Thẩm định báo cáo ĐTM và kiểm tra, giám sát việc thực hiện báo cáo ĐTM - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN CAO THÔNG


THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐTM VÀ KIỂM TRA, GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN BÁO CÁO ĐTM


LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Hà Nội – 2009

MỤC LỤC

Thẩm định báo cáo ĐTM và kiểm tra, giám sát việc thực hiện báo cáo ĐTM - 1


Trang

Lời cam đoan 1

Mục lục 2

Danh mục các chữ viết tắt 5

MỞ ĐẦU 6

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐTM VÀ KIỂM TRA, GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN NỘI DUNG BÁO CÁO ĐTM 10

1.1. Những vấn đề lý luận về báo cáo ĐTM và thẩm định báo cáo ĐTM 10

1.1.1. Khái niệm báo cáo ĐTM 10

1.1.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành phát triển của ĐTM 10

1.1.1.2. Định nghĩa Đánh giá tác động môi trường 13

1.1.1.3. Đặc điểm của Đánh giá tác động môi trường 15

1.1.1.4. Bản chất pháp lý của đánh giá tác động môi trường 17

1.1.1.5. Mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của ĐTM 18

1.1.1.6. Yêu cầu và ý nghĩa của Báo cáo ĐTM 22

1.1.2. Thẩm định và phê duyệt Báo cáo ĐTM 24

1.1.2.1 .Khái niệm thẩm định 24

1.2.2.2. Chủ thể có quyền thẩm định báo cáo ĐTM 25

1.2.2.3. Phê duyệt báo cáo ĐTM 27

1.2. Những vấn đề lý luận về kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung báo cáo ĐTM 27

1.2.1. Khái niệm về kiểm tra, giám sát 27

1.2.1.1. Khái niệm về Kiểm tra 27

1.2.1.2. Khái niệm về Giám sát 29

1.2.2. Cơ chế kiểm tra, giám sát 31

1.2.3. Mục đích và ý nghĩa của hoạt động kiểm tra, giám sát 33

1.3. Mối quan hệ giữa các chủ thể trong quá trình thẩm định, kiểm tra và giám sát việc thực hiện nội dung báo cáo ĐTM 34

1.3.1. Mối quan hệ giữa chủ dự án đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ

môi trường. 34

1.3.2. Mối quan hệ giữa chủ dự án đầu tư và cơ quan, tổ chức tư vấn về môi trường

và soạn thảo báo cáo ĐTM 35

1.3.3. Mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và cơ quan, tổ chức dịch vụ tư vấn về môi trường (tổ chức lập báo cáo ĐTM và tổ chức

dịch vụ thẩm định) 36

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐTM VÀ KIỂM TRA, GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN NỘI DUNG BÁO CÁO ĐTM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 39

2.1. Pháp luật về thẩm định báo cáo ĐTM 39

2.1.1. Pháp luật về báo cáo ĐTM 39

2.1.1.1. Các đối tượng phải lập báo cáo ĐTM 39

2.1.1.2. Nội dung cơ bản của Báo cáo ĐTM 43

2.1.2. Thẩm định Báo cáo ĐTM 45

2.1.2.1. Chủ thể có quyền thẩm định Báo cáo ĐTM 45

2.1.2.2. Đối tượng được thẩm định 46

2.1.2.3. Hồ sơ đề nghị thẩm định Báo cáo ĐTM 47

2.1.2.4. Hình thức thẩm định Báo cáo ĐTM 47

2.1.2.5. Quy trình thẩm định Báo cáo ĐTM 55

2.1.2.6. Thời hạn thẩm định báo cáo ĐTM 59

2.1.3. Phê duyệt Báo cáo ĐTM 60

2.1.3.1. Chủ thể có thẩm quyền phê duyệt 60

2.1.3.2. Hình thức phê duyệt 61

2.1.3.3. Hậu quả pháp lý của quyết định phê duyệt 61

2.2. Pháp luật về kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung báo cáo ĐTM 63

2.2.1. Những nội dung cơ bản trong việc thực hiện nội dung báo cáo ĐTM 63

2.2.1.1. Trách nhiệm thực hiện của chủ dự án 63

2.2.1.2. Trách nhiệm của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM, 66

2.2.2. Pháp luật về kiểm tra, giám sát thực hiện nội dung báo cáo ĐTM 67

2.2.2.1. Hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM 67

2.2.2.2. Hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi

trường các cấp (và các cơ quan chuyên môn về BVMT) 71

2.2.2.3. Hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan Cảnh sát môi trường 73

2.2.2.4. Hoạt động giám sát của cộng đồng 75

2.2.2.5. Mối quan hệ phối hợp giữa các chủ thể có trách nhiệm và quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung báo cáo ĐTM 79

Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐTM VÀ KIỂM TRA, GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN NỘI DUNG BÁO CÁO ĐTM Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 84

3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thẩm định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung báo cáo ĐTM 84

3.2. Những giải pháp cụ thể 90

3.2.1. Về thẩm định báo cáo ĐTM 90

3.2.1.1. Về Hội đồng thẩm định 90

3.2.1.2. Nên chăng thành lập một hệ thống cơ quan riêng biệt, độc lập để thực hiện công

tác thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM 91

3.2.1.3. Quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM đối với quyết định của mình. 93

3.2.1.4. Vấn đề phân cấp, uỷ quyền của các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM và kiểm tra việc thực hiện nội dung báo cáo ĐTM 94

3.2.2. Về kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung báo cáo ĐTM 95

3.2.2.1. Quy định cụ thể, tập trung về quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan phê duyệt, cơ quan quản lý nhà nước về BVMT và các cơ quan, tổ chức liên quan 95

3.2.2.2. Quy định quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan Cảnh sát môi trường trong pháp luật BVMT 96

3.2.2.3. Quy định cụ thể, chi tiết địa vị pháp lý của cộng đồng trong việc giám sát thực hiện nội dung Báo cáo ĐTM 97

3.2.2.4. Sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới hệ thống các chế tài xử lý vi phạm pháp luật BVMT đầy đủ, có hệ thống, mang tính nghiêm khắc, răn đe và phòng ngừa 98

KẾT LUẬN 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


1. BVMT: Bảo vệ môi trường

2. CSMT: Cảnh sát môi trường

3. ĐCM: Đánh giá môi trường chiến lược

4. ĐTM: Đánh giá tác động môi trường

5. HĐTĐ: Hội đồng thẩm định

6. ONMT: Ô nhiễm môi trường

7. STMT: Suy thoái môi trường

8. TCDVTĐ: Tổ chức dịch vụ thẩm định

9. TNMT: Tài nguyên môi trường

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài


Sau một thời gian gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam ngày một khởi sắc, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Một dấu hiệu dễ nhận thấy và có thể minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước là việc xuất hiện nhiều hơn các khu công nghiệp, nhiều nhà máy, khu đô thị mới với các toà cao ốc chọc trời… Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế cũng kéo theo nhiều vấn đề về xã hội và môi trường mà ai cũng dễ nhận thấy, đặc biệt là vấn đề môi trường. Đó là tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường diễn ra ngày một nhiều hơn gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, trật tự và an toàn xã hội. Cái giá phải trả cho sự phát triển kinh tế là các dòng sông trong lành biến thành dòng sông “chết”, không khí ô nhiễm nặng với khói bụi mù mịt ở đô thị, hạn hán và lũ lụt hành hoành ở vùng nông thôn, nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt…

Một yêu cầu đặt ra là hoạt động phát triển (hoạt động kinh tế) phải được thực hiện với nguyên tắc phát triển bền vững. Hoạt động phát triển không vì mục tiêu kinh tế, cái lợi trước mắt mà gây ra hậu quả xấu về môi trường và tồn tại lâu dài cho các thế hệ mai sau. Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã chứng kiến một số chủ thể kinh doanh vì lợi ích kinh tế của mình mà bỏ qua các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường gây ra hậu quả rất nghiêm trọng đối với môi trường tự nhiên khó có thể khắc phục. Vụ việc Công ty Vedan Việt Nam xã thải xuống sông Thị Vải suốt thời gian hơn mười bốn năm gây ô nhiễm nghiêm trọng cùng với một số vụ việc khác là minh chứng thuyết phục cho vấn đề này.[29]

Hoạt động phát triển là không thể dừng lại, do đó, đòi hỏi Nhà nước và toàn xã hội phải có chính sách, biện pháp để bảo vệ môi trường sống. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với hoạt động phát triển là một trong những công cụ hữu hiệu để bảo vệ môi trường đã được các quốc gia trên thế giới sử dụng và không còn là vấn đề xa lạ đối với nước ta hiện nay. Nhưng một vấn đề đặt ra là,

hoạt động ĐTM có ý nghĩa bảo vệ môi trường hữu hiệu như vậy nhưng các chủ thể có trách nhiệm (chủ dự án, cơ quan thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM…) có thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình hay không, hoặc có thể, chủ thể hoạt động phát triển lập báo cáo ĐTM (kết quả của hoạt động ĐTM) theo đúng nội dung và thủ tục, cơ quan thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM thực hiện đúng chức năng của mình nhưng việc thực hiện những nội dung và cam kết trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt đến đâu, được bao nhiêu phần và ở mức độ nào mới là điều đáng quan tâm. Và đặc biệt hơn nữa, cơ chế kiểm tra và giám sát việc thực hiện nội dung báo cáo ĐTM như thế nào mới quan trọng, để đảm bảo hoạt động ĐTM thực sự đúng ý nghĩa của nó.

Tác giả chọn vấn đề này để nghiên cứu vì những lý do sau:


Trước hết, với tư cách là một công dân của đất nước, qua tình trạng vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường gây hậu quả rất nghiêm trọng của các chủ thể kinh doanh được đăng tải rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng mà hầu hết ai cũng biết, đã gợi cho tác giả một số suy ngẫm về vấn đề bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay. Điều đó thôi thúc tác giả đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề này.

Với mong muốn được nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ những quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề thẩm định báo cáo ĐTM và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung báo cáo ĐTM. Nội dung nghiên cứu chủ yếu là các vấn đề liên quan đến báo cáo ĐTM; thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM của cơ quan có thẩm quyền; cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung báo cáo ĐTM đã được phê duyệt và các yêu cầu của quyết định phê duyệt…

Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về thẩm định báo cáo ĐTM và hậu thẩm định báo cáo ĐTM của nước ta cũng như hiểu các quy định và việc thực hiện trên thực tế qua các giai đoạn. Để từ đó, có những cái nhìn đúng bản chất về tình trạng chất lượng hoạt động ĐTM, thẩm định báo cáo ĐTM, việc kiểm tra, giám sát thực hiện nội dung báo cáo ĐTM và tình trạng vi phạm các cam kết, các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của

các chủ thể kinh doanh trong thời gian vừa qua. Từ đó, giúp tìm ra giải pháp hữu hiệu để khắc phục những nhược điểm, phát huy các ưu điểm trong hoạt động ĐTM.

Thế nên, tác giả chọn vấn đề “Thẩm định báo cáo ĐTM và kiểm tra, giám sát việc thực hiện báo cáo ĐTM” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu


Đê tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý cũng như cơ sở lý luận của vấn đề ĐTM, hoạt động thẩm định báo cáo ĐTM và kiểm tra, giám sát việc thực hiện báo cáo ĐTM của pháp luật Việt Nam hiện nay. Trong các nội dung này, tác giả sẽ đưa ra các nhận xét, đánh giá việc thực hiện các hoạt động này trên thực tiễn của nước ta trong thời gian qua. Từ đó, tìm ra nguyên nhân cơ bản của thực trạng các vấn đề trên và nêu lên những kiến nghị có thể áp dụng cho Việt Nam trong việc khắc phục tình trạng trên cũng như có những gợi ý nhỏ cho các nhà làm luật góp phần hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.

3. Tình hình nghiên cứu ở Việt nam và ý nghĩa lý luận của đề tài


Có thể nói, ở nước ta hiện nay, ngoài một số bài báo có đề cập hoặc nghiên cứu một số khía cạnh nhỏ của vấn đề thẩm định báo cáo ĐTM và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung báo cáo ĐTM hoặc nghiên cứu với phạm vi rộng hơn là hoạt động ĐTM nói chung (Luận án Tiến sĩ của Lê Sơn Hải về đề tài “Những vấn đề pháp lý của việc đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư”, năm 2006) thì chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc, có hệ thống và đầy đủ. Vấn đề này gần đây mới thực sự nổi cộm do tình trạng vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường nghiêm trọng qua kết quả của các đợt thanh kiểm tra tình hình thực thi các cam kết, nội dung báo cáo ĐTM, trách nhiệm bảo vệ môi trường của các chủ thể kinh doanh mà các báo, đài đã đề cập.

Việc nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Nó có ý nghĩa cho việc xây dựng đầy đủ, hợp lý và khoa học

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2023