Khái Niệm, Nội Dung Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Tự Bảo Vệ Cho Học Sinh Tiểu Học Các Xã Miền Núi

CMHS; Lãnh đạo các cấp uỷ đảng, chính quyền; Lãnh đạo Các tổ chức đoàn thể tại địa phương cũng tham gia vào quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi. Mỗi một chủ thể quản lý có chức năng và nhiệm vụ riêng và có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau để thực hiện tốt nhất mục tiêu giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh nhà trường. Chủ thể chính quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi là hiệu trưởng các chủ thể khác là chủ thể phối hợp tham gia vào quản lý hoạt động giáo dục này. Cụ thể như sau:

-Ban giám hiệu nhà trường gồm có hiệu trưởng nhà trường và các phó hiệu trưởng nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường là chủ thể chính quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi. Hiệu trưởng là người “đứng đầu”, chịu trách nhiệm trực tiếp về toàn bộ các hoạt động giáo dục diễn ra trong trường cũng như sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục bên trong và ngoài nhà trường để hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh đạt được mục đích giáo dục đề ra. Các phó hiệu trưởng nhà trường có chức năng và nhiệm vụ tham mưu và giúp việc cho hiệu trưởng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động này.

- Khối trưởng chủ nhiệm có nhiệm vụ quản lý giáo viên, học sinh thuộc khối mình theo phân cấp của nhà trường. Lập kế hoạch và tổ chức chỉ đạo các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh khối mình theo kế hoạch chung của trường. Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh khối mình theo kế hoạch của trường như: xây dựng nội dung chương trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ; Tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ đảm bảo sự thống nhất, loogics và khoa học; Tổ chức lựa chọn hình thức, phương pháp, tài liệu; Xây dựng và thực hiện các hình thức kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục này cho học sinh khối mình.

-Giáo viên chủ nhiệm lớp là người tham gia và trực tiếp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh lớp mình, là người chịu trách nhiệm trực tiếp trong điều hành các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh lớp mình.

-Ban phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà trường tiểu học gồm cán bộ quản lý, tổng phụ trách và các giáo viên phụ trách chi đội, sao nhi đồng là những người tham mưu và tham gia vào xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà trường.

-Chủ tịch Công đoàn có chức năng nhiệm vụ tham mưu, đề xuất ý kiến cho hiệu trưởng nhà trường về hoạt động giáo dục này và phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường tổ chức thực hiện hoạt động này.

2.3.3. Khái niệm, nội dung quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi

2.3.3.1. Khái niệm quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi

Trên cơ sở phân tích các khái niệm công cụ của đề tài như kỹ năng, kỹ năng tự bảo vệ, giáo dục, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học và khái niệm quản lý. Nghiên cứu này xây dựng khái niệm quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi như sau:

Quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh của nhà trường nhằm đạt được hiệu quả giáo dục kỹ năng này theo mục tiêu đã đề ra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

2.3.3.2. Nội dung quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi

-Quản lý thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội - 8

Mục tiêu giáo dục được hiểu là kết quả, là sản phẩm mong đợi của quá trình giáo dục. Trong nhà trường tiểu học, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh luôn được thực hiện song hành với hoạt động dạy học nhằm hình thành phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Toàn bộ mục tiêu giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi u giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi phải được thể hiện và là cái đích cần đạt được đối với kế hoạch giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của nhà trường và đòi hỏi sự toàn diện, đa dạng các hoạt động trong trường hướng tới cũng như phát huy được nội lực tích cực tham gia của toàn thể giáo viên, nhân viên, học sinh trong trường.

Quản lý thực hiện hiện mục tiêu mục tiêu là nhiệm vụ của hiệu trưởng trường tiểu học trong việc xác định hướng đi của quá trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh trường mình, không để các thành tố trong quá trình giáo dục khi thực hiện đi lệch hướng mục tiêu đã đặt ra. Hiệu trưởng trường tiểu học các xã miền núi cũng phải xác định rõ và hiểu sâu sắc mối quan hệ biện chứng, phụ thuộc lẫn nhau giữa mục tiêu giáo dục kỹ năng tự bảo vệ với các thành tố của quá trình giáo dục. Do vậy, việc xác định mục tiêu giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi phải bám sát với nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng này; hình thức và phương pháp giáo dục cần phải được lựa chọn chính xác, phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình, đặc điểm riêng của học sinh được giáo dục; đặc điểm về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng này.

Như vậy, quản lý thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi là quản lý nội dung chương trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ đã có xem có

đạt được mục tiêu đề ra hay không và đánh giá được ưu điểm, hạn chế và chỉ ra được nguyên nhân hạn chế và đề xuất được các biện pháp khắc phục hạn chế.

Khi triển khai thực hiện nội dung quản lý thực hiện mục tiêu trưởng trường tiểu học phải thực hiện các nội dung sau:

-Xây dựng kế hoạch để thực hiện các nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội;

-Xác định đúng đối tượng tham gia hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội;

-Kiểm tra, phân loại đối tượng tham gia hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội;

-Thông tin về chế độ chính sách đối với tất cả các thành phần tham gia tham gia hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội;

-Hỗ Trợ tư vấn cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội sau khi đã được tham gia giáo dục kỹ năng tự bảo vệ.

- Quản lý chương trình, nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi

Bộ trưởng Bộ GDĐT đã ra quy định về quản lý hoạt động giáo dục KNS và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014. Trong đó quy định rất rõ về nội dung giáo dục kỹ năng sống nói chung cho các bậc học, trong đó có bậc tiểu học. Đối với bậc tiểu học thông tư quy định rõ nội dung giáo dục như sau: “Tiếp tục rèn luyện những kỹ năng đã được học ở mầm non, tập trung hình thành cho HS kỹ năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bạn bè; kỹ năng xây dựng tình bạn đẹp; kỹ năng kiên trì trong học tập; kỹ năng đúng giờ và làm việc theo yêu cầu, kỹ năng đồng cảm,... tạo tiền đề cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất, học vấn và năng lực của HS [14]. Thông tư này quy định rất rõ công tác quản lý giáo dục KNS phải chặt chẽ, theo đúng quy định tại Thông tư số 04 nêu trên. Đây là cơ sở pháp lý quản trọng để người Hiệu trưởng trường tiểu học các xã miền núi quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong đó có kỹ năng tự bảo vệ đúng yêu cầu, nội dung, tiến độ của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra.

Hiệu trưởng là người có trách nhiệm cao nhất khi triển khai thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh trường mình. Do vậy, người hiệu trưởng muốn thực hiện tốt nội dung quản lý này phải thực hiện các yêu cầu sau: (1) Đảm bảo đủ nội dung, đúng kiến thức theo đúng quy định; (2) Nắm vững chương trình dạy học và triển khai đúng lộ trình, giúp giáo viên có ý thức cao và nghiêm túc thực hiện chương trình; (3) Giám sát việc thực hiện chương trình của giáo viên qua thời gian biểu; (4) Kịp thời triển khai những thay đổi về nội dung chương trình giáo dục kỹ năng sống do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn; (5) Trường có biện pháp xử lý kịp thời việc thực hiện không đúng tiến độ phân phối chương trình của học kỳ tháng tuần của

giáo viên; (6) Tạo điều kiện để nội dung các môn học có sự gắn kết giữa lý thuyết và thực hành. Tuy nhiên, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học tại trường không chỉ được thực hiện độc lập mà còn được thực hiện, khai thác trong các môn học khác có liên quan, đặc biệt trong những môn Khoa học xã hội và phải được thực hiện thông qua các hoạt động trải nghiệm của học sinh trong và ngoài nhà trường. Do đó, quản lý nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh trong nhà trường đòi hỏi người Hiệu trưởng phải thực hiện các bước sau:

-Xây dựng các nội dung, chương trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi;

-Thường xuyên rà soát, bổ sung, điều chỉnh nội dung chương trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi;

-Định kỳ so sánh, đối chiếu nội dung, chương trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học so với mục tiêu bồi dưỡng các xã miền núi;

-Xây dựng kế hoạch phát triển nội dung, chương trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi;

-Tổ chức triển khai nội dung chương trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học so với mục tiêu bồi dưỡng các xã miền núi;

-Định kỳ kiểm tra, đánh giá về việc thực hiện nội dung, chương trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi.

-Quản lý phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi

Hoạt động giáo dục lỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi muốn đạt được hiệu quả thì rất cần tới việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng này sao cho phù hợp với mục tiêu, nội dung, và đặc điểm của học sinh được giáo dục. Do vậy, để hoạt động giáo dục này đạt hiệu quả như mong muốn thì chủ thể quản lý tại các trường tiểu học xã miền núi phải quản lý tốt việc lựa chọn phương pháp và sử dụng phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh trường mình. Vì vậy, muốn thực hiện tốt nội dung quản lý này thì hiệu trưởng các trường tiểu học xã miền núi cần phải có những biện pháp quản lý cụ thể sao cho hiệu quả nhất. Hiệu trưởng trường tiểu học cũng cần phải quan tâm đặc biệt tới việc bồi dưỡng cho giáo viên tham gia giáo dục kỹ năng tự bảo vệ được thường xuyên bồi dưỡng các phương pháp giáo dục mới, hiện đại, cập nhật với các phương pháp giáo dục trên thế giới. Để thực hiện nội dung quản lý phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi thì hiệu trưởng tiểu học cần thực hiện được các khía cạnh sau:

Xây dựng kế hoạch sử dụng phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi.

Triển khai, chỉ đạo việc sử dụng phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi.

Chỉ đạo bồi dưỡng cho giáo viên phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học phù hợp với nội dung, hình thức, năng lực học tập của học sinh tiểu học các xã miền núi.

Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi.

Chỉ đạo điều chỉnh phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi theo mục tiêu đề ra.

Hỗ trợ, tư vấn cho giáo viên về phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi.

-Quản lý hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi

Hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học là hoạt động giáo dục có tính đặc thù riêng. Hoạt động này đòi hỏi học phải đi đôi với hành, dạy lý thuyết kết hợp chặt chẽ với dạy thực hành và hoạt động này cũng không nhất thiết chỉ diễn ra trong khuân viên nhà trường lớp học mà còn phải tổ chức cho học sinh học tập trải nghiệm ở bên ngoài môi trường học đường.

Muốn hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi đạt hiệu quả và thu hút được sự trực giác, tích cực tham gia của học sinh thì rất cần tới việc lựa chọn các hình thức giáo dục sao cho phù hợp nhất với đặc thù học sinh nhà trường. Hiện nay, đa số hiệu trưởng tiểu học lựa chọn các hình thức giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự bảo vệ nói riêng gồm có: Thông qua các môn học chính khóa ở trường; Thông qua các hoạt động ngoại khóa, tham quan, dã ngoại; Thông qua các hoạt động xã hội; Thông qua sinh hoạt các câu lạc bộ ở trường và ngoài trường. Hiệu trưởng cũng phải giúp học sinh có ý thức tự rèn luyện kỹ năng, biến hoạt động giáo dục thành hoạt động tự giáo dục. Chỉ có hình thức tự học, tự tu dưỡng rèn luyện thường xuyên thì học sinh mới nhanh có được kỹ năng tự bảo vệ.

Khi thực hiện nội dung quản lý này hiệu trưởng cần chú ý các khía cạnh sau:

-Xây dựng kế hoạch sử dụng hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học phù hợp với đặc điểm của nhà trường, đặc điểm của học sinh các trường tiểu học xã miền núi.

-Triển khai, chỉ đạo việc sử dụng hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi phù hợp với nhu cầu của học sinh và điều kiện của nhà trường.

-Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi.

-Chỉ đạo điều chỉnh hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi phù hợp với nhu cầu, điều kiện của nhà trường và học sinh.

-Quản lý giáo viên thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi

Chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học phụ thuộc phần nhiều vào đội ngũ giáo viên, cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm

vụ này. Do vậy, hiệu trưởng trường tiểu học cần quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh của giáo viên; việc phân công giảng dạy cho giáo viên; kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh của giáo viên. Để thực hiện tốt được những nội dung này hiệu trưởng cần phải thực hiện tốt các bước sau đây:

-Chỉ đạo giáo viên, cán bộ chuyên trách nắm vững phân phối chương trình, các kĩ năng thành phần thuộc kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi theo đúng quy định;

-Chỉ đạo giáo viên, cán bộ chuyên trách xây dựng kế hoạch giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh các xã miền núi theo đúng phân phối chương trình;

-Quy định số lượng và chất lượng về hồ sơ chuyên môn của giáo viên, cán bộ chuyên trách giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội;

-Xây dựng và công bố kế hoạch chung về giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh các xã miền núi;

-Duyệt và kiểm tra các kế hoạch giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh các xã miền núi.

- Quản lý hoạt động học và rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi

Song song với quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh của giáo viên thì hiệu trưởng nhà trường phải thực hiện tốt cả nội dung quản lý hoạt động học và rèn luyện của học sinh. Bởi vì học sinh chính là đối tượng thụ hưởng toàn bộ quá trình giáo dục của nhà trường. Do vậy, hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh muốn đạt được như mục tiêu thì đòi hỏi phải quản lý tốt hoạt động học của học sinh. Hiệu trưởng trường tiểu học muốn quản lý tốt hoạt động học kỹ năng tự bảo vệ của học sinh thì cần chú ý thực hiện tốt các nội dung sau:

-Tạo động lực và thái độ học tập, rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học huyên miền núi;

-Bồi dưỡng các PP học tập, rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học huyên miền núi phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh;

-Xây dựng những quy định cụ thể về nề nếp học tập, rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học huyên miền núi;

-Quản lý nề nếp học tập và rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học trong các giờ học trên lớp cũng như các giờ học trải nghiệm với tinh thần phương pháp học và rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ;

-Khen thưởng, kỷ luật kịp thời về việc thực hiện nề nếp học tập và rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học huyên miền núi;

-Phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường theo dõi nề nếp học tập và rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học huyên miền núi.

-Quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi

Chất lượng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nội dung, chương trình, đội ngũ giáo viên,… và điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động giáo dục. Không có cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo yêu cầu thì hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh cũng không thực hiện được. Mặt khác, đối với hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thì việc giáo dục không thể chỉ là học lý thuyết, mà cần phải học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực tiễn. do vậy, giáo viên khi thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng này dù với hình thức thông qua các môn học, thông qua các buổi ngoại khóa, tham quan, dã ngoại, hay câu lạc bộ,… thì cũng phải sử dụng cơ sở vật chất như phòng học, phòng rèn kỹ năng, phòng học và phòng rèn kỹ năng phải đủ về diện tích, đáp ứng được yêu cầu thời tiết, được trang bị điện, máy chiếu, quạt,… Hơn nữa, để hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cần phải có không gian để học sinh rèn luyện kỹ năng, tập dượt và thử các kỹ năng này sao cho hiệu quả nhất. Do vậy, trường tiểu học cần phải có phòng để học sinh có thể tổ chức sinh hoạt, có câu lạc bộ, có sân bãi rộng để tổ chức hoạt động văn nghệ, thể thao. Tuy nhiên có điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động giáo dục mới chỉ là bước đầu, vấn đề là sử dụng, khai thác tốt điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động giáo dục, có quy định bảo quản, khai thác, sử dụng điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động giáo dục và quản lý tốt điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động giáo dục mới hỗ trợ tích cực cho hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của học sinh nhà trường. Để thực hiện tốt nội dung quản lý này, hiệu trưởng tiểu học cần phải thực hiện tốt các khía cạnh sau:

-Xây dựng kế hoạch đầu tư và sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh các xã miền núi;

-Triển khai, chỉ đạo việc đầu tư và sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh các xã miền núi;

-Chỉ đạo bồi dưỡng cho giáo viên, cán bộ chuyên trách sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội;

-Huy động nguồn lực xã hội tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh các xã miền núi;

-Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh các xã miền núi;

-Chỉ đạo điều chỉnh việc đầu tư và sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh các xã miền núi.

-Quản lý phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi

Hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi cần tới sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Do vậy, hiệu trưởng cần luôn tập trung chú trọng sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban Giám hiệu, khối chủ nhiệm, tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn của lớp, giữa giáo viên và học sinh. Ngoài ra, sự phối hợp chặt chẽ trong phạm vi nhà trường như giữa Ban Giám hiệu nhà trường, khối chủ nhiệm, tổ chuyên môn, tổ chức Đoàn Thanh niên, BCH Công đoàn, Ban Đại diện CMHS,... cũng như nhà trường với các tổ chức bên ngoài nhà trường như các cơ quan, tổ chức xã hội có liên quan, trường bạn, ... cũng đặc biệt cần thiết để tạo nên một nền tổng thể tích cực cho việc hình thành, trải nghiệm và nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh.

Để thực hiện hiệu quả nội dung quản lý này thì hiệu trưởng tiểu học cần thực hiện tốt các nội dung sau:

-Lập kế hoạch phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi.

-Triển khai, chỉ đạo việc phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi.

-Kiểm tra, đánh giá việc phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi.

-Chỉ đạo điều chỉnh nhiệm vụ phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi.

-Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi

Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi là tiến trình điều chỉnh và tự điều chỉnh liên tục các hoạt động trong quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh. Kiểm tra, đánh giá giáo dục kỹ năng này cho học sinh thường diễn ra theo trình tự sau: thiết lập các tiêu chuẩn đánh giá; Đo lượng mức độ hoàn thành công việc so với các tiêu chuẩn đề ra; tiến hành điều chỉnh những nội dung, hoạt động chưa tốt, chưa phù hợp; Tiến hành điều chỉnh các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá nếu chưa phù hợp. Để thực hiện hiệu quả nội dung quản lý này thì hiệu trưởng tiểu học cần thực hiện tốt các nội dung sau:

-Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi.

-Xác định rõ mục đích yêu cầu kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi.

-Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi cụ thể, rõ ràng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/02/2023