Quản Lý Việc Đổi Mới Nội Dung Sinh Hoạt Tổ Chuyên Môn

thông báo các quyết định của tổ trưởng với giáo viên. Hiệu trưởng nhà trường phải đặt tổ trưởng chuyên môn vào vị trí của người quản lý trường học thật sự vì họ là người trực tiếp tác động đến giáo viên và học sinh, có tác dụng to lớn trong việc nâng cao chất lượng tổ chuyên môn, biến khả năng chuyên môn của tổ thành hiện thực, từ đó nâng cao chất lượng dạy học của tổ.

* Quản lý kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn của tổ trưởng được cụ thể hoá bằng thời khoá biểu. Thời khoá biểu giảng dạy của nhà trường chính là biểu tượng về thực hiện và quản lý kế hoạch hoạt động chuyên môn

. Hiện nay, việc sắp xếp thời khóa biểu cho phù hợp là vấn đề khá phức tạp, khó khăn. Vì vậy, sau khi thống nhất kế hoạch chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn cần phối hợp với bộ phận sắp xếp thời khóa biểu đảm bảo được yêu cầu tối thiểu sau đây:

- Đảm bảo tính khoa học và sư phạm thể hiện ở chỗ đáp ứng được đầy đủ nguyện vọng của hầu hết các thầy, cô giáo trong trường; đảm bảo cho người dạy vừa có thời gian soạn bài giảng hợp lý vừa có thời gian giảng dạy phù hợp.

- Thời khoá biểu phải đảm bảo đủ số giờ của giáo viên trên lớp theo phân phối chương trình không thừa, không thiếu.

- Thời lượng giảng dạy của giáo viên trong một buổi học không quá 4 tiết và không ít hơn 2 tiết dạy. Các tiết dạy không cách khoảng quá xa.

- Thời lượng dạy trên 1 lớp không quá 2 tiết đối với giáo viên có số giờ từ 3 tiết trong 1 tuần. Trong thời khoá biểu phải xen kẽ các tiết tự nhiên với xã hội để học sinh tiếp thu bài được thoải mái, thuận lơi.

- Nếu nhà trường dạy 2 ca sáng - chiều, thời khoá biểu phải đảm bảo giáo viên có tiết 5 sáng thì không có tiết 1 chiều.

- Phân bố thời khoá biểu để các tổ trưởng chuyên môn có thời gian sinh hoạt tổ trưởng, mỗi tổ chuyên môn có 1 buổi sinh hoạt tổ hợp lý.

- Thời khoá biểu sắp xếp để các giáo viên có điều kiện tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, khá và phụ đạo học sinh yếu - kém.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

- Giáo viên có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi không bố trí tiết 1 và tiết 5.

Việc sắp xếp thời khoá biểu phù hợp là vấn đề rất quan trọng trong các nhà trường phổ thông hiện nay. Việc đó có thể làm được nếu các tổ trưởng chuyên môn kết hợp chặt chẽ được với bộ phận xếp thời khóa biểu và phải thấy r được tầm quan trọng của thời khoá biểu trong hoạt động chuyên môn của nhà trường. Thời khoá biểu phải đảm bảo tính ổn định, ít xáo trộn; nếu có sự thay đổi phải thông báo đến tận giáo viên và học sinh. Có như vậy thì quản lý kế hoạch giảng dạy mà các tổ và cá nhân vạch ra từ đầu năm học mới có tính khả thi, ổn định, đạt được mục đích của nhà trường.

Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trường trung học phổ thông Trung Văn, quận Nam Từ Liêm – Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục - 11

* Sau khi thống nhất kế hoạch tổ chuyên môn, các tổ trưởng chuyên môn cần bàn bạc, thống nhất kế hoạch kiểm tra hồ sơ giáo án định kỳ (2 lần/học kỳ), kế hoạch dự giờ, thao giảng, thi giáo viên giỏi, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm... Các kế hoạch đó đều được thông qua Hội đồng giáo dục nhà trường ngay từ đầu năm học, sau đó chỉ đạo thực hiện theo đúng kế hoạch đã định.

3.2. .3. Điều kiện t ực iện

- Để thực hiện được biện pháp quản lý kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn của tổ, trước tiên tổ trưởng chuyên môn phải chủ động, có kế hoạch, dự kiến, dự báo kế hoạch năm học mới ngay sau khi kết thúc năm học. Kế hoạch TCM là bộ phận trong kế hoạch tổng thể năm học của nhà trường nhưng lại đồng thời mang đặc thù riêng của từng bộ môn. Kế hoạch TCM và của cá nhân chỉ có được khi có kế hoạch của nhà trường. Do vậy ngay từ đầu năm học, BGH nhà trường phải yêu cầu các tổ xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ đảm bảo các yêu cầu theo quy định và phổ biến tới tất cả giáo viên trong tổ để họ thấm nhuần mục tiêu chung, xác định được nhiệm vụ của TCM, cá nhân mình trong năm học.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của đội ngũ các tổ trưởng chuyên môn đến các thành viên trong tổ. Duy trì sự quản lý, chỉ đạo này một cách

thường xuyên trong suốt thời gian năm học, có sự điều chỉnh kịp thời phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường cũng như của nghành.

- Tổ trưởng chuyên môn phải có khả năng về chuyên môn, tâm huyết với nghề nghiệp, có trách nhiệm với công việc.

3.2.2. Quản lý việc đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn

3.2.2. . Mục đíc biện p p

Tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở, nền tảng để tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn một cách cụ thể và có hiệu lực. Đây là nơi quản lý trực tiếp công tác bồi dưỡng giáo viên và phát hiện ra những điểm mạnh - điểm yếu, thuận lợi, khó khăn của việc thực hiện các mục tiêu dạy học. Sinh hoạt tổ chuyên môn phải là nơi bàn bạc, thống nhất về chuyên môn, mang tính chuyên môn hoá, tính đặc thù của từng bộ môn.

3.2.2.2. Nội dun và c c t ực iện biện p p

Để sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường thực sự có chất lượng, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, cần tổ chức thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Ngay từ đầu năm học BGH nhà trường phải thống nhất với tổ trưởng chuyên môn về sắp xếp lịch sinh hoạt tổ chuyên môn và được thể hiện trên thời khoá biểu của nhà trường.

- Tổ trưởng phải thống nhất được với tổ chuyên môn kế hoạch và nội dung cụ thể sinh hoạt tổ chuyên môn theo từng tuần, từng tháng.

- Tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm về nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn của tổ mình, để thống nhất trong toàn tổ những quy định của chuyên môn như:

+ Tổ chức cho giáo viên trong tổ học tập nắm vững các mục tiêu chuyên môn, chương trình, sách giáo khoa, các quy định, quy chế chuyên môn.

+ Tổ chức cho giáo viên bàn bạc, thống nhất để xây dựng kế hoạch thực hiện được những mục tiêu chuyên môn mà nhà trường đã giao cho tổ, nhóm chuyên môn.

+ Tổ chức cho giáo viên trong tổ bàn bạc, thống nhất chương trình giảng dạy nội khoá - ngoại khoá, thống nhất mục tiêu đích yêu cầu của từng chương, bài dạy cụ thể theo khối lớp. Thống nhất được tổ chức hoạt động chuyên môn nội - ngoại khoá. Kiểm tra đánh giá, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu - kém, thống nhất chương trình ôn tập, nâng cao hệ thống kiến thức cho học sinh.

+ Chỉ đạo và giám sát được các khâu soạn (phương pháp và nội dung giáo án bộ môn), giảng, chấm, chữa bài, đánh giá của giáo viên đối với học sinh một cách thường xuyên, có chất lượng, đúng và phù hợp với chương trình. Từ đó, nắm bắt được chất lượng học tập của học sinh để có biện pháp giảng dạy phù hợp, đáp ứng nhu cầu của người học.

+ Thực hiện chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học; lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù bộ môn, đối tượng học sinh, điều kiện trường lớp cụ thể. Có như vậy thì mới nâng cao được chất lượng dạy học.

+ Thống nhất thực hiện và sử dụng đồ dùng dạy học để ứng dụng phương tiện dạy học hiện đại vào nhà trường.

+ Các loại hồ sơ chuyên môn.

+ Quy trình đánh giá xếp loại giờ dạy...

+ Nội dung kiểm tra, cho điểm, đánh giá, phân loại học sinh.

+ Rà soát chương trình để thống nhất những tiết giảng có đồ dùng thí nghiệm, làm mới hoặc bổ sung để giảng dạy.

+ Những chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học.

+ Bàn bạc, rút kinh nghiệm dạy học sinh giỏi, khá, phụ đạo học sinh kém.

+ Trao đổi kinh nghiệm kiểm tra, đánh giá học sinh, ôn luyện thi đại học.

+ Trao đổi, thảo luận những bài giảng khó trong chương trình, những đề thi tuyển sinh khó...

+ Thí điểm thực hiện một số giờ dạy học bằng giáo án điện tử, tổ chức họp rút kinh nghiệm để triển khai đại trà…

- Trong các buổi họp tổ chuyên môn cuối tháng, tổ trưởng chuyên môn phải đánh giá, nhận xét hoạt động chuyên môn của tổ trong tháng theo kế hoạch đã xây dựng từ đó bàn bạc để thực hiện trên tuần cụ thể trong tháng sau.

- Kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn phải thống nhất đan xen với kế hoạch hoạt động của các tổ chức quần chúng khác trong nhà trường để tránh tình trạng chồng chéo kế hoạch.

- Tổ trưởng chuyên môn phải chỉ đạo thường xuyên các buổi sinh hoạt tổ để nắm bắt tình hình và báo cáo trong các cuộc họp giao ban với Ban giám hiệu.

3.2.2.3. Điều kiện để tổ c ức t ực iện

- Ban giám hiệu cần có cơ chế quản lý r ràng, ủy quyền cụ thể cho tổ trưởng để phát huy vai trò cá nhân của tổ trưởng chuyên môn trong việc xây dựng kế hoạch và điều hành sinh hoạt tổ chuyên môn.

- Tổ trưởng phải có khả năng chuyên môn, nhiệt tình, trách nhiệm với công việc để xây dựng được tập thể tổ đoàn kết, nhất trí cao trong công việc để xây dựng được kế hoạch, nội dung sinh hoạt chuyên môn phong phú.

- Tổ trưởng chuyên môn phải có khả năng quản lý, có trình độ chuyên môn, tâm huyết với nghề nghiệp, quan tâm đến hoạt động chuyên môn có chất lượng hiệu quả cao.

- Đội ngũ giáo viên có tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia đóng góp công sức và việc duy trì nề nếp sinh hoạt của tổ mình.

- Nhà trường phải có điều kiện cơ sở vật chất tối thiểu phục vụ dạy và học theo đổi mới chương trình giáo dục hiện nay.

3.2.3. Tăng cường quản lý thực hiện chương trình, kế hoạch dạy h c của giáo viên

3.2.3. . Mục đíc biện p p

Việc quản lý chương trình giảng dạy ở trường THPT nói riêng, trong các nhà trường nói chung hiện nay là việc làm cần được tiến hành thường xuyên theo quy định của Luật giáo dục. Việc quản lý nội dung, chương trình giảng dạy là vấn đề hết sức quan trọng trong điều kiện “mở” như hiện nay. Trên cơ sở khung phân phối chương trình của Bộ, Sở, các nhà trường được phép chủ động trong việc biên soạn, chương trình phù hợp với đặc điểm tình hình của đơn vị. Để quản lý tốt chương trình giảng dạy của các tổ chuyên môn trong trường học phổ thông nhằm mục đích sau đây:

+ Làm cho nhà trường (các thầy, cô giáo) thực hiện đúng, đủ chương trình giảng dạy theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo đối với từng bộ môn.

+ Nâng cao ý thức thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên trong

tổ.

+ Ngăn chặn được những biểu hiện thiếu nghiêm túc trong thực hiện

chương trình: cắt xén, kéo giãn chương trình giảng dạy. Qua kiểm tra để phát hiện được tiến độ thực hiện chương trình ở các khối lớp theo kế hoạch đã định; từ đó có biện pháp chỉ đạo kịp thời để hoạt động giảng dạy luôn bảo đảm đúng, đủ chương trình theo quy định.

+ Quản lý chương trình giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong các bộ môn, góp phần giúp cho nhà trường hoàn thành nhiệm vụ năm học.

3.2.3.2. Nội dun và c c t ực iện biện p p

Ngay từ đầu năm học, các tổ chuyên môn cần được học tập lại những văn bản quy định về hoạt động chuyên môn và để tất cả các giáo viên trong nhà trường nắm vững những công việc cụ thể của người giáo viên trong nhà

trường nắm vững những công việc cụ thể của người giáo viên trong hoạt động chuyên môn.

- Việc thực hiện quy chế chuyên môn gồm có:

+ Thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, giáo dục.

+ Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học theo quy định.

+ Kiểm tra học sinh và chấm bài theo quy định.

+ Bảo đảm giờ thực hành thí nghiệm.

+ Bảo đảm các hồ sơ chuyên môn theo quy định.

+ Tự bồi dưỡng và tham dự các hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ.

+ Thực hiện các quy định dạy thêm, học thêm theo Thông tư 17 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 14/2011/QĐ-UBND ngày 08/4/2011 của UBND thành phố Hà Nội.

- Theo quy định của Điều lệ trường học, hồ sơ chuyên môn của giáo viên gồm:

+ Sổ soạn bài (Giáo án).

+ Sổ dự giờ thăm lớp.

+ Sổ chủ nhiệm đối với các giáo viên làm công tác chủ nhiệm.

+ Sổ điểm cá nhân.

+ Sổ kế hoạch giảng dạy theo tuần.

Ngoài ra theo quy định trên, các nhà trường có thể quy định thêm một số loại hồ sơ sau đây:

+ Sách giáo khoa, phân phối chương trình dạy học của bộ môn.

+ Sổ tích luỹ chuyên môn nghiệp vụ.

- Thống nhất quan điểm chỉ đạo giữa các tổ trưởng với các tổ chuyên môn những điểm sau đây:

+ Giáo án phải được tổ, nhóm chuyên môn thống nhất những vấn đề trọng tâm, những điểm “nhấn” trong bài học và phải được chuẩn bị trước khi lên lớp.

+ Tất cả các giáo viên phải lên lịch báo giảng trước 1 tuần, có xác nhận của TTCM và để lịch báo giảng tại phòng bộ môn của tổ để thuận tiện trong quá trình kiểm tra.

+ Thống nhất thời điểm kiểm tra, thanh tra giáo viên.

+ Thống nhất thời gian thao giảng, dự giờ, thăm lớp đối với giáo viên và quy định mỗi giáo viên phải tham gia thao giảng 2 tiết/năm học. Giáo viên tập sự dự giờ đồng nghiệp ít nhất: 2 tiết/tuần; giáo viên khác dự giờ ít nhất 1 tiết/tuần.

+ Thống nhất mẫu phiếu đánh giá dự giờ lên lớp đối với giáo viên.

- Các tổ chuyên môn quán triệt cho giáo viên những quy định làm việc giữa tổ trưởng đối với giáo viên, trong quá trình chỉ đạo thực hiện chương trình giảng dạy nhà trường tiến hành kiểm tra như sau:

+ Kiểm tra thực hiện chương trình qua sổ đầu bài. Đây là công việc cần phải làm thường xuyên, liên tục trong suốt cả năm học. tổ trưởng chuyên môn kết hợp với Ban kiểm tra nội bộ, Ban chuyên môn thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chương trình qua sổ đầu bài của giáo viên ở tất cả các bộ môn vào cuối tuần học hoặc cuối mỗi tháng. Nắm bắt tình hình và báo cáo Ban giám hiệu để chấn chỉnh trong phiên họp giao ban hàng tháng.

+ Kiểm tra thực hiện chương trình theo phân phối chương trình. Đây là công việc tiến hành thường kỳ. Tuy vậy, khi tổ trưởng thấy công việc giảng dạy của giáo viên có vấn đề cần kiểm tra, tổ trưởng chuyên môn cần kiểm tra, đối chiếu việc thực hiện chương trình của giáo viên, có thống nhất giữa phân phối chương trình, sổ đầu bài, giáo án, lịch báo giảng và vở ghi của học sinh. Đây cũng là việc làm rất cần thiết, có tác dụng ngăn chặn, chấn chỉnh những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động chuyên môn của giáo viên. Đồng thời, qua

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 18/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí