Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Kỹ Năng Giao Tiếp Bằng Tiếng Việt Cho Học Sinh Dtts Tại Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Thạch An, Tỉnh Cao

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

3.2.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

i. Mục tiêu của biện pháp:

- Tạo cho nhà trường có một môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt. trong đó, mỗi giáo viên, mỗi tổ chức đều có trách nhiệm tham gia xây dựng chương trình kế hoạch giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho HS DTTS.

- Định hướng, hướng dẫn cho giáo viên áp dụng các phương pháp, biện pháp, cách thức tác động cụ thể của người dạy và người học lên đối tượng dạy và học qua đó thực hiện nhiệm vụ và mục đích dạy học là cung cấp thêm vốn từ vựng Tiếng Việt nhằm mục đích làm giàu thêm vốn Tiếng Việt cho học sinh nói chung và học sinh DTTS nói riêng.

ii. Nội dung và cách thức thực hiện:

- Đối với nhà trường:

Tiến hành triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo chuyên môn của phòng, sở và của Bộ GD&ĐT về tăng cường quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc.

Chỉ đạo tốt việc dạy học theo Chuẩn kiến thức và kỹ năng, điều chỉnh nội dung dạy học, giáo dục kĩ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt, giáo dục thể chất và giáo dục môi trường... thông qua từng môn học.

Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán chuẩn về tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ làm công tác hỗ trợ về chuyên môn đội ngũ giáo viên mới biên chế cũng như giáo viên có tuổi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Tăng cường tích hợp dạy kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt trong các môn học, các hoạt động giáo dục. Vận dụng các phương pháp dạy học Tiếng Việt với tư cách dạy học ngôn ngữ thứ hai; tăng thời gian luyện nói cho học sinh.

Tăng cường sự phối hợp với chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh trong việc huy động học sinh ra lớp và xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường.

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng - 12

- Đối với tổ khối:

Chỉ đạo cho các tổ khối thảo luận đưa ra các biện pháp giải quyết đồng bộ các vấn đề, các tình huống cụ thể của từng khối lớp trong công tác giảng dạy.

Phân công tổ trưởng, tổ phó chuyên môn chịu trách nhiệm việc tăng cường giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại khối lớp mình.

Tăng cường công tác dự giờ, rút kinh nghiệm các tiết dạy, đổi mới công tác đánh giá tiết dạy. Việc kiểm tra công tác dạy - học chú trọng vào việc xem xét khả năng tiếp thu bài của từng đối tượng học sinh để có những điều chỉnh về phương pháp và hình thức dạy học phù hợp.

Chỉ đạo các tổ khối cho anh chị em đăng ký các tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin vào việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt để tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết học.

Đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn, duy trì thường xuyên việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên. Động viên, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên trong việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ vi tính,...

- Đối với các tổ chức đoàn thể

Làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, tham mưu với Ban giám hiệu trong việc chỉ đạo tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Tăng cường công tác sinh hoạt Đoàn để học sinh được tham gia các hoạt động tập thể từ đó giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp.

- Đối với giáo viên:

Mỗi cá nhân giáo viên đứng lớp phải có kế hoạch cụ thể về chương trình soạn giảng, giờ dạy học đảm bảo nội dung tăng cường giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS.

Chỉ đạo giáo viên dạy học theo hướng phân hoá các đối tượng học sinh, bám sát đối tượng, phù hợp và phát huy được tính tích cực của nhiều đối tượng học sinh trong cùng một lớp học.

Khuyến khích giáo viên tăng cường làm đồ dùng dạy học và sử dụng đồ dùng tự làm, các loại đồ dùng có sẵn ở địa phương, đồ dùng dạy học được cấp phát một cách hợp lý, phù

hợp với học sinh để tạo hứng thú trong học tập của học sinh, làm cho học sinh nhận thấy việc giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt là có ích và thực sự cần thiết, tạo niềm đam mê trong học tập của các em, tạo môi trường thân thiện để các em tham gia, tạo động cơ “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đối với học sinh để từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học.

Tăng cường công tác dự giờ đồng nghiệp trong trường và các trường bạn.

Thường xuyên theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời.

iii. Điều kiện thực hiện

Để xây dựng chương trình kế hoạch, chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại trường THPT đạt hiệu quả cao đòi hỏi các trường phải có đội ngũ CBQL có đầy đủ phẩm chất nhà giáo, có năng lực quản lý, lãnh đạo có sáng tạo và tầm nhìn chiến lược để lập kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức cũng như kiểm tra đánh giá.

Hiệu trưởng nhà trưởng, trưởng bộ môn cần có nhận thức đúng về hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại trường THPT và quyết tâm trong chỉ đạo thực hiện đổi mới giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại trường THPT.

3.2.2. Tích hợp giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho HS DTTS thông qua các môn học

i. Mục tiêu của biện pháp:

- Giúp Học sinh DTTS tăng thêm vốn từ vựng Tiếng Việt và thành thạo trong việc sử dụng Tiếng Việt, học được cách diễn đạt Tiếng Việt và các quy tắc sử dụng Tiếng Việt theo các phong cách chức năng, ngữ cảnh khác nhau, các tình huống giao tiếp khác nhau.

- Tạo môi trường, tạo cơ hội cho học sinh DTTS thử nghiệm, trải nghiệm thái độ, quan điểm và hành vi ứng xử của mình trước các tình huống được xây dựng.

ii. Nội dung và cách thức thực hiện:

- Khảo sát, đánh giá trình độ phát triển KNGT bằng Tiếng Việt của học sinh DTTS, phân loại học sinh.

- Thành lập ban biên tập các nhóm bộ môn,

- Xây dựng hệ thống các bài tập thực hành đối với các môn học được lồng ghép vào việc dạy Tiếng Việt cho học sinh để phát triển KNGT bằng Tiếng Việt. Đánh giá tính khả thi, mức độ cần thiết, hợp lý và tính hiệu quả của các bài tập đã được xây dựng.

- Tìm hiểu mục tiêu, nội dung chương trình, yêu cầu của từng bài học trong từng môn học chính khóa, để lựa chọn thời điểm, nội dung thích hợp đưa các bài tập thực hành rèn luyện KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh luyện tập và phát triển.

- Tổ chức cho học sinh rèn luyện các bài tập thực hành thông qua các môn học vào thời điểm thích hợp.

- Thường xuyên theo dõi quá trình và kết quả rèn luyện của học sinh để có những thay đổi kịp thời.

* Quy trình thực hiện biện pháp:

- Bước 1: Xây dựng kế hoạch

+ Xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát thực trạng KNGT bằng Tiếng Việt của học sinh ở các khối, các lớp. Dựa trên cơ sở đó phân thành các nhóm học sinh để cùng nhau luyện tập.

+ Thành lập ban biên tập: nhân sự, cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, thời gian, địa điểm.

+ Xây dựng kế hoạch cuộc thi thiết kế các bài tập thực hành rèn luyện KNGT bằng Tiếng Việt tới từng nhóm bộ môn (có thể lệ kèm theo).

+ Xây dựng kế hoạch luyện tập cụ thể: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia…v.v.

- Bước 2: Tổ chức thực hiện

* Xây dựng bài tập thực hành đối với các nhóm bộ môn

+ Tổ chức cuộc thi thiết kế các tình huống, các bài tập thực hành tới các nhóm giáo viên bộ môn trong trường. Tổng kết, đánh giá, phân loại các bài tập thực hành theo từng mức độ, từng tiêu chí đã xây dựng.

+ Ban biên tập gia công lại các bài tập thực hành theo các yêu cầu:

1. Hình thức thể hiện của tình huống, của bài tập thực hành phù hợp với mục đích giáo dục.

2. Gắn với mục tiêu, nội dung bài học, tiết học, gắn với chủ đề hoạt động, nội dung hoạt động.

3. Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh theo lứa tuổi, theo khối lớp.

4. Phù hợp với trình độ nhận thức, khả năng tập luyện của học sinh.

5. Gắn với yêu cầu thực tế cuộc sống, yêu cầu của học tập. Tình huống giả định phải gần với tình huống thực ngoài đời.

+ Tập huấn, tuyên truyền cho giáo viên bộ môn nắm được vai trò và cách thực hiện các bài tập thực hành để giáo viên tích hợp, lồng ghép vào bộ môn mình giảng dạy hoặc tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm phát triển KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh. Giáo viên bộ môn có thể gia công thêm một lần nữa cho phù hợp với bản thân mình.

* Tổ chức luyện tập

+ Chọn thời gian, địa điểm, nội dung tập luyện.

+ Chọn lựa đối tượng luyện tập, có thể chia thành từng nhóm từ 2 đến 10 học sinh.

+ Chọn lựa tình huống, bài tập thực hành cho từng đối tượng học sinh. Mỗi tình huống, mỗi bài tập thực hành đều phải gắn với KNGT bằng Tiếng Việt cụ thể. Để phát triển một KNGT bằng Tiếng Việt phải qua 3 giai đoạn, chia làm 3 bước thực hiện:

Các giai đoạn.

+ Giai đoạn 1: Yêu cầu học sinh làm đúng.

+ Giai đoạn 2: Yêu cầu làm nhanh, làm nhiều lần để thành kỹ năng, kỹ xảo.

+ Giai đoạn 3: Yêu cầu sử dụng kỹ năng thành thạo và rút gọn. Các bước thực hiện.

Bước 1: Nắm được nội dung và cách tập luyện từng KNGT bằng Tiếng Việt

+ Giảng cho học sinh hiểu vai trò, tầm quan trọng của từng KNGT bằng Tiếng Việt, giúp học sinh lĩnh hội tri thức về KNGT bằng Tiếng Việt tập luyện.

+ Hướng dẫn học sinh cách tập luyện (những thuận lợi, khó khăn khi luyện

tập).


+ Tập đúng từng KN ngay từ đầu để nắm cách làm. Bước 2: Luyện tập các KNGT bằng Tiếng Việt

Sau khi nắm được cách làm và cấu trúc lôgic của KN thì vận dụng vào thực hiện

các hành động tương tự (học sinh luyện tập thông qua các tình huống mô phỏng, các bài tập thực hành đã xây dựng). Bước này nhằm củng cố các hành động, các thao tác và chuyển chúng thành mức kỹ xảo.

Bước 3: Kiểm tra đánh giá tổng hợp các KNGT bằng Tiếng Việt đã luyện

tập.Việc kiểm tra, đánh giá, kiểm soát diễn ra thường xuyên, cần khuyến khích để học sinh tự kiểm tra, tự điều chỉnh trong quá trình thực hiện từng thao tác. Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm cho học sinh những lần sau.

Chú ý: Giáo viên phải lựa chọn các bài tập, các tình huống phù hợp với

KNGT bằng Tiếng Việt, phù hợp với không gian, thời gian luyện tập, phù hợp với đối tượng học sinh…v.v.

- Bước 3: Kiểm tra đánh giá

+ Thường xuyên rà soát, bổ sung các tình huống, các bài tập thực hành mới cho học sinh luyện tập.

+ Kiểm tra, đánh giá mức độ tập luyện, trình độ đạt được của học sinh trước, trong và sau khi tập luyện KNGT bằng Tiếng Việt thông qua các bài tập thực hành để có những điều chỉnh kịp thời.

iii.Điều kiện Thực hiện biện pháp

Cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn,…) phải được trang bị kiến thức vững vàng và có hiểu biết sâu rộng về kiến thức, KNGT phải nghiên cứu, hiểu sâu sắc văn bản hướng dẫn, xác định những nội dung cơ bản cần triển khai để từ đó chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch, tranh thủ được sự tham gia ý kiến của các tổ chức đoàn thể, cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh, học sinh trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.

Giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn cần xây dựng kế hoạch từ đầu năm học về việc lồng ghép giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt vào các bộ môn học và cần xây dựng kế hoạch cụ thể trong tiết lồng ghép đó.

Tạo sự thống nhất cao ở mỗi cán bộ quản lý và giáo viên trong tư tưởng về ý thức và tinh thần trách nhiệm vì mục tiêu chung là phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh; động viên khuyến khích lực lượng quản lý và giáo viên luôn không ngừng học tập, phấn đấu, chủ động, sáng tạo đáp ứng nhu cầu phát triển về tâm lý của học sinh và sự phát triển của xã hội.

Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, kinh phí, tinh thần và thời gian khi tham gia dạy và học. Giáo viên phải nhận thức đúng, được tập huấn cơ bản về phát triển KNGT bằng Tiếng Việt thông qua môn học.

3.2.3. Tổ chức hoạt động Giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho HS DTTS qua giờ

sinh hoạt lớp

i. Mục đích biện pháp

Giờ sinh hoạt lớp là cơ hội trao đổi của GV chủ nhiệm với lớp trong một tuần học tập vì thế, biện pháp này là cơ hội cho HS đặc biệt là HS DTTS trình bày những khó khăn trợ ngại trong quá trình giao tiếp bằng Tiếng Việt của HS.

Biến giờ sinh hoạt lớp thành một buổi vui chơi với nhiều nội dung, trò chơi khác nhau mà nội dung được giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị và tất cả nội dung đó đều liên quan đến giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt

Phát huy được khả năng của từng cá nhân trong việc giao tiếp bằng Tiếng Việt.

ii. Nội dung và cách thức thực hiện

Trong công tác giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho HS DTTS, giáo viên chủ nhiệm có những nhiệm vụ chủ yếu là tư vấn, giáo dục kỹ năng cơ bản: Giáo viên chủ nhiệm cần sẵn sàng lắng nghe những chia sẻ, tâm tư của lứa tuổi học sinh, nắm bắt được những vấn đề cơ bản, cùng các em vạch ra những phương án, tự đương đầu với những khó khăn trước mắt thay vì xấu hổ, rụt rè, tự ti để tâm lý luôn được thoải mái và học tập có hiệu quả.Trước hết giáo viên cần phải làm cho học sinh hiểu được khái niệm giao tiếp và kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt và tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt trong xã hội ngày nay. Giáo viên xây dựng tiết sinh hoạt lớp theo các chủ điểm mà trọng tâm là giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt. Nhà trường cử chọn một số tiết sinh hoạt lớp làm mẫu cho các giáo viên chủ nhiệm tham dự từ đó rút kinh nghiệm để xây dựng các giờ tiếp theo.

Muốn đạt được hiệu quả cao trong việc giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt trong giờ sinh hoạt lớp thì về phía nhà trường cần thực hiện các bước sau:

- Thành lập ban chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS trong nhà trường

- Thành lập tổ chủ nhiệm của nhà trường

- Giáo viên xây dựng kế hoạch các tiết sinh hoạt lớp

- Tổ trưởng tổ chủ nhiệm chịu trách nhiệm rà soát các kế hoạch, giáo án lên lớp của giáo viên chủ nhiệm

- Giáo viên thực hiện tiết sinh hoạt lớp theo đúng quy định của nhà trường

- Giáo viên thực hiện đúng nội dung sinh hoạt lớp theo kế hoạch và yêu cầu đề ra.

- Ban chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá kế hoạch đã đề ra thông qua việc dự giờ các tiết sinh hoạt lớp của các giáo viên chủ nhiệm.

iii. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Bồi dưỡng, đào tạo tập huấn, kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường.

- Việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS phải được thực hiện thường xuyên trong suốt năm học.

- Trong kế hoạch chủ nhiệm các thầy cô giáo chủ nhiệm căn cứ tình hình thực tiễn của lớp mình để xây dựng những chủ đề chủ điểm giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho HSDTTS.

3.2.4. Tổ chức hoạt động Giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho HS DTTS qua các hoạt động trải nghiệm

* Mục tiêu của biện pháp:

- Tăng tính hấp dẫn của hoạt động trải nghiệm, tạo ra sự hứng thú đối với học sinh, nhờ đó thu hút được đông đảo học sinh tham gia, nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

- Tạo ra định hướng, vạch ra con đường, đưa ra điều kiện thực hiện để giáo viên và học sinh chủ động tổ chức thực hiện các các chủ đề phát triển KNGT bằng Tiếng Việt thông qua hoạt động trải nghiệm và các loại hình hoạt động giáo dục khác của nhà trường.

- Các chủ đề giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt có sự mềm dẻo, nâng cao KN thực hành cho học sinh, đồng thời có cấu trúc linh hoạt phù hợp với các hoạt động giáo dục đa dạng của nhà trường và nhu cầu của học sinh.

* Nội dung và cách thức thực hiện:

- Khảo sát, tổng hợp các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm hiện có, đánh giá mức độ phù hợp và tính hiệu quả của nó.

- Xây dựng kế hoạch đổi mới hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm và thiết kế các chủ đề phát triển các KNGT bằng Tiếng Việt phù hợp với hoạt động trải nghiệm.

+ Chủ đề, hình thức tổ chức hoạt động luôn luôn đổi mới, đa dạng hóa các loại

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí