Các Yêu Cầu Của Wto Liên Quan Đến Nông Nghiệp Các Hiệp Định Liên Quan Đến Lĩnh Vực Nông Nghiệp

định. Hàng nông sản trong phần này tập trung vào bốn nhóm chính: ngũ cốc gồm lúa mạch, mỳ, gạo, hạt thô (ngô); hạt có dầu và sản phẩm từ hạt có dầu; sữa và các sản phẩm của sữa; thịt và các sản phẩm thịt; và đường. Đây cũng là những mặt hàng nông sản có khối lượng thương mại lớn trên thế giới. Hầu hết các nước đang phát triển đều thuộc nhóm nước nhập khẩu nông sản hoặc thuộc nhóm thứ ba là những nước tự túc được lương thực và tham gia xuất khẩu một vài mặt hàng nông sản nhất định. Có rất ít các nước đang phát triển là nước xuất khẩu chính tất cả 4 nhóm hàng nông sản trên. Mặc dù ít nước đang phát triển có thể là những nước xuất khẩu chính về tất cả bốn nhóm hàng nông sản nói trên, những mặt hàng nông sản có thế mạnh của từng nước đang phát triển được xuất khẩu đều là những mặt hàng có tính sống còn với họ [8].

Những nhân tố chính thúc đẩy đàm phán Hiệp định nông nghiệp

Gánh nặng tài chính ngày càng gia tăng đối với các chính sách hỗ trợ nông nghiệp ở các nước phát triển khiến nước này muốn thúc đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện Hiệp định nông nghiệp. Cung vượt quá cầu trong nông nghiệp đã làm cho giá cả nông sản trên thế giới sụt giảm, gây sức ép ngày càng lớn với việc tăng cường sự hỗ trợ trong nước cho nông dân các nước phát triển [2].

Về cầu: Có bốn yếu tố chính cần phải tính đến gồm: tốc độ tăng dân số, mức độ mà các nước có thể tự túc sản xuất được lương thực, mức sống của người dân thể hiện qua thu nhập và điều kiện khí hậu tự nhiên. Tốc độ tăng dân số cao, thu nhập đầu người thấp cộng với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt sẽ khiến một quốc gia không thể tự túc được lương thực và buộc phải nhập khẩu và ngược lại. Đối với thị trường nhập khẩu của các nước phát triển, nếu xét theo trên cả bốn yếu tố trên sẽ thấy thị trường nhập khẩu nông sản của những nước này có xu hướng giảm. Theo lý thuyết của các nước phát triển, yếu tố thu nhập có ảnh hưởng nhiều hơn tới mức cầu trong nước, hay còn gọi là quy luật biến đổi theo thu nhập. Những biến động trước mắt về thu nhập sẽ khiến cầu biến động theo một cách tương đối. Tuy nhiên, trong lâu dài thì quy

luật này không có tác dụng. Trong nhiều trường hợp, đặc biệt là đối với các nông sản như lương thực, đồ uống và đặc biệt nông sản thô thì dù thu nhập của dân chúng có tăng lên đáng kể thì mức cầu cũng không tăng nhanh và thâm chí còn chậm hơn thu nhập. Thêm vào đó, nhờ các yếu tố kỹ thuật tiên tiến, các nước phát triển có thể có những sản phẩm thay thế làm giảm thêm nữa lượng cầu về nông sản thô từ các nước đang phát triển. Do đó, nhìn chung nhu cầu nhập khẩu của các nước đang phát triển về nông sản có xu hướng tăng chậm nếu xét theo các yếu tố trên. Ngược lại, đối với thị trường nhập khẩu của các nước đang phát triển, nếu xét trên bốn yếu tố này sẽ thấy trong thời gian tới họ vẫn sẽ là nước nhập khẩu nông sản chính, đặc biệt nếu xét theo góc độ tăng trưởng dân số. Với tốc độ tăng trưởng dân số nhanh hơn tốc độ sản xuất thì ngay cả các nước đang phát triển xuất khẩu lương thực hiện nay như Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ và thậm chí là Việt Nam trong mười năm tới sẽ biến thành các nước nhập khẩu lương thực [2].

Về cung: Hai yếu tố chính ảnh hưởng tới cung trong nông nghiệp là chính sách nông nghiệp và khoa học kỹ thuật. Cả hai yếu tố này đều quan trọng như nhau và các nước phát triển đều có đủ hai yếu tố này. Nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật, cộng với chính sách hỗ trợ nội địa và trợ cấp xuất khẩu, các nước phát triển từ chỗ là các nước nhập khẩu lương thực đã nhanh chóng trở thành các nước xuất khẩu lương thực. Tuy nhiên, do lượng cầu trong nước không lớn nhưng lại có lượng cung lớn nên buộc các nước phát triển phải xuất khẩu nông sản và một phần được xuất khẩu theo hình thức viện trợ lương thực sang các nước đang phát triển. Lượng cung trên thế giới lại càng lớn khi số lượng các nước đang phát triển tham gia xuất khẩu nông nghiệp ngày càng tăng dẫn đến sự mất cân đối nghiêm trọng trong lĩnh vực nông nghiệp và giá nông sản nhìn chung sụt giảm nhanh chóng. Để đáp ứng với sự sụt giá nông sản, các nước phát triển ngày càng phải tăng sự hỗ trợ cho nông dân trong nước và đến lúc sự hỗ trợ này trở thành gánh nặng đối với họ. Hơn nữa, về thực chất, gánh nặng tài chính này phần lớn lại đổ lên vai người

tiêu dùng của chính các nước phát triển do phải trả giá tiêu thụ cao hơn nhiều so với giá thế giới. Vì vậy, làn sóng phản đối chính sách bảo hộ nông nghiệp cũng gia tăng ở các nước phát triển [2].

Một yếu tố khác thúc đẩy quá trình đàm phán Hiệp định về nông nghiệp cũng cần phải nhắc đến là sự gia tăng của các nước đang phát triển trong suất khẩu nông sản. Sự phát triển này, cộng thêm với sự bất mãn vốn có của các nước đang phát triển về sự bất lực của GATT trong lĩnh vực nông nghiệp đã tạo ra sức ép mạnh mẽ buộc các nước phát triển phải mở cửa lĩnh vực nông nghiệp.

Những vấn đề trong vòng đàm phán Uruguay

Xuất phát từ thực tế là quy luật cung cầu trong thương mại nông nghiệp đã bị bóp méo trong suốt thời gian tồn tại của GATT, những vấn đề chính đặt ra đối với lĩnh vực nông nghiệp trong vòng đàm phán Uruguay gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

- Sự mất cân đối lớn giữa cung và cầu đối với các sản phẩm nông nghiệp cộng với sự chênh lệch lớn về giá cả giữa thị trường thế giới và trong nước.

- Chủ nghĩa bảo hộ thông qua các chính sách hỗ trợ nội địa và trợ cấp xuất khẩu và những tác động tiêu cực của nó đối với các nước đang phát triển.

Chính sách pháp luật nông nghiệp Việt Nam và hiệp định nông nghiệp của Tổ chức Thương mại thế giới - 4

- Sự thiếu hiệu quả của GATT và phản ứng của các nước đối với việc mở của thị trường nông nghiệp.

- Gánh nặng tài chính ngày càng tăng đối với các nước phát triển trong các chính sách hỗ trợ nông nghiệp khiến các nước này muốn thúc đẩy nhanh quá trình đàm phán nông nghiệp.

Quan điểm của các nhóm nước trong vòng đàm phán Uruguay

EU phản ứng tiêu cực với việc tự do hoá lĩnh vực nông nghiệp và cho rằng nguyên nhân của các vấn đề trên chính là sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật chứ không phải do chính sách hỗ trợ của chính phủ. Sự gia tăng nhanh chóng của sản lượng nông sản khiến cung vượt quá cầu đi đôi với sự

phát triển vượt bậc của sinh học trong việc tạo ra những giống vật nuôi và cây trồng mới và đã tăng cường khả năng tự cung, tự cấp của các quốc gia. Trong hoàn cảnh đó, thương mại trong nông nghiệp không những sẽ bị hạn chế như hiện nay mà còn tiếp tục bị hạn chế trong tương lai do lượng cung tiếp tục tăng. Thậm chí không có sự hỗ trợ của nhà nước, khoa học kỹ thuật sẽ tiếp tục làm cho sản lượng nông nghiệp tăng vọt trong tương lai. EU đề nghị quá trình tự do hoá trong nông nghiệp phải được tiến hàng theo giai đoạn và tuỳ theo thị trường của từng loại nông sản khác nhau. Tại hội nghị bộ trưởng Brussel tháng 12/1990. EU nhận ra rằng nếu không có sự nhân nhượng với những nước đòi tự do hoá lĩnh vực nông nghiệp thì khó có thể đi đến một Hiệp định cụ thể. Tuy nhiên, nếu EU nhân nhượng trước khi cải tổ chương trình nông nghiệp chung (CAP) của mình thì sẽ vấp phải sự phản kháng trong nội bộ. Do đó, EU quyết định sẽ cải tổ phần nào CAP từ năm 1991 trước khi đi đến nhân nhượng cụ thể [24].

Mỹ và nhóm Cairns: ủng hộ đẩy mạnh tự do hoá trong nông nghiệp và cho rằng các chính sách như hỗ trợ nội địa, trợ cấp xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu là những nguyên nhân chính bóp méo thương mại, gây ra sự mất cân đối giữa cung và cầu trong nông nghiệp. Mỹ đề nghị xoá toàn bộ trợ cấp nông nghiệp và các chính sách nhập khẩu trong vòng 10 năm, đồng thời hoà hợp các tiêu chuẩn sức khoẻ và vệ sinh dịch tễ [24].

Các nước đang phát triển nhập khẩu nông sản cho rằng cung vượt quá cầu chỉ xảy ra đối với một số nông sản ở một số nước phát triển. Xét trên toàn cầu, cung vẫn thấp hơn cầu. Trong một vài trường hợp, do các chính sách trong nước, đặc biệt ở các nước phát triển đã khiến những nước này nhanh chóng biến thành các nước xuất khẩu nông sản lớn. Tuy nhiên, vấn đề chính trên thế giới đối với thương mại trong nông nghiệp là sức mua không đủ và sự mất cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ trên phạm vi toàn cầu. Những nước này khuyến nghị việc tự do hoá thương mại nông nghiệp phải tính đến lợi ích phát triển của những nước nghèo như tăng thu nhập, việc làm, bảo đảm an toàn

lương thực không để xẩy ra các hậu quả chính trị, xã hội. Trong quá trình tự do hoá cần có sự hỗ trợ thêm từ các nước phát triển đối với các nước đang phát triển, ví dụ phải có những ưu đãi nhất định trong thực hiện các cam kết, bảo lưu các biện pháp trợ cấp xuất khẩu và hỗ trợ nội địa vì đối với một số nước đang phát triển nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng hàng đầu cho sự phát triển của đất nước.

Do những quan điểm mâu thuẫn nhau, nên vòng đàm phán Uruguay về nông nghiệp tiến triển chậm chạp. Đặc biệt cuộc cải tổ CAP của EU không đạt được nhiều kết quả khả quan để tạo động lực thúc đẩy quá trình đàm phán tiếp theo. Trước tình hình đó, giám đốc của GATT đã dự thảo một Hiệp định về nông nghiệp, bao hàm những điều khoản nhân nhượng của các bên. Theo dự thảo, quá trình tự do hoá trong nông nghiệp được thúc đẩy mạnh hơn với nhiều ưu đãi hơn cho các nước đang phát triển trong nhiều lĩnh vực. Mỹ và nhóm Cairns tuyên bố chấp nhận dự thảo này trong khi EU phản đối mạnh mẽ, đặc biệt là Pháp, và cho rằng nó sẽ đe doạ phá hoại lợi ích của EU. Ngày 20-11-1992, một dự thảo khác được soạn thảo được gọi là dự thảo Blair house, Dự thảo này có phần thiên về các đòi hỏi của EU và được EU chấp nhận trong khi Mỹ và nhóm Cainrs không hài lòng lắm. Hiệp định nông nghiệp được thông qua với phần lớn nội dung lấy từ dự thảo Blair house.

1.2.2. Các yêu cầu của WTO liên quan đến nông nghiệp Các Hiệp định liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp

- Hiệp định nông nghiệp.

- Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

- Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật.

- Hiệp định về biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs).

- Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs).

Nông nghiệp là lĩnh vực rất nhạy cảm trong quan hệ thương mại thế giới. Sau 8 năm đàm phán tại vòng đàm phán Uruguay, Hiệp định Nông nghiệp đã được ký kết (1994). Hiệp định nông nghiệp đã tăng cường các luật lệ và các quy định điều chỉnh chính sách nông nghiệp theo ba nội dung chính như sau:

Mở cửa thị trường: Thực hiện thuế hoá các biện pháp phi thuế và cam kết thuế, coi thuế là biện pháp duy nhất để bảo hộ sản xuất trong nước [4].

Trợ cấp trong nước: Tất cả các thành viên kê khai mức độ trợ cấp của chính phủ đối với sản xuất nông nghiệp. Các chính sách thuộc diện đầu tư phát triển, không mang tính bóp méo thương mại (nghiên cứu khoa học, đào tạo, khuyến nông, cơ sở hạ tầng…) được khuyến khích áp dụng. Các hình thức trợ cấp làm bóp méo thương mại phải cam kết cắt giảm nếu vượt quá mức cho phép (mỗi mặt hàng không được vượt quá 5% đối với nước phát triển và 10% đối với các nước đang phát triển giá trị của mặt hàng đó) [4].

Trợ cấp xuất khẩu: Hiệp định quy định các nước không trợ cấp xuất khẩu. Đối với hiện đang trợ cấp xuất khẩu lớn sẽ phải cam kết cắt giảm cả về khối lượng và giá trị trợ cấp (36% về giá trị và 21% về khối lượng các mặt hàng được nhận trợ cấp xuất khẩu) [4].

Đối với các đang đàm phán WTO như Việt Nam, phải thực hiện đàm phán với các nước thành viên cả ba lĩnh vực trên để đổi lại được hưởng quy chế ưu đãi của họ, các nước thành viên WTO thường yêu cầu nước muốn gia nhập phải cam kết các điều kiện ngặt nghèo hơn nhiều so với các nước đã là thành viên của WTO.

Bên cạnh Hiệp định nông nghiệp, Việt Nam cũng phải cam kết thực hiện hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS), Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ, Hiệp định về các biện pháp kỹ thuật trong thương mại [4].

Nội dung Hiệp định kiểm dịch động thực vật bao gồm: Luật, pháp lệnh, điều lệ, quy định về công tác thú y và bảo vệ thực vật, các thủ tục, quy trình kiểm nghiệm, kiểm tra, đánh giá dịch hại, chứng nhận phê chuẩn, các biện pháp cách ly, xử lý và các quy định về phương pháp thống kê, bao bì, đánh dấu... Vì vậy, việc áp dụng SPS là một qúa trình xây dựng một hệ thống văn bản pháp lý, chuẩn bị đội ngũ cán bộ được đào tạo với một cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của công tác kiểm dịch động thực vật từ trung ương đến địa phương.

Các nước đang phát triển chung và Việt Nam nói riêng đều gặp các khó khăn trong việc tuân thủ các biện pháp kiểm dịch động thực vật như quy định tại Hiệp định này, nhất là khâu đánh giá tình hình dịch bệnh trong cả nước để đề ra các tiêu chuẩn SPS phù hợp và khoa học. Vì vậy, Việt Nam đang phải nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện các biện pháp kiểm dịch trong nước cũng như tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế để tạo thuận lợi cho thương mại hàng nông sản.

1.2.3. Vai trò của Hiệp định nông nghiệp

Như đã đề cập, Hiệp định nông nghiệp của tổ chức thương mại thế giới WTO được các quốc gia đàm phán trong vòng đàm phán Uruguay từ năm 1986-1994 và đây là bước quan trọng tiến tới sự cạnh tranh lành mạnh cũng như ít bóp méo hơn trong lĩnh vực nông nghiệp. Hiệp định bao gồm cam kết từ phía các nước thành viên WTO nhằm cải thiện việc tiếp cận thị trường và cắt giảm những hình thức trợ cấp bóp méo thương mại nông sản. Những quy định trong Hiệp định được thực hiện bắt đầu từ năm 1995. Hiệp định nông nghiệp có một số vai trò sau:

- Điều chỉnh một trong những vấn đề quan trọng nhất của kinh tế thế giới, đó là lĩnh vực nông nghiệp: Tại rất nhiều quốc gia, gồm cả các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển, thương mại nông sản là một trong những

thành phần quan trọng trong nền kinh tế và có vai trò to lớn trong sản xuất nông nghiệp quốc gia cũng như việc làm.

- Hiệp định nông nghiệp loại bỏ những quy định bóp méo thương mại cũng như những thiệt hại gây ra bởi cơ chế phi thị trường, là nguyên nhân dẫn tới việc sử dụng không hiệu quả nguồn lực.

- Có vai trò giảm đói nghèo: Ngân hàng thế giới đã tính toán rằng: việc loại bỏ những bóp méo thương mại nông sản trong trợ cấp và thuế quan có thể giúp tăng cường thương mại thế giới ít nhất là 0,5 nghìn tỷ USD và giúp khoảng 159 triệu người thoát khỏi đói nghèo vào năm 2015.

- Giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh lương thực: hệ thống thương mại cũng có những vai trò quan trọng trong an ninh lương thực toàn cầu. Hiệp định đưa ra các cơ chế bảo đảm đáp ứng được sự thiếu hụt về lương thực tại bất cứ quốc gia, khu vực bị ảnh hưởng thiên tai. Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, các điều khoản trong Hiệp định đưa ra những cơ hội nhằm cải thiện tốc độ tăng trưởng thông qua thương mại hàng hoá, nơi mà các quốc gia này có những lợi thế cạnh tranh hơn nếu như những điều kiện thương mại ít bị bóp méo. Bên cạnh đó, sẽ loại bỏ được việc trồng những loại cây gây nghiện.

Trong điều kiện hiện nay, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền kinh tế mở đã thực sự trở thành những xu hướng có tính khách quan. Nền kinh tế của mỗi nước trở thành một bộ phận cùa nền kinh tế toàn cầu và chịu ảnh hưởng trực tiếp của những động thái kinh tế tòan cầu. Nhận thức rõ bối cảnh đó, Đại hội lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ "Phát huy cao độ nội lực, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững".


1.3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG HIỆP ĐỊNH NÔNG NGHIỆP

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/11/2023