Thực Trạng Công Tác Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Kỹ Năng Mềm Cho Sinh Viên Khối Ngành Kinh Tế Trường Đại Học Hải Dương

Cơ cấu tổ chức


Ngành học và trình độ đào tạo Nhà trường đang đào tạo 13 ngành học hệ 1

Ngành học và trình độ đào tạo

Nhà trường đang đào tạo 13 ngành học hệ chính quy: 09 ngành Kinh tế - Xã hội, 04 ngành Kỹ thuật với 19 chuyên ngành ở 03 bậc học Đại học, Cao đẳng và Trung cấp.

1) Khối ngành Kinh tế: Là trường đầu tiên và có thâm niên nhiều năm nhất ở tỉnh Hải Dương đào tạo các ngành: Kế toán, Tài chính - Ngân hàng và Quản trị kinh doanh với nhiều chuyên ngành ở các bậc Đại học, Cao đẳng và Trung cấp.

2) Khối ngành Kỹ thuật: Nhà trường đang đào tạo các ngành có nhu cầu lao động cao, số lượng và chất lượng SV các khóa đào tạo tăng liên tục. Toàn bộ SV và học sinh tốt nghiệp ra trường được các doanh nghiệp tuyển dụng…

3) Khối ngành Xã hội:

- Ngành Chính trị học trình độ đại học, khi tốt nghiệp có thể giảng dạy tại các trường trung học cơ sở, phổ thông, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chính trị và cán bộ tại các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp…;

- Các ngành Quản trị văn phòng và ngành Tiếng Anh (chuyên ngành Tiếng Anh thương mại) trình độ cao đẳng.

Ngoài ra, Trường còn hợp tác và liên kết với nhiều cơ sở đào tạo có uy tín ở trong và ngoài nước để đào tạo nhiều ngành và chuyên ngành như: Trình độ đại học gồm: Luật kinh tế, Tiếng Anh, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật xây dựng dân dụng…; trình độ sau đại học và các hệ bồi dưỡng…;

Mặt khác, Nhà trường đã chuẩn bị đủ giảng viên và cơ sở vật chất; đã lập xong các đề án và đang làm thủ tục xin cấp phép đào tạo các ngành Sư phạm trình độ đại học như: Sư phạm Toán học; Sư phạm Vật lý; Sư phạm kỹ thuật Công nghệ…

2.1.2. Tình hình giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên

Nhiều năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quan tâm nhiều đến “Kỹ năng mềm” cũng như tầm quan trọng của kỹ năng này. Hiện tại, Trường Đại học Hải Dương cũng đã rất chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng mềm cho SV thông qua: một số môn học, các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp. Ngoài ra, tổ chức Đoàn, Hội và Câu lạc bộ, đội, nhóm SV cũng là một môi trường tích cực để rèn luyện kỹ năng mềm cho SV và cũng đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của phong trào học tập của toàn trường, thông qua các buổi: tọa đàm, thảo luận, sinh hoạt dã ngoại và tổ chức các cuộc thi sáng tác, các câu lạc bộ, các cuộc thi tài năng…

Có thể đánh giá chung, SV trong trường luôn ý thức trong học tập và công tác, khắc phục khó khăn nỗ lực vươn lên, hoàn thành nhiệm vụ của tầng lớp trí thức tương lai, nêu cao khẩu hiệu “Sinh viên Trường Đại học Hải Dương năng động, sáng tạo, kỷ luật và thanh lịch”. Cùng với đội ngũ cán bộ Hội có tinh thần trách nhiệm cao, đoàn kết, năng động, sáng tạo, đồng thời được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo SV nên phong trào SV của Trường ngày càng lớn mạnh, có ảnh hưởng sâu rộng, tạo được uy tín trong và ngoài trường.

Môi trường đại học không đơn giản chỉ để cho SV học tập mà còn là môi trường rất tốt để SV hình thành những kỹ năng căn bản trước khi ra trường đi làm. Những KNM này thực sự rất quan trọng và các nhà tuyển dụng ngày càng đòi hỏi cao về điều này. Việc tham gia các hoạt động do trường Đại học tổ chức, các hoạt động của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên và các cuộc thi chuyên đề, các cuộc hội thảo cho SV trên quy mô lớn thực sự có vai trò rất quan trọng. Đây là những hoạt động chính giúp SV rèn luyện KNM như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, phỏng vấn, khả năng lãnh đạo; hình thành sự tự tin,

năng động cần có khi đi làm việc, những kinh nghiệm học được từ những con người thành đạt. Ngoài ra nó còn bổ trợ kiến thức chuyên sâu rất nhiều, hình thành được cách làm việc, quản lí thời gian hiệu quả, hoạt động cộng đồng theo nhóm, làm việc độc lập.

2.2. Mô tả cách thức khảo sát

2.2.1. Mục đích khảo sát và đối tượng khảo sát

- Mục đích khảo sát: Nhằm thu thập thông tin về thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy KNM cho SV khối ngành kinh tế Trường ĐHHD.

- Đối tượng khảo sát: 300 người ở các đối tượng gồm:

+ Cán bộ quản lý và giảng viên: 200 người;

+ SV khối ngành kinh tế: 100 người.

2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

- Phương pháp so sánh:

+ So sánh kết quả giữa các khoá

+ So sánh trên thực tế với lý thuyết

- Phương pháp đánh giá: Dùng để đánh giá nhận thức cũng như việc rèn luyện KNM của các em SV nói chung.

- Phương pháp tổng hợp phân tích:

+ Tổng hợp ý kiến trả lời của các đối tượng phát phiếu điều tra

+ Tổng hợp thông tin từ các tài liệu thứ cấp có liên quan.

Sau khi có thông tin tổng hợp, sẽ tiến hành phân tích dựa trên những kết quả đó. Dựa vào những phiếu điều tra đã thu thập được, nhóm nghiên cứu sẽ tổng hợp lại các câu trả lời của CBQL, Giảng viên và các bạn SV trong các phiếu điều tra.

Từ đó tính phần trăm và đưa ra kết luận về những thế mạnh cũng như điểm yếu của các bạn SV khối ngành Kinh tế - Trường Đại học Hải Dương, nhận thức của các bạn SV về tầm quan trọng của các KNM, mong muốn rèn luyện kỹ năng mềm của các bạn SV cũng như môi trường và điều kiện tốt nhất để phát huy kỹ năng mềm mà các bạn được học tập.

2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế Trường Đại học Hải Dương

2.3.1. Thực trạng nhận thức về giáo dục kỹ năng mềm

Tiến hành khảo sát nhận thức về khái niệm giáo dục KNM trên cán bộ, giảng viên của Trường Đại học Hải Dương bằng phiếu hỏi, tôi thu được kết quả ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ, giảng viên về giáo dục KNM


TT

Giáo dục kỹ năng mềm là

Số ý kiến

Tỷ lệ

(%)

1

Trang bị cho SV những kiến thức về các kĩ năng cần thiết

31

15,5

2

Thay đổi những hành vi, thói quen xấu ở sinh viên

12

6

3

Hình thành cho SV hành vi mới đáp ứng yêu cầu xã hội

7

3,5

4

Trang bị cho người học tri thức, thái độ, kĩ năng

hành vi thích ứng với công việc và cuộc sống

58

29

5

Tất cả các ý kiến trên

92

46

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Từ kết quả thu được ở bảng 2.1, tôi nhận thấy có 29% cán bộ, giảng viên có nhận thức giáo dục KNM là trang bị cho người học tri thức, thái độ, kĩ năng, hành vi thích ứng với công việc và cuộc sống. Có 15,5% cán bộ, giảng

viên nhận thức giáo dục KNM là trang bị cho SV những kiến thức về các kĩ năng cần thiết.

Có tới 46% cán bộ giảng viên nhận thức đúng và đầy đủ về giáo dục KNM cho SV. Như vậy vấn đề giáo dục KNM cho SV khối ngành kinh tế Trường ĐHHD đã được phần lớn cán bộ giảng viên nhận thức đúng nhưng chưa đầy đủ.

Để đánh giá đầy đủ hơn nhận thức của cán bộ, giảng viên về giáo dục KNM cho SV luận văn đã khảo sát nhận thức về ý nghĩa của việc giáo dục KNM, kết quả được cho ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Nhận thức của cán bộ, giảng viên và SV về ý nghĩa của việc giáo dục KNM cho SV khối ngành kinh tế


TT


Ý nghĩa

Cán bộ, giảng viên

Sinh viên

Số ý

kiến

%

Số ý

kiến

%


1

Giúp SV có khả năng thích ứng với những thay đổi của cuộc sống

hàng ngày


32


16


22


22

2

Giúp SV biến tri thức thành

hành động

12

6

10

10

3

Giúp SV tự chủ trong mọi hoạt

động học tập cũng như cuộc sống

37

18,5

14

14


4

Giúp SV thực hiện có hiệu quả các hoạt động học tập, lao động, giao

tiếp và các hoạt động khác trong


22


11


13


13

cuộc sống hàng ngày





5

Tất cả các nội dung trên

97

48,5

41

41


Từ kết quả thu được ở bảng 2.2, tôi nhận thấy có 48,5% cán bộ, giảng viên Trường ĐHHD đã có nhận thức đúng và đầy đủ về ý nghĩa của giáo dục KNM cho SV.

Có 41% SV khối ngành kinh tế Trường ĐHHD đã có nhận thức đúng và đầy đủ về ý nghĩa của giáo dục KNM cho SV khối ngành kinh tế.

Tuy nhiên, qua số liệu tổng hợp trong bảng 2.2 tôi thấy còn 51,5% cán bộ, giảng viên Trường ĐHHD đã có nhận thức đúng nhưng chưa đầy đủ về ý nghĩa của giáo dục kĩ năng mềm cho SV. Có 59% SV khối ngành kinh tế Trường ĐHHD đã có nhận thức đúng nhưng chưa đầy đủ về ý nghĩa của giáo dục KNM cho SV khối ngành kinh tế.

Bên cạnh khảo sát nhận thức của cán bộ, giảng viên và SV về ý nghĩa giáo dục KNM, trong phiếu hỏi cũng đưa ra khảo sát về vai trò của giáo dục KNM. Kết quả được tổng hợp trong bảng 2.3 như sau:

Đây là những số liệu cán bộ quản lý cần quan tâm để nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên, SV khối ngành kinh tế về tầm quan trọng và ý nghĩa của giáo dục kĩ năng mềm cho SV khối ngành kinh tế của Trường, từ đó tạo động lực cho hoạt động giáo dục kĩ năng mềm cho SV phát triển.

Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.3 nhận thức của cán bộ, giảng viên và SV về vai trò của GDKNM ta thấy:

- Các vai trò được cả cán bộ, giảng viên và SV đánh giá rất quan trọng bao gồm: Giúp con người giao tiếp ứng xử thành công, giúp bản thân

vững vàng trong nghề nghiệp, giúp bản thân tự tin, tự khẳng định mình. Tỷ lệ đánh giá vai trò này rất quan trọng của các đối tượng được khảo sát đều lớn hơn 90%.

Bảng 2.3. Nhận thức của cán bộ, giảng viên và SV về vai trò của việc giáo dục KNM cho SV khối ngành kinh tế


Các giá trị

Cán bộ, giảng viên

Sinh viên

Mức độ

Mức độ

Rất quan trọng

Quan trọng

Không quan trọng

Rất quan trọng

Quan trọng

Không quan trọng

Giúp con người giao tiếp

ứng xử thành công

195

5


0

99

1


0

97,50%

2,50%

99,00%

1,00%

Giúp bản thân vững vàng trong nghề nghiệp

196

4


0

96

3

1

98,00%

2,00%

96,00%

3,00%

1,00%


Giúp bản thân tự tin

196

4


0

98

2


0

98,00%

2,00%

98,00%

2,00%


Tự khẳng định mình

192

8


0

92

5

3

96,00%

4,00%

92,00%

5,00%

3,00%

Bổ trợ cho kỹ năng

chuyên môn

158

33

9

73

20

7

79,00%

16,50%

4,50%

73,00%

20,00%

7,00%

Chung sống với mọi

người trong cộng đồng

167

28

5

85

14

1

83,50%

14,00%

2,50%

85%

14%

1%

Giúp bản thân xác định được mục đích của

cuộc sống

156

24

20

88

10

2

78,00%

12,00%

10,00%

88,00%

10,00%

2,00%

Giúp bản thân phát huy tiềm năng cá nhân

139

41

20

73

22

5

69,50%

20,50%

10,00%

73,00%

22,00%

5,00%

Giúp bản thân giải quyết

143

42

15

68

24

8

cuộc sống


71,50%


21,00%


7,50%


68,00%


24,00%


8,00%

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí