Chỉ Đạo Tăng Cường Phối Hợp Chặt Chẽ Giữa Nhà Trường, Gia Đình Và Xã Hội Trong Việc Giáo Dục Kỹ Năng Sống Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Cho

học giải quyết vấn đề, phương pháp động não, phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp dạy học tình huống...

- Bồi dưỡng và phát triển kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục có tích hợp giáo dục KNS cho học sinh như hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục trải nghiệm hoạt động xã hội,...

- Bồi dưỡng cho giáo viên, Tổng phụ trách Đội năng lực thay đổi hành vi và thói quen chưa tốt đã hình thành ở học sinh.

- Bồi dưỡng cho giáo viên, Tổng phụ trách Đội kĩ năng vận dụng phối hợp các phương pháp, biện pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.

Thông qua hoạt động tập huấn, nhà trường cần bồi dưỡng cho giáo viên hiểu được phương pháp dạy học tích cực để giúp trẻ thay đổi hay điều chỉnh thái độ, hành vi thói quen mới theo yêu cầu của xã hội và phòng ngừa những hành vi tiêu cực có thể xảy ra do tác động của môi trường sống và sự thiếu kĩ năng sống của học sinh.

Bồi dưỡng giáo viên, Tổng phụ trách Đội về quán triệt nguyên tắc đảm bảo quyền và bổn phận của trẻ em. Dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền và bổn phận của trẻ em và đảm bảo mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa vai trò chủ đạo của giáo viên với việc phát huy tính tự giác, tích cực học tập, rèn luyện của học sinh, định hướng, hướng dẫn học sinh phát triển những hành vi tích cực, loại bỏ, phòng ngừa những hành vi tiêu cực ở học sinh.

Bồi dưỡng cho giáo viên, tổng phụ trách Đội kĩ năng kiềm chế cảm xúc: Trong những tình huống học sinh có hành vi lệch chuẩn, giáo viên cần có thái độ bình tĩnh để kiềm chế xúc cảm cá nhân, sáng suốt lựa chọn tác động để định hướng hành vi cho học sinh, đồng thời còn là tấm gương để học sinh học tập về kĩ năng sống.

Bồi dưỡng cho giáo viên xác định hành vi nên làm và không nên làm của học sinh. Trong quá trình giáo dục KNS cho học sinh, giáo viên cần có kĩ năng giúp học sinh xác định hành vi nên làm và không nên làm để định hướng hành vi cá nhân trong quá trình học tập, rèn luyện.

Bồi dưỡng cho giáo viên kĩ năng giúp học sinh thay đổi hành vi lệch chuẩn: Khi học sinh có hành vi sai, hành vi lệch chuẩn, người giáo viên cần hiểu nguyên nhân dẫn tới hành vi lệch chuẩn của học sinh, những nguyên nhân đó cũng có thể do sự thiếu ý thức rèn luyện của học sinh nhưng cũng có thể do định hướng sai lầm của giáo viên, vì vậy khi học sinh mắc lỗi, giáo viên cố gắng nhìn nhận nó như một cơ hội để dạy học sinh những hành vi được chấp nhận hay những hành vi tốt, hơn là coi đó như cơ hội để bắt học sinh sửa lỗi hành vi.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Đội ngũ GV, Tổng phụ trách Đội tham gia giáo dục KNS cần có sức khỏe, có năng lực tổ chức hoạt động, có khả năng linh hoạt và thích ứng với tình huống mới, có khả năng sáng tạo, đổi mới và đặc biệt phải tâm huyết yêu quý trẻ, khoan dung, độ lượng, dễ gần.

Phải xây dựng được kế hoạch hàng năm tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ GV, Tổng phụ trách Đội về KNS và rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục KNS thông qua trải nghiệm.

Quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai - 12

Nội dung tập huấn phải có sự thay đổi linh hoạt để đáp ứng với yêu cầu thực tế và nhu cầu của đội ngũ GV.

Hình thức tổ chức cần phong phú, đa dạng, gắn liền với thực tế hoạt động giáo dục KNS.

Có sự quan tâm đầu tư về kinh phí, CSVC phục vụ công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ GV.

3.2.3. Chỉ đạo tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp là phát huy được sức mạnh tổng hợp của nhà trường

- gia đình - xã hội, trong việc chăm lo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cũng như huy động được những tiềm năng phong phú (về vật chất cũng như tinh thần) tham gia vào công tác giáo dục thế hệ trẻ.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải được thực hiện một cách đồng bộ và có sự phối kết hợp của nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường mới đem lại hiệu quả. Những sự việc diễn ra trong cuộc sống gia đình và xã hội đều tác động rất lớn đến các em. Do vậy, chỉ riêng nhà trường truyền đạt kỹ năng sống cho các em là chưa đủ mà cần có sự chung tay của gia đình và cả cộng đồng. Gia đình, môi trường gia đình luôn là cơ sở tiếp nhận thông tin và là trung tâm xử lý thông tin một cách chính xác, định hướng các giá trị đạo đức xã hội cho mỗi thành viên và trên hết là cha mẹ, ông bà, người lớn tuổi phải là những nhà sư phạm giúp con em mình hình thành khả năng tự xử lý thông tin, tự điều chỉnh phát triển nhân cách.

Luật giáo dục đã quy định rõ: "Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường”. “Mọi người trong gia đình phải có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục”. “Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh niên, thiếu niên và nhi đồng: “Tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh”.

Theo Luật Giáo dục, hoạt động giáo dục học sinh là trách nhiệm của toàn xã hội, nhà trường đóng vai trò trung tâm giáo dục và phối hợp với cha mẹ học sinh, các lực lượng ngoài nhà trường cùng quan tâm giáo dục học sinh” và trong đó một nhiệm vụ quan trọng là giáo dục kỹ năng sống.

3.2.3.3. Cách thức tiến hành

Hiệu trưởng thường xuyên tuyên truyền GDKNS đến các lực lượng trong và ngoài nhà trường, để mọi người, mọi tổ chức thấy được tầm quan trọng và ý thức trách nhiệm của mình cùng chung tay, góp sức trong việc GDKNS cho học sinh ở địa phương.

* Phối hợp với cha mẹ học sinh và hội phụ huynh học sinh

Nhà trường cùng Hội phụ huynh học sinh tổ chức kiện toàn Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường cũng như của các chi hội lớp, đồng thời qua đó bàn bạc thống nhất các nhiệm vụ, nội dung phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình, hội phụ huynh, cung cấp thêm những thông tin về học sinh, về tâm lý HS Tiểu học và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh để phụ huynh được biết. Giúp phụ huynh thấy được ảnh hưởng to lớn của gia đình đến việc giáo dục kỹ năng sống cho các em, từ đó định hướng những biện pháp phối hợp giáo dục.

- Xây dựng quy chế phối hợp giáo dục giữa nhà trường với ban đại diện cha mẹ học sinh; giữa phụ huynh học sinh với giáo viên chủ nhiệm, với đội TNTP xác định các quy tắc và chế độ thông tin hai chiều giữa nhà trường với phụ huynh học sinh.

- Nhà trường tổ chức cam kết cộng đồng trách nhiệm giữa nhà trường - gia đình và xã hội, tham gia vào quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, thống nhất mục tiêu, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học.

- Tạo điều kiện cho học sinh thể hiện tâm tư nguyện vọng, những băn khoăn vướng mắc trong bạn bè, trong gia đình, cách đối xử của cha mẹ để cùng tháo gỡ.

- Cha mẹ phải thường xuyên hướng cho con biết cách ứng xử với cuộc sống đầy phong phú, phức tạp, chủ động, tự tin với công việc, không thể mắc phải cạm bẫy của cám dỗ đời thường. Biết đấu tranh, biết phê phán, biết phân tích, nhận xét đánh giá và biết quyết định hợp lý, đúng lúc trong các tình huống phức tạp.

* Đối với chính quyền địa phương và các tổ chức ngoài nhà trường

- Nhà trường chủ động phối hợp và liên hệ chặt chẽ với các ban ngành chức năng như công an, y tế, cùng với các cơ quan, đoàn thể khác đóng trên địa bàn để giáo dục các em. Cùng với nhà trường thực hiện các chuyên đề giáo dục như: giáo dục pháp luật, an toàn giao thông, thông tin về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã

hội, giáo dục môi trường, bảo vệ rừng, giáo dục truyền thống cách mạng và lịch sử địa phương,...

- Nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường; cam kết phối hợp giải quyết các sự vụ gây mất an ninh nhà trường. Đồng thời biểu dương, động viên các hành động đẹp, các gương người tốt việc tốt.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

- Phải xây dựng được mối liên hệ chặt chẽ gắn bó giữa nhà trường - gia đình và xã hội.

- Các lực lượng tham gia phối hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải nhiệt tình, tâm huyết, hết lòng vì thế hệ trẻ. Phải tạo nguồn kinh phí hỗ trợ để hoạt động có hiệu quả.

- Đây là quá trình đòi hỏi nhiều công sức, tâm huyết và thời gian của các nhà quản lý nhằm xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, phát huy tối đa những ảnh hưởng tích cực, hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh tiểu học trong quận.

3.2.4. Đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực học sinh và đa dạng hóa hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học

3.2.2.1. Mục tiêu

Đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực học sinh và đa dạng hóa hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, khả năng hoạt động độc lập, khả năng tự đề xuất và giải quyết vấn đề trong hoạt động cũng như khả năng tự kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của các em; Từ đó củng cố phát triển các hành vi thói quen tốt trong học tập và bồi dưỡng thái độ tích cực, tự giác cho học sinh trong việc tham gia các hoạt động của nhà trường, xây dựng tình yêu tổ quốc, tình cảm yêu mến, kính trọng ông bà cha mẹ trong gia đình.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

* Thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục kỹ năng sống theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, tăng cường tổ chức cho học sinh nghiên cứu tình

huống, đóng vai, thảo luận nhằm gây hứng thú trong nhận thức cho học sinh, làm cho học sinh cảm thấy thoải mái, tự chủ không bị áp đặt. Muốn vậy cần đa dạng hóa hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm. Khả năng giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động trải nghiện ở bậc Tiểu học qua các hình thức hoạt động đa dạng, học sinh có dịp rèn luyện các kỹ năng cơ bản mà mục tiêu giáo dục cấp học đã đề ra, trong đó có các kỹ năng sống là rất lớn. Nội dung chương trình hoạt động đa dạng như: về giáo dục truyền thống dân tộc, về tình bạn, tình yêu gia đình. Nhà trường cần tổ chức các hoạt động trải nghiệm như: diễn đàn, tổ chức thi tìm hiểu, xây dựng các tiểu phẩm, tổ chức câu lạc bộ, văn nghệ, thể dục thể thao để lồng ghép các nội dung trên nhằm giúp cho các em có dịp trải nghiệm và thực hành kỹ năng sống như:

- Nhà trường cần tổ chức các hoạt động tham quan các di tích lịch sử, các hoạt động xã hội. Các hoạt động này giúp giáo dục cho học sinh tình đoàn kết gắn bó, yêu thương con người, tự hào về quê hương, đất nước. Những hoạt động này thường tập trung vào những ngày lễ lớn, những sự kiện chính trị - xã hội có ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ, hành vi của mỗi người như: kỉ niệm các ngày lễ lớn, bảo vệ môi trường, thăm gia đình chính sách...

- Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như các kỹ năng ứng xử có văn hoá, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, ý thức rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ, kỹ năng trình bày những suy nghĩ cá nhân về quan niệm tình bạn, kỹ năng trình bày suy nghĩ cá nhân về phương pháp học tập tích cực, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tìm kiếm thông tin.

- Tổ chức các hoạt động thể thao, hoạt động thể dục giữa giờ, hoạt động vui chơi giải trí, hội khỏe, thi đấu thể thao... Từ đó, giáo dục tính kỷ luật, tinh thần tương trợ, đoàn kết, năng động, sáng tạo cho học sinh.

- Tùy theo điều kiện cụ thể của nhà trường, hiệu trưởng cần chọn hình thức và nội dung thích hợp nhất, chỉ đạo việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, yêu cầu, nguyện vọng, khả năng của học sinh để đạt mục tiêu của công tác giáo dục kỹ năng sống trong trường Tiểu học.

- Tổ chức các hoạt động mang tính truyền thống như: Tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy các di tích lịch sử, văn hoá cách mạng ở địa phương, từ đó giáo dục lòng yêu nước, tự hào về dân tộc cho học sinh.

- Tổ chức các hoạt động lao động công ích, xã hội như: Tham gia trồng cây xanh quanh trường, trồng cây kỷ niệm, lao động làm đẹp trường lớp, thu gom phế liệu trong ngày sinh thái, giúp đỡ người nghèo, các bạn gặp khó khăn. Hoạt động này nhằm giúp các em nhận thức rõ hơn giá trị lao động từ đó có thái độ đúng với người lao động, góp phần bảo vệ thành quả lao động, xây dựng quê hương đất nước, giúp các em tạo lập lòng nhân ái, biết tiết kiệm và sẻ chia.

3.2.2.3. Cách thức tiến hành

Để quản lý giáo dục kỹ năng sống, các trường cần đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ, khắc phục tính đơn điệu, lặp đi lặp lại một vài hình thức đã quá quen thuộc, phải chú ý các hoạt động gây hứng thú kích thích được tính tự chủ của học sinh.

Cách thức tiến hành:

* Giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các hoạt động của nhà trường

- Vào giờ chào cờ đầu tuần: Đây là dạng hoạt động giáo dục ngoài giờ có tính chất tổng hợp, với sự tham gia điều hành của Ban giám hiệu, Đội, GVCN với các nội dung như đánh giá hoạt động của toàn trường, những ưu điểm và tồn tại hạn chế của các tập thể và cá nhân trong tuần, báo cáo kết quả thi đua, rèn luyện của các tập thể, phát động phong trào thi đua.

- Vào sinh hoạt lớp cuối tuần: cho lớp tự tổ chức dưới sự giúp đỡ cố vấn của giáo viên chủ nhiệm theo chủ đề trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ của nhà trường.

* Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống

- Hoạt động giáo dục kỹ năng sống được tổ chức phối hợp giữa phương pháp dạy học và phương pháp giáo dục của giáo viên. Cần lựa chọn nội dung và hình thức phù hợp như thảo luận nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, các hình thức sinh hoạt lớp xây dựng các tiểu phẩm vui chơi.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt động một cách nghiêm túc.

- Cùng với việc tăng cường quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua HĐTN nhà trường cần không ngừng nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn học.

Hiệu trưởng cần chỉ đạo các môn học triển khai tích hợp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các nội dung bài học một cách hợp lý để đạt hiệu quả cao trong công tác giáo dục.

Hàng năm các nhà trường tiến hành đánh giá, xếp loại GV theo chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo một cách nghiêm túc tránh cách làm phiến diện, mang tính hình thức.

- Đội ngũ giáo viên là người đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Vì vậy mỗi GV phải luôn tự học, tự bồi dưỡng nâng để nâng cao nhận thức, hiểu biết các nội dung về giáo dục KNS, kỹ năng dạy học môn khoa học, cách hướng dẫn học sinh học tập nhất là kỹ năng tổ chức cho học sinh đóng vai kết hợp với thảo luận nhóm. Giáo viên phải dự kiến phân bố thời gian hợp lí cho từng hoạt động đóng vai, thảo luận của học sinh. Điều này rất quan trọng vì nếu phân bố thời gian không hợp lí, tổ chức không tốt sẽ ảnh hưởng đến tiến trình lên lớp.

- Để đổi mới phương pháp dạy học, cần sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động tập thể. Giáo viên cần dự kiến các bước tiến hành, chuẩn bị các tình huống và định hướng cách giải quyết trong mỗi tình huống đó, đồ phụ trang, phiếu giao việc cho các nhóm học sinh. Giờ học sẽ không đạt hiệu quả khi giáo viên không chuẩn bị kỹ kế hoạch dạy học, học sinh thiếu những đồ dùng học tập cần thiết. Giáo viên phải tạo ra không khí vui vẻ, nhẹ nhàng, thoải mái trong giờ học, học sinh cảm thấy tự tin, tạo đà cho sự phát triển tiếp theo của các em.

- Cần chú ý nâng cao vai trò của tổ chức Đội, xem đây là cầu nối quan trọng để hoạt động GDKNS có hiệu quả và đi vào chiều sâu. Cần tăng cường tổ chức các hoạt động vừa chơi vừa học cho học sinh.

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí