Nhìn chung, phương thức nhờ thu an toàn hơn phương thức chuyển tiền nhưng phí dịch vụ ngân hàng cao hơn so với phương thức chuyển tiền.
Bên xuất khẩu và nhập khẩu thường áp dụng phương thức này trong trường hợp hai bên mua bán có quan hệ lâu đời và tín nhiệm lẫn nhau hay khi giá trị hợp đồng mua bán không lớn lắm. Khi phát sinh mâu thuẫn quyền lợi hoặc thiếu tín nhiệm lẫn nhau, trong thương lượng hai bên sử dụng phương thức khác.
3. Tín dụng chứng từ (Documentary Credits)
Tín dụng chứng từ là phương thức trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó nếu người này xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định nêu ra trong thư tín dụng.
Các loại LC:
- LC có thể hủy ngang (Revocable LC): là LC mà người mở (nhà nhập khẩu) có quyền đề nghị ngân hàng phát hành sửa đổi, bổ sung, hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần sự chấp thuận và thông báo trước của người thụ hưởng (nhà xuất khẩu). Vì quyền lợi người xuất khẩu không được bảo đảm, do đó, loại LC này hầu như không được sử dụng trong thực tế mà chỉ tồn tại trên lý thuyết.
- LC không thể hủy ngang (Irrevocable LC): là loại LC sau khi được mở thì người yêu cầu mở L/C sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó, trừ khi có sự thỏa thuận khác của các bên tham gia LC. Đây là loại LC được áp dụng rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế và là loại LC cơ bản nhất.
- LC không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable LC): là loại LC không thể hủy ngang, theo yêu cầu của ngân hàng phát hành, một ngân hàng khác xác nhận đảm bảo trả tiền cho LC này. Do có hai ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu nên đây là loại đảm bảo nhất cho nhà xuất khẩu.
- LC chuyển nhượng (Transferable LC): là LC không hủy ngang, theo đó, người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện LC cũng như quyền đòi tiền mà mình có được cho những người hưởng lợi thứ hai, mỗi người hưởng lợi thứ hai nhận cho mình một phần thương vụ.
- LC giáp lưng (Back to back LC): sau khi nhận được LC do người nhập khẩu mở, người xuất khẩu sử dụng chính LC này làm căn cứ bảo đảm, đề nghị ngân hàng phát hành một thư tín dụng khác cho người khác hưởng với nội dung gần giống như LC ban đầu.
- LC tuần hoàn (Revolving LC): là loại LC không hủy ngang, trong đó có điều khoản quy định, sau khi đã sử dụng hết giá trị hoặc đã hết thời hạn hiệu lực, lại bắt đầu có giá trị như cũ và được tiếp tục sử dụng như vậy trong một thời hạn nhất định.
- LC đối ứng (Reciprocal LC): là loại LC chỉ có hiệu lực thanh toán cho người thụ hưởng sau khi đã có một LC khác của bên đối tác cũng đã được mở ra.
- LC điều khoản đỏ (Red Clause LC): là loại LC mà ngân hàng phát hành ủy nhiệm cho ngân hàng thông báo thanh toán một số tiền nhất định, trong phạm vi giá trị của LC cho người thụ hưởng, ngay cả khi người này chưa thực hiện nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa cho người thụ hưởng.
- LC dự phòng (Standby LC): Là loại LC được phát hành nhằm mục đích trực tiếp bảo vệ quyền lợi cho nhà nhập khẩu. Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu phát hành LC dự phòng cho nhà nhập khẩu hưởng, cam kết thanh toán tiền cho nhà nhập khẩu nếu nhà xuất khẩu không có khả năng giao hàng hoặc không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng như đã quy định trong LC.
Ưu nhược điểm và điều kiện vận dụng:
Trong phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng đóng vai trò cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu và cam kết trả tiền cho người xuất khẩu chứ không chỉ làm trung gian đơn thuần như những phương thức thanh toán khác. Đây là một phương thức
thanh toán có quy trình chặt chẽ đảm bảo được quyền lợi cho các bên trực tiếp tham gia và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Song cũng là phương thức thanh toán khá phức tạp, tốn nhiều thời gian và chi phí.
Ngân hàng chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán căn cứ trên chứng từ xuất trình theo LC mà không quan tâm đến tình hình thực tế của hàng hóa. Vì vậy, nếu hàng hóa thực tế không khớp với chứng từ có thể xảy ra rủi ro cho nhà nhập khẩu.
DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA THAM GIA NGHIÊN CỨU SƠ BỘ
HỌ VÀ TÊN | CHỨC DANH | SĐT | |
1 | Trần Bình Trọng | Giám đốc Vùng Miền Nam – Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam | 0977300700 |
2 | Cao Bá Nha | Giám đốc Quản lý quan hệ khác hàng – Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam | 0906699767 |
3 | Trịnh Đức Thành | Giám đốc Quản lý quan hệ khác hàng – Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam | 0902755007 |
4 | Trần Minh Đức | Giám đốc Phân khúc FDI – Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam | 0923706320 |
5 | Chu Thị Mỹ Hương | Chuyên viên Quản lý quan hệ khác hàng – Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam | 0937982023 |
6 | Nguyễn Thị Kim Loan | Giám đốc Dịch vụ Khách hàng CN HCM – Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam | 0903063433 |
7 | Hồ Thị Quỳnh Liên | Giám đốc Ngân hàng giao dịch – Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam | 0903042084 |
8 | Nguyễn Bảo Hà | Chuyên viên chính Tài trợ thương mại – Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam | 0903264877 |
9 | Vò Thị Trúc Linh | Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Dược phẩm Sohaco Miền Nam | 0988609976 |
10 | Lê Ngọc Sơn | Giám đốc tài chính Công ty TNHH May Thêu Thuận Phương | 0982988985 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Định Sự Khác Biệt Giữa Các Nhóm Theo Đặc Điểm Doanh Nghiệp Xuất Nhập Khẩu Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh Đối Với Quyết Định Lựa Chọn
- Loại Hình Doanh Nghiệp (Xuất Khẩu Hay Nhập Khẩu)
- Ảnh hưởng của giá trị thương hiệu đến quyết định lựa chọn Ngân hàng thanh toán quốc tế đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh - 11
- Ảnh hưởng của giá trị thương hiệu đến quyết định lựa chọn Ngân hàng thanh toán quốc tế đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh - 13
- Ảnh hưởng của giá trị thương hiệu đến quyết định lựa chọn Ngân hàng thanh toán quốc tế đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh - 14
- Ảnh hưởng của giá trị thương hiệu đến quyết định lựa chọn Ngân hàng thanh toán quốc tế đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh - 15
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
BẢNG CÂU HỎI ĐỊNH TÍNH
Kính chào quý Anh/Chị! Tôi là học viên cao học khóa 23 trường Đại học Kinh tế TP.HCM đang thực hiện luận văn cao học “Ảnh hưởng của giá trị thương hiệu đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh”. Trước hết, xin chân thành cảm ơn quý Anh/Chị đã dành thời gian tham khảo và trả lời các câu hỏi dưới đây! Những đóng góp của Anh/Chị sẽ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu của đề tài. Chân thành cảm ơn quý Anh/Chị!
PHẦN I: BẢNG CÂU HỎI
Câu 1.Theo Anh/Chị, yếu tố nhận biết thương hiệu có phải yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quóc tế của doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn TP.HCM không? Nếu không, vì sao?
.......................................................................................................................................
- Những nhận định sau đây có phải là thành phần của yếu tố nhận biết thương hiệu không? Nếu đồng ý vui lòng khoanh tròn vào STT những nhận định dưới đây.
- Sự diễn đạt của những nhận định này có dễ hiểu, phù hợp cho người được phỏng vấn không? Nếu không, cần chỉnh sửa như thế nào cho dễ hiểu, phù hợp?
1. Tôi nhận biết được dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng X
................................................................................................................................
2. Ngân hàng X dễ nhận diện so với những ngân hàng khác
................................................................................................................................
3. Nhân viên của ngân hàng X hiểu rò về ngân hàng hơn
................................................................................................................................
4. Khi nói đến tên một ngân hàng X tôi có thể nhớ đến logo của nó
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Câu 2.Theo anh/chị, yếu tố chất lượng cảm nhận có phải yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn TP.HCM không? Nếu không vì sao?
....................................................................................................................................
- Những nhận định sau đây có phải là thành phần của yếu tố chất lượng cảm nhận không? Nếu đồng ý vui lòng khoanh tròn vào STT những nhận định dưới đây
- Sự diễn đạt của những nhận định này có dễ hiểu, phù hợp cho người được phỏng vấn không? Nếu không, cần chỉnh sửa như thế nào cho dễ hiểu, phù hợp?
1. Ngân hàng X áp dụng công nghệ hiện đại trong dịch vụ thanh toán quốc tế của mình
................................................................................................................................
2. Dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng X có chất lượng tốt
................................................................................................................................
3. Dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng X rất đáng tin cậy
................................................................................................................................
4. Ngân hàng X cung cấp những dịch vụ thanh toán quốc tế tuyệt vời
................................................................................................................................
5. Dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng X rất hiệu quả
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Câu 3.Theo Anh/Chị, yếu tố liên tưởng thương hiệu có phải yếu tố quan trọng tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn TP.HCM không? Nếu không, vì sao?
................................................................................................................................
................................................................................................................................
- Những nhận định sau đây có phải là thành phần của yếu tố liên tưởng thương hiệu không? Nếu đồng ý vui lòng khoanh tròn vào STT những nhận định dưới đây
- Sự diễn đạt của những nhận định này có dễ hiểu, phù hợp cho người được phỏng vấn không? Nếu không, cần chỉnh sửa như thế nào cho dễ hiểu, phù hợp?
1. Ngân hàng X tạo cho tôi cảm giác được mọi người chấp nhận
....................................................................................................................................
2. Mọi người mong muốn được sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng X
....................................................................................................................................
3. Tôi rất thích ngân hàng X
....................................................................................................................................
4. Ngân hàng X tạo ra một hình ảnh đặc biệt trong tâm trí khách hàng
....................................................................................................................................
Ngoài 4 nhận định trên của yếu tố liên tưởng thương hiệu tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn TP.HCM thì Anh/Chị còn đưa ra nhận định nào khác không?
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Câu 4.Theo Anh/Chị, yếu tố lòng trung thành thương hiệu có phải yếu tố quan trọng tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn TP.HCM không? Nếu không, vì sao?
................................................................................................................................
- Những nhận định sau đây có phải là thành phần của yếu tố lòng trung thành thương hiệu không? Nếu đồng ý vui lòng khoanh tròn vào STT những nhận định dưới đây
- Sự diễn đạt của những nhận định này có dễ hiểu, phù hợp cho người được phỏng vấn không? Nếu không, cần chỉnh sửa như thế nào cho dễ hiểu, phù hợp?
1. Tôi rất trung thành với ngân hàng X
……………………………………………………………………………………
2. Tôi luôn luôn quan tâm đến việc tìm hiểu thực tế hơn về ngân hàng X
.................................................................................................................................
3. Tôi cũng sẽ giới thiệu dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng X tới những người khác
.................................................................................................................................
4. Trong tương lai, tôi sẽ sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế từ ngân hàng X nhiều hơn
.................................................................................................................................