Những Kỹ Năng Tự Bảo Vệ Cần Giáo Dục Cho Học Sinh Tiểu Học Các Xã Miền Núi

mình với thiên nhiên và có một hệ thống quan hệ làng xóm - một nét riêng biệt. Đời sống kinh tế của vùng miền núi nhìn chung còn thấp, kém phát triển dẫn đến văn hóa còn nhiều hủ tục, lạc hậu,... Tính tương tác xã hội trong cộng đồng chưa cao, tính cá nhân bị hạn chế.

Do tác động của cơ chế kinh tế thị trường, những mặt tích cực và cả mặt trái của nền kinh tế thị trường đã ít nhiều ảnh hưởng đến xã hội miền núi, đã có sự phân hóa trong các bản làng, thôn xóm, vùng miền, đặc biệt, có sự phân hóa về khoảng cách giầu - nghèo, lối sống, văn hóa, tập tục,... Chính sự tác động của kinh tế thị trường, sự xâm lấn của công nghệ thông tin trong xã hội hiện đại bên cạnh những mặt tích cực còn có những ảnh hưởng tiêu cực dẫn đến những hậu quả trong xã hội của vùng miền núi, tính cộng đồng xã hội, mối quan hệ tương thân, tương ái, đoàn kết xóm làng giảm, những tệ nạn xã hội như: cờ bạc, đề, nghiện hút,... ngày càng gia tăng.

Đặc thù chung của con người ở vùng miền núi chính là trình độ học vấn không cao như con người ở đô thị. Do điều kiện của nền sản xuất nông nghiệp, nông dân và con em của họ không có nhiều điều kiện thuận lợi trong học tập như khu vực thành thị. Vì vậy, trình độ học vấn và năng lực học tập của họ có những hạn chế nhất định. Vấn đề học vấn của con người ở miền núi đã ảnh hưởng đến vị thế của họ trong cộng đồng xã hội.

Khi đề cập đến vấn đề giáo dục ở các vùng miền núi, ta thấy giáo dục có vai trò hết sức quan trọng, nó đưa con người tiếp cận và thay đổi theo sự phát triển chung, đã tạo ra nhân cách con người, tạo ra những con người đáp ứng yêu cầu xã hội. Giáo dục miền núi rất đa dạng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cần có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội. Sự phát triển giáo dục ở miền núi không đồng đều giữa miền xuôi và miền ngược, ở vùng sâu, vùng xa,...

Đối với học sinh tiểu học các xã miền núi, các em có môi trường sống về khí hậu và điều kiện tự nhiên khá tốt cho sức khỏe và sự phát triển thể chất. Tuy nhiên, do các xã miền núi có địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, các hiện tượng thiên tai như bão lụt, mưa giông, sấm chớp hay xảy ra đe dọa nhiều đến tính mạng của học sinh tiểu học. Mặt khác, điều kiện kinh tế của các xã miền núi còn khó khăn, nhiều gia đình còn có khó khăn về điều kiện kinh tế nên ít có điều kiện quan tâm và trang bị cho học sinh tiểu học đầy đủ nhất những dụng cụ cần thiết như xe đạp, áo ấm, áo mưa, mũ bảo hiểm khi các em đến trường. Cũng do điều kiện kinh tế còn chưa tốt nên phụ huynh ở các xã miền núi lo việc mưu sinh, không có nhiều thời gian để đưa đón con em của mình đi học, tham gia các hoạt động trải nghiệm tại nhà trường và xã hội. Học sinh các xã miền núi đa phần là tự đến trường. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, hiểm trở, dễ dẫn tới tai nạn giao thông nên học sinh tiểu học sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong việc tự túc đến trường. Sự tác động của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh, đặc biệt là học sinh các xã miền núi. Do không có nhiều kinh nghiệm sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân nên các em rất dễ bị lôi kéo vào các trò chơi nguy hiểm, dễ bị xâm hại thân thể, bị bạo lực học đường, bị

bắt cóc, bị lạc khi đi học,… Do vậy, đối với giáo dục bậc tiểu học của các xã miền núi thì ngoài việc chú trọng tới dạy học thì hoạt động giáo dục cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, trong đó có hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng. Đặc biệt là kỹ năng tự bảo vệ bản thân để các em có thể ứng phó được với những nguy hiểm xảy ra đối với bản thân mình.

Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học các xã miền núi càn dựa vào đặc trưng về văn hóa, lối sống, điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội, kinh tế như đã phân tích ở trên để xác định chính xác các kỹ năng sống thật sự cần thiết với học sinh tiểu học các xã miền núi nhằm góp phần giúp học sinh phát triển và hoàn thiện nhân cách đúng hướng cũng như thích ứng tốt với những khó khăn do điều kiện môi trường, văn hóa, kinh tế, hoàn cảnh sống của người dân các xã miền núi.

2.1.2.3. Những kỹ năng tự bảo vệ cần giáo dục cho học sinh tiểu học các xã miền núi

Từ những phân tích về cơ sở xác định các kỹ năng tự bảo vệ cần giáo dục cho học sinh tiểu học các xã miền núi như bối cảnh CNH, HĐH và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; cam kết thực hiện công ước về quyền trẻ em; Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục kỹ năng sống đối với cấp tiểu học; Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học; Điều kiện môi trường sống và kinh tế xã hội ở các xã miền núi nêu trên, có thể xác định một số kỹ năng tự bảo vệ cần giáo dục cho học sinh tiểu học các xã miền núi gồm có: Kỹ năng an toàn khi tự chơi; Kỹ năng phòng tránh một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ; Kỹ năng tránh bị xâm hại thân thể, quấy rối tình dục; Kĩ năng ăn uống an toàn; Kỹ năng ứng xử khi bị lạc; Kỹ năng tham gia giao thông; Kỹ năng thích ứng trong môi trường xã hội.

- Kỹ năng giữ an toàn khi chơi:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Kỹ năng an toàn khi chơi là khả năng học sinh tiểu học biết vận dụng tri thức, kinh nghiệm để thực hiện những hành vi chơi an toàn một cách hiệu quả nhằm tránh được những tổn thương về thể chất và tinh thần cho bản thân. Do vậy, đây là kỹ năng rất quan trọng đối với học sinh tiểu học các xã miền núi. Học sinh tiểu học các xã miền núi phải tự chơi nhiều hơn trẻ em tiểu học tại các thành phố lớn. Thông thường học sinh ở đây thường phải tự chơi, ít có cha mẹ, ông bà và người lớn tham gia chơi cùng, hoặc trông coi. Do vậy, muốn các em biết các tự bảo vệ bản than thì phải giáo dục để các em có kĩ năng giữ an toàn khi tự chơi. Kĩ năng giữ an toàn khi chơi có biểu hiện sau:

-Biết nhận diện những đồ vật nguy hiểm như đồ dùng sắc nhọn, lửa, điện, dung dịch hóa chất độc hại, vật dụng dễ cháy nổ, vật nuôi hay cắn, vật nuôi gây bệnh dại,…;

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội - 6

-Biết nhận diện được những hành vi không nên làm khi chơi một mình như: tắm song, tắm ao, chơi ở những nơi vắng vẻ, nơi có hố ga, miệng cống, leo trèo cây, leo trèo tường, ban công,…;

-Biết nhận diện những trò chơi gây nguy hiểm cho bản thân như: chơi khăng, chơi đấu vật, chơi những trò có thể gây ngã, gây đau cho bản thân;

-Biết không làm những việc gây nguy hiểm (đứng trên ghế cao, trèo lên cửa sổ, lên bàn...);

- Biết nhận diện kẻ xấu, không đi theo kẻ xấu, không đi theo người lạ, nhận quà bánh, uống nước của người lạ cho, không mở cửa cho người lạ khi ở nhà chơi một mình;

-Biết nhận diện người lạ khi nhận điện thoại và không cung cấp thông tin cho người lạ khi nghe điện thoại;

-Biết tìm kiếm vật dụng để tự sơ cứu khi bị tai nạn khi chơi một mình;

-Biết tìm kiếm sự trợ giúp khi bị tai nạn khi tự chơi.

- Kỹ năng phòng tránh một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ:

Kỹ năng phòng tránh một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ là khả năng học sinh tiểu học biết vận dụng tri thức, kinh nghiệm để thực hiện những hành vi trợ giúp và phòng tránh một số trường hợp khẩn cấp như đau ốm, ngã xe, tai nạn thương tích,…một cách hiệu quả nhằm tránh được những tổn thương về thể chất và tinh thần cho bản thân. Kĩ năng này có những biểu hiện sau:

- Biết tự sơ cứu khi bị đứt tay, chảy máu,…;

- Biết ghi nhớ các số điện thoại người thân, số điện thoại cấp cứu để gọi khi cần,…;

-Biết cách cung cấp thông tin cá nhân và địa chỉ qua điện thoại và giữ liên lạc cho đến khi có người đến;

- Biết cách phòng tránh các thiết bị có nguy cơ gây điện giật và cách xử lí khi gặp trường hợp điện giật;

-Biết tránh xa những không gian trật hẹp khi có một mình.

- Kỹ năng tránh bị xâm hại thân thể, quấy rối tình dục:

-Biết nhận diện các vùng nhậy cảm của cơ thể;

-Biết nhận diện như thế nào là hành động xâm phạm thân thể;

-Biết cảnh giác, phòng ngừa kẻ xấu lạm dụng;

-Biết nhận diện những biểu hiện của quấy rối tình dục: động chạm thể chất đến thái độ, cử chỉ, thậm chí là những hành vi trên mạng xã hội như: Đùa giỡn, bình luận về một bộ phận cơ thể hay có những cử chỉ nhạy cảm đối với một ai đó; Sờ, nắm hay cấu véo ai đó theo cách sàm sỡ, khiếm nhã một cách có chủ đích; Kéo quần/áo của ai đó và cố tình chạm vào cơ thể họ một cách khiếm nhã;

-Biết từ chối khi người khác giới đưa đi chơi, hẹn hò,…

-Biết giữ khoảng cách an toàn với người lạ;

-Biết cách phản ứng trước những hành vi động chạm tới vùng nhạy cảm của cơ thể.

-Biết không để người lạ ôm, hôn, sờ vào người;

-Biết kháng cự khi có kẻ nào đó lôi đi (níu xuống, đu chặt chân kẻ đó, nằm xoài xuống, kêu to).

- Kĩ năng ăn uống an toàn:

- Biết các loại thực phẩm có ích, có hại cho sức khỏe. Tức là học sinh biết chọn ăn các loại thức ăn có lợi cho sức khỏe của mình như thịt, cá, trứng, sữa, hoa quả...;

không ăn, uống những thứ có hại cho sức khỏe như thức ăn/hoa quả có mùi ôi thiu, nước lã, rau quả khi chưa rửa sạch, không tự ý uống thuốc...;

- Biết cách ăn có lợi cho sức khỏe;

-Biết đảm bảo an toàn cho bản thân khi ăn uống như rửa tay, lau mặt, sử dụng thìa, xúc miếng vừa miệng, thói quen đánh răng, súc miệng, không nói, cười đùa trong khi ăn,...

- Kỹ năng ứng xử khi bị lạc:

-Biết bình tĩnh, không khóc lóc;

-Biết hành động gọi điện thoại cho bố mẹ hoặc tìm địa chỉ gia đình;

-Biết tìm kiếm sự giúp đỡ từ một người khác đáng tin cậy như cô chú công an, bảo vệ,…;

-Biết đứng tại chỗ, không đi theo người lạ;

- Biết các thông tin của cá nhân: họ và tên, địa chỉ;

- Biết thông tin của người thân: họ và tên cha mẹ, số điện thoại.

- Kỹ năng tham gia giao thông:

- Biết thực hiện các hành động an toàn như khi đi trên đường phải đi thong thả, thận trọng, không đùa nghịch, không chạy;

-Biết ngồi trên ghế, ngồi trên xe máy, ngồi trong ô tô (không nghịch ngợm, đứng lên ngồi xuống, thò đầu/tay ra cửa sổ); đội mũ/mặc áo mưa/che ô khi trời nắng, mưa;

-Biết sang đường;

-Biết các tín hiệu giao thông;

-Không chạy ra ngoài khi trời mưa/nắng;

-Biết đi giày, dép khi ra ngoài,...;

-Biết không nghe điện thoại, nghe nhạc khi tham gia giao thông;

-Biết không đi hang đôi, hang bà khi tham gia giao thông;

-Biết đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô xe gắn máy.

- Kỹ năng thích ứng trong môi trường xã hội:

Kỹ năng thích ứng với môi trường xã hội bao gồm:

-Trẻ biết được hành động hoặc việc làm của mình ảnh hưởng tới người khác như thế nào;

-Biết chào hỏi, xưng hô lễ phép với người lớn, cảm ơn, xin lỗi...; Biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết;

-Biết một số hành vi đúng sai của người lớn đối với môi trường;

Biết thực hiện các quy định của lớp, của trường, của xã hội để đảm bảo an toàn cho bản thân, cho người khác như: đi/đứng nhẹ nhàng; bám vịn khi đi lên, xuống cầu thang; không xô đẩy bạn; che miệng khi ho/hắt hơi;

-Biết bỏ rác đúng nơi quy định;

-Biết thực hiện các công việc (cất đồ chơi, lau bàn ăn, cất giầy/dép... đúng nơi quy định).

2.2. Hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi

2.2.1. Một số khái niệm liên quan

2.2.1.1. Khái niệm giáo dục

Theo tác giả Đặng Thành Hưng, hoạt động giáo dục là hoạt động do người lớn tổ chức theo kế hoạch, chương trình giáo dục, trực tiếp điều hành chúng và chịu trách nhiệm về chúng chính là nhà trường, các giáo viên và các nhà giáo dục có liên quan như cha mẹ học sinh, các tổ chức giáo dục xã hội và các cơ sở giáo dục nhà nước [23, tr.36].

Khái niệm giáo dục được hiểu theo nghĩa rộng, hẹp khác nhau ở cấp độ xã hội và cấp độ nhà trường. Ở cấp độ nhà trường, khái niệm giáo dục hiểu là quá trình giáo dục tổng thể (dạy học và giáo dục theo nghĩa hẹp) được thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục. Đó là những hoạt động giáo dục mang tính mục đích, tính kế hoạch, có nội dung và chương trình, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của người giáo viên, học sinh tự giác, tích cực học tập, rèn luyện đạo đức, kỹ năng, hành vi thực hiện có hiệu quả mục đích, nhiệm vụ giáo dục đặt ra.

Nội dung giáo dục trong nhà trường đa dạng và phong phú bao gồm dạy các môn văn hóa, tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tổ chức các hoạt động xã hội, sinh hoạt tập thể, v.v.. Các hoạt động giáo dục ngoài quá trình dạy học môn học cũng có những chức năng huấn luyện (hình thành tri thức, kỹ năng, phương thức đánh giá,…), tác động trực tiếp vào ý thức và hành vi người học và kích hoạt sự phát triển của họ. Chức năng đặc thù của các hoạt động giáo dục này (ngoài quá trình dạy học môn học) là giáo dục và phát triển giá trị cá nhân trên những thang chuẩn chung của cộng đồng và thời đại.

2.2.1.2. Khái niệm giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi

Từ việc phân tích các khái niệm như kỹ năng, giáo dục, tự bảo vệ, kỹ năng tự bảo vệ chúng tôi xác định khái niệm giáo dục kỹ năng tự bảo vệ như sau:

Giáo dục kỹ năng tự bảo cho học sinh tiểu học các xã miền núi vệ là quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục một cách có khoa học của nhà giáo dục nhằm giúp học sinh tiểu học các xã miền núi biết chuyển dịch kiến thức, thái độ thành hành động thực tế nhận diện và ứng phó với các tình huống bất lợi, những hoàn cảnh nguy hiểm xảy đến một cách hiệu quả để tự bảo vệ bản thân được an toàn.

2.2.2.Ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi

Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng. Có thể nêu dẫn một số ý nghĩa và tâm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng này như sau:

Một là: Kỹ năng tự bảo vệ thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội

Thực tế cho thấy, có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của học sinh, có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng. Việc rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ chính

là những nhịp cầu giúp trẻ biến kiến thức thành thái độ, hành vi, thói quen tích cực, lành mạnh.

Học sinh có kỹ năng tự bảo vệ phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề, tình huống nguy hiểm một cách tích cực và phù hợp hơn. Ngược lại, nếu học sinh không có kỹ năng tự bảo vệ sẽ thụ động, có những thái độ, hành vi tiêu cực; sẽ chậm trễ trong việc đưa ra quyết định và phải trả giá cho quyết định sai lầm của mình.

Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ sẽ thúc đẩy học sinh những hành vi mang tính xã hội tích cực; giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm các vấn đề xã hội. Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ còn giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền của trẻ em, quyền công dân được công nhận trong luật pháp Việt Nam và quốc tế.

Học sinh tiểu học là lứa tuổi bình minh của cuộc đời, hình thành phát triển nhân cách học sinh tiểu học có tính chất nền tảng cho sự phát triển nhân cách. Do đó, phát triển kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học có tầm quan trọng rất lớn trong sự phát triển sau này của học sinh.

Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học sẽ giúp các em hướng tới giá trị sống tích cực, hành vi văn hóa ứng xử và giá trị sống tích cực; đó là giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ, giá trị về lòng khoan dung, đức độ, giá trị về trí tuệ, sáng tạo, vv.

Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học giữ vai trò rất to lớn trong việc bắt đầu tạo nên hệ giá trị sống cho các em, giúp các em thể hiện được giá trị của bản thân vào cuộc sống và từ đó, các em trưởng thành với một hệ giá trị tích cực bởi thành quả của quá trình giáo dục. Bên cạnh đó, việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ còn xây dựng và tạo lên nét văn hóa trong nhà trường. Đó là văn hóa đoàn kết và tự bảo vệ.

Thứ hai: Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ là yêu cầu cấp thiết đối với học sinh.

Lứa tuổi tiểu học, đặc biệt ở độ tuổi 6-7 tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu trí tưởng tượng, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị rơi vào những tình huống có thể nguy hiểm, không an toàn cho bản thân. Việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ giúp học sinh có thái độ, hành vi, khả năng ứng phó một cách tích cực trong các tình huống nguy hiểm với bản thân cũng như các tình huống khác trong cuộc sống.

Ba là: Kỹ năng tự bảo vệ là một trong những kỹ năng nền tảng góp phần giúp trẻ học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng hình thành và phát triển toàn diện nhân cách, sẵn sàng bước vào cấp học tiếp theo. Chẳng hạn: Khi học sinh được học cách bảo vệ bản thân thì sẽ không tạo cơ hội cho những hành vi tiêu cực từ các đối tượng khác phát triển.

Học sinh tiểu học chuyển từ tuổi chơi sang tuổi học, quan hệ xã hội của học sinh được mở rộng, vì vậy giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh là việc làm có ý nghĩa, giúp các em tự tin trong học tập, tự chủ trong quan hệ xã hội, mạnh dạn và tự tin trong khi tham gia hoạt động giáo dục và hoạt động tập thể. Trong các mối quan hệ

đó các em biết nói lời yêu cầu đề nghị, nói lời cảm ơn, xin lỗi, biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng người khác, dạy cho các em biết cách nhận thức đúng đắn về mình, nhận biết về tình huống nguy hiểm, biết cách nhận biết mối nguy hiểm và biết cách tránh xa hoặc giữ an toàn. Kỹ năng tự bảo vệ giúp cho học sinh biết cách giải quyết những tình huống trong cuộc sống hàng ngày, giúp các em có kinh nghiệm, có nhận thức và có kiến thức để tự bảo vệ mình trước những nguy hiểm, và nhận biết cảnh báo nguy hiểm.

Bốn là, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi là một trong những tiêu chí quan trọng nhằm đánh giá chất lượng giáo dục của trường tiểu học. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh tại các trường tiểu học, các trường tiểu học hiện nay bên cạnh việc chú trọng tới các hoạt động dạy học thì hoạt động giáo dục cũng được đặt lên hàng đầu. Chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường tiểu học không chỉ được đánh giá bằng hiệu quả của hoạt động dạy học mà còn đánh giá bằng chất lượng và hiệu quả của hoạt động giáo dục. Học sinh tiểu học không chỉ cần được dạy học để có kiến thức, thái độ và kĩ năng về các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội,... học sinh tiểu học còn phải có được các kĩ năng sống trong đó có kỹ năng tự bảo vệ. Những kỹ năng này góp phần giúp học sinh có thể hòa nhập và thích ứng được với hoạt động khi tham gia vào môi trường học tập và rèn luyện tại trường, tham gia vào cuộc sống tại gia đình và xã hội.

2.2.3. Nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi

Đối với các trường tiểu học, song song với nhiệm vụ dạy học là nhiệm vụ giáo dục. Đây là hai nhiệm vụ vô cùng quan trọng của trường tiểu học. Nhiệm vụ giáo dục học sinh tại trường tiểu học bao gồm rất nhiều các hoạt động giáo dục khác nhau. Trong đó, giáo dục kỹ năng sống mà kỹ năng tự bảo vệ là một trong những kỹ năng cơ bản của nó là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động giáo dục học sinh tại trường tiểu học. Hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi cần được tiếp cận như là năng lực tâm lý – xã hội của học sinh, học sinh khi được giáo dục các kỹ năng tự bảo vệ sẽ phải tiếp nhận kiến thức, biến kiến thức thành thái độ và hành động để thực hiện hiệu quả hoạt động nào đó. Do vậy, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh cần phải dựa trên đặc điểm phát triển tâm sinh lý lứa tuổi, dựa vào môi trường xã hội nơi các em sống, dựa vào quy định của ngành giáo dục, quyền trẻ em và nhu cầu của chính học sinh.

Cần giáo dục để học sinh tiểu học các xã miền núi hiểu rõ và sâu sắc về vai trò và tầm quan trọng của việc cần phải có được kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Đây là những công cụ tối cần thiết để giúp các em tự bảo vệ bản thân, thích ứng được với điều kiện môi trường sống, sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đất nước và hòa nhập tốt vào môi trường học tập tại nhà trường và ngoài xã hội. Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh là giáo dục để các em biết, hiểu và vận dụng được các kiến thức

đã được giáo dục để ứng phó với những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống. Do vậy, các trường tiểu học các xã miền núi cần tập trung giáo dục các kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học như sau:

-Giáo dục kỹ năng an toàn khi tự chơi;

-Giáo dục kỹ năng phòng tránh một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ;

-Giáo dục kỹ năng tránh bị xâm hại thân thể, quấy rối tình dục;

-Giáo dục kĩ năng ăn uống an toàn;

-Giáo dục kỹ năng ứng xử khi bị lạc;

-Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông;

-Giáo dục kỹ năng thích ứng trong môi trường xã hội.

2.2.3.1. Hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các hình thức giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng bảo đảm sự an toàn cho học sinh, sinh viên. Cụ thể như Nguyễn Thị Hồng Vân (2017) với kết quả nghiên cứu của mình cũng khẳng định hình thức giáo dục kỹ năng sống trẻ trẻ mẫu giáo gồm: Giáo dục KN đảm bảo an toàn thông qua các giờ học; Giáo dục KN đảm bảo an toàn thông qua hoạt động vui chơi; Giáo dục KN đảm bảo an toàn thông qua các hoạt động khác [85]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà (2018), cũng chỉ ra rằng các hình thức giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên gồm có: thông qua dạy học các môn học chính khoá; thông qua môn học kỹ năng sống chính khoá ở trường; thông qua các hoạt động ngoại khoá; thông qua các hoạt động xã hội; thông qua sinh hoạt câu lạc bộ ở trường; thông qua các khoá tập huấn ở trường; thông qua tự giáo dục; thông qua hoạt động trải nghiệm [32]. Nghiên cứu của Trần Lưu Hoa (2018), cho rằng, cần sử dụng các hình thức như: Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc bộ và thông qua bốn nhóm hình thức tổ chức: Hình thức có tính khám phá; Hình thức có tính thể nghiệm, tương tác; Hình thức có tính cống hiến; Hình thức có tính nghiên cứu, phân hoá. Hoạt động trải nghiệm có thể được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học theo quy mô cá nhân, nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường [40]. Kế thừa kết quả nghiên cứu từ các công trình đi trước, xét tới đặc điểm tâm lý tuổi học sinh tiểu học các xã miền núi, dựa trên cơ sở điều kiện nguồn lực về con người, về phương tiện, kĩ thuật giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học tại đây trong nghiên cứu này xác định các hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi như sau.

-Hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi thông qua các môn học chính khoá ở trường

Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục trong khuôn khổ hệ thống các môn học và lĩnh vực học tập ở trường tiểu học: Con đường này được thực hiện bởi hoạt động dạy và học trong các môn học bắt buộc và tự chọn, đặc biệt là các môn học có tiềm năng như: Đạo đức; Tự nhiên xã hội; Khoa học; Lịch sử; Địa lí; Tiếng Việt.

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 21/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí