Thực Trạng Về Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Kỹ Năng Mềm

tốt các tình huống trong

- Vai trò giúp phát huy tiềm năng cá nhân được đánh giá là ít quan trọng hơn với tỷ lệ đánh giá rất quan trọng của cán bộ, giảng viên và SV lần lượt là 69,5% và 73%.

So sánh với những đánh giá của SV về mức độ nhận thức các nội dung vai trò của GDKNM đã được giảng viên đánh giá chúng tôi thấy hoàn toàn phù hợp, mức độ chênh lệch nhau không đáng kể, khẳng định kết quả khảo sát có tính khách quan, kết hợp với phỏng vấn một số SV và giảng viên chúng tôi được biết những vai trò KNM được giảng viên đánh giá với mức độ cao vì các vai trò đó của KNM liên quan trực tiếp tới nội dung học tập và chuyên ngành của SV cuối khoá. Một số vai trò quan trọng của KNM chưa được giảng viên đánh giá cao như là vai trò giúp bản thân phát huy được năng lực. Điều này là do nhiều nguyên nhân khác nhau: như không gắn liền với nội dung môn học, giáo viên còn hạn chế về các kĩ năng đó.

2.3.2. Thực trạng về tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng mềm

2.3.2.1. Đánh giá của cán bộ, giảng viên và sinh viên về nội dung giáo dục kỹ năng mềm

Khảo sát trên cán bộ, giảng viên, SV về thực trạng các nội dung KNM đã được giảng viên quan tâm truyền đạt cho SV khối ngành kinh tế, tôi thu được kết quả ở bảng 2.4.

Từ bảng 2.4 cho thấy những KNM đã được cán bộ, giảng viên của Trường quan tâm, tổ chức khá thường xuyên các hoạt động giáo dục KNM cho SV khối ngành kinh tế.

Cụ thể như sau:

Kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc đồng đội có 98% giảng viên tiến hành truyền đạt cho SV một cách thường xuyên.

Bảng 2.4. Đánh giá của cán bộ, giảng viên và SV về nội dung giáo dục KNM cho SV khối ngành kinh tế


TT


Các kỹ năng

CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN

SINH VIÊN

Mức độ

Mức độ

Thường xuyên

Không thường

xuyên

Chưa thực

hiện

Thường xuyên

Không thường

xuyên

Chưa thực

hiện


1


Kỹ năng giao tiếp ứng xử

196

4


0

99

1


0

98,00%

2,00%

99,00%

1,00%


2


Kỹ năng thuyết phục

195

5


0

97

2

1

97,50%

2,50%

97,00%

2,00%

1,00%


3


Kỹ năng làm việc đồng đội

196

4


0

98

2


0

98,00%

2,00%

98,00%

2,00%


4

Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc

192

8


0

91

5

4

96,00%

4,00%

91,00%

5,00%

4,00%


5


Kỹ năng trả lời phỏng vấn

152

36

12

6,00%

71

20

1

76,00%

18,00%

71,00%

20,00%

1,00%


6

Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm

175

24

1

85

14

1

87,50%

12,00%

0,50%

85%

14%

1%


7


Kỹ năng giải quyết vấn đề

181

18

1

88

10

2

90,50%

9,00%

0,50%

88,00%

10,00%

2,00%


8


Kỹ năng lắng nghe

156

41

3

75

22

3

78,00%

20,50%

1,50%

75,00%

22,00%

3,00%


9

Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân

133

42

25

69

23

6

66,50%

21,00%

12,50%

69,00%

23,00%

6,00%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế - Trường đại học Hải Dương - 8

10


Kỹ năng khác

154

32

14

68

15

17

77,00%

16,00%

7,00%

68,00%

15,00%

17,00%



Kỹ năng thuyết phục có 97,5% giảng viên tiến hành truyền đạt cho SV một cách thường xuyên.

Kỹ năng lập kế hoạch tổ chức công việc có 96% giảng viên tiến hành truyền đạt cho SV một cách thường xuyên.

Kỹ năng giải quyết vấn đề có 90,5% giảng viên tiến hành truyền đạt cho SV một cách thường xuyên.

Tuy nhiên còn một số kỹ năng sau đây chưa được số đông giảng viên quan tâm truyền đạt cho SV một cách thường xuyên như:

Kỹ năng trả lời phỏng vấn chỉ có 76% giảng viên tiến hành truyền đạt cho SV một cách thường xuyên.

Kỹ năng lắng nghe chỉ có 78% giảng viên tiến hành truyền đạt cho SV một cách thường xuyên.

Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân chỉ có 66,5% giảng viên tiến hành truyền đạt cho SV một cách thường xuyên.

So sánh với những đánh giá của SV về mức độ tiến hành các nội dung GDKNM đã được giảng viên đánh giá tôi thấy nhìn chung phù hợp, nhất trí khá cao. Mức độ chênh lệch nhau không đáng kể.

Kết hợp với phỏng vấn một số SV và giảng viên chúng tôi được biết những KNM được giảng viên tiến hành truyền đạt thường xuyên cho SV với mức độ cao vì các kĩ năng đó liên quan trực tiếp tới nội dung học tập và chuẩn đầu ra của SV cuối khoá. Một số kĩ năng quan trọng chưa được giảng viên quan tâm truyền đạt

thường xuyên cho SV là do nhiều nguyên nhân khác nhau: như không gắn liền với nội dung môn học, giảng viên còn hạn chế về các kĩ năng đó.

Vấn đề đặt ra đối với Nhà trường và Ban Giám hiệu cần quan tâm để có biện pháp chỉ đạo hoạt động GDKNM cho SV khối ngành kinh tế.

2.3.2.2. Đánh giá của cán bộ và giảng viên về môn học, những hoạt động góp phần vào việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên

Tiến hành khảo sát trên giảng viên và cán bộ quản lý nhà trường, tôi thu được kết quả ở bảng 2.5:

Bảng 2.5. Đánh giá của cán bộ, giảng viên về những môn học, hoạt động giáo dục KNM cho SV khối ngành kinh tế


Nội dung

Cán bộ, giảng viên

Sinh viên

Số ý

kiến

%

Số ý

kiến

%

Môn học Kỹ năng giao tiếp

200

100

100

100

Hoạt động hình thành kỹ năng giao tiếp

200

100

100

100

Hoạt động hình thành kỹ năng suy luận phán đoán

200

100

100

100

Hoạt động giao lưu

192

96

94

94

Hoạt động bồi dưỡng kỹ năng

192

96

93

93

Hoạt động tình nguyện xã hội

186

93

93

93

Môn phương pháp học tập đại học và nghiên cứu khoa học

170

85

88

88

Sinh hoạt chuyên đề và tất cả môn học ở trường đều có khả năng dạy KNM

156

78

71

71

Phong trào Đoàn - Hội

148

74

72

72

Đa số CB và GV đều chọn đáp án nhiều nhất cho môn học Kỹ năng giao tiếp, hoạt động hình thành kỹ năng giao tiếp, hoạt động hình thành kỹ năng suy luận phán đoán với số tỉ lệ phần trăm lựa chọn giống nhau là 100%, kế đến là hoạt động giao lưu, hoạt động bồi dưỡng kỹ năng cùng chiếm tỉ lệ giống nhau là 96%, hoạt động tình nguyện xã hội xếp ở vị trí thứ ba chiếm 93%, môn phương pháp học tập đại học và nghiên cứu khoa học chiếm 85%, sinh hoạt chuyên đề và tất cả môn học ở trường đều có khả năng dạy KNM chiếm tỉ lệ tương đối cao là 78%, trong khi đó có 74% số CBQL và GV chọn câu trả lời là Phong trào Đoàn - Hội.

Các ý kiến của CB và GV phù hợp với thực tiễn rèn luyện KNM trong điều kiện hiện nay, vì đây là hoạt động giáo dục đang được chú trọng trong Nhà trường thông qua giáo dục tích hợp, lồng ghép vào các môn học và các hoạt động ngoại khóa khác.

Giảng viên lựa chọn cao nhất về ba con đường để GDKNM cho SV khối ngành kinh tế Trường ĐHHD, đó là: môn học Kỹ năng giao tiếp, hoạt động hình thành kỹ năng giao tiếp và hoạt động hình thành kỹ năng suy luận phán đoán bởi vì ba con đường đó được Nhà trường xây dựng kế hoạch và có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn. Còn lại các con đường khác tuỳ theo ý thích và sở trường của giảng viên và không có tính bắt buộc nên giảng viên ít hoặc không lựa chọn.

Tìm hiểu đánh giá của SV khối ngành kinh tế tại Trường về các hình thức tiến hành GDKNM cho SV thông qua nội dung các môn học, các hoạt động chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.4. So sánh với những đánh giá của cán bộ, giảng viên về con đường tiến hành các nội dung giáo dục kĩ năng mềm

đã được giảng viên đánh giá tôi thấy hoàn toàn phù hợp, mức độ chênh lệch nhau không đáng kể.

Bên cạnh các hình thức GDKNM cho SV thông qua hoạt động dạy học, tôi tìm hiểu về các hình thức GDKNM cho SV thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoại khóa và tôi thu được kết quả ở bảng 2.6 qua nhận xét, đánh giá của SV khối ngành kinh tế Trường Đại học Hải Dương.

Bảng 2.6. Đánh giá của SV về các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa đã tiến hành để rèn luyện KNM cho SV

TT

Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa

Số ý kiến

Tỷ lệ (%)

1

Tổ chức các cuộc thi

52

52

2

Tổ chức các buổi thảo luận, tọa đàm, giao lưu

36

36

3

Tổ chức tham quan, dã ngoại

40

40

4

Thành lập câu lạc bộ

45

45

5

Tổ chức trò chơi

35

35

6

Các hình thức khác

42

42


Qua kết quả khảo sát thu được ở bảng 2.6, tôi nhận thấy hình thức tổ chức các cuộc thi để rèn luyện kĩ năng mềm cho SV được nhà trường tiến hành nhiều nhất với 52% ý kiến đánh giá của SV, bên cạnh đó là các câu lạc bộ theo các nhóm chủ đề nhằm tăng cường GDKNM cho SV chiếm tỷ lệ 45%.

Bên cạnh đó các hình thức tham quan, dã ngoại, hình thức tổ chức các buổi thảo luận, tọa đàm, giao lưu lại chưa được quan tâm nhiều. Đây cũng là những số liệu mà các nhà quản lý và giảng viên cần quan tâm. Bởi hai hình thức đó là hai hình thức có thế mạnh trong việc tạo môi trường trải nghiệm cuộc sống cho SV

khối ngành kinh tế, tạo điều kiện cho SV thể hiện được bản thân, có nhiều trải nghiệm với môi trường làm việc, thích nghi được với nhiều tình huống khác nhau.

2.3.3. Thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm

2.3.3.1. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế

Để tìm hiểu thực trạng quản lý GDKNM cho SV khối ngành kinh tế ở Trường ĐHHD; chú ý đến việc đánh giá mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện của các khâu trong quy trình quản lý. Cụ thể bao gồm:

- Lập kế hoạch và xây dựng chương trình GDKNM;

- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện các HĐGDKNM;

- Quản lý đội ngũ thực hiện kế hoạch chương trình GDKNM;

- Quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện khác trong thực hiện các HĐGDKNM;

- Quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục trong thực hiện các HĐGDKNM;

- Quản lý việc kiểm tra đánh giá việc thực hiện các HĐGDKNM. Kết quả thu được tổng hợp như bảng 2.7 như sau:

Bảng 2.7: Thực trạng quản lý hoạt động GDKNM cho SV khối kinh tế



Nội dung

Mức độ thực hiện

Điểm trung bình

Hiệu quả thực hiện

Điểm trung bình

Thường xuyên

Đôi khi

Rất ít


Tốt


Khá


TB


Yếu

Lập kế hoạch, xây

dựng chương trình

182

11

7

2,88

143

34

22

1

3,60

Tổ chức, chỉ đạo

thực hiện

152

21

27

2,63

128

45

25

2

3,50

Quản lý đội ngũ thực

hiện kế hoạch

145

32

23

2,61

132

48

18

2

3,55

các điều kiện khác

121

39

40

2,41

121

41

26

12

3,36

Quản lý phối hợp các

lực lượng giáo dục

148

34

18

2,65

140

48

8

4

3,62

Quản lý việc kiểm tra

đánh giá GDKNM

180

9

11

2,85

150

39

11

0

3,70

QL cơ sở vật chất và


Qua kết quả khảo sát thu được ở bảng 2.7, tôi nhận thấy mức độ thực hiện các nội dung trong chương trình quản lý HĐGDKNM cho SV khối ngành kinh tế Trường Đại học Hải Dương được đánh giá khá cao. Cụ thể:

- Chỉ tiêu “Lập kế hoạch, xây dựng chương trình GDKNM” có 182 cán bộ, giảng viên đánh giá mức độ là thường xuyên; chỉ có 7 cán bộ, giảng viên cho rằng mức độ thực hiện là rất ít. Điểm trung bình của chỉ tiêu này là 2,88 đ, xếp thứ nhất trong các nội dung quản lý GDKNM. Tiếp theo đứng thứ 2 là “Quản lý việc kiểm tra đánh giá GDKNM” với điểm trung bình là 2,85đ.

- Chỉ tiêu “Quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện khác trong thực hiện các HĐGDKNM” được đánh giá là thấp nhất với điểm trung bình là 2,41đ. Điều này cho thấy sự quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho HĐGDKNM còn chưa được chú trọng đúng mực.

- Hiệu quả thực hiện của chỉ tiêu “Quản lý kiểm tra đánh giá trong thực hiện các HĐGDKNM” là cao nhất với điểm trung bình là 3,70đ, thấp nhất vẫn là quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện khác với 3,36đ. Điều này phù hợp với kết quả mức độ thực hiện quản lý của chỉ tiêu này còn rất thấp.

Qua kết quả khảo sát cho thấy 172/200 (86%) ý kiến của cán bộ, giảng viên đánh giá công tác tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng mềm cho SV được tiến hành quan tâm thường xuyên, phân công trách nhiệm rõ ràng, phân cấp cho từng lực lượng tổ chức.

Ngày đăng: 22/05/2022