Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Cho Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội


chương trình phát triển nhân lực chuyên sâu để đào tạo cán bộ giỏi trở thành các chuyên gia đầu ngành. Ngân hàng chưa có sự phân lớp nhân lực thành các nhóm phù hợp dẫn đến việc phát triển có trình độ không đồng đều về chuyên môn, kiến thức nên ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực sau khi đào tạo.

1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

Trên cơ sở những kinh nghiệm phát triển nhân lực của một số ngân hàng TMCP, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Ngân hàng cần nâng cao nhân thức về vai trò của nhân lực đối với sự phát triển tổ chức, từ đó có những chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển nhân lực đúng đắn góp phần mang lại sự thành công trong hoạt động kinh doanh.

Ngân hàng cần duy trì và xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ năng lực cao, gắn bó với tổ chức, tinh thần làm việc tốt.

Trong công tác quản lý và sử dụng nhân lực, phải đề cao tính nhân đạo, tôn trọng nhân viên, tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên.

Các ngân hàng cần có hệ thống phát triển nhân lực với những chính sách về tuyển dụng, đào tạo, trả lương, bố trí, khen thưởng, đánh giá phù hợp với yêu cầu quản trị.

Muốn phát triển nhân lực, Ngân hàng không thể không quan tâm phát triển và duy trì văn hóa doanh nghiệp. Cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp là tinh thần của tổ chúc và quan điểm giá trị của tổ chức. Vì thế doanh nghiệp và nhân viên cần thiết phải có sự thống nhất về tinh thần doanh nghiệp và quan điểm về giá trị. Tạo môi trường để nhân viên làm việc thoải mái và yên tâm công tác, quan hệ lao động hợp tác, bình đẳng giữa các nhân viên, giữa nhân viên với các nhà quản trị trong tổ chức.

Quan trọng hơn nữa, đó là tổ chức phải được tự chủ hoàn toàn trong mọi hoạt động theo đúng pháp luật và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế của mình trên cơ sở những qui định về cơ chế hoạt động của nhà nước.


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân đội

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng MB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (tên giao dịch tiếng Anh là Military Commercial Joint Stock Bank), gọi tắt là Ngân hàng Quân đội, viết tắt là MB, là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng.Thông tin chi tiết bao gồm:

Tên giao dịch tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội

Tên giao dịch tiếng Anh: Military Commercial Joint Stock Bank

Tên viết tắt: MB

Mã SWIFT Code: MSCBVNVX

Loại hình:Ngân hàng thương mại

Địa chỉ trụ sở chính:18 Lê Văn Lương, Cầu Giấy, Hà Nội

Năm thành lập: 04/11/1994

Website: https://www.mbbank.com.vn/

Lĩnh vực kinh doanh

- Hoạt động trung gian tiền tệ khác

- Hoạt động bao thanh toán.

- Cung cấp các dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn.

- Kinh doanh ngân hàng theo các quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Ngân hàng lưu ký.

- Kinh doanh trái phiếu và các giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật.

- Gia công, chế tác vàng.

- Kinh doanh mua, bán vàng.

- Đại lý bảo hiểm và các dịch vụ liên quan khác theo quy định của Pháp luật.

Trải qua gần 27 năm xây dựng và trưởng thành, MB ngày càng phát triển lớn mạnh, trở thành một tập đoàn tài chính đa năng với ngân hàng mẹ MB tại Việt Nam


& nước ngoài (Lào, Campuchia) và các Ngân hàng thành viên (trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, tài chính tiêu dùng, quản lý quỹ, quản lý tài sản, bảo hiểm nhân thọ). Với các mặt hoạt động kinh doanh hiệu quả, MB đã khẳng định được thương hiệu, uy tín trong ngành dịch vụ tài chính tại Việt Nam. MB có các hoạt động dịch vụ và sản phẩm đa dạng trên nền tảng quản trị rủi ro vượt trội, hạ tầng CNTT hiện đại, phát triển mạnh mẽ mở rộng hoạt động trên các phân khúc thị trường mới bên cạnh thị trường truyền thống của một NHTM. Sau gần ba thập kỉ xây dựng và trưởng thành, hiện nay MB được đánh giá là một định chế tài chính vững vàng, tin cậy, phát triển an toàn bền vững, có uy tín cao.

- Giai đoạn 1994 - 2004: Từ ý tưởng ban đầu là xây dựng một tổ chức tín dụng phục vụ doanh nghiệp quân đội trong nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thời kỳ tiền hội nhập

- Giai đoạn 2005 - 2009: Giai đoạn này đánh dấu bước chuyển mình quan trọng, tạo nền tảng quan trọng để vươn lên phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo.

- Giai đoạn 2010 - 2016: Năm 2010 là bước ngoặt quan trọng đưa MB ghi dấu ấn trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam sau này.

- Năm 2017 - Nay: Đây là năm mở đầu quan trọng của giai đoạn chiến lược mới 2017 - 2021, trong đó MB định hướng tầm nhìn "Trở thành ngân hàng thuận tiện nhất" với mục tiêu đến năm 2030 sẽ trở thành Doanh nghiệp số dẫn dầu thị trường, Ngân hàng Việt Nam đứng đầu về hiệu quả kinh doanh và an toàn.

Ngày 04/11/2019 đánh dấu sự chuyển mình của ngân hàng quân đội MB với diện mạo logo thay đổi. Logo mới có hình ảnh ngôi sao màu đỏ được xếp chéo vào nhau, thể hiện sự liên kết chặt chẽ và tạo niềm tin với mọi đối tác, luôn tỏa sáng. Những ký hiệu được được xếp thành ngôi sao như những bước chân, điều này thể hiện những bước tiến về phía trước vững vàng tự tin.

Diện mạo mới được thiết kế phông chữ đơn giản, làm toát lên sự trẻ trung, hiện đại song hành với chiến lược, cách thức làm việc năng động. Màu đỏ và xanh là 2 gam màu chủ đạo, làm toát nên nhiệt huyết phát triển, sự thân thiện và ngôi sao hướng đến màu cờ tổ quốc đầy yêu thương.


2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Hiện nay, Ngân hàng Quân đội đã có mạng lưới khắp cả nước với trên 100 chi nhánh và trên 190 điểm giao dịch trải dài khắp 48 tỉnh thành phố. Ngoài ra, MBBank còn có văn phòng đại diện tại Liên bang Nga, chi nhánh tại Lào và Campuchia.

MB chia mô hình tổ chức thành 3 khối nhóm: nhóm Kinh doanh, nhóm Hỗ trợ kinh doanh và nhóm Quản lý hệ thống. Các chi nhánh từng bộ phận kinh doanh sẽ trực thuộc một Khối trục dọc tại Hội sở quản lý. Mô hình quản lý tập trung tại Hội sở các nghiệp vụ, phát triển kinh doanh trực tiếp tại chi nhánh.

29


Biểu đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý năm 2020


Nguồn Báo cáo thường niên MB năm 2020 2 1 3 Tình hình sản xuất kinh doanh Bảng 1

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB năm 2020)


2.1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh

Bảng 2.1: Tình hình kinh doanh của ngân hàng MB 2018-2020


Nguồn Báo cáo thường niên MB năm 2020 MB luôn tự hào là ngân hàng có lợi 2

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB năm 2020)

MB luôn tự hào là ngân hàng có lợi nhuận tăng hàng năm. Trên nền tảng một tập đoàn tài chính đa năng, Công ty thành viên của MB có lợi thế đặc biệt khi được kết nối và khai thác tệp khách hàng rộng lớn của Ngân hàng mẹ cùng với việc tự phát triển mảng kinh doanh cốt lõi. Năm 2019, các Công ty thành viên của MB đã có tạo ra lợi nhuận tăng trưởng gấp đôi so với 2018. Đặc biệt năm 2019 cho thấy, MB có một năm kinh doanh ấn tượng khi Ngân hàng thực thi nhiều thay đổi mạnh mẽ, gia nhập Câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ đồng.


2.1.4. Đặc điểm nhân lực tại Ngân hàng MB

2.1.4.1. Số lượng:

Bảng 2.2: Cơ cấu nhân sự theo Hội sở và chi nhánh

(Đơn vị: Người)


Nhóm

2018

2019

2020

SL

%

SL

%

SL

%

Hội sở

2097

23%

2178

22%

2123

22%

Chi nhánh

7068

77%

7754

78%

7520

78%

Tổng

9165

100%

9932

100%

9643

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

(Nguồn: Khối Tổ chức nhân sự MB)

Nhân sự của MB tăng dần qua các năm, đặc biệt là năm 2019. Chỉ tính riêng ngân hàng MB thì số lượng nhân sự năm 2019 sấp sỉ ngưỡng 10.000 nhân sự. Điều này phù hợp với tình hình kinh doanh và phát triển của ngành nói chung và của MB nói riêng khi năm 2019 MB đánh dấu việc gia nhập vào câu lạc bộ các ngân hàng lợi nhuận 10 nghìn tỷ. Song trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch covid nên số lượng nhân sự tuyển mới giảm.

Nhóm nhân sự Hội sở sẽ chiếm tương đương 20-22% nhân sự toàn hệ thống, trong khi nhân sự chi nhánh chiếm 78-80%.

2.1.4.2. Cơ cấu:

Bảng 2.3: Cơ cấu nhân sự theo thâm niên từ 2018-2020

(Đơn vị: Người)



Thâm niên

2018

2019

2020

SL

%

SL

%

SL

%

Dưới 1 năm

2073

23%

2313

23%

1457

15%

1-3 năm

1812

20%

2304

23%

2567

27%

Trên 3 năm

5280

58%

5315

54%

5619

58%

Tổng

9165

100%

9932

100%

9643

100%

(Nguồn: Khối Tổ chức nhân sự MB)


Nhìn vào bảng số liệu, chúng ta thấy MB đa phần là nhân sự có thâm niên trên 3 năm chiếm đa số (~54-58% tổng nhân sự). Điều đó khẳng định về chất lượng nguồn lực và mức độ gắn kết cao của nhân sự.

Bảng 2.4: Cơ cấu nhân sự theo giới tính từ 2018-2020

(Đơn vị: Người)


Giới

tính

2018

2019

2020

SL

%

SL

%

SL

%

Nam

2797

31%

3828

39%

3768

39%

Nữ

6368

69%

6104

61%

5875

61%

Tổng

9165

100%

9932

100%

9643

100%

(Nguồn: Khối Tổ chức nhân sự MB) Tỉ lệ nam nữ của MB chênh lệch lớn, nữ chiếm khoảng 60% tổng số toàn hàng, hiện nay MB đang đẩy mạnh việc cần bằng tỉ lệ nam nữ tại ngân hàng, chúng

ta thấy rõ tỉ lệ nam tăng dần theo từng năm.

2.1.4.3. Chất lượng:

Bảng 2.5: Trình độ học vấn của CBNV MB từ 2018-2020

(Đơn vị: Người)


Trình độ

2018

2019

2020

SL

%

SL

%

SL

%

Đại học trở lên

8616

94,0%

8755

88,1%

8845

91,7%

Cao đẳng

429

4,7%

484

4,9%

547

5,7%

Dưới cao đẳng

120

1,3%

693

7,0%

251

2,6%

Tổng

9165

100%

9932

100%

9643

100%

(Nguồn: Khối Tổ chức nhân sự MB)

MB rất coi trọng nhân lực đầu vào, do đó luôn ưu tiên nhân lực có trình độ cao, tối thiểu từ đại học trở lên. Một số vị trí không yêu cầu chuyên môn cao như lễ tân, lái xe có thể lấy từ cao đẳng trở xuống. Năm 2019 là năm đầu tiên MB nới rộng tiêu chuẩn đầu vào từ Cao đẳng trở xuống đối với một số vị trí phát triển kinh doanh khách hàng cá nhân, từ đó đẩy tỉ lệ cao đăng năm này có sự thay đổi nhiều đột phát.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí