Phương Pháp Giáo Dục Kỹ Năng Tự Bảo Vệ Cho Học Sinh Tiểu Học Các Xã Miền Núi

Tổ chức dạy học trên lớp theo hướng lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh trong chương trình dạy học, giáo dục học sinh thông qua dạy học trên lớp với các môn học có ưu thế không chỉ thực hiện được các mục tiêu vốn có của bài học gắn với môn học mà còn giúp học sinh hiểu, trải nghiệm được các kỹ năng tự bảo vệ gắn với bài học, trên cơ sở đó học sinh tiểu học nông thôn hình thành được các kỹ năng tự bảo vệ của mình. Như vậy, ta thấy hoạt động dạy học trên lớp là điều kiện và con đường tốt nhất để phát triển kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học.

Yêu cầu trong việc lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ phải không làm ảnh hưởng tới việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình môn học cũng như nội dung hoạt động giáo dục cho học sinh. Giáo viên phải có năng lực, kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng lồng ghép, tích hợp; biết xác lập các mục tiêu của bài giảng và nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh dự kiến đưa vào; xác định phù hợp các nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tích hợp vào nội dung bài học có ưu thế; giáo viên phải có kỹ năng tự bảo vệ tốt, kiến thức sâu và rộng, nghiệp vụ sư phạm vững vàng. Đặc biệt phải phát huy được tính tích cực của học sinh, học sinh cần có thái độ, hứng thú tích cực đối với các môn học và những nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh được tích hợp trong bài học. Những kiến thức lồng ghép, tích hợp trong bài học có ưu thế cho học sinh tiểu học miền núi cần đơn giản dễ hiểu, gắn với đặc thù địa phương và thói quen vùng miền phù hợp với học sinh tiểu học miền núi.

-Hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi thông qua các hoạt động ngoại khóa, tham quan, dã ngoại

Đây là những hoạt động giáo dục được tích hợp mục tiêu giáo dục kĩ năng tự bảo vệ hoặc hoạt động giáo dục đặc thù được tổ chức nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục kĩ năng tự bảo vệ. Chẳng hạn, hoạt động ngoại khoá, thăm quan, dã ngoại,v.v..

Các hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi thông qua các hoạt động ngoại khóa, tham quan, dã ngoại gắn bó chặt chẽ với các hình thức giáo dục qua dạy học giúp học sinh không những củng cố, mở rộng những tri thức mà còn hình thành được thái độ tình cảm, rèn luyện được hành vi, kỹ năng thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế. Học sinh sẽ tập được việc xử lý tình huống, các hoạt động tham quan dã ngoại này giúp các em xâm nhập thực tế, giúp học sinh tiếp cận với thực tế, đi sâu vào một chủ đề và làm quen với các tình huống thực tiễn trong đời sống. Những hoạt động này thường thu hút và gây hưng phấn trong học sinh, tạo điều kiện để học sinh thực hành và tăng cường những kỹ năng tự bảo vệ theo những cách thức phù hợp với từng nhóm đối tượng và từng vùng. Trên cơ sở đó, học sinh sẽ tiếp thu nhanh, vững chắc, ấn tượng với kiến thức được giáo dục. Vì vậy, giáo viên cần kết hợp lồng ghép việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ với các hoạt động ngoại khoá, thăm quan, dã ngoại một cách thích hợp sẽ đem lại hiệu quả trong hoạt động giáo dục kĩ

năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi. Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá, thăm quan, dã ngoại nhằm giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi phải mang tính hấp dẫn và phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học vùng miền núi. Yêu cầu trong hình thức tổ chức giáo dục là phải đa dạng, phong phú, tránh gây nhàm chán, thiếu sức hấp dẫn đối với người học, đồng thời nó phải có tác dụng kích thích tính tích cực tham gia của học sinh.

-Hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi thông qua các hoạt động xã hội

Hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi thông qua các hoạt động xã hội cũng là một trong những hình thức được sử dụng khá phổ biến bởi tính hiệu quả của hình thức này mang lại. Các hoạt động xã hội như hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hoạt động tình nguyện, hoạt động quyên góp, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, hoạt động ủng hộ các bạn học sinh nghèo,.... Thông qua hình thức giáo dục này sẽ giúp hình thành ở học sinh những trải nghiệm thực tiễn tốt, các em có cơ hội để tiếp xúc với nhiều cá nhân với hoàn cảnh khác nhau, điều kiện sống khác nhau, giúp các em có được cái nhìn rõ hơn về con người, về cuộc sống qua đó sẽ hình thành ở các em cách nhìn nhận về con người, về xã hội tốt hơn, giúp các em thích ứng tốt hơn trong môi trường xã hội và rèn luyện được kỹ năng tự bảo vệ và đặc biệt là kỹ năng thích ứng với môi trường xã hội.

-Hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi thông qua sinh hoạt các câu lạc bộ ở trường và ngoài trường

Đối với học sinh tiểu học các xã miền núi thì hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ thông qua sinh hoạt các câu lạc bộ ở trường và ngoài trường là rất hiệu quả. Thông qua các câu lạc bộ như rèn luyện sức khoẻ; câu lạc bộ nghệ thuật,... học sinh sẽ được thể hiện bản thân, thể hiện được nhu cầu muốn khẳng định, muốn khám phá, muốn phát triển kỹ năng của mình. Do vậy, chính thông qua các hoạt động cụ thể của các câu lạc bộ mà học sinh tham gia các em sẽ được học thêm nhiều kỹ năng sống trong đó có cả kỹ năng tự bảo vệ, đây cũng là nơi để các em có thể thoả sức thể hiện các kỹ năng sống mà mình có được. Do vậy, nhà giáo dục cần thông qua các câu lạc bộ này để lồng ghép việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

2.2.4. Phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi

Có thể thấy, giáo dục là một quá trình tác động lẫn nhau giữa người giáo dục và người được giáo dục một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành nhân cách con người, thực hiện những mục tiêu giáo dục bằng con đường dạy học và các hoạt động đa dạng khác của nhà trường sư phạm. Những công trình nghiên cứu sư phạm và tâm lý học thu được những dữ kiện chứng tỏ việc trẻ (người được giáo dục) nắm được những nội dung tri thức khác nhau là kết quả hoạt động tư duy của chúng do giáo viên tổ chức một cách phù hợp với những đặc điểm của tài liệu được tiếp thu. Và một trong những thành tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình giáo dục đó chính là

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội - 7

phương pháp giáo dục. Phương pháp giáo dục là những cách thức làm việc của giáo viên và của trẻ em được giáo viên hướng dẫn những tri thức, kỹ năng và thói quen mới hình thành thế giới quan và phát triển năng lực.

Một phần quan trọng trong quá trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ là sự tương tác giữa kiến thức mới hay kinh nghiệm mới với thông tin hay kinh nghiệm đã có sẵn. Vận dụng quá trình suy nghĩ và thực hành là trung tâm của các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ. Kỹ năng tự bảo vệ của học sinh được giáo dục, truyền đạt tốt nhất thông qua các hoạt động tích cực của học sinh. Trong các phương pháp lấy người học làm trung tâm, việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ phụ thuộc vào quá trình học tập của trẻ cùng với người khác thông qua hoạt động nhóm như: quan sát, luyện tập, động não, sắm vai, tranh luận hoặc thảo luận. Đối với học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng, thường học các hành vi thông qua việc bắt chước, nhập tâm, qua luyện tập thực hiện hằng ngày, lâu dần trở thành kỹ năng của học sinh.

Để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh một cách hiệu quả, có thể sử dụng các phương pháp như: Giải quyết tình huống; Dùng lời; Thực hành; Đóng vai; Nêu gương,…

-Phương pháp giải quyết tình huống: Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ không phải là giáo dục theo kiểu giáo điều, lý thuyết suông mà phải gắn liền với tình huống cụ thể diễn ra trong sinh hoạt hằng ngày. Giáo viên có thể cho học sinh quan sát và phân tích tình huống “thật” bằng nhiều cách:

+ Sử dụng máy ảnh, máy quay phim ghi lại những tình huống có thật.

+ Sử dụng các câu cxã, mẫu tin tức có thật được lấy từ báo chí.

+ Sử dụng câu cxã, bài thơ có nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh.

Quá trình giải quyết tình huống, quan sát giúp học sinh hình thành, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn về kỹ năng tự bảo vệ. Giáo viên cần phải có sự chuẩn bị hệ thống câu hỏi hợp lí giúp trẻ có thể bày tỏ sự hiểu biết của mình nhằm giải quyết được tình huống giáo viên đưa ra. Để hình thành và có được kỹ năng tự bảo vệ một cách bền vững học sinh cần được tập luyện thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày.

-Phương pháp dùng lời: bao gồm các phương pháp trò cxã, đàm thoại, thảo luận nhóm nhỏ. Những phương pháp này giúp học sinh huy động tối đa những kinh nghiệm đã có, giải thích và khích lệ trẻ vui vẻ, hào hứng thực hiện kỹ năng tự bảo vệ và giúp trẻ phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, biết chia sẻ kinh nghiệm của cá nhân. Thông qua việc tích lũy các ấn tượng cảm xúc, các hình ảnh… sẽ hỗ trợ trong việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh. Đặc biệt, phương pháp thảo luận trong nhóm nhỏ giúp cho sự hiểu biết của học sinh trở nên sâu sắc và bền vững hơn. Học sinh sẽ nhớ nhanh và lâu hơn do được giao lưu với những thành viên trong nhóm. Không khí thảo luận trong nhóm khiến học sinh thoải mái, tự tin, và học được cách lắng nghe hoặc trình bày ý kiến của bản thân cũng như biết thống nhất ý kiến cá nhân với ý kiến chung của cả nhóm một cách tốt hơn. Ngoài ra, giáo viên nên tận dụng các thời điểm trong ngày để trò cxã

với trẻ về các mối quan hệ, các hành vi ứng xử đúng sai của con người với con người, giữa con người với môi trường xung quanh… Giải thích để trẻ hiểu vì sao cần phải ứng xử như vậy. Khuyến khích trẻ suy nghĩ, chia sẻ cảm xúc, ý tưởng, thể hiện thái độ tích cực. Khi trò cxã, giải thích cho học sinh nên dùng câu đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể, gắn với kinh nghiệm sống của học sinh. Cần kiên nhẫn lắng nghe và trả lời các câu hỏi của học sinh.

-Phương pháp thực hành: bao gồm các phương pháp trò chơi, giao việc, trải nghiệm, cho học sinh đọc thơ, đóng vai,...

Những phương pháp này giúp học sinh tập thử, bắt chước và tích cực thực hành thường xuyên kỹ năng tự bảo vệ.

+ Cho học sinh đọc thơ: Giáo viên có thể sưu tầm hoặc tự sáng tác các bài thơ, câu thơ có nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ. Các tình huống có vấn đề nảy sinh trong các câu thơ cũng sẽ giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết tình huống đó.

+ Trò chơi đóng vai: Học sinh “nhập vai” và giải quyết tình huống giả định. Đây là hình thức giúp học sinh thực hành kỹ năng một cách nhẹ nhàng. Ví dụ: nếu trẻ đi siêu thị không may bị lạc thì học sinh sẽ làm gì?

+ Trò chơi học tập: Hình thức trò chơi này giúp học sinh nhận biết, phân loại các hành vi đúng và sai, nên và không nên. Từ đó, học sinh sẽ có nhận thức, tích lũy kinh nghiệm thực tế để có thể giải quyết vấn đề trong tình huống cụ thể.

-Phương pháp đóng vai: Phương pháp đóng vai là giáo viên phối hợp với học sinh trong tổ chức thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Thông qua hoạt động đóng vai, giáo viên giúp học sinh bày tỏ thái độ, quan điểm của mình và rèn kỹ năng như: kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích; kỹ năng phòng tránh sự xâm hại; kỹ năng phát hiện nguy hiểm; kỹ năng cầu cứu;... Thông qua việc đóng vai của tiểu phẩm, học sinh bày tỏ thái độ của mình trước hoàn cảnh, tình huống đó, từ đó giáo viên có cách thức tác động để nâng cao nhận thức, tăng kiến thức hoặc giúp học sinh có kỹ năng phòng tránh nguy hiểm. Phương pháp đóng vai giúp học sinh rèn luyện, thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi áp dụng vào thực tiễn. Phương pháp này gây hứng thú và thu hút sự tập trung chú ý của học sinh vào nội dung bài học hay các hoạt động thực hành trước những tình huống, qua đó, tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh trong học tập và trong quan hệ ứng xử hàng ngày, khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh có cách thức bảo vệ mình an toàn.

-Phương pháp nêu gương: Phương pháp nêu gương là giáo viên dùng những tấm gương sáng của cá nhân hoặc tập thể về thực hành kỹ năng tự bảo vệ để kích thích học sinh học tập và làm theo. Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thể sử dụng những hành vi không tốt, phản diện để giúp học sinh phân tích, đánh giá và tránh những hành vi tương tự. Phương pháp nêu gương có vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ, giúp học sinh phát triển được năng lực phê phán và năng lực đánh giá

hành vi của mình, hành vi của người khác, từ đó rút ra những kết luận thiết thực đối với bản thân trong quá trình học tập, cũng như rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ.

2.2.5. Cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học tiểu học các xã miền núi

Hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi muốn đạt được hiệu quả như mục tiêu đề ra thì ngoài việc các trường tiểu học cần xác định tốt mục tiêu giáo dục, nội dung chương trình giáo dục, nguồn lực con người thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thì điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết bị kĩ thuật, không gian, môi trường giáo dục,… là những điều kiện vô cùng quan trọng tạo nên hiệu qủa của hoạt động giáo dục này. Bởi vì, hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học luôn gắn lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành. Do vậy, ngoài phòng học ra thì các trường cần có phòng thực hành, phòng rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ, có không gian, môi trường để học sinh được thực hành. Các trang thiết bị như máy tính, máy chiếu, loa đài, internet, vật thí nghiệm, mô hình,… cũng là những trang thiết bị cần thiết cho hoạt động giáo dục này.

2.2.6. Các chủ thể tham gia giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học tiểu học các xã miền núi

Hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi cần tới sự tham gia của rất nhiều chủ thể như: Lãnh đạo, cán bộ quản lý, giáo viên trường tiểu học; Cha mẹ học sinh; Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường; Hội cha mẹ học sinh; Các tổ chức chính quyền, đoàn thể địa phương. Bởi vì, hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường.

Trước hết hiệu trưởng các trường tiểu học các xã miền núi cần xác định rõ các lực lượng cá nhân, bộ phận trong nhà trường tham gia giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh. Tiếp đến, hiệu trưởng cần xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận trong trường mình có chức năng, nhiệm vụ cụ thể gì trong hoạt động giáo dục này, trong mỗi chức năng, nhiệm vụ cụ thể thì mỗi cá nhân, mỗi bộ phận phải làm gì, có trách nhiệm như thế nào. Hiệu trưởng cũng cần phải xác định và xây dựng cơ chế phối hợp giữa cá nhân, bộ phận trong nhà trường khi thực hiện nhiệm vụ này.

Bên cạnh việc xác định rõ các cá nhân, bộ phận nhà trường tham gia vào nhiệm vụ giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh thì hiệu trưởng cũng cần xác định rõ cá nhân, các tổ chức đoàn thể ngoài nhà trường cùng tham gia vào hoạt động giáo dục này. Tiếp đến hiệu trưởng cũng cần xác định rõ việc huy động các lực lượng ngoài nhà trường tham gia vào hoạt động giáo dục này sẽ thực hiện chức năng, nhiệm vụ gì, với mục đích gì? Hiệu trưởng cũng phải xác định rõ cơ chế phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường trong việc tham gia hoạt động giáo dục này.

2.3. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi

2.3.1.Quản lý, quản lý nhà trường và các chức năng quản lý nhà trường

2.3.1.1.Khái niệm quản lý

Có rất nhiều khái niệm về quản lý được các nhà khoa học trong và ngoài nước đưa ra. Cụ thể như: H.Koontz, F.W Taylor, Phan Văn Kha, Nguyễn Lộc, Bùi Minh Hiền,… điều này khẳng định sự cần thiết cũng như vậy trò quan trọng phải nghiên cứu vấn đề này. Dưới đây sẽ nêu dẫn cụ thể khái niệm quản lý của các tác giả này:

Tác giả H.Koontz đưa ra khái niệm quản lý như sau: "Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất." [48, tr.24]. v.v….

Tác giả F.W Taylor cho rằng: "Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất".

Phan Văn Kha (2007), đã trình bầy khái niệm quản lý trong giáo trình Quản lý nhà nước về giáo dục. Tác giả cho rằng: “Quản lý là một tập hợp các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo và kiểm tra các quá trình tự nhiên, xã hội, khoa học, kỹ thuật và công nghệ để chúng phát triển hợp quy luật, các nguồn lực (hiện hữu và tiềm năng) vật chất và tinh thần, hệ thống tổ chức và các thành viên thuộc hệ thống, các hoạt động để đạt được các mục đích đã định[50].

Theo tác giả Nguyễn Lộc: “Khái niệm quản lý được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, nó thể hiện bản chất của công việc mà ta cần phải làm với tư cách là người giữ một chức vụ nào đó. theo nghĩa hẹp, quản lý chỉ bao hàm công việc cụ thể như tổ chức nhân lực, đánh giá, phân phối nguồn lực, vận dụng các quy chế[51].

Nhóm tác giả Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2017) đưa ra khái niệm quản lý như sau: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra [39]

Phân tích các khái niệm nêu trên cho thấy, khi xem xét khái niệm quản lý cần chú ý tới một số khía cạnh như: Quản lý bao giờ cũng là một hoạt động có chủ đích, có mục tiêu rõ ràng. Quản lý gồm có hai bộ phận cấu thành là chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý, Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan những luôn phải phù hợp với quy luật khách quan. Do vậy, luận án này sẽ sử dụng khái niệm quản lý của tác giả Bùi Minh Hiền và cộng sự nêu dẫn ở trên làm khái niệm cộng cụ cho nghiên cứu này. 2.3.1.2.Khái niệm quản lý nhà trường

Tác giả Trần Kiểm trong cuốn sách “Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục” đã đưa ra khái niệm quản lý nhà trường như sau: “Quản lý nhà trường thực chất là việc xác định vị trí của mỗi người trong hệ thống xã hội, là quy định chức

năng, quyền hạn, nghĩa vụ, quan hệ cùng vai trò xã hội của họ mà trước hết là trong phạm vi nhà trường với tư cách là một tổ chức xã hội” [49].

Tác giả Nguyễn Phúc Châu (2010), đưa ra khái niệm quản lý nhà trường như sau: “Quản lý nhà trường (một cơ sở giáo dục) là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật) của chủ thể quản lý nhà trường (hiệu trưởng) đến khách thể quản lý nhà trường (giáo viên, nhân viên và người học,…) nhằm đưa các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục [19].

Trong công bố có tựa đề “Quản lý và lãnh đạo nhà trường”, do Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền đồng chủ biên, các tác giả đã đưa ra khái niệm khái niệm như sau: “Quản lý nhà trường là quá trình tác động có mục đích, có định hướng, có tính kế hoạch của chủ thể quản lý (đứng đầu là hiệu trưởng nhà trường) đến các đối tượng quản lý (giáo viên, cán bộ nhân viên, người học, các bên liên quan,…) và huy động sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện sứ mệnh của nhà trường đối với hệ thống giáo dục và đào tạo, với cộng đồng và xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đã xác định trong một môi trường luôn luôn biến động”[38].

Phân tích các khái niệm nêu trên cho thấy, khi nói đến khái niệm quản lý nhà trường cần chỉ rõ các khía cạnh như: Quản lý nhà trường là quản lý một tổ chức và các cá nhân trong tổ chức đó; Quản lý nhà trường có tính mục đích, định hướng và có kế hoạch rõ ràng của hiệu trưởng tới giáo viên, nhân viên, học sinh; Quản lý nhà trường tồn tại với tư cách là một hệ thống, có cấu trúc và vận hành trong một môi trường xác định. Do vậy, trong nghiên cứu này khái niệm quản lý nhà trường của Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền nêu trên sẽ được sử dụng như là khái niệm công cụ trong nghiên cứu này.

2.3.1.3.Các chức năng cơ bản của quản lý nhà trường

+ Chức năng dự báo và lập kế hoạch

Dự báo và lập kế hoạch nói chung và kế hoạch chiến lược nói riêng là một chức năng cơ bản của quản lí, trong đó phải xác định những vấn đề như nhận dạng và phân tính tình hình, bối cảnh; dự báo các khả năng; lựa chọn và xác định các mục tiêu, mục đích và hoạch định con đường, cách thức, biện pháp để đạt được mục tiêu, mục đích của quá trình. Trong mỗi kế hoạch thường bao gồm các nội dung như xác định hình thành mục tiêu, xác định và đảm bảo về các điều kiện, nguồn lực của tổ chức để đạt được mục tiêu và cuối cùng là quyết định xem hoạt động nào là cần thiết để đạt được mục tiêu đặt ra.

+ Chức năng Tổ chức

Là quá trình tạo lập các thành phần, cấu trúc, các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Thành công của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người quản lí và sử dụng các nguồn lực của tổ chức. Quá trình tổ

chức sẽ lôi cuốn việc hình thành, xây dựng các bộ phận, các phòng ban cùng các công việc của chúng để thực hiện.

+ Chức năng lãnh đạo/chỉ đạo

Bao hàm việc định hướng và lôi cuốn mọi thành viên của tổ chúc thông qua việc liên kết, liên hệ với người khác và khuyến khích, động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức. Tuy nhiên, hiểu lãnh đạo không chỉ sau khi lập kế hoạch có tổ chức thì mới có lãnh đạo, mà là quá trình đan xen. Nó thấm vào và ảnh hưởng quyết định đến các chức năng kia, điều hòa, điều chỉ các hoạt động của tổ chức trong quá trình quản lí.

+ Chức năng kiểm tra, đánh giá

Là chức năng cơ bản của quản lí. Thông qua đó, một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa uốn nắn cần thiết. Đó là quá trình tự điều chỉnh, diễn ra có tính chu kỳ từ người quản lí đặt ra những chuẩn mực thành đạt của hoạt động, đối chiếu đo lường kết quả, sự thành đạt so với mục tiêu chuẩn mực đã đặt ra, điều chỉnh những vấn đề cần thiết và thậm chí phải hiệu chỉnh, sửa lại những chuẩn mực cần thiết.

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về phân loại chức năng, nhưng theo quan điểm của Tổ chức UNESCO hệ thống chức năng quản lý bao gồm 8 vấn đề sau trong đó có chức năng kế hoạch hóa nói chung và kế hoạch chiến lược nói riêng :

- Xác định nhu cầu

- Thẩm định và phân tích dữ liệu

- Xác định mục tiêu

- Kế hoạch hóa (bao gồm cả phân công trách nhiệm, phân phối các nguồn lực, lập chương trình hành động hoặc các kế hoạch chiến lược).

- Triển khai công việc

- Điều chỉnh

- Đánh giá

- Sử dụng liên hệ ngược và tái xác định các vấn đề cho quá trình quản lý tiếp theo [Dẫn theo: 26, tr.55]..

Có thể nói, việc xác định các chức năng trong quá trình quản lí không thể rạch ròi, riêng biệt từng chức năng mà là quá trình đan xen, kết hợp để thực hiện mục tiêu cuối cùng của một quá trình quản lí. Tùy thuộc vào cấp độ quản lý (vĩ mô hay vi mô) và tính chất của tổ chức (nhà nước hay doanh nghiệp) mà các chức năng quản lý có tầm quan trọng và ví trí khác nhau.

2.3.2. Các chủ thể quản lý trong hệ thống phân cấp quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi

Có nhiều chủ thể tham gia vào quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi. Trong đó gồm có các chủ thể quản lý như: Hiệu trưởng và các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường; Khối trưởng chủ nhiệm; Cố vấn và Bí thư Đội trường; Chủ tịch Công đoàn; Giáo viên chủ nhiệm; Trưởng ban đại diện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/02/2023