kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
Mức độ tiến hành | x | |||
Thường xuyên | Chưa thường xuyên | Chưa sử dụng | ||
Huy động nguồn lực để tổ chức GD KNGT bằng Tiếng Việt cho HS DTTS | 25 | 15 | 10 | 2,3 |
Xác định nội dung, chương trình để tổ chức GD KNGT bằng Tiếng Việt cho HS DTTS | 30 | 13 | 7 | 2,24 |
Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm về chủ trương, mục đích, ý nghĩa việc tăng cường KNGT bằng Tiếng Việt cho HS DTTS | 29 | 6 | 5 | 2,08 |
Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức GD KNGT bằng Tiếng Việt cho HS DTTS | 20 | 15 | 15 | 2,1 |
Tăng cường học liệu, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, xây dựng môi trường học Tiếng Việt | 15 | 21 | 14 | 2,02 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Về Kinh Tế - Xã Hội Và Giáo Dục Huyện Thạch An, Cao Bằng
- Thực Trạng Về Kỹ Năng Giao Tiếp Bằng Tiếng Việt Của Học Sinh Thpt Là Người Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Huyện Thạch An, Tỉnh Cao Bằng
- Thực Trạng Các Phương Pháp Tổ Chức Giáo Dục Kngt Bằng Tiếng Việt Cho Học Sinh Dtts Ở Các Trường Thpt Huyện Thạch An, Cao Bằng
- Các Nguyên Tắc Đề Xuất Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Kỹ Năng Giao Tiếp Bằng Tiếng Việt Cho Học Sinh Dtts Tại Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện
- Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Kỹ Năng Giao Tiếp Bằng Tiếng Việt Cho Học Sinh Dtts Tại Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Thạch An, Tỉnh Cao
- Phát Triển Môi Trường Giao Tiếp Bằng Tiếng Việt Ở Gia Đình Và Cộng Đồng Cho Học Sinh Dtts
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Qua khảo sát trực tiếp lãnh đạo các đơn vị, và phỏng vấn cán bộ giáo viên, chúng tôi thấy:
Quản lý nội dung Huy động nguồn lực để tổ chức GD KNGT bằng Tiếng Việt cho HS DTTS của CBQL chưa đánh giá tốt nội dung này, (TB ở mức khá: x = 2.3), có nhiều GV được phỏng vấn cho rằng chưa làm tốt nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ về GD
KNGT bằng Tiếng Việt cho HS DTTS, thậm chí có một số giáo viên cho rằng hoạt động này chưa hiệu quả. Khi trao đổi với các giáo viên, họ cho rằng cần có lớp bồi dưỡng riêng biệt, không phối hợp để tập huấn cho giáo viên, các đồng chí đoàn viên về chuyên đề giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt. Mỗi năm có hơn một lần tập huấn, học tập, trao đổi kinh nghiệm để làm tốt nội dung này.
Việc xác định nội dung, chương trình để tổ chức GD KNGT bằng Tiếng Việt
cho HS DTTS được CBQL, GV đánh giá ở mức khá, x =2.23. Qua đó chúng ta cũng nhận thức được CBQL đã xác định được nội dung, chương trình GD KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh, nhưng chưa đạt được ở mức tốt nhất.
Về nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm về chủ trương, mục đích, ý nghĩa việc tăng cường giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho HS DTTS
được đánh giá ở mức khá, với x =2.08, điều đó cho thấy, các hoạt động được lựa chọn tổ chức chưa hiệu quả. Đây là một nội dung được đánh giá rất quan trọng trong quá trình GD KNGT bằng Tiếng Việt cho HS DTTS, bởi vậy CBQL cần quan tâm, phát triển hơn nữa nội dung này.
Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức GD KNGT bằng Tiếng Việt cho HS DTTS và Tăng cường học liệu, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, xây dựng môi trường học Tiếng Việt, kết quả đánh giá đối với hoạt động cũng đánh giá chưa tốt ( x = 2.08- 2.10). Đây là cơ sở, điều kiện việc thực hiện triển khai kế hoạch phục vụ cho hoạt động
GDKNGT bằng TV cho HS DTTS, bởi vậy cần phải có biện pháp quản lý phù hợp, sử dụng hiệu quả trong quá trình tổ chức GD KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh. Từ thực trạng này, CBQL ở trường THPT huyện Thạch An cần có kế hoạch, nội dung quản lý phù hợp để đem lại kết quả GD tốt nhất.
2.4.3. Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT huyện Thạch An, Cao Bằng Để khảo sát thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp
bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT huyện Thạch An, luận văn tiến hành khảo sát 50 CBQL và giáo viên tại các trường THPT huyện Thạch An, kết quả thu được tại bảng 2.8:
Kết quả khảo sát trên cho thấy lãnh đạo các đơn vị đã có những quan tâm chỉ đạo thường xuyên hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS ở các nội dung Bồi dưỡng nghiệp vụ Tổ chức hoạt động GDKNGT nói chung và GT bằng
TV nói riêng cho học sinh DTTS mức đánh giá cao ( x = 2.46), cho thấy lãnh đạo các trường THPT tại huyện Thạch An luôn thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ về tổ chức các hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh DTTS. Thực tế học sinh tại huyện Thạch An phần lớn
là người dân tộc thiểu số, bởi vậy nhiệm vụ giáo dục để các em có KNGT bằng Tiếng Việt tốt là một trong những nhiệm vụ quan trong của mỗi nhà trường.
Bảng 2.9. Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động
giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
Mức độ thể hiện | x | |||
Tốt | Chưa tốt | Chưa hiệu quả | ||
Bồi dưỡng nghiệp vụ Tổ chức hoạt động GDKNGT nói chung và GT bằng TV nói riêng cho học sinh DTTS | 25 | 23 | 2 | 2,46 |
Phân công nhiệm vụ cụ thể của tổ chức Đoàn thể và các giáo viên trong trường. | 35 | 13 | 2 | 2,66 |
Tạo điều kiện cho các lực lượng phối hợp tham gia thực hiện kế hoạch GD KNGT bằng TV cho HS DTTS có hiệu quả | 20 | 21 | 9 | 2,22 |
Tổ chức hoạt động sinh hoạt chuyên đề về GDKNGT bằng Tiếng Việt | 16 | 13 | 21 | 1,9 |
Lựa chọn các hình thức Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng việt: thường xuyên, định kỳ, tổng kết | 18 | 22 | 10 | 2,16 |
Xây dựng công cụ đánh giá, lực lượng tham gia đánh giá, tổ chức đánh giá, phân tích kết quả và sử dụng kết quả đánh giá đối với hoạt động | 20 | 20 | 10 | 2,2 |
Tổ chức rút tổng kết, rút kinh nghiệm về việc thực hiện triển khai kế hoạch hoạt động GDKNGT bằng TV cho HS DTTS đối với các lực lượng tham gia | 10 | 22 | 18 | 1,84 |
Cùng với việc bồi dưỡng nghiệp vụ, công tác phân công nhiệm vụ cụ thể của tổ chức Đoàn thể và các giáo viên trong trường trong hoat động giáo dục KNGT Tiếng Việt cho HS DTTS cũng được lãnh đạo các trường quan tâm đánh giá ở mức tốt (Trung bình x =2.66). Song việc tạo điều kiện cho các lực lượng phối hợp tham gia thực hiện kế hoạch
GD KNGT bằng TV cho HS DTTS có hiệu quả với mức đánh giá thì đạt mức khá ( x
=2,22). Khi trao đổi với một lãnh đạo nhà trường, thầy cho biết, về chủ trương, rất ủng hộ sự phối hợp nhưng về cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động này lại rất ít nên nhà trường chỉ tạo điều kiện tối đa cho tổ chức các hoạt động GD KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS.
Công tác tổ chức hoạt động sinh hoạt chuyên đề về GDKNGT bằng Tiếng Việt chủ yếu được lồng ghép trong các nội dung sinh hoạt chuyên môn của nhà trường nên
mức đánh giá về nội dung này chỉ đạt ở mức khá, x =1.9. Thực tế để có chương trình sinh hoạt riêng biệt cho hoạt động này có nhiều CBQL, GV còn đánh giá là chưa thực hiện bao giờ. Xong chúng tôi cho rằng việc lồng ghép vào các hoạt động sinh chuyên môn cũng phù hợp với điều kiện ở trường THPT. Lựa chọn các hình thức Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng việt: thường xuyên, định kỳ, tổng kết được
đánh giá ở mức khá, ( x =2.16), cho thấy ở các trường CBQL, GV đã quan tâm chỉ đạo tổ chức các hoạt động GD KNGT bằng tiếng việt cho HS DTTS
Xây dựng công cụ đánh giá, lực lượng tham gia đánh giá, tổ chức đánh giá, phân tích kết quả và sử dụng kết quả đánh giá đối với hoạt động ở mức đánh giá mức x =2.2 và Tổ chức rút tổng kết, rút kinh nghiệm về việc thực hiện triển khai kế hoạch hoạt động
GDKNGT bằng TV cho HS DTTS ở mức thấp, ( x =1.84) cho thấy ở các trường công tác tổng kết rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động của các trường THPT huyện Thạch An về GD KNGT bằng Tiếng Việt chưa cao. Qua phân tích trên, lãnh đạo các trường THPT cần điều chỉnh công tác chỉ đạo để hoạt động GD KNGT bằng Tiếng Việt trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn.
Đây là những nội dung quan trọng góp phần đem lại hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT huyện Thạch An, Cao bằng.
Nhìn chung công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS đã được tiến hành tuy nhiên chưa đồng bộ, chưa thường xuyên, chính điều này ảnh hưởng tới hoạt động GDKNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT huyện Thạch An và là nguyên nhân dẫn tới hiệu quả hoạt động GDKNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS chưa được cao.
2.4.4. Thực trạng Quản lý Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường THPT huyện Thạch An, Cao Bằng
Tìm hiểu thực trạng công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho HS DTTS được thể hiện tại bảng 2.10.
Bảng 2.10: Thực trạng Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường THPT
Mức độ thể hiện | x | |||
Tốt | Khá | Trung bình | ||
Xây dựng được chuẩn các tiêu chí kiểm tra đánh hoạt động giáo dục KNGT bằng TV cho học sinh DTTS | 17 | 23 | 10 | 2,14 |
Xây dựng được nội dung kiểm tra đánh hoạt động giáo dục KNGT bằng TV cho học sinh DTTS | 23 | 17 | 10 | 2,26 |
Xây dựng được Phương pháp, hình thức, thời gian kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục KNGT bằng TV cho học sinh DTTS | 23 | 17 | 10 | 2,26 |
Triển khai kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt đến các đơn vị trong nhà trường | 15 | 23 | 12 | 2,12 |
Kết quả khảo sát cho thấy thực trang việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An vẫn còn có hạn chế, chưa được tiến hành thường xuyên liên tục, có xây dựng được tiêu chí kiểm tra, đánh giá nhưng lại chưa làm tốt chức năng kiểm
tra đánh giá x = 2.14, đồng thời Triển khai kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục KNGT đến các đơn vị trong nhà trường đạt mức trung bình đánh giá ở mức x =
2.12. Phải chăng Cán bộ quản lý, giáo viên các trường THPT huyện Thạch An, Cao
Bằng chưa được trang bị kĩ thuật, kiến thức về kiểm tra, đánh giá và các hình thức, phương pháp nội dung kiểm tra, đánh giá về nội dung này.
Theo khảo sát, ý kiến nhiều GV và cán bộ quản lý cho thấy: hầu hết, các hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT huyện Thạch An nếu có vẫn áp dụng theo hình thức cũ - kiểm tra kiến thức trên giấy, đánh giá dựa vào kinh nghiệm và lồng ghép trong đánh giá năng lực học tập. Các hoạt động giáo dục chưa được tổ chức thường xuyên và chưa có tiêu chí rõ ràng cũng là một khó khăn khiến cho hoạt động quản lý đối với kiểm tra, đánh giá thiếu thường xuyên và chưa có hiệu quả, chưa phản ánh đúng thực chất giáo dục. Về Xây dựng được nội dung kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục KNGT bằng TV cho học sinh DTTS và Xây dựng được Phương pháp, hình thức, thời gian kiểm tra đánh hoạt động giáo dục
KNGT bằng TV cho học sinh DTTS được CBQL, GV đánh giá ở mức khá, ( x =2.26), phù hợp với những khó khăn về thực trạng đánh giá về giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS.Qua phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ giáo viên trong công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS của các trường THPT Thạch An Giáo viên Phùng Văn Chiến trường THPT Canh Tân cho biết "bản thân giáo viên chưa được tập huấn về chương trình, cách thức tổ chức và kiểm tra đánh giá, việc giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS chưa được triển khai thành môn học cụ thể, thiếu văn bản hướng dẫn nên việc kiểm tra đánh giá giáo viên và học sinh chưa được thực hiện, việc đánh giá học sinh chỉ dựa vào cảm tính, qua quan sát và ý thức rèn luyện của học sinh trong nhà trường dẫn đến chưa đánh giá đúng được KNGT bằng Tiếng Việt của học sinh.
2.5. Thực trạng Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS ở trường THPT huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
Để thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDKNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT huyện Thạch An, luận văn tiến hành Khảo sát 200 học sinh tại huyện Thạch An, kết quả thu được:
Từ bảng kết quả trên cho thấy, học sinh đánh giá sự ảnh hưởng từ năng lực của giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy có ảnh hưởng ở mức cao ( x = 2.66) vì giáo viên trong việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh
DTTS trong suốt quá trình giảng dạy, họ là người thấu hiểu và nắm rõ đặc điểm hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, thông qua các giờ lên lớp, các giờ sinh hoạt lớp.
Tiếp theo nữa là giáo viên bộ môn, hàng ngày học sinh tiếp xúc với giáo viên bộ môn thông qua các môn học. Mỗi môn học đều có ưu thế nhất định giúp học sinh DTTS phát triển KNGT bằng Tiếng Việt nhất định. Chính vì vậy nhà trường cần chú trọng bồi dưỡng năng lực giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho các GV trong nhà trường. Khi trao đổi với em học sinh Hoàng Văn Tuấn lớp 12A trường THPT Canh Tân về vấn đề này, em cho biết, “các em hàng ngày tiếp xúc trực tiếp và trao đổi bằng Tiếng Việt thường xuyên với giáo viên, bởi vậy, năng lực giao tiếp bằng Tiếng Việt của giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến KNGT bằng Tiếng Việt của các em”. “Bản thân em rất thích tham gia các hoạt động đoàn thể có sự hướng dẫn của các thầy cô trong nhà trường em là đội cờ đỏ của lớp, và em mong muốn hàng năm các đơn vị trong nhà trường tổ chức nhiều hoạt động hơn nữa để các em tham gia, từ đó có thêm bạn bè, có thêm những kỹ năng trong cuộc sống”.Ngoài ra khi trao đổi với em Nông Thị May là học sinh DTTS trường THPT Thạch An em cũng cho biết " Hàng ngày em thường xuyên tiếp xúc với các thầy cô giáo thông qua môn học vì vậy việc giao tiếp bằng Tiếng Việt giữa thầy cô và học sinh là rất quan trọng "
Bảng 2.11. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GD KNGT bằng Tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường THPT huyện Thạch An, Cao Bằng
Mức độ ảnh hưởng | x | |||
Ảnh hưởng nhiều | ít Ảnh hưởng | Không ảnh hưởng | ||
Năng lực cán bộ quản lý nhà trường | 72 | 88 | 40 | 2,16 |
Năng lực của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS | 140 | 52 | 8 | 2,66 |
Nội dung chương trình nhà trường | 60 | 76 | 64 | 1,98 |
Sự phối hợp giữa các lực lượng trong việc tổ chức hoạt động GDKNGT bằng Tiếng Việt cho HSDTTS | 168 | 32 | 0 | 2,84 |
không ảnh hưởng và ít ảnh hưởng. Điều này có thể nhận thấy, đánh giá của các em
Bên cạnh đó, các em cho rằng, CBQL ít có ảnh hưởng đến KNGT bằng Tiếng Việt của các em với mức đánh giá x =2.16, thậm trí có một số học sinh đánh giá là
không có chiều sâu, chỉ đánh giá ở mức các em nhìn thấy, nghe thấy và thực hiện hơn nữa CBQL là người mà các em không trực tiếp tiếp xúc thường xuyên nên việc đánh giá chỉ mang tính chủ quan.
Các em cũng cho rằng sự phối hợp giữa các lực lượng trong tổ chức hoạt động GDKN GT bằng Tiếng Việt cho HS ở mức ảnh hưởng cao ( x =2.84), điều đó cho thấy các em đánh giá rất cao sự phối giữa các lực lượng trong và ngoài nhà
trường trong việc giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc
thiểu số. Vì vậy nhà trường cần phải xây dựng tốt mỗi quan hệ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Trong năm giáo viên cần chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và địa phương để quản lý tốt quá trình học tập rèn luyện của học sinh. Ngoài ra nhà trường cần phải tăng cường phối hợp với chính quyền, với các đoàn thể chính trị địa phương trong công tác phát triển KNGT bằng Tiếng Việt thông qua các hoạt động trải nghiệm.
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh các trường THPT huyện Thạch An, Cao Bằng
2.6.1. Ưu điểm
2/2 Trường THPT của huyện Thạch An đã đồng bộ về cơ cấu và tổ chức. Cán bộ quản lý đủ về số lượng và đã qua lớp quản lý giáo dục của nhà nước và nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà trường. Cán bộ quản lý và giáo viên đã có nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc giáo dục và phát triển KNGT cho học sinh nói chung và KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS nói riêng. Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường tương đối đầy đủ theo qui định tại Điều lệ trường trung học. Các tổ chức đoàn thể đủ về cơ cấu bộ máy và có kế hoạch hoạt động rõ ràng, có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các ban ngành giúp hoàn thành tốt kế hoạch giáo dục và phát triển kỹ năng toàn diện cho học sinh nói chung và phát triển KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS nói riêng.
Trong những năm học vừa qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của ngành giáo dục, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của sở GD&ĐT Cao Bằng, phòng GD&ĐT huyện Thạch An. Các trường THPT trong toàn huyện đã được đề xuất, triển khai nhiều chính sách ưu tiên và giải pháp giáo dục tích cực, tạo nhiều điều kiện học tập cho học sinh dẫn đến chất lượng giáo dục học sinh được nâng cao. Đã có nhiều chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với các nhà giáo tạo điều kiện thúc đẩy sự nhiệt huyết yêu