Lãng

Tách nước mưa

Có hoạt động


22

Aeroten kết hợp

lọc sinh


200



T T


Tên bệnh viện


Hệ thống thu gom nước thải


Hệ thống xử lý nước thải

Lưu lượng nước thải

(m3/ngà

y đêm)


Công nghệ xử lý

Công suất xử lý đã thiết kế (m3/ngày đêm)






học


9

Trung tâm y tế huyện Cao Lộc

Tách nước mưa

Có hoạt động


18

Aeroten kết hợp

lọc sinh học


200

10

Trung tâm y tế huyện Lộc Bình

Tách nước mưa

Có hoạt động


24

Aeroten kết hợp

lọc sinh học


200

11

Trung tâm y tế huyện Đình Lập

Tách nước mưa

Có hoạt động


26

Aeroten kết hợp

lọc sinh học


200


3.2. Công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn và Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng

Lượng bệnh nhân và số giường bệnh ngày một gia tăng do tốc độ tăng dân số hay do một số bệnh viện, cơ sở y tế nâng công suất phục vụ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh dẫn đến lượng nước thải rác thải tăng theo. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nước thải sau xử lý. Do đó, việc tiến hành nghiên cứu, đánh giá hiệu suất xử lý, công nghệ phù hợp xử lý nước thải bệnh viện là công việc hết sức cần thiết.


Để đóng góp vào hướng nghiên cứu này và đưa ra các giải pháp thích hợp quản lý chất thải bệnh viện nói chung, nước thải bệnh viện nói riêng nhằm góp phần bảo vệ sức khoẻ nhân viên y tế, cộng đồng dân cư và hạn chế đến mức thấp nhất các tác động gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng môi trường, chúng tôi đã lựa chọn bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn và Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng với mục tiêu đánh giá hiệu quả xử lý nước thải y tế của hệ thống xử lý nước thải làm cơ sở đề xuất giải pháp tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống.

3.2.1. Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn là trung tâm khám chứa bệnh lớn nhất của tỉnh, ra đời từ năm 1980, hiện nay bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn là bệnh viện hạng 2, với tổng số giường bệnh là 663 (70 giường bệnh xã hội hóa), có tất cả 23 khoa (trong đó có 15 khoa lâm sàng và 8 khoa cận lâm sàng) và 6 phòng chức năng, số cán bộ viên chức là 662. Bệnh viện là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y Tế Lạng Sơn, có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân các dân tộc miền núi vùng Đông Bắc Việt Nam.

Trong quá trình hoạt đông từ khi thành lập đến nay, bệnh viện đạt nhiều kết quả trong công tác khám chữa bệnh và cứu người. Với sứ mệnh của mình là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân các dân tộc khu vực miền núi phía Đông Bắc, gồm 6 tỉnh với 7.000.000 dân và 1/6 diện tích quốc gia. Bệnh viện đóng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có trách nhiệm phục vụ trực tiếp cho hơn 1 triệu dân của tỉnh. Bệnh viện có vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực về các mặt chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng.

Bệnh viện cũng là đơn vị thực hiện chính sách xã hội, thể hiện tính ưu việt của chế độ nhà nước đối với vùng chiến khu truyền thống cách mạng với nhiều đối tượng chính sách phải ưu tiên, vùng nghèo, vùng dân tộc thiểu số, vùng cực kỳ khó khăn của đất nước, khó khăn huy động nguồn lực của cộng đồng.


Bệnh viện còn là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế chuyên khoa ở bậc đại học và trung học, đồng thời tham gia giảng dạy chuyên khoa ở bậc trung học, đại học và tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn.

Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn có công suất 350m3/ngày đêm, đưa vào hoạt động từ tháng 9 năm 2009. Hệ thống xử lý nước thải được xây dựng trong khuôn viên bệnh viện, được bố trí tại vị trí:

Khu xử lý nằm ở phía Bắc trong khuân viên của bệnh viện:

- Phía Bắc giáp đường Bắc Sơn;

- Phía Nam giáp kho quản lý chất thải y tế;

- Phía Đông giáp đường Nhị Thanh;

- Phía Tây giáp khu nhà để xe.

3.2.2. Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng

Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng đã được công nhận là Bệnh viện hạng 2 vào cuối năm 2016 với sự thay đổi lớn về bộ máy tổ chức, cơ sở vật chất cũng như trình độ chuyên môn. Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng có 4 phòng chức năng, 10 khoa lâm sàng, 6 khoa cận lâm sàng, 1 Đội Y tế dự phòng, 1 Đội Bảo vệ bà mẹ trẻ em, và 26 trạm y tế xã, thị trấn.

Với quy mô 275 giường bệnh, bệnh viện đã trang bị những trang thiết bị y tế tương đối hiện đại như: hệ thống lọc máu nhân tạo, hệ thống mổ nội soi, hệ thống nội soi tiêu hóa bằng ống mềm, máy chụp CT, X-quang số hóa...

Các dịch vụ y tế nổi bật của bệnh viện như: chạy thận nhân tạo, phẫu thuật nội soi và nội soi tiêu hóa đang từng bước chiếm được sự tín nhiệm của người bệnh - lưu lượng bệnh nhân nội trú bình quân khoảng 300 người/ngày, số lượt khám bệnh bình quân từ 250 đến 300 lượt/ngày.

Hệ thống xử lý nước thải Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng có công suất 200m3/ngày đêm, được đưa và hoạt động từ năm 2014. Hệ thống được xây dựng trong khuôn viên bệnh viện.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 22/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí