Nhân Vật Đối Diện Với Những Ẩn Số Về Thời Thế Và Nhân Thế

2.2.4. Nhân vật cô đơn, lạc loài

Hình tượng nhân vật cô đơn, lạc loài là một mẫu hình phổ biến trong văn học Việt Nam sau 1975. Trước sự biến đổi mạnh mẽ của hiện thực cuộc sống, con người không kịp thích ứng nên thường mang tâm trạng bơ vơ, lạc lõng giữa cuộc đời. Chủ đề nỗi cô đơn của con người đã được các nhà văn khám phá, thể hiện khá sâu sắc trong nhiều tác phẩm như: Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Thời xa vắng (Lê Lựu), Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp)… Hầu hết các nhà văn đều quan tâm khai thác bi kịch cô đơn, lạc loài, lạc thời của những con người bước ra từ khói lửa chiến tranh. Họ mang tâm trạng bơ vơ, lạc lõng bởi không thể hòa mình được với những biến đổi của thời đại. Trong sáng tác của Tạ Duy Anh, nỗi cô đơn lại được coi như một định mệnh gắn với kiếp làm người. Với tấm lòng thương xót con người, nhà văn trân trọng nỗi cô đơn. Ông quan niệm: “Tâm trạng cô đơn, bản chất của nó là khát khao cái đẹp. Có thể hoàn toàn tin ở một người cô đơn”. (Vòng trầm luân trần gian)

Chính vì vậy, trong thế giới nghệ thuật của Tạ Duy Anh xuất hiện nhiều nhân vật cô đơn. Đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ ai cũng cô đơn. Cô đơn có khi là một hình phạt (lão Hứa – Bước qua lời nguyền), cô đơn vì bị ruồng bỏ, lãng quên (chị Thư – Truyền thuyết viết lại, chị Túc – Xưa kia chị đẹp nhất làng). Đáng sợ hơn là nỗi cô đơn định mệnh, đeo bám con người từ khi sinh ra cho đến khi giã từ cõi thế (Luân hồi). Cô đơn như một tiền định không vì lí do nào khác ngoài lí do mang phận người. Trong Luân hồi, một gia đình bốn người, thuộc ba thế hệ (bà nội tôi, cha tôi, mẹ tôi và tôi) đều mang trong mình nỗi cô đơn. Họ sống lạc lõng, lẻ loi ngay trong chính gia đình của mình. Không ai chịu hiểu ai, không ai chịu gần ai, mỗi người là một khối cô đơn, mỗi người là một kí ức và sự mong chờ của họ cũng chẳng có điểm chung: “Ròng rã ba tháng trời, bà nội tôi, cha tôi, mẹ tôi và tôi trở thành những vai diễn nhàm tẻ trong một màn kịch câm khủng khiếp”. “Cha tôi tự chôn mình trong một không gian giống như nấm mồ”. “Bà nội tôi suốt mùa mưa hầu như không

mở miệng, trừ lúc nhờ tôi giã trầu. Bà chỉ có mỗi việc đu chân trái khi chân phải co lên và ngược lại”. “Mẹ tôi tìm cách giết những con bọ chó nhảy lách tách khắp nơi”. “Tóm lại, toàn bộ cuộc đối thoại của chúng tôi qua nhiều ngày cộng lại chỉ gồm:

Bà tôi: đu đưa chân phải khi chân trái co lên Bố tôi: vặn vẹo từ phần vai trở xuống

Mẹ tôi: đùa với bọ chó và nhìn mưa thở dài Tôi: mơ một thiếu nữ”. [4, tr.185]

Nỗi cô đơn bao bọc không khí của cả gia đình khiến ai cũng cảm thấy lạc lõng, bơ vơ. Nhưng kì lạ một điều là họ đều không tìm cách để chia sẻ. Mỗi người là một thế giới riêng không có sự giao lưu, hòa hợp, giữa họ không sao tìm được tiếng nói chung, không có được sự đồng cảm. Họ chấp nhận nỗi cô đơn như chấp nhận một hình phạt đã có từ tiền kiếp.

Ám ảnh trong các sáng tác của Tạ Duy Anh còn là tình trạng cô đơn, lạc loài của những người đàn bà đẹp. Họ đều là những người phụ nữ có nhan sắc, giàu lòng nhân ái nhưng lại bị cộng đồng ruồng bỏ, sống kiếp cô đơn. Nghịch lí là ở chỗ, họ bị ruồng bỏ không phải những khiếm khuyết về thể xác hay tâm hồn mà ngược lại họ khổ vì chính nhan sắc và phẩm hạnh mà họ có. Chị Thư trong Truyền thuyết viết lại đã bị bỏ cô độc chỉ vì “giữa những người đen đủi, tật nguyền, chị đẹp tới mức lạc lõng”. Sắc đẹp của chị đã “gợi dậy trong kí ức làng Đồng nỗi kinh hoàng về một hiểm họa do một người đàn bà đẹp gây ra” [4, tr.169]. Người ta nhất quyết gán cho chị bị bệnh hủi và chối bỏ chị như “chối bỏ một điều vô phúc”, khiến chị “quanh năm chỉ còn biết vụng trộm với bọn trẻ”. Nỗi cô đơn thấm đẫm trong những bài hát khe khẽ, buồn thảm thiết của chị… Không chỉ riêng mình chị Thư, vẻ đẹp của chị Túc (Xưa kia chị đẹp nhất làng), Quý Anh, Quý Hương (Bước qua lời nguyền) và biết bao người phụ nữ không tên khác đều bị lãng quên, hắt hủi. Họ đều là những đại diện của cái đẹp không được đặt đúng chỗ, không được xã hội trọng dụng và ghi nhận. Họ

phải chịu đựng số phận của những thiên thần bị đuổi khỏi trời xanh, lạc loài giữa thế giới thù hận, tăm tối. Xây dựng nhân vật những người phụ nữ đẹp nhưng cô đơn, lạc lõng, Tạ Duy Anh muốn đặt ra vấn đề về số phận của cái đẹp. Chính trong cuộc sống ngu muội, đầy tăm tối và định kiến hẹp hòi của xã hội cũ, cái đẹp sẽ bị trối bỏ, bị trơ trọi, cô đơn, lạc loài và cái đẹp đang được thử thách. Ở phương diện này, nhân vật người phụ nữ trong các sáng tác của Tạ Duy Anh vừa có ý nghĩa như những cái bóng hắt chiếu lại quá khứ kinh hoàng vừa nổi bật ở khả năng cứu chuộc và tha thứ. Vẻ đẹp của họ như lời thách thức với những định kiến hẹp hòi, những lời nguyền độc ác và với sự cô đơn mà xã hội đã dành sẵn cho họ. Đó phải chăng cũng là lời buộc tội của tác giả dành cho cái xã hội đã không biết trân trọng phụ nữ, không biết trân trọng cái đẹp.

Luôn xuất hiện trở đi trở lại trong các tác phẩm của Tạ Duy Anh là những nhân vật “tôi” trên hành trình cô độc, nhận thức sâu sắc nỗi khổ của phận người, khao khát làm được một điều gì để cải tạo thế giới trong khi biết trước mình sẽ đơn độc và phần nhiều là thất bại. Đó là chàng trai dám “bước qua lời nguyền”, “băng qua ngàn năm để viết lại một truyền thuyết” nhưng hơn một lần nếm trải nỗi cô đơn: “Bỗng dưng tôi cảm thấy cô đơn” (Bước qua lời nguyền), “Tôi lặng lẽ bước, nghe tiếng chân mình cô độc trên con đường trải đầy lá rụng” (Truyền thuyết viết lại). Khao khát cái đẹp, sự hoàn thiện, con người cũng phải trả giá bằng nỗi cô đơn. Cô đơn là sự thất bại của con người trước định mệnh. Dẫu trải qua biết bao suy tư, chiêm nghiệm, dẫu có những bừng tỉnh, lóe sáng, khát khao… nhưng cuối cùng con người trong suốt kiếp vẫn chỉ thực hiện cuộc độc hành giữa hai đầu sinh – tử.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Khai thác trạng thái cô đơn trong tâm hồn con người, Tạ Duy Anh không phải cổ vũ cho lối sống tự kỉ, co mình trong vỏ ốc. Các nhân vật của ông mặc dù cô độc nhưng vẫn không thôi ước ao, kiếm tìm. Họ tìm về với quá khứ, tìm đến những giấc mơ để tiếp tục hi vọng. Họ ẩn mình trong nỗi cô đơn để có thể soi ngắm lại chính mình để rồi có những phút giây bừng tỉnh, lóe sáng trong

tâm thức. Dù con đường tìm kiếm chân lí là vô cùng nhưng với ý nghĩa này, con người cũng đã sống với những ý nghĩa tốt đẹp.

Truyện ngắn Tạ Duy Anh nhìn từ thi pháp thể loại - 7

2.2.5. Nhân vật đối diện với những ẩn số về thời thế và nhân thế

Trong xã hội hiện đại, con người luôn đứng trước nguy cơ nhòe mờ căn cước – cái bản gốc của chính mình. Trước thực tế đó, các nhà văn đương đại thường hay chú ý tới một kiểu nhân vật – đó là nhân vật kiếm tìm những ẩn số. Tạ Duy Anh cũng là một nhà văn như vậy. Các nhân vật trong truyện ngắn của ông thường mang tâm trạng hoài nghi về sự thật có sẵn, hoài nghi sự tồn tại của chính mình. Chính vì vậy họ thường bắt đầu những cuộc hành trình tìm kiếm để giải đáp những ẩn số về thời thế và nhân thế.

Trong truyện ngắn Vô ngôn, nhân vật “tôi” sau cái chết của mẹ đã quyết định tìm về quê ngoại để tìm lại quá khứ của mẹ, cũng là tìm về một phần quá khứ của chính mình. Ban đầu đó là sự háo hức, thèm khát của một đứa trẻ khi tìm về với quê ngoại. Nhưng trên hành trình tìm kiếm ấy, “tôi” nhận ra quá khứ của mẹ mình không phải là một quá khứ tươi đẹp mà cay đắng, xấu xa và thấm đẫm nước mắt. Bà ngoại “tôi” vì muốn đi tìm hạnh phúc cho riêng mình mà đã cùng người tình của mình sẵn sàng hãm hại chồng để đưa chồng vào tù tội. Ông ngoại “tôi” sau khi kiệt quệ, trở về quê mới của bà ngoại để bắt mẹ của “tôi” bán cho một người Thổ để lấy tiền hút thuốc phiện. Đây là lí do vì sao mỗi lần “tôi” hỏi về quá khứ của mẹ đều được bà trả lời là “mẹ không nhớ”. Lúc đầu nhân vật “tôi” đau khổ, thất vọng và hối hận khi tìm lại quá khứ: “Dường như tôi chẳng muốn biết thêm gì nữa. Có những bí mật quá khứ nên giữ mãi là bí mật. Ôi! Quê ngoại, người nhân hậu hay tàn nhẫn. Tôi thấy chua chát cho chính sự hăm hở của mình. Bao nhiêu dịu ngọt tôi uống suốt thời thơ bé nhờ trí tưởng tượng, ai dè lại đắng đót thế này” [2, tr.106]. Phải chăng đó là những lời chối bỏ quá khứ, không dám chấp nhận, đối mặt với nó. “Dường như những gì tôi vừa trải qua là một trò chơi đầy ẩn ý của kẻ có quyền lực vô biên là số phận” [2, tr.107]. Trong tâm trạng hoang mang, bế tắc, “tôi” ý

thức hơn về cuộc sống hiện tại của bản thân mình: Có thể chính từ những tính toán tàn nhẫn của bà ngoại, việc bán mẹ “tôi” của ông ngoại phải chăng là con đường nhanh nhất để mẹ “tôi” tới thẳng tới cha “tôi”? Sự có mặt của tôi ở trên đời, người vợ hiền và hai đứa con đẹp như tranh vẽ “xét trên toàn cục đó là một cuộc sắp đặt ngoạn mục, hữu tình và có hậu của số phận” [2, tr.107]. Lúc này “tôi” đã chấp nhận những sai lầm trong quá khứ và thầm cảm ơn số phận đã cho mình may mắn được xuất hiện trong cõi đời. Mặc dù một phần quá khứ là đau buồn nhưng hiện tại và tương lai luôn tràn đầy hi vọng, niềm vui và hạnh phúc.

Truyện ngắn Lãng du cũng là câu chuyện về cuộc hành trình tìm về quá khứ của nhân vật “tôi”. Trải qua hơn ba mươi năm rời xa quê hương nhưng trong kí ức của “tôi” luôn lưu giữ hình ảnh về một miền quê “đẹp như tranh vẽ”. Đó là một “thiên đường” mà anh đã trải qua những năm tháng tuổi thơ êm đềm. Bằng tâm trạng háo hức, say mê, “tôi” đã không ngừng kể cho cô bạn gái của mình về miền quê “thơ mộng” đó. Và “tôi” bắt đầu cuộc hành trình đưa nàng trở về những kí ức xa xưa. Thế nhưng càng đi thì những thơ mộng, dịu dàng, mê đắm càng mất hút “thay vào đó là sự cằn cỗi, hoang tàn, xấu xí. Xấu xí đến phát điên lên được” [6, tr.219]. Càng đi tìm anh càng thấy bực tức, hoang mang, vô vọng. Anh hoàn toàn không đủ sự tự tin để đối mặt với sự thay đổi khủng khiếp đang diễn ra. “Hình như có kẻ lọc lõi nào đó đã đánh cắp của anh hết sạch, biến anh thành gã trắng tay” [6, tr.219]. Và đã có lúc anh đau đớn “quay sang nguyền rủa kí ức, nguyền rủa cái đầu chỉ quen mơ mộng mà quên hết mọi thứ khác, nguyền rủa thứ được gọi là kỉ niệm” [6, tr.219]. Biết bao tâm trạng đan xen khi anh buộc phải chấp nhận cái thực tại hoang tàn, đổ nát, xấu xí: “Anh ngồi bệt xuống, chỉ cảm thấy nước mắt dàn dụa và một vị đắng chát nơi cổ họng. Đau đớn. Nuối tiếc. Nhục nhã. Uất hận… ngần ấy cảm giác ùa đến nhưng không đủ diễn tả tâm trạng anh” [6, tr.233]. Cuối cùng chính nàng đã hiểu ra đó là tâm trạng của một con người luôn “thường trực nỗi hổ thẹn của một người

không thể chối bỏ sự tồn tại cả khi nó đáng chối bỏ… điều chỉ có ở những trái tim lớn luôn khát khao sự thanh sạch” [6, tr.234].

Có thể nói, chính trên hành trình quay ngược về quá khứ, đối diện với quá khứ, nhân vật mới tìm thấy ý nghĩa đích thực của cuộc sống hiện tại, mới thấy cuộc sống hiện tại đáng để trân trọng, đáng để sống và ngày càng phải sống có ý nghĩa hơn.

Tóm lại, đến với truyện ngắn Tạ Duy Anh, chúng ta thấy được một thế giới nhân vật đa dạng. Qua thế giới nhân vật này, nhà văn đã thể hiện được chiều sâu và những phát hiện mới trong cách nhìn về con người. Thông qua sự cảm nhận đau đớn về số phận của mỗi cá nhân, Tạ Duy Anh đã cảnh tỉnh con người trước nguy cơ bị tha hóa, biến dạng, méo mó cả về tâm hồn và thể xác. Từ đó hướng người đọc đến bến bờ của Chân – Thiện – Mỹ, trả lại cho con người những gì họ đáng được hưởng nhất. Có thể nói, truyện ngắn Tạ Duy Anh thực sự đã đem đến cho độc giả cái nhìn mới mẻ về hiện thực và con người, nói lên được những vấn đề bức xúc của xã hội hiện đại mang tầm nhân loại. Đó là sự nỗ lực không ngừng sáng tạo đáng trân trọng của nhà văn trong hành trình đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người.

2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh

2.3.1. Miêu tả chân dung, ngoại hình

Chân dung – ngoại hình là khái niệm dùng để chỉ hình dáng, diện mạo, cử chỉ, tác phong… những biểu hiện tạo nên dáng vẻ bề ngoài của con người. Người xưa thường nói: “Trông mặt mà bắt hình dong”. Thông qua ngoại hình, có thể phần nào thấy được tính cách và tâm địa của mỗi con người. Nó giúp người đọc phân biệt, nhận dạng bề ngoài con người nhân vật, đồng thời là yếu tố góp phần thể hiện tính cách nhân vật. Đối với một số nhà văn như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng… miêu tả ngoại hình, diện mạo được coi là một trong những thủ pháp quan trọng để thể hiện tính cách nhân vật. Nhưng với Tạ Duy Anh, việc miêu tả ngoại hình không phải thủ pháp chính, đắc địa. Tuy

nhiên, trong một số trường hợp, ngoại hình nhân vật lại thể hiện được cái hồn, tính cách cũng như dự báo về số phận nhân vật.

Khảo sát thế giới nhân vật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh, chúng tôi nhận thấy, chân dung ngoại hình thường được tác giả sử dụng khi xây dựng hình ảnh những người phụ nữ. Đó có thể là những nhân vật trong quá khứ như: nàng Đoan Trang, người đàn bà trong truyền thuyết làng Đồng… hoặc những con người của thời hiện tại như: chị Thư, chị Túc, Quý Anh, Quý Hương… Nhưng nhìn chung, họ đều là những con người có số phận bất hạnh. Xây dựng hình tượng những người phụ nữ, Tạ Duy Anh đặc biệt chú ý đến việc miêu tả chân dung ngoại hình để khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của họ. Đồng thời dự báo về tương lai, số phận mà họ phải trải qua.

Từ xa xưa, người ta đã quen với triết lí “hồng nhan bạc mệnh”. Những người phụ nữ trong sáng tác của Tạ Duy Anh đều là những người phụ nữ đẹp và phải gánh chịu những nỗi khổ đau, bất hạnh bởi chính nhan sắc của mình. Chị Thư trong Truyền thuyết viết lại bị cả làng Đồng xa lánh hắt hủi chỉ vì “Giữa những người đen đủi, tật nguyền chị đẹp tới mức lạc lõng”. Sắc đẹp của chị “đã gợi dậy trong kí ức làng Đồng nỗi kinh hoàng về hiểm họa do một người đàn bà đẹp gây ra” [4, tr.169].

Chị Túc trong Xưa kia chị đẹp nhất làng cũng phải chịu biết bao bất hạnh. Vẻ đẹp của chị được nhà văn miêu tả khá tỉ mỉ: “Ở vào tuổi mười tám, chị tươi rói như một bông hoa. Với thân hình thon thả, bờ vai chị tròn trịa, lẳn trong chiếc áo mầu nâu tươi”. “Cặp môi chín mọng của chị khẽ mở ra, để lộ nụ cười có sức hút mê mệt. Cặp mắt như hai miếng cau bổ khéo…” [4, tr.23]. Trong ấn tượng của anh chỉ huy, đó là vẻ đẹp của một “vị Phúc thần” có khả năng “làm nguội mặt đất”, “băng bó những vết thương” mà chiến tranh đã gây ra. Trong suy nghĩ của anh Hào thì chị Túc là “cô Tấm trăm phép màu chứ không phải là người trần mắt thịt” [4, tr.32]. Thế nhưng người con gái “xinh đẹp, tài đảm” ấy lại không được hưởng một cuộc sống hạnh phúc như chị đáng được nhận.

Chiến tranh, sự nghiệt ngã của số phận đã cướp đi tuổi xuân của chị. Khi những người lính từ khói đạn trở về cũng chính là lúc cuộc đời chị Túc rơi vào bi kịch. Người ta đã áp đặt cho chị những “lời đồn tai quái”. Chị bị đẩy vào tình trạng lạc lõng ngay trong chính cộng đồng của mình, “sống âm thầm như con vạc lẻ đàn”. Người ta chỉ còn biết đến chị là “người đàn bà chửa hoang” mà “không mấy ai trong số họ còn nhớ xưa kia chị Túc xinh đẹp và tài đảm nhất làng” [4, tr.49]. Số phận bất hạnh của chị Túc cũng chính là sự hiện thân của biết bao nỗi bất hạnh của những người phụ nữ trong chiến tranh. Họ âm thầm hi sinh, âm thầm chờ đợi, âm thầm chôn vùi những khát khao tuổi xuân nhưng cuối cùng chỉ nhận lại được sự nghiệt ngã từ số phận. Nhà văn viết về những người phụ nữ với tất cả sự yêu thương, trân trọng. Ông ngợi ca vẻ đẹp đồng thời xót thương cho số phận bất hạnh của họ.

Bên cạnh chân dung của những người phụ nữ đẹp nhưng bất hạnh, ngòi bút Tạ Duy Anh cũng dành nhiều quan tâm đến việc miêu tả ngoại hình của những em bé gái hồn nhiên trong sáng nhưng đã sớm phải gánh chịu nỗi đau quá lớn của số phận. Xây dựng những nhân vật này, Tạ Duy Anh đặc biệt chú ý miêu tả khuôn mặt và ánh mắt, qua đó làm nổi bật sự hồn nhiên trong sáng, thánh thiện của tuổi thơ, đồng thời tăng sức mạnh tố cáo hiện thực. Nhân vật em bé gái trong Ánh sáng nàng có “cặp mắt trong như hai giọt nước suối. Da dẻ nó hồng hào đến độ không thể tin được nó mắc bệnh hủi” [4, tr.300]. Quý Anh trong Bước qua lời nguyền cũng có một “khuôn mặt trong veo”, “cặp mắt trong veo”, “mắt nó sáng như hai viên bi thủy tinh”. Đó là vẻ đẹp của những thiên thần trong thế giới cổ tích. Thế nhưng sự hằn học của người đời đã cướp đi sự hồn nhiên trong trẻo ấy. Em bé gái trong Ánh sáng nàng bị cả làng chôn sống chỉ vì nghi em mắc bệnh hủi. Ánh mắt trong sáng, thánh thiện của Quý Anh cũng biến mất, thay vào đó là khuôn mặt “đờ đẫn”, “tái mét”, “mắt trống rỗng vô hồn”. Trước những trận “tra tấn”, “đấu tố” của những đứa trẻ khác, Quý Anh thường chỉ im lặng chịu đựng. “Dường như ý thức được số phận của

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 27/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí