KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu luận văn rút ra một số kết luận sau đây:
1.1. Luận văn đã nghiên cứu cơ sở lí luận về hoạt động bồi dưỡng và tổ chức hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho đội ngũ GV THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn để phân tích, đánh giá thực trạng và từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho đội ngũ GV THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn
Bồi dưỡng là bổ sung, bồi đắp những thiếu hụt về tri thức, cập nhật cái mới trên cơ sở “nuôi dưỡng” những cái đã có để mở mang chúng, làm cho chúng phát triển thêm, có giá trị làm tăng hệ thống những tri thức, kỹ năng, nghiệp vụ, làm giàu vốn hiểu biết, nâng cao hiệu quả lao động”.
Kỹ năng tư vấn học đường là sự vận dụng kiến thức về tư vấn của nhà giáo dục vào quá trình trợ giúp học sinh, giúp các em vượt qua được những trở ngại và khó khăn trong học tập, trong mối quan hệ với những người xung quanh, trong việc tham gia các hoạt động giáo dục, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình phát triển nhân cách của các em.
Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên là những hoạt động có mục đích, của chủ thể quản lý đến quá trình cập nhật, bổ sung kiến thức và rèn luyện kỹ năng tư vấn học đường của giáo viên, giúp giáo viên nâng cao kỹ năng tư vấn học đường của bản thân.
Nội dung tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên THPT vùng đặc biệt khó khăn bao gồm các hoạt động: Lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT; Tổ chức triển khai các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT; Chỉ đạo thực hiện các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT; Kiểm tra, đánh giá các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT.
1.2. Luận văn đã tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng và công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho đội ngũ GV THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn.
Trong những năm qua, hoạt động bồi dưỡng GV nói chung và bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho đội ngũ GV THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả ban đầu.
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, trong tổ chức hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho đội ngũ GV THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn còn có những hạn chế về nhận thức của các lực lượng tham gia giáo dục, trong đó chủ yếu là đội ngũ GV, công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV chưa thực sự có hiệu quả, nội dung chương trình và hình thức phương pháp bồi dưỡng GV chưa thực sự đổi mới, CSVC để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV chưa đồng bộ và kịp thời, công tác kiểm tra, đánh giá của các cấp quản lí đối với hoạt động bồi dưỡng GV chưa thường xuyên và hiệu quả chưa cao.
1.3. Nguyên nhân dẫn đến đến thực trạng công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho đội ngũ GV THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn là:
Các cấp quản lí GD chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho GV nên nhận thức của GV đối với công tác bồi dưỡng này chưa được nâng cao một cách triệt để; chưa chú trọng công tác qui hoạch bồi dưỡng dẫn đến kế hoạch bồi dưỡng thiếu khoa học, không chủ động.
Chưa có sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới để tăng cường loại hình tự bồi dưỡng.
Cơ chế phối hợp công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng nói chung và hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho GV nói riêng giữa các ngành, các cấp quản lí còn thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ, chưa tạo được sự liên thông trong sự phối hợp chỉ đạo quản lí.
Việc kiểm tra đánh giá mang nặng tính hình thức, chưa tạo điều kiện đúng mức cho hoạt động tự bồi dưỡng của nhà trường và tự học của GV.
1.4. Khắc phục những hạn chế trong công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho GV, luận văn đã đề xuất được 5 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho GV:
Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, GV về tầm quan trọng của hoạt động tổ chức bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn.
Biện pháp 2: Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng để lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn
Biện pháp 3: Tổ chức xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho giáo viên phù hợp với thực tiễn các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn.
Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho giáo viên THPT vùng đặc biệt khó khăn.
Biện pháp 5: Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho giáo viên THPT vùng đặc biệt khó khăn.
Biện pháp 6: Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ cho việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho giáo viên THPT vùng đặc biệt khó khăn.
Kết quả khảo nghiệm, trưng cầu ý kiến từ các chuyên gia, cán bộ quản lí giáo dục và GV THPT đều cho rằng những biện pháp mà tác giả đề xuất trong luận văn đều có tính cần thiết và khả thi cao.
1.5. Kết quả nghiên cứu của luận văn phù hợp với giả thuyết khoa học đã nêu, các nhiệm vụ của đề tài đã được giải quyết.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cần xây dựng hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho đội ngũ GV đảm bảo linh hoạt, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, vùng miền.
2.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn
Tăng cường đầu tư ngân sách cho hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường các trường phổ thông, đặc biệt là các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn.
Có chính sách hỗ trợ kinh phí cho CBQL, GV đi học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nói chung và bồi dưỡng về kỹ năng tư vấn học đường nói riêng.
2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
Đổi mới hệ thống quản lí bằng cách hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của các trường trung học phổ thông.
Sở GD&ĐT Bắc Kạn tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm sau mỗi năm thực hiện cuộc thi tư vấn học đường do Bộ GD&ĐT tổ chức và sử dụng các kỹ năng
TVHĐ trong các cuộc thi GV giỏi do Sở GD&ĐT tổ chức để có sự điều chỉnh kịp thời cho phù hợp.
Tăng cường các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho GV, CBQL về kỹ năng tư vấn học đường vào dịp hè.
2.4. Đối với các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn
Tích cực triển khai các chủ trương và biện pháp khi đã được thông qua với tinh thần chủ động, xuất phát từ nhu cầu thực tế và năng lực của cán bộ, GV nhà trường.
Tăng cường tuyên truyền để tạo được sự ủng hộ, đồng thuận của GV trong và ngoài nhà trường, chính quyền địa phương trong công tác bồi dưỡng GV.
Nhà trường đặc biệt phải động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích GV tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng ngày càng cao của GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay.
Chủ động đề xuất các biện pháp phù hợp với đặc điểm theo đặc thù của từng đơn vị.
Tăng cường CSVC để đảm bảo cho việc học tập, thực hành nghiên cứu của GV.
Nhà trường có kế hoạch kiểm tra thường xuyên, đánh giá công khai kết quả tự học tập bồi dưỡng của GV, có nhận xét, xếp loại, động viên khen thưởng kịp thời.
2.5. Đối với GV trực tiếp tham gia hoạt động TVHĐ
Tích cực tham gia các khóa bồi dưỡng về kỹ năng TVHĐ do nhà trường và Sở GD&ĐT tổ chức.
Tự giác tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ bằng mọi hình thức, ở mọi lúc, mọi nơi có thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chu Liên Anh (2009), Kỹ năng tư vấn pháp luật của luật sư, Luận án tiến sỹ, Viện Khoa học xã hội vùng Trung bộ.
2. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 về xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục, Hà Nội.
3. Ban chấp hành Trung ương (khoá XI) (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
4. Đặng Quốc Bảo (1977), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường CBQLGD, Hà Nội.
5. Phạm Thanh Bình (2016), Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh trung học cơ sở, luận văn tiến sĩ, ĐH sư phạm Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Quyết định số 1876/QĐ-BGDĐT ngày 21/5/2018 ban hành Chương trình bồi dưỡng năng lực tư vấn cho GV phổ thông làm công tác tư vấn học sinh.
8. Chính phủ (2008), Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 về Chương trình hỗ trợ giảo nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (nay là 64 huyện nghèo).
9. Chính phủ (2015), Quyết định số 1501/QĐ-Tg ngày 28/8/2015 phê duyệt Đề án tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020.
10. Chính phủ (2017), Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
11. Chính phủ (2017), Quyết định 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020.
12. Chính phủ (2017), Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020.
13. Chính phủ (2018), Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018 phê duyệt danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018-2020.
14. Trần Anh Dân (2009), Biện pháp quản lí của lãnh đạo trường trung học phổ thông về việc phối hợp giữa nhà trường và xã hội trong giáo dục ở Thành phố Thái Bình hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, ĐHQG Hà Nội.
15. Vũ Dũng (2006), Giáo trình Tâm lí học quản lí, NXB Đại học sư phạm.
16. Trần Thị Minh Đức (2006), Giáo trình tham vấn tâm lý, NXB Giáo dục, Hà Nội.
17. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, Chương trình đề tài khoa học cấp nhà nước, Đề tài KX-07-14, Hà Nội.
18. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, Chương trình đề tài khoa học cấp nhà nước, Đề tài KX-07-14, Hà Nội.
19. Phùng Thị Hằng (Chủ biên, 2017), GV phổ thông với công tác tư vấn học sinh trong trường phổ thông, Tài liệu bồi dưỡng GV phổ thông, Thái Nguyên.
20. Phùng Thị Hằng và Nguyễn Đỗ Hồng Nhung (2018), bài giảng “Một số kỹ năng cơ bản trong tư vấn cho học sinh”, ĐH Sư phạm Thái Nguyên.
21. Bùi Minh Hiền, Nguyễn Xuân Hải (2010), “Chân dung người hiệu trưởng trong lãnh đạo và quản lý nhà trường phổ thông hiện nay ở nước ta”, Tạp chí QLGD, số 8-2010;
22. Nguyễn Văn Hộ (2001), Tuyển tập các tình huống sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
23. Trần Bá Hoành (2002), Bồi dưỡng tại chỗ và bồi dưỡng từ xa, Hà Nội.
24. Trần Thị Minh Huế (2015), Phát triển kỹ năng tư vấn, chăm sóc tâm lý cho sinh viên Đại học Thái Nguyên, luận vặn thạc sỹ trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
25. Bùi Văn Hưng (2013), Quản lí giáo dục hướng nghiệp trong các trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
26. Đặng Thành Hưng (2010), “Quản lý giáo dục và quản lý trường học”, Tạp chí Quản lý Giáo dục, số 17.
27. Trần Kiểm (2002), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.
28. M.I Kôndakốp (1983), Những cơ sở lý luận của quản lý trường học, Trường Cán bộ QLGD và Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.
29. Bùi Thị Xuân Mai (2007), Thực trạng kỹ năng hỏi trong tham vấn của cán bộ xã hội, Kỷ yếu hội thảo khoa học tâm lý - giáo dục tỉnh Đồng Nai, 18-12-2007
30. Nguyễn Thị Ngọc (2014), Khảo sát nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh - Thành phô Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ, đại học sư phạm Hồ Chí Minh.
31. Nguyễn Thị Oanh (2008), Tư vấn tâm lý học, NXB Trẻ, Hà Nội
32. Hoàng Phê (Chủ biên, 2002), Từ điển Tiếng Việt, NXB KHXH, 2002
33. Bùi Văn Quân (2007), Giáo trình Quản lý Giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.
34. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Dạy học - Con đường hình thành nhân cách, Trường CBQLGD, Hà Nội.
35. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Kạn, Báo cáo tổng kết năm học 2016-2017, 2017-2018, 2018-2019.
36. Trần Quốc Thành (1996), Con đường quan trọng nhất để phát triển nguồn lực con người, Trường CBQLGD, Hà Nội.
37. Bùi Thị Thoa (2015), Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh một số trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, luận văn thạc sĩ, ĐH sư phạm Hà Nội.
38. Từ điển giáo dục học (2001), NXB Từ điển Bách khoa.
39. Nguyễn Quang Uẩn (2001), Tâm lí học đại cương, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
40. UNESCO: Kỹ năng sống - cầu nối tới khả năng con người, Tiểu ban giáo dục UNESCO - 2003 (Life skills - The bridge to Human Capabilited).
41. Võ Thị Tường Vy (2016), Một số kỹ năng tham vấn của tham vấn viên tâm lý trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, sáng kiến kinh nghiệm.
42. Ngô Xuân Chiến (2018). “ Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên” , luận văn thạc sĩ, ĐH sư phạm Thái Nguyên.
Web:
43. https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95_ch%E1%BB%A9c
PHỤ LỤC 01
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho CBQL, GV)
Để giúp chúng tôi có thêm cơ sở nghiên cứu luận văn “Tổ chức Bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV Trung học phổ thông vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn”, đề nghị quý thầy/ cô vui lòng trả lời một số câu hỏi ở nội dung dưới đây.
Quý thầy/ cô vui lòng đánh dấu (X) vào câu trả lời mà quý thầy/ cô cho là phù hợp với ý kiến của mình. Xin trân trọng cảm ơn quý thầy/cô!
Câu 1: Xin thầy (cô) cho biết sự cần thiết phải tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT ?
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Câu 2: Xin thầy (cô) đánh giá về nội dung bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học dưỡng cho GV THPT
Các kỹ năng | Mức độ thực hiện | |||
Thường xuyên | Đôi khi | Không thực hiện | ||
1 | Nhóm kỹ năng chung về tư vấn tâm lý | |||
1.1 | Kỹ năng lắng nghe | |||
1.2 | Kỹ năng hỏi | |||
1.3 | Kỹ năng thấu cảm | |||
1.4 | Kỹ năng cung cấp thông tin | |||
1.5 | Kỹ năng hóa giải im lặng | |||
2 | Nhóm kỹ năng chuyên biệt về tư vấn học đường | |||
2.1 | Kỹ năng phát hiện sớm | |||
2.2 | Kỹ năng đánh giá tâm lý học sinh | |||
2.3 | Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động phòng ngừa trong nhà trường | |||
2.4 | Kỹ năng phối hợp các lực lượng giáo dục | |||
2.5 | Kỹ năng can thiệp | |||
2.6 | Kỹ năng lập và lưu trữ hồ sơ tâm lý của học sinh |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Biện Pháp Tổ Chức Bồi Dưỡng Kỹ Năng Tư Vấn Học Đường Cho Gv Các Trường Trung Học Phổ Thông Vùng Đặc Biệt Khó Khăn Tỉnh Bắc Kạn
- Tổ Chức Xây Dựng Nội Dung Chương Trình Bồi Dưỡng Kỹ Năng Tvhđ Cho Giáo Viên Phù Hợp Với Thực Tiễn Các Trường Thpt Vùng Đặc Biệt Khó Khăn
- Khảo Nghiệm Các Biện Pháp Bồi Dưỡng Kỹ Năng Tư Vấn Học Đường Cho Gv Trung Học Phổ Thông Vùng Đặc Biệt Khó Khăn Tỉnh Bắc Kạn
- Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên trung học phổ thông vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn - 14
- Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên trung học phổ thông vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn - 15