để hoạt động này có tính khả thi và đảm bảo được tính liên tục, tính đồng bộ từ đó chất lượng, hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng được nâng cao.
* Nội dung biện pháp:
- Sở GD&ĐT kết hợp với các trường vùng đặc biệt khó khăn xác định xem để thực hiện từng chuyên đề bồi dưỡng cần phải có những điều kiện gì để có biện pháp đảm bảo những điều kiện đó. Tuỳ từng nội dung bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ mà chúng ta phải có những điều kiện khác nhau, nhưng về cơ bản các điều kiện tối thiểu phải đảm bảo là: Tài liệu giảng dạy, tài liệu học tập và tham khảo, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, chế độ chính sách cho người dạy và người học. Cụ thể:
+ Cơ sở vật chất bao gồm: phòng học, các trang thiết bị phục vụ dạy và học, hệ thống tài liệu sách báo, giáo trình, băng, đĩa... là một trong những thành tố cấu thành của quá trình dạy học, nó đóng vai trò quan trọng như các thành tố khác và cũng chính là phương tiện thiết yếu của người dạy nhằm thực hiện mục đích hoạt động dạy học.
+ Tăng cường tài chính, cơ sở vật chất, kĩ thuật và trang thiết bị để nâng cao bồi dưỡng, sự lĩnh hội tri thức của người học và hiệu quả tổ chức bồi dưỡng kỹ năng cho GV.
+ Hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho GV có tính đặc thù riêng, do vậy, ngoài hệ thống cơ sở vật chất như trường lớp, bàn ghế, bảng viết, hệ thống chiếu sáng trong phòng học… cần chú trọng đến hệ thống các trang thiết bị như máy chiếu, tivi, máy vi tính, mạng internet, các tranh ảnh, đồ dùng trực quan, các phòng học bộ môn, các phòng chức năng… phù hợp với đặc thù từng chuyên đề bồi dưỡng.
+ Về tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo cần trang cấp đủ cho GV. Nên tăng cường ưu tiên việc mua sắm các loại sách hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ cho việc tự đào tạo, tự bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV.
- Đảm bảo tốt chế độ chính sách cho người dạy và người học, để khuyến khích GV tham gia vào hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho GV
* Cách thức thực hiện:
- Đối với Giám đốc Sở GD&ĐT
+ Xây dựng Đề án đào tạo đội ngũ GV THPT cốt cán, trong đó xác định rõ nguồn lực về tài chính, cơ chế tài chính để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Hàng năm, chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cụ thể trong tổng thể hoạt động chuyên môn của Sở GD&ĐT kèm theo dự toán kinh phí đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp ngân sách hoạt động vào nguồn kinh phí hoạt động nghiệp vụ (không tự chủ) của cơ quan.
+ Lãnh đạo Sở GD&ĐT cần tích cực trong việc phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động tư vấn, tham vấn học đường… để mở các lớp tập huấn, các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về kỹ năng TVHĐ cho đội ngũ giáo viên. Nguồn kinh phí được trích từ nguồn kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng và hoạt động của nhà trường hay từ các nguồn kinh phí khác.
- Đối với CBQL các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn
+ Đầu tư đầy đủ các trang thiết bị và cơ sở vật chất bao gồm tài liệu, sách báo, máy chiếu phục vụ cho hoạt động TVHĐ của GV.
+ Xin kinh phí của Sở GD&ĐT để đầu tư những điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu trong qua tổ chức hoạt động TVHĐ.
- Đối với GV trực tiếp tham gia hoạt động TVHĐ tại các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn
+ Sử dụng hiệu quả các nguồn lực về cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ cho hoạt động TVHĐ.
* Điều kiện thực hiện biện pháp:
Sở GD&ĐT cần có nguồn tài chính để phục vụ hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho GV.
Sở GD&ĐT, trường THPT cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho GV.
Sở GD&ĐT, trường THPT phải có cơ chế chính sách đối với báo cáo viên và học viên tham gia bồi dưỡng.
Công tác tuyên truyền, thuyết phục để huy động nguồn lực tài chính cho hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho giáo viên phải được thực hiện tốt.
Các ban ngành cần có nhận thức đúng về vai trò, trách nhiệm đối với hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho giáo viên.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Có thể khẳng định rằng để nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho đội ngũ giáo viên các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn cần phải thực hiện đồng bộ 5 nhóm giải pháp như trên. Mặc dù mỗi biện pháp nhằm đạt được mục tiêu nhất định, song cả 5 nhóm biện pháp đều có mối liên hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau, bổ sung cho nhau.
Trong đó, biện pháp 1 có vai trò là biện pháp cơ sở; các biện pháp 2, 3, 4, 5 là những biện pháp cơ bản; biện pháp 6 có tính chất hỗ trợ, bổ sung cho các biện pháp trên.
Sự thống nhất và đồng thuận trong triển khai các biện pháp này là tiền đề cơ bản tạo nên hiệu quả chung cho cả quá trình bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho đội ngũ giáo viên THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới và cùng chung một mục tiêu cuối cùng là góp phần cao chấtlượng giáo dục tại các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn.
Tất cả các biện pháp nêu trên đều có mối quan hệ biện chứng với nhau. Khi sử dụng các biện pháp cần phải mềm dẻo, linh hoạt thì mới nâng cao hiệu quả quản lý. Kết hợp các biện pháp sẽ là yếu tố chủ đạo quyết định việc nâng cao hiệu quả bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho đội ngũ giáo viên THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn.
3.4. Khảo nghiệm các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV trung học phổ thông vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn
3.4.1. Mục đích
Xác định mức độ cần thiết và tính khả thi của mỗi biện pháp đề xuất, phân tích đánh giá kết quả đó, rút ra những bài học trong công tác tổ chức bồi dưỡng và những kết luận khoa học. Từ đó tiếp tục vận dụng sáng tạo vào tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn nhằm mục đích ngày càng thực hiện tốt hơn công tác quản lí, tạo nên sự chuyển biến tích cực trong chất lượng dạy học của các trường THPT.
3.4.2. Nội dung và cách tiến hành
Bước 1: Xác định nội dung phiếu hỏi xin ý kiến của các chuyên gia về các biện pháp tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn.
Bước 2: Xác định tiêu chuẩn và lựa chọn các chuyên gia.
Từ việc đề xuất các biện pháp tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi đã thăm dò ý kiến của 80 CBQL và GV trong các nhà trường.
Bước 3: Xin ý kiến các chuyên gia và xử lí các phiếu hỏi.
Phiếu khảo sát về tính cấp thiết của các biện pháp tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn đã đề xuất được đánh giá ở 3 mức độ: Rất cấp thiết (3 điểm); Cấp thiết (2 điểm); Không cấp thiết (1 điểm).
Tương tự như vậy phiếu khảo sát về tính khả thi của các biện pháp đề xuất cũng được tính theo 3 mức độ: Rất khả thi (3 điểm); Khả thi (2 điểm); Không khả thi (1 điểm).
3.4.3. Kết quả khảo nghiệm
Bảng 3.1. Tính cần thiết của các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV trung học phổ thông vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn
Các biện pháp | Tính cần thiết | Tính khả thi | |||||||||
Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần thiết | Giá trị TB | Thứ bậc | Rất khả thi | Khả thi | Không khả thi | Giá trị TB | Thứ bậc | ||
+3 | +2 | +1 | X | +3 | +2 | +1 | X | ||||
1 | Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, GV về tầm quan trọng của việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho GV các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn | 77 | 3 | 0 | 2,96 | 1 | 69 | 11 | 0 | 2,86 | 2 |
2 | Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng để lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn | 72 | 8 | 0 | 2,90 | 5 | 64 | 16 | 0 | 2,80 | 5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Chỉ Đạo Thực Hiện Các Hoạt Động Bồi Dưỡng Kỹ Năng Tư Vấn Học Đường Cho Gv Thpt Vùng Đặc Biệt Khó Khăn, Tỉnh Bắc Kạn
- Các Biện Pháp Tổ Chức Bồi Dưỡng Kỹ Năng Tư Vấn Học Đường Cho Gv Các Trường Trung Học Phổ Thông Vùng Đặc Biệt Khó Khăn Tỉnh Bắc Kạn
- Tổ Chức Xây Dựng Nội Dung Chương Trình Bồi Dưỡng Kỹ Năng Tvhđ Cho Giáo Viên Phù Hợp Với Thực Tiễn Các Trường Thpt Vùng Đặc Biệt Khó Khăn
- Luận Văn Đã Tiến Hành Khảo Sát Và Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Bồi Dưỡng Và Công Tác Tổ Chức Hoạt Động Bồi Dưỡng Kỹ Năng Tư Vấn Học
- Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên trung học phổ thông vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn - 14
- Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên trung học phổ thông vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn - 15
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
Các biện pháp | Tính cần thiết | Tính khả thi | |||||||||
Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần thiết | Giá trị TB | Thứ bậc | Rất khả thi | Khả thi | Không khả thi | Giá trị TB | Thứ bậc | ||
+3 | +2 | +1 | X | +3 | +2 | +1 | X | ||||
3 | Tổ chức xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho giáo viên phù hợp với thực tiễn các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn | 73 | 7 | 0 | 2,91 | 4 | 65 | 15 | 0 | 2,81 | 4 |
4 | Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho giáo viên các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn | 75 | 5 | 0 | 2,94 | 2 | 67 | 13 | 0 | 2,84 | 3 |
5 | Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho giáo viên các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn | 74 | 6 | 0 | 2,93 | 3 | 72 | 8 | 0 | 2,90 | 1 |
6 | Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho giáo viên THPT vùng đặc biệt khó khăn | 71 | 9 | 0 | 2,89 | 6 | 62 | 18 | 0 | 2,78 | 6 |
Trung bình ( X ) | 2,92 | 2,84 |
Nhận xét:
* Nhận xét về tính cần thiết và tính khả thi:
Qua kết quả tổng hợp, nhìn vào hai cột giá trị trung bình thấy ngay các ý kiến đánh giá là phù hợp và tương đối thống nhất với nhau thể hiện ở điểm trung bình của
mức độ cần thiết X = 2,92 và điểm trung bình của mức độ khả thi là X = 2,84. Trong những biện pháp trên, mỗi biện pháp có một vai trò, nhiệm vụ khác nhau, biện pháp này sẽ có sự tương tác với biện pháp kia và ngược lại. Trong từng điều kiện nhất định và trong từng thời gian cụ thể mỗi biện pháp mang tầm quan trọng khác nhau, có khi biện này mang tính cấp thiết còn biện pháp kia mang tính lâu dài, biện pháp này mang tính cụ thể, biện pháp kia mang tính khái quát, biện pháp này là tiền đề cho biện pháp kia. Tóm lại, không có biện pháp nào là vạn năng, cần phải vận dụng một cách linh hoạt nhiều biện pháp để phối hợp giải quyết một nhiệm vụ. Mỗi biện pháp đều có những ưu nhược điểm nhất định, do đó khi thực hiện cần phải kết hợp một cách đồng bộ, có hệ thống.
Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng
kỹ năng tư vấn học đường cho GV trung học phổ thông vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn
Để khẳng định sự phù hợp giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV trung
học phổ thông vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn, tác giả sử dụng hệ số tương quan thứ bậc Spearman:
r 1
6D2
NN21
Trong đó, r là hệ số tương quan thứ bậc; D là hiệu số thứ bậc của 2 đại lượng đem ra so sánh (mức độ cần thiết và tính khả thi); N là số đơn vị được nghiên cứu (06 biện pháp).
Kết quả: r = 1 - = = 0,83
Từ kết quả trên (r = 0,83> 0) cho thấy giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất là tương quan thuận và chặt chẽ tức là giữa mức độ cần thiết và khả thi ở mỗi biện pháp quản lý có sự phù hợp rất cao. Do đó các biện pháp được đề xuất là cần thiết và khả thi trong việc góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV trung học phổ thông vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn. Đề tài đã đề xuất 5 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn đó là:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, GV về tầm quan trọng của hoạt động tổ chức bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn.
Biện pháp 2: Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng để lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn
Biện pháp 3: Tổ chức xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho giáo viên phù hợp với thực tiễn các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn.
Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho giáo viên THPT vùng đặc biệt khó khăn.
Biện pháp 5: Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho giáo viên THPT vùng đặc biệt khó khăn.
Biện pháp 6: Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ cho việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho giáo viên THPT vùng đặc biệt khó khăn.
Qua kết quả khảo nghiệm có thể khẳng định các biện pháp tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn mà luận văn đề xuất đều có tính cần thiết và tính khả thi ở mức độ cao. Những biện pháp đề xuất trên được triển khai thực hiện sẽ có tác dụng thiết thực đối với việc bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV.
Những biện pháp nghiên cứu trên mới chỉ là bước khởi đầu, cần có sự quan tâm giúp đỡ của các cấp các ngành và sự phối hợp hưởng ứng một cách tích cực, tự giác của đội ngũ GV THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn. Đồng thời bản thân tác giả phải tiếp tục nghiên cứu để đạt được kết quả như mong đợi.