Đề tài “Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo lớn” được nghiên cứu trên cơ sở đề án Chuẩn quốc gia về Giáo dục mầm non của Cộng hoà Liên bang Nga năm 2010. Dựa trên những thành tựu giáo dục mầm non truyền thống của Nga, đề tài nghiên cứu đưa thêm vào những nội dung mới phản ánh những thay đổi trong đời sống xã hội hiện đại (ví dụ: mục “Trẻ em và những người xung quanh”). Trong đề tài đã thể hiện những giờ học mẫu và những biện pháp tổ chức các giờ học nhằm hỗ trợ trẻ em lĩnh hội kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cá nhân phù hợp với cách tiếp cận tâm lý- giáo dục học hiện đại. đề tài nghiên cứu bao gồm các nguyên tắc cơ bản giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ, những kiến nghị đối với các giảng viên, cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học, cũng như các đề xuất hợp tác với phụ huynh học sinh. Các tác giả phân loại chương trình thành sáu chủ đề chính: (1) Trẻ em và những người xung quanh; (2) Trẻ em và thiên nhiên; (3) Đứa trẻ ở nhà; (4) Sức khỏe của trẻ em; (5) Những cảm xúc tích cực ở trẻ; (6) Trẻ em trên các đường phố của thành phố. Mỗi chủ đề bao gồm nhiều đề tài nhỏ. Ví dụ: trong chủ đề "Đứa trẻ ở nhà", bao gồm các đề tài sau đây: Nhận diện người lạ, người quen và Tình huống nguy hiểm trong cuộc sống hàng ngày... Kết quả của đề tài nghiên cứu được xem như một tài liệu hỗ trợ giáo viên mầm non trong giáo dục trẻ em thể hiện nhu cầu và cách xử lý trong các tình huống nguy hiểm [113, tr. 68].
Như vậy, ở nước ngoài các nghiên cứu cụ thể theo hướng nghiên cứu về nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự bảo vệ nói riêng đã được thực hiện một cách bài bản, chuyên sâu và có hệ thống. Kết quả nghiên cứu của các công trình này là cơ sở nền tảng để tiếp tục phát triển nội dung chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh một cách phù hợp nhất với nhu cầu của học sinh, với sự phát triển của đời sống xã hội nhằm hướng tới mục tiêu giúp học sinh có được những kỹ năng sống để có thể tự bảo vệ bản thân, giảm thiểu sự xung đột với các thành viên trong gia đình, thầy cô và bạn bè, có thể thích ứng được với những nguy hiểm khi tham gia vào cuộc sống xã hội,...
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục kỹ năng sống đã và được được quan tâm nghiên cứu. Một trong số những nhà nghiên cứu có những công bố chuyên sâu về vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cũng như nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là tác giả Nguyễn Thanh Bình. Dưới đây, sẽ nêu dẫn cụ thể các nghiên cứu theo hướng này của tác giả:
Trong bài báo công bố trên Tạp chí Giáo dục, tác giả Nguyễn Thanh Bình đã bàn luận về "Giáo dục kỹ năng sống dựa vào trải nghiệm" [8]. Trong công bố này, tác giả đã bàn luận tới chương trình, tài liệu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh hiện nay. Tác giả cho rằng, nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng sống đã có của nước ta chủ yếu được thiết kế cho giáo dục không chính quy. Nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng sống được lồng ghép vào chương trình dạy chữ, học vấn và vào tất cả các môn học và các chương trình dạy học ở các mức độ khác nhau. Việc dạy kĩ năng sống có thể được lồng ghép vào các chương trình dạy chữ cơ bản nhằm xoá mù chữ, hay có thể dạy chữ kết hợp với dạy kĩ năng làm nông nghiệp, kĩ năng bảo tồn môi trường, sức khỏe, HIV/AIDS.
Bàn luận và khẳng định quan điểm của mình về nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh còn được tác giả Nguyễn Thanh Bình trình bầy sâu và có hệ thống trong giáo trình “Giáo dục kĩ năng sống”. Tác giả cho rằng, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh muốn đạt được hiệu quả như mục tiêu đề ra rất cần phải đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh [9]
Việc bàn luận về phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cũng được tác giả Nguyễn Dục Quang trong tài liệu về "Hướng dẫn thực hiện Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông” bàn luận tới. Tác giả cho rằng cần phải có cách tiếp cận mới trong việc sử dụng phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Trong đó, phương pháp và hình thức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cần được sử dụng đó là các phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm. Việc sử dụng các hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cũng cần phải chú trọng tới các hình thức giáo dục có thể phát huy được vai trò trung tâm của học sinh [62].
Với cuốn quyển sách có tựa đề: “Cẩm nang giáo dục cho học sinh tiểu học”, tác giả Ngô Thị Tuyên khẳng định rõ vai trò quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường, nhà trường cần xem đây là nội dung giáo dục chính cho học sinh, là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi nhà trường. Trong cuốn sách này, tác giả còn đưa ra nhiều khẳng định và bàn luận về phương pháp giáo dục kỹ năng sống và trình bày phương pháp xây dựng một chương trinh học tập, nguyên tắc chọn nội dung và và hướng dẫn giáo viên phương pháp giáo dục cho trẻ bằng việc làm để có được sản phẩm là kỹ năng sống [81].
Các tác giả biên soạn bộ sách Giáo dục Kĩ năng sống trong các môn học ở tiểu học [19], đã chỉ ra khả năng giáo dục kĩ năng sống trong một số môn học ở tiểu học và nêu lên mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm hình thành và phát triển kĩ năng sống cho học sinh tiểu học. Tài liệu đi sâu vào hướng dẫn nội dung và địa chỉ giáo dục kĩ năng sống trong các môn học như môn Tiếng Việt, môn Đạo đức, môn Tự nhiên xã hội…[11] .
Bộ sách "Tủ sách an toàn" của nhóm tác giả Nam Hồng, Dương Phong, Ngọc Lan được xuất bản gồm 4 cuốn: (1) Ngôi nhà an toàn cho trẻ; (2) An toàn cho trẻ trên đường phố và nơi thiên nhiên; (3) An toàn cho trẻ trong cộng đồng xã hội; (4) Sơ cấp cứu các loại tổn thương do tai nạn ở trẻ em. Nội dung chính yếu và quan trọng của bộ sách này là việc hướng dẫn cách thức và phương pháp giúp trẻ em đối mặt hiệu quả với những nguy hiểm có thể xảy ra khi trẻ tự mình tiếp xúc với môi trường thiên nhiên và bên ngoài xã hội mỗi lúc một phức tạp hơn [44].
Tác giả Lục Thị Nga đã phân tích tầm quan trọng của kĩ năng sống trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh tiểu học và cho rằng: Nhân cách được hình thành qua hai con đường cơ bản trong nhà trường: con đường dạy học và con đường giáo dục ngoài giờ lên lớp. Bên cạnh việc làm rõ những vấn đề cơ bản về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, phương pháp dạy học tích hợp kĩ năng sống vào môn
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội - 1
- Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội - 2
- Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Về Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Kĩ Năng Sống Trong Đó Có Kỹ Năng Tự Bảo Vệ Cho Học Sinh
- Kỹ Năng Tự Bảo Vệ Của Học Sinh Tiểu Học Các Xã Miền Núi
- Những Kỹ Năng Tự Bảo Vệ Cần Giáo Dục Cho Học Sinh Tiểu Học Các Xã Miền Núi
- Phương Pháp Giáo Dục Kỹ Năng Tự Bảo Vệ Cho Học Sinh Tiểu Học Các Xã Miền Núi
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
khoa học tác giả đưa ra phương pháp dạy học tích hợp kĩ năng sống vào hoạt động ngoài giờ lên lớp và phân tích ý nghĩa thực tiễn của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh tiểu học và chỉ ra những yếu tố cần thiết, hiệu quả của hoạt động ngoài giờ lên lớp trong việc nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học [57].
-Hướng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh
Kadzamira (2006) chỉ ra tình trạng giáo viên tại các trường học thiếu năng lực giảng dạy KNS, các chương trình giáo dục phải đối mặt với các thách thức phát sinh từ việc nhà trường không tuân thủ các nguyên tắc về chất lượng giáo dục. Chẳng hạn, các trường học không giới thiệu các biện pháp đo lường, đánh giá và cấp chứng chỉ về giáo dục KNS, điều này làm giảm giá trị và sự ghi nhận về vị trí của giáo dục KNS trong nhà trường. Tương tự, người học cũng không có các khóa học được đánh giá một cách nghiêm túc, vì thế họ cũng không dành sự quan tâm xứng đáng cho giáo dục KNS. Ngoài ra, tập quán văn hóa của người dân không khuyến khích người lớn và trẻ nhỏ tham gia các cuộc thảo luận liên quan đến tình dục và chủ đề sức khỏe sinh sản. Vì vậy, điều này tạo ra một số xung đột ở cả người học và giáo viên; kết quả là không khuyến khích được người học tham gia, họ có thể cảm thấy khó chịu, miễn cưỡng và nhút nhát khi tham gia thảo luận về tình dục và chủ đề sức khỏe sinh sản [94].
Ngoài ra, nghiên cứu trường hợp của Chirwa (2007) về các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các chương trình giáo dục KNS tại 4 trường thuộc Quận Zomba, Malawi cho thấy việc thực hiện giáo dục KNS bị hạn chế bởi nhiều yếu tố liên quan tới bối cảnh xã hội và cấu trúc [dẫn theo 94].
Các trường học nằm trong điều kiện kinh tế - xã hội vững chắc, có các nguồn lực vật chất và con người đầy đủ có thể thực hiện các chương trình giảng dạy ở một mức độ mà các trường học nằm trong điều kiện kinh tế khó khăn khó có thể hoặc không thể thực hiện được [109].
Kadzamira (2006) cho rằng môi trường làm việc ở phần lớn các trường học tại các nước đang phát triển chưa đáp ứng yêu cầu, cơ sở vật chất nghèo nàn, quy mô lớp lớn. Các điều kiện khó khăn đó góp phần khiến giáo viên cảm thấy không hài lòng với công việc, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và do đó ảnh hưởng đến việc thực hiện bất kỳ chương trình giảng dạy nào, bao gồm cả giảng dạy KNS [99].
Prinsloo (2007), cũng lưu ý rằng lớp học quá tải là một rào cản trong quá trình giảng dạy các môn học. Tác giả viện dẫn trường hợp một giáo viên tham gia trong nghiên cứu của ông về việc thực hiện giáo dục định hướng cuộc sống, kết quả cho thấy để đạt hiệu quả giảng dạy với 40 học sinh hoặc nhiều hơn cùng một lúc trong một khoảng thời gian ngắn là nhiệm vụ khó khăn. Giáo viên cảm thấy rằng không phải lúc nào họ cũng có thể tạo ra được một bầu không khí tin tưởng giữa họ và tất cả các học sinh trong lớp học [105].
1.1.2. Các hướng nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong đó có kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh
Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em nói chung và cho học sinh tiểu học nói riêng đã được quan tâm nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam. Các nghiên cứu về vấn đề này có thể được lồng ghép trong những nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục trường nhà trường hoặc là những nghiên cứu cụ thể đúng về hướng này. Cụ thể như sau:
Các nghiên cứu về quản lý giáo dục kỹ năng sống trên thế giới được nghiên cứu lồng ghép trong các nghiên cứu về quản lí hoạt động giáo dục trong nhà trường với tư cách là hoạt động giáo dục cơ bản trong trường học. Đại diện cho hướng nghiên cứu này là tác giả V V.P.Xtrêzicodin, Jaxapob, Xvecxlerơ. Các tác giả này đã xác định một số công việc quản lí hoạt động giáo dục nói chung của nhà trường trong đó có hoạt động giáo dục kỹ năng sống của hiệu trưởng như: Phải phân công nhiệm vụ cho cán bộ, nhân viên trong nhà trường một cách hợp lý và có những biện pháp quản lí cụ thể thì sẽ đạt hiệu quả cao; Phải xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có đủ năng lực và trình độ tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường; Phải tổ chức hội thảo khoa học trong đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Thông qua hội thảo, giáo viên có thể trao đổi kinh nghiệm góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ tự bồi dưỡng của giáo viên; Phải tổ chức dự giờ và phân tích sư phạm bài dạy. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất trong công tác quản lí của lãnh đạo nhà trường thông qua dự giờ [48].
Trong công bố có tựa đề “Quản lí nhà trường trong thế kỉ XXI” của Brent Davies và Linda Ellison, bản dịch của Nguyễn Trọng Tấn [dẫn theo 70] đã đưa ra quan niệm về vai trò của người lãnh đạo trường học và giáo viên trong quản lí hoạt động dạy học. “Các hiệu trưởng không quản lí việc học tập. Họ lãnh đạo và quản lí những giáo viên quản lí việc học tập, nguồn nhân lực và tài chính hỗ trợ cho quá trình dạy học, trong những tổ chức tương đối linh hoạt. Đó là lí do tại sao một trường được lãnh đạo tốt với những giáo viên rất hứng thú với quá trình dạy học, bởi các giáo viên giỏi được tự do theo đuổi ý tưởng của mình” và “Tương tự như vậy, các giáo viên không quản lí việc học tập một cách trực tiếp. Quá trình học tập rất phức tạp và chỉ có thể hiểu được một phần. Cái mà một giáo viên có ý định dạy và cái được học không nhất thiết phải theo một trình tự nhất định, việc các giáo viên giảng đi giảng lại một bài giảng thành công cho các lớp khác nhau nhận được những kết quả khác nhau là rất phổ biến. Những quan hệ tâm lí cá nhân ảnh hưởng đến thái độ của người học là rất đa dạng (xem Handy 1993), và được định hình bởi nhiều yếu tố, trong đó chỉ có một vài yếu tố nằm trong tầm kiểm soát của giáo viên đến mức những kết quả dự đoán trước hoặc thậm chí là nhận thức được mang tính may rủi”.
Theo Sullivan và Glanz (2000), để áp dụng thành công các chính sách và chương trình mới trong trường học, ban quản lý nhà trường nên coi áp dụng cải tiến trường học như một động lực. Điều này có nghĩa rằng trong quá trình đưa ra các quyết
định liên quan tới nhà trường, hiệu trưởng phải luôn đặt vấn đề cải tiến trường trong tâm trí. Việc nâng cao giáo dục KNS là một phần của sự cải tiến này. Theo tác giả, đặt cải tiến trường học vào nhiệm vụ trung tâm đòi hỏi công việc của nhà lãnh đạo phải dựa trên nền tảng sư phạm và giáo dục, đồng thời gắn trực tiếp với hoạt động cốt lõi của nhà trường, cụ thể là hoạt động giảng dạy và học tập. Nó yêu cầu nhà lãnh đạo phải có sự am hiểu sâu sắc về quá trình học tập và các điều kiện đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh [106].
Lãnh đạo nhà trường còn đóng một vai trò quan trọng nữa, đó là phải đảm bảo rằng mỗi yếu tố góp phần vào cải thiện kết quả học tập của học sinh phải luôn hiện hữu, phát huy hiệu quả và nằm trong mối liên kết với tất cả các yếu tố khác (Hill, 2006 [80]). Điều này có nghĩa rằng nhà lãnh đạo chính là kiến trúc sư trưởng của nhà trường, người nắm toàn cảnh về các hệ thống, quy trình, nguồn lực cũng như cách thức chúng kết hợp với nhau để tạo ra kết quả học tập của học sinh như kỳ vọng. Giáo dục KNS giúp nhà lãnh đạo tăng cường các nguồn lực thông qua thúc đẩy các cá nhân phối hợp với nhau, nâng cao năng lực xã hội và sự tự tin [97]).
Một trong những nghiên cứu sâu về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống tại trường học là nghiên cứu của tác giả Visser (2005) [108]. Nghiên cứu của đi sâu tìm hiểu về những khó khăn trong quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống tại 14 trường trung học ở miền Nam châu Phi với nhóm đối tượng là các hiệu trưởng, giáo viên và học sinh của các trường này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chương trình giáo dục kỹ năng sống nếu muốn triển khai có hiệu quả trong các nhà trường thì cần phải chú trọng tới các khâu quản lý cơ bản như: tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống; có sự cam kết về trách nhiệm tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có hiệu quả từ phía giáo viên và cán bộ chuyên trách. Đặc biệt là sự cam kết của chính hiệu trưởng nhà trường. Bên cạnh đó, mối quan hệ phối hợp giữa hiệu trưởng, giáo viên, học sinh và các tổ chức cá nhân trong và ngoài nhà trường có vai trò quyết định hiệu quả của hoạt động giáo dục này. Theo chương trình giáo dục kỹ năng sống ở Malawi, ngay từ đầu hiệu trưởng và các cấp phó đã định hướng việc giảng dạy kỹ năng sống và truyền đạt triết lý cơ bản của nhà trường tới những giáo viên chưa được đào tạo về kỹ năng sống [101].
Một nghiên cứu khác về vấn đề này của tác giả Prinsloo (2007) [105] tại Nam Phi cũng đã chỉ ra những khó khăn nhất định và giáo dục kỹ năng sống phải đối mặt. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc hiệu trưởng nhà trường không cam kết về việc sẽ thực hiện thành công các chương trình giáo dục kỹ năng sống ở cấp trường sẽ kéo theo chất lượng và mục tiêu của hoạt động này không cao. Nhiều hiệu trưởng được nghiên cứu đã không thật sự dành nhiều thời gian, công sức cũng như không quản lý tốt hoạt động này do họ không có thời gian, quá tải trong công việc, chưa thật sự có thái độ tích cực với nhiệm vụ này.
Một nghiên cứu cụ thể về biện pháp giúp quản lý hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống tại trường học từ cấp mẫu giáo tới cấp trung học của tổ chức Alberta Learning (2002) [92]. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, để thực hiện hiệu quả giáo dục
kỹ năng sống tại nhà trường, hiệu trưởng nhà trường cần thực hiện tốt các nội dung quản lý sau: Thứ nhất, hiệu trưởng cần: (1)Thiết lập điều kiện môi trường tích cực, bao gồm sự kết nối thông tin với phụ huynh; (2) Xây dựng văn hóa nhà trường lành mạnh;
(3) Nâng cao điều kiện lớp học; (4)Thúc đẩy các giá trị bản thân; (5) Giải quyết các vấn đề tranh cãi; (7) Thu hút sự tham gia của các đối tác cộng đồng vào lớp học; (8) Kết nối lớp học với cộng đồng. Thứ hai, hiệu trưởng cần Xây dựng kế hoạch truyền tải kiến thức về kỹ năng sống, bao gồm các bước (1) Xác định người học cần biết gì; (2) Tổ chức và lựa chọn khung kiến thức truyền tải; (3) Lập kế hoạch cho từng năm, từng đơn vị, từng bài học; (4) Lập kế hoạch phối hợp các cấp học; điều chỉnh sự khác biệt giữa người học… Thứ ba, hiệu trưởng nhà trường cần có chiến lược truyền tải giáo dục kỹ năng sống với các phương pháp như: (1) Học tập hợp tác; (2) Thảo luận nhóm; (3) Nghiên cứu độc lập; (4)Trò chơi đóng vai; (5) Tổ chức sáng tạo… Thứ tư, hiệu trưởng cần thu nhận kết quả, đánh giá quá trình học tập của học sinh.
Ở Việt Nam, song song với các nghiên cứu về hoạt động giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự bảo vệ nói riêng cho học sinh trong nhà trường thì các nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự bảo vệ nói riêng cho học sinh trong nhà trường cũng rất được chú trọng. Bởi lẽ, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự bảo vệ nói riêng cho học sinh trong nhà trường phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố. Tuy nhiên, yếu tố có tính chất quyết định hiệu quả của hoạt động giáo dục này đó chính là hiệu trưởng nhà trường.
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nói chung và kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh nói riêng được Đảng và Nhà nước ta dành nhiều sự quan tâm. Do vậy, đã có một số thông tư quy định cụ thể về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Cụ thể: Bộ Giáo dục và Đào tạo có Thông tư 04/2014/TT-BGD ĐT quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Thông tư quy định rõ, hoạt động giáo dục kĩ năng sống là hoạt động giáo dục giúp cho người học hình thành và phát triển những thói quen, hành vi, thái độ tích cực, lành mạnh trong việc ứng xử các tình huống của cuộc sống cá nhân và tham gia đời sống xã hội, qua đó hoàn thiện nhân cách và định hướng phát triển bản thân tốt hơn dựa trên nền tảng giá trị sống. Thông tư cũng quy định rất rõ các nguyên tắc, điều kiện hoạt động, thẩm quyền cấp phép và đặc biệt quy định rõ trách nhiệm quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống của các cấp quản lý, nhất là các cơ sở giáo dục. Đây là cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng để tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong các trường học [14].
Các nghiên cứu từ góc độ khoa học quản lý giáo dục về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự bảo vệ nói riêng cho học sinh trong nhà trường đã được tiến hành nghiên cứu. Trong đó phải kể tới nghiên cứu của Trương Thị Ngọc Loan; Hoàng Thúy Nga; Phạm Thị Nga; Trần Lưu Hoa; Đào Thị Chi Hà,… Các nghiên cứu của các tác giả này sẽ được nêu dẫn dưới đây:
Tác giả Trương Thị Ngọc Loan, với bài viết “Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em trong các trường mầm non quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội” đã công bố kết quả nghiên cứu về hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em và quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em trong các trường mầm non quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu khẳng định: Hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em về nội dung, hình thức, các nguồn lực cho hoạt động được đánh giá ở mức độ khá tốt. Nhà trường mầm non đã tiến hành các biện pháp quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và quản lý cơ sở vật chất đối với hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em trong các trường mầm non Mức độ thực hiện các biện pháp quản lý phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em được đánh giá ở mức độ khá tốt. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em bao gồm nhiều yếu tố và mức độ ảnh hưởng rất nhiều được xếp theo thứ bậc: 1) Yếu tố thuộc về giáo viên mầm non; Yếu tố thuộc về gia đình và xã hội; 2) Yếu tố thuộc về môi trường quản lý; 3) Yếu tố thuộc về Hiệu trưởng trường mầm non [54].
Tác giả Hoàng Thúy Nga với luận án tiến sĩ quản lý giáo dục “Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố Hà Nội”, đã xây dựng được hệ thống khái niệm công cụ như: quản lý, kĩ năng sống, học sinh tiểu học, quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học. Luận án đã làm sáng tỏ những đặc điểm của hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua việc phân tích mục tiêu, nội dung và con đường thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học. Luận án cũng đã xác định được các quá trình quản lý, mục tiêu của quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học từ đó định dạng các nội dung cơ bản của quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học. Luận án cũng đã phân tích, đánh giá được thực trạng hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học và thực trạng quản lý hoạt động này. Trên cơ sở đó đề xuất được các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học theo tiếp cận quá trình và tiếp cận mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Hà Nội [58].
Tiếp theo hướng nghiên cứu này, tác giả Phạm Thị Nga với luận án “Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở trong bối cảnh đổi mới giáo dục” cũng đã nghiên cứu sâu và có hệ thống từ góc độ khoa học quản lý giáo dục về vấn đề này. Tuy nhiên, khác với nghiên cứu của Hoàng Thúy Nga đã nêu dẫn ở trên, luận án này nghiên cứu quản lý cả giá trị sống và kĩ năng sống trên một khách thể khảo sát khác đó là học sinh trung học cơ sở. Các tiếp cận nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở trong bối cảnh đổi mới giáo dục của luận án này dựa chính vào tiếp cận chức năng quản lý để xác định các nội dung quản lý hoạt động này. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn luận án đã đề xuất được các biện pháp quản
lý hoạt động giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Các biện pháp này có tính cần thiết và tính khả thi cao, có thể áp dụng được cho các trường THCS trong quản lý hoạt động này [59].
Tác giả Trần Lưu Hoa với luận án “Quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh thành phố Hà nội trong bối cảnh hiện nay”, là một công trình nghiên cứu sâu và hệ thống từ góc độ khoa học quản lý giáo dục về vấn đề này. Luận án đã xây dựng được các khái niệm cơ bản về giáo dục kĩ năng sống và quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học, xác định vai trò của giáo dục kĩ năng sống và quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học trong bối cảnh hiện nay. Làm sáng tỏ các đặc điểm của giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học (qua việc phân tích mục tiêu, nội dung và con đường thực hiện giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học). Luận án nghiên cứu xác định hoạt động trải nghiệm là một trong những phương thức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả nhất. Xác định nội dung quản lý và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học, từ đó định dạng các nội dung cơ bản của quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học. Luận án đã chỉ ra được thực trạng giáo dục kĩ năng sống và quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm, chỉ ra được những vấn đề cần giải quyết trong quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Hà Nội. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn luận án đã đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học theo tiếp cận quá trình và tiếp cận mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Hà Nội [40].
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà với luận án tiến sĩ “Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Huế trong bối cảnh hiện nay”. Luận án đã xây dựng được cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học, quản lý giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên đại học áp dụng đối với các chủ thể trong hệ thống phân cấp quản lý của trường đại học. Xác định được khung 12 kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với đặc điểm tâm lý của sinh viên và môi trường học tập đại học. Với tiếp cận chức năng quản lý, luận án đã xác định được các nội quang quản lý hoạt động này (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên đại học. Luận án đã đánh giá được thực trạng giáo dục kĩ năng sống và quản lý giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên trường đại học Huế. Trên cơ sở đó đã chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu về thực trạng này. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng luận án đã đề xuất được 7 biện pháp quản lý dành cho các chủ thể trong phân cấp quản lý giáo dục kĩ năng sống tại trường đại học, các biện pháp này được phân tích cụ thể về mục đích, nội dung, cách thực hiện, điều kiện thực hiện để có thể áp dụng vào thực tiễn hoạt động này tại các trường đại học hiện nay [32].