Tăng Cường Hoạt Động Kiểm Tra, Đánh Giá, Thi Đua Khen Thưởng Trong Công Tác Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Tiểu Học

- Tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu những nội dung và hình thức mới về giáo dục kỹ năng sống một cách chủ động, phát huy tính độc lập suy nghĩ; cảm thấy thích thú, bổ ích và thể hiện thái độ tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với nội dung các tình huống đưa ra, thảo luận rút ra nội dung kiến thức, hành vi ứng xử trong cuộc sống. Học sinh phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ học tập theo yêu cầu nội dung bài dạy. Hoạt động của học sinh phải phù hợp với chủ đề tránh tình trạng kéo dài, cầu kì trong cách trang phục dẫn đến nội dung bài học không đạt yêu cầu.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

Nhà trường cần đảm bảo một số điều kiện nhất định trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

- Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng phải chỉ đạo cải tiến nội dung, phương pháp hoạt động cho phù hợp với tâm lý và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của học sinh. Đổi mới hình thức hoạt động, tránh lặp lại nhàm chán để học sinh có hứng thú tham gia.

- Phải phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh sự gương mẫu của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong việc tham gia giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

- Có sự phối kết hợp với gia đình học sinh, các lực lượng giáo dục ngoài xã hội để phát huy thế mạnh của họ.

Muốn tổ chức tốt việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn học thì trước hết người giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ nội dung chương trình, phải luôn liên hệ nội dung bài học với thực tế cuộc sống và đặc biệt phải tận dụng sự đổi mới phương pháp dạy học. CBQL cần chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng, thiết kế, dạy mẫu các giáo án, lồng ghép các nội dung phù hợp về giáo dục kỹ năng sống cho HS. Tổ chức rút kinh nghiệm và nhân rộng các tiết dạy ra cho giáo viên toàn tổ.

- Đồng thời chuẩn bị tốt cơ sở vật chất để tiến hành hoạt động: Sân bãi, dụng cụ thể dục thể thao, sách, báo, các thiết bị nghe nhìn... để hoạt động này được tổ chức thuận lợi.

- CBQL tổ chức cho GV các bộ môn tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học theo quy định.

3.2.5. Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Đánh giá là chức năng cơ bản của kiểm tra, quan hệ mật thiết với kiểm tra, dựa vào kiểm tra và là kết quả của kiểm tra. Chính vì vậy, kiểm tra đánh giá là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý nhà trường nói chung và trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Mục tiêu của biện pháp là tạo mối liên hệ thông tin hai chiều tiếp nhận mọi ý kiến phản hồi trong quá trình thực hiện tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, nhờ đó nhà quản lý giáo dục biết được khó khăn, vướng mắc và có biện pháp phù hợp cũng như đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, chống bệnh thành tích, hoàn chỉnh hệ thống văn bản, đảm bảo khen thưởng kịp thời nhằm xây dựng và thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện

* Về nội dung:

- Xây dựng chuẩn và nội dung của quá trình kiểm tra đánh giá. Tổ chức kiểm tra công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

- Lập kế hoạch kiểm tra đánh giá theo tiến trình thời gian trong năm học.

- Lập kế hoạch thi đua khen thưởng một cách cụ thể, chi tiết.

* Cách thức tiến hành

Hiệu trưởng nhà trường phải triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể:

- Xây dựng chuẩn và nội dung của quá trình kiểm tra đánh giá.

Muốn xây dựng nội dung của quá trình kiểm tra, đánh giá, trước hết cần xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá. Tiêu chí đánh giá là dấu hiệu, tính chất được chọn làm căn cứ, làm chuẩn để so sánh, đối chiếu, xác định mức độ đạt được của quá trình đánh giá. Trên cơ sở xác định tiêu chí đánh giá, xây dựng các chuẩn và

nội dung của quá trình kiểm tra đánh giá việc tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chính là các chỉ tiêu thực hiện mục tiêu kế hoạch đã đề ra.

- Lập kế hoạch tiến hành kiểm tra, đánh giá theo tiến trình thời gian trong năm học:

+ Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của nhà trường, quy định của ngành để kiểm tra, đánh giá phát hiện những điều bất hợp lý của quá trình phối hợp các lực lượng giáo dục so với tiêu chí đề ra ban đầu, đồng thời có hướng điều chỉnh khắc phục kịp thời.

+ Thành lập ban kiểm tra đánh giá việc tổ chức phối hợp các lực lượng xã hội nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh gồm các đại diện: Ban giám hiệu nhà trường, TPTĐ, GVCN, hội CMHS, Bí thư đoàn thanh niên trong quận.

+ Xây dựng chế độ kiểm tra: Theo học kỳ, theo năm học, đột xuất. Hình thức kiểm tra: trực tiếp, gián tiếp.

Bên cạnh đó cần phân công rõ trách nhiệm và sự phối hợp các LLXH trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

- Tổ chức kiểm tra đánh giá hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Khi có kết quả đánh giá, người quản lý cần điều chỉnh hoặc phát huy hoặc uốn nắn hoặc xử lý để cho quá trình thực hiện được tốt hơn.

- Lập kế hoạch thi đua khen thưởng.

+ Hiệu trưởng thành lập hội đồng thi đua, khen thưởng gồm hiệu trưởng là chủ tịch, phó chủ tịch là phó Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên; Tổng phụ trách đội, các thành viên trong hội đồng gồm tổ trưởng chuyên môn, một số cán bộ, giáo viên, đại diện hội phụ huynh.

+ Tổ chức khen thưởng cần đúng lúc, đúng mức, đúng người đúng việc, nếu khen thưởng không hợp lý thì sẽ có tác dụng ngược với mong muốn của người quản lý. Thi đua khen thưởng cần đa dạng về hình thức tổ chức. Tuỳ vào khả năng

của nhà trường và sự huy động khác để quy định mức thưởng cho phù hợp, vừa động viên khuyến khích người có thành tích, đồng thời là động lực cho mọi thành viên phấn đấu.

+ Cần chú trọng việc nhân các điển hình tiến tiến về công tác giáo dục kỹ năng sống trong học sinh và giáo viên.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

- Phải căn cứ vào những tiêu chuẩn nhất định để đánh giá. Khi đánh giá phải đảm bảo các nguyên tắc: Nguyên tắc phát triển; nguyên tắc đảm bảo tính lịch sử; nguyên tắc toàn vẹn. Phải phối hợp các phương pháp đánh giá, và chú ý nhằm phát huy những mặt tốt, mặt tích cực, sự đóng góp nhằm tư vấn thúc đẩy phát triển là chính.

Phải tránh đánh giá một cách phiến diện, chủ quan, cảm tính; máy móc, rập khuôn hoặc dùng quyền lực để nhận xét mà không nghiên cứu, đồng thời cần trao đổi và nhìn nhận từ nhiều khía cạnh. Các cấp quản lý cần thường xuyên tổ chức học tập kinh nghiệm các điển hình trong phong trào thi đua của ngành, tổ chức triển khai luật thi đua khen thưởng tới cơ sở, đồng thời vận động quần chúng tự giác chủ động tham gia phong trào thi đua giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

3.3. Mối quan hệ của các biện pháp

Các biện pháp được đề xuất dựa trên cơ sở lý luận (chương 1) cơ sở thực tiễn (chương 2) và các nguyên tắc của khoa học quản lý. Trong 5 biện pháp đã nêu ở trên, thì biện pháp: “Xây dựng hệ thống danh mục kỹ năng sống cần giáo dục cho hóc sinh các trường tiểu học thành phố Lào cai” có ý nghĩa làm cơ sở cho hoạt động GDKNS cho học sinh. Đồng thời làm tốt biện pháp này sẽ tạo được hứng thú cho học sinh. Nhưng nhìn chung 4 biện pháp còn lại cũng đóng vai trò và biện pháp này là tiền đề, là kết quả để thực hiện biện pháp khác.

Mỗi biện pháp có một ưu thế riêng, chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, bổ trợ cho nhau trong quá trình giáo dục. Các biện pháp cần được vận dụng một cách đồng bộ để từ đó thúc đẩy công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hoạt động nhịp nhàng đạt hiệu quả cao.

3.4. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Để xác định sự cần thiết tính khả thi của các biện pháp được đề xuất chúng tôi tiến hành thăm dò qua phiếu lấy ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của 5 trường trên địa bàn thành phố Lào Cai với số lượng 150 người. Các phiếu đề nghị cho ý kiến đánh giá về sự cần thiết và tính khả thi của 5 biện pháp đã được đề xuất. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về sư cần thiết của các biện pháp pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học thành phố Lào Cai


Stt


Các biện pháp

Sự cần thiết của các biện pháp (%)

Rất

cần thiết


Cần thiết

Không

cần thiết

SL

%

SL

%

SL

%

1

Chỉ đạo xây dựng danh mục các kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh các trường tiểu học

Thành phố Lào Cai


133


88,7


17


11,3


0


0

2

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động GDKNS cho đội ngũ GVCN và

Tổng phụ trách Đội


123


82


27


18


0


0

3


131

87,3

19

12,7

0

0

4

Chỉ đạo tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Tiểu học


122


81,3


28


18,7


0


0

5

Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng trong công tác giáo dục kỹ năng

sống cho học sinh Tiểu học


118


78,7


32


21,3


0


0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai - 13

Từ bảng thăm dò trên, chúng tôi rút ra được một số nhận xét sau:

1. Số người đánh giá mức độ "rất cần thiết" của 5 biện pháp có tỷ lệ bình quân là 83,6% và số người đánh giá ở mức độ “cần thiết” của 5 biện pháp là 16,4%. Điều đó chứng tỏ các biện pháp đề xuất là cần thiết đối với quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường Tiểu học trên địa bàn Lào Cai nói riêng cũng như toàn nói chung.

2. Như vậy, qua thăm dò, chúng tôi thấy ý kiến đồng thuận cao, chứng tỏ các biện pháp đề xuất sát với thực tiễn, có cơ sở khoa học, đáp ứng được mục tiêu mà đề tài nghiên cứu đặt ra. Qua thăm dò tính khả thi của các biện pháp, kết quả chúng tôi thu được cụ thể như sau:

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học TP Lào Cai‌


Stt


Các biện pháp

Mức độ khả thi của các biện pháp (%)

Rất khả thi

Khả thi

Không khả

thi

%

%

%

1

Tổ chức nâng cao nhận thức về tầm quan

trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho cán bộ giáo viên, phụ huynh và học sinh


62,7


34,7


2,6

2

Đổi mới phương pháp theo hướng tiếp cận năng lực và đa dạng hóa hình thức tổ chức

giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học


63,3


33,3


3,3

3

Tổ chức bồi dưỡng năng cao năng lực giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và tổng phụ trách

đội TNTP


54,7


42,7


2,6

4

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà

trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học


52,7


44,7


2,6

5

Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng trong công tác giáo dục kỹ

năng sống cho học sinh Tiểu học


40


56


4

94


95







90




82

79


84



80










70




64

67


60



60

52


50







50

Rất khả thi

40

Khả thi

30

Không khả thi

20










10


4


5 4


4


6


0











1


2

3

4


5







Bien pháp






100


Biểu đồ 3.1. Biểu diễn tính khả thi của các biện pháp


Từ số liệu khảo sát trên chúng tôi rút ra được một số nhận xét sau:

1. Các biện pháp đưa ra có số ý kiến rất khả thi có tỷ lệ trung bình là 54,68%. Ý kiến đánh giá ở mức độ khả thi cả 5 biện pháp đạt tỷ lệ trung bình là 42,28%; Như vậy, 5 biện pháp có sự đồng thuận về tính khả thi là 96,96%, rõ ràng đảm bảo tính khả thi của các biện pháp cần có thêm các điều kiện và các yếu tố cần thiết bổ sung.

2. Các phiếu thăm dò cho rằng không khả thi có tỷ lệ trung bình cả 5 biện pháp là 3,04%. Tỷ lệ chung như vậy theo chúng tôi cũng là một đánh giá khách quan. Các biện pháp trên có mối quan hệ biện chứng với nhau và mỗi biện pháp đều có những ưu thế riêng và có những hạn chế riêng. Cho nên tùy theo từng điều kiện, hoàn cảnh thực tế của từng trường để vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo mới đạt hiệu quả cao.

3.3. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.3.1. Mục đích khảo sát

Kiểm nghiệm kết quả nghiên cứu nhằm tìm hiểu tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

3.3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát

Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực trạng các biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Lào Cai, tác giả luận văn đề xuất năm biện pháp. Do chưa có điều kiện thực nghiệm, để kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên, tác giả đã sử dụng bảng hỏi: lấy ý kiến của 10 cán bộ quản lý và 90 giáo viên thuộc 5 trường tiểu học Duyên Hải, Hoàng Văn Thụ, Hợp Thành, Pom Hán, Tả Phời, cụ thể như sau:

Tổng số phiếu thăm dò, lấy ý kiến là: 100 phiếu Số phiếu thu : 100 phiếu

Và được quy ước như sau:

+ Điểm 3: Rất cần thiết (RCT) + Điểm 3: Rất khả thi (RKT)

+ Điểm 2: Cần thiết (CT) + Điểm 2: Khả thi (KT)

+ Điểm 1: Không cần thiết (KCT) + Điểm 1: Không khả thi (KKT)

3.3.3. Kết quả khảo sát về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất

3.3.3.1. Về tính cần thiết

Khảo sát tính cần thiết thu được kết quả sau:

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí