Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Tự Bảo Vệ Cho Học Sinh Tiểu Học Các Xã Miền Núi

-Chuẩn bị lực lượng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi.

-Chuẩn bị kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi hàng năm.

-Đánh giá rút kinh nghiệm, thực hiện các điều chỉnh kịp thời sau đánh giá

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi

2.4.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò và tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi

Hiệu quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi của giáo viên và cán bộ quản lý bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Nhiều nghiên cứu về vấn đề này đã chỉ ra rằng, yếu tố nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục này có ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả quản lý. Bởi vì, nhận thức đúng, đầy đủ, sâu sắc về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục này sẽ là cơ sở quan trọng để định hướng cho cá nhân thái độ với việc thực hiện các nhiệm vụ, các hành động cụ thể, tích cực khi thực hiện nhiệm vụ. Do vậy, để quản lý tốt hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi thì cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường phải nhận thức rõ và sâu sắc hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi là nhiệm vụ trọng tâm của các trường tiểu học. Họ cũng phải nhận thức đúng đắn rằng, việc thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi chính là việc thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của nhà trường tiểu học. Mặt khác cán bộ quản lý và giáo viên cũng phải nhận thức đầy đủ việc thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi là góp phần nhiều vào việc giúp học sinh tiểu học rèn luyện, phát triển kĩ năng tự bảo vệ bản thân góp phần giúp các em hình thành và phát triển nhân cách; Thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi là góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước.

2.4.2.Năng lực của cán bộ quản lý đối với hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi

Cá nhân muốn thực hiện bất cứ một hoạt động nào cũng cần tới năng lực, năng lực là yếu tố quan trọng quyết định thành công của cá nhân. Đối với hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi cũng vậy, người cán bộ quản lý muốn thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý hoạt động giáo dục này thì rất cần phải có năng lực. Năng lực sẽ giúp cho cán bộ quản lý lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá tất cả các thành tố của quá trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học như: xác định mục tiêu giáo dục, nội dung, hình thức, phương pháp, tài liệu giáo dục, lực lượng tham gia hoạt động giáo dục, cơ sở vật chất phục vụ giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi. Do vậy, một người lãnh đạo có năng lực quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học cần phải được đào

tạo có trình độ đại học, được học và có chứng chỉ về các lớp bồi dưỡng quản lý trường tiểu học và quản lý hoạt động giáo dục này. Hiệu trưởng cũng phải có kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ tốt nhất và nắm rõ được quy định của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục về vấn đề này. Có kỹ năng xây dựng kế hoạch, quản lý nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp, điều kiện cơ sở vật chất, sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục, kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội là nhiệm vụ thường xuyên của tôi.

2.4.3.Năng lực của giáo viên thực hiện nhiệm vụ đối với hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi

Giáo viên chính là người trực tiếp thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi thông qua hoạt động dạy học các môn học ở trên lớp, thông qua các hoạt động ngoại khoá, tham quan, dã ngoại; thông qua các câu lạc bộ và các hoạt động trải nghiệm khác cho học sinh trong và ngoài nhà trường. Do vậy, giáo viên giữ vai trò quyết định chất lượng hoạt động giáo dục này nên quản lý hoạt động này có đạt được hiệu quả như mục tiêu đề ra hay không nó chịu ảnh hưởng nhiều từ yếu tố năng lực giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi. Bởi vì các lí do sau đây:

Giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học cần phải có năng lực soạn giáo án giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh, năng lực thực hiện bài giảng ở trên lớp, năng lực sử dụng các phương pháp giáo dục, năng lực tạo ra những tình huống sư phạm qua đó hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề của người học, năng lực triển khai và tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh, năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh rèn kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh. Nếu giáo viên có được năng lực giáo dục sẽ thực hiện hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh một cách hiệu quả và ngược lại nếu giáo viên không có năng lực thực hiện hoạt động giáo dục này thì kéo theo hiệu quả và chất lượng của hoạt động giáo dục không đạt như mục tiêu đặt ra. Do vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học thì thì giáo viên cần phải có: Kiến thức chuyên môn sâu về giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi; Kĩ năng sư phạm tốt để truyền thụ kiến thức và kĩ năng tốt nhất cho học sinh khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục, tương tác tốt với học sinh trên lớp học cũng như giờ học trải nghiệm để rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ; Sự am hiểu và các kinh nghiệm thực tiễn về nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi sẽ giúp cho giáo viên và cán bộ chuyên trách thực hiện hiệu quả giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi; Việc sử dụng phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp với mục tiêu, nội dung, chương trình, đặc điểm học sinh sẽ giúp cho giáo viên và cán bộ chuyên trách thực hiện hiệu quả hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi; Có kĩ năng đánh giá hoạt động về rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi; Có kinh nghiệm và hiểu biết

sâu về đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, đặc điểm văn hoá vùng miền, điều kiện kinh tế, xã hội của vùng miền. Do vậy, yếu tố năng lực của giáo viên giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh miền núi có ảnh hưởng nhất định đến quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi.

2.4.4. Tính tích cực, chủ động của học sinh khi tham gia vào quá trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ

Học sinh tiểu học các học sinh đang tham gia học tập tại trường tiểu học, đa số các em từ độ tuổi 6 đến 11 tuổi. Ở lứa tuổi này, học sinh mới bắt đầu của sự hình thành và phát triển nhân cách. Do vậy, hầu như các em chưa có kỹ năng sống, trong đó có các kỹ năng tự bảo vệ. Do vậy, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong đó có kỹ năng tự bảo vệ là vô cùng quan trọng đối với học sinh. Có được các kỹ năng này học sinh sẽ thích ứng được tốt hơn với môi trường học đường, môi trường xã hội, sẽ ứng phó được tốt nhất với những vấn đề khó khăn, tình huống và hoàn cảnh bất ngờ nảy sinh ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển nhân cách và thể chất của các em. Tuy nhiên, hiệu quả của quá trình giáo dục nói chung, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nói riêng, ngoài tác động có tính quyết định của giáo viên, đòi hỏi có sự tích cực, chủ động tham gia quá trình giáo dục của học sinh. Vai trò đó không thể thiếu và không kém phần quan trọng trong quá trình giáo dục. Để quá trình giáo dục có hiệu quả thì phải tiến hành đồng thời giữa hoạt động của giáo viên và thông qua hành động, việc làm cụ thể của học sinh. Do đó, đòi hỏi học sinh phải tự giác, tích cực tham gia vào quá trình học tập, rèn luyện, phải có ý chí vượt khó, kiên trì và thường xuyên tập luyện. Với bản chất tâm lý con người là hoạt động nên kỹ năng tự bảo vệ của học sinh chỉ được hình thành thông qua hoạt động và bằng hoạt động. Quá trình hình thành kỹ năng tự bảo vệ được thực hiện theo cơ chế chuyển từ ngoài vào trong, giai đoạn đầu có thể mang tính cưỡng chế sau chuyển dần thành hành vi tự nguyện, tự giác. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên có thái độ nghiêm ngặt trong quá trình tập luyện, rèn luyện kỹ năng cho học sinh, đồng thời có nghệ thuật giáo dục ý thức, động cơ tập luyện, tạo môi trường tập luyện an toàn, hiệu quả để thu hút người học tham gia. Học sinh cũng phải có ý thức cao trong vận dụng kiến thức, kĩ năng tự bảo vệ bản thân trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày sẽ có được kỹ năng tự bảo vệ bản thân nhanh nhất; Học sinh cũng cần luôn chủ động trong việc tự học, tự rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ bản thân sẽ có được kỹ năng tự bảo vệ bản thân nhanh nhất. Do vậy, hoạt động tực giác, tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học là một trong những yếu tố có ảnh hưởng nhất định đến quản lý kỹ năng này của chủ thể quản lý trường tiểu học.

2.4.5. Phương pháp giáo dục của gia đình

Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi cần phải có sự phối hợp đồng bộ của nhiều lực lượng khác nhau trong và ngoài nhà trường, trong đó có cha mẹ học sinh. Đối với học sinh tiểu học, ngoài thời gian các em tham gia các hoạt động tại nhà trường thì chủ yếu thời gian còn lại của các em là ở nhà. Do vậy, các

em học sinh chịu sự ảnh hưởng rất nhiều từ môi trường gia đình, trong đó có phương pháp giáo dục con của cha mẹ trong gia đình. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học rất cần tới sự tham gia giáo dục của cha mẹ học sinh. Cha mẹ học sinh nếu quan tâm tới hoạt động này thì sẽ giúp học sinh có được kỹ năng nhanh nhất. Tuy nhiên, để học sinh có được kỹ năng nhanh nhất, cha mẹ học sinh phải có phương pháp giáo dục học sinh hiệu quả, đúng và phù hợp. Nếu phương pháp giáo dục sai, không phù hợp thì hiệu quả giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học không nhiều, thậm chí còn phản tác dụng. Do vậy, để giáo dục học sinh tiểu học kỹ năng tự bảo vệ thì cha mẹ học sinh cần phải có nhận thức đúng, đầy đủ về giáo dục kỹ năng này; Cha mẹ học sinh chủ động, tích cực trong việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho con em mình sẽ giúp học sinh có được kỹ năng tự bảo vệ bản thân nhanh nhất; Cha mẹ học sinh có phương pháp, hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học tốt sẽ giúp các em nhanh chóng có được kĩ năng này; Cha mẹ học sinh có ý thức trong việc kiểm tra, nhắc nhở học sinh tự rèn luyện kĩ năng bảo vệ bản thân sẽ giúp các em nhanh chóng có được kĩ năng này. Do vậy, yếu tố phương pháp giáo dục của cha mẹ học sinh có ảnh hưởng nhất định đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi.

Tiểu kết chương 2

Tại chương 2, tập trung xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi. Trong đó gồm có hệ thống khái niệm công cụ như: khái niệm kỹ năng; giáo dục kỹ năng tự bảo vệ; học sinh tiểu học; kỹ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học; giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi; quản lý; quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi.

Luận án cũng đã phân tích sâu những vấn đề lí luận về kỹ năng (khái niệm, sự hình thành kỹ năng); kỹ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi (khái niệm, cơ sở khoa học xác định các kỹ năng; các kỹ năng thành phần của kỹ năng tự bảo vệ; các biểu hiện của từng kỹ năng thành phần); hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học (khái niệm, vai trò của hoạt động giáo dục, nội dung, chương trình; hình thức, phương pháp; lực lượng tham gia giáo dục; cơ sở vật chất phục vụ giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi).

Trên cơ sở tiếp cận quá trình giáo dục và chức năng quản lý giáo dục, luận án đã xác định được các nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi. Trong đó gồm có các nội dung như: Quản lý mục tiêu giáo dục; quản lý nội dung, chương trình; quản lý hình thức, phương pháp giáo dục; quản lý hoạt động giáo dục của giáo viên và hoạt động học của học sinh; quản lý phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục; quản lý cơ sở vật chất phục vụ giáo dục và kiểm tra đánh giá giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh.

Luận án cũng đã xác định được lí luận về các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học. Trong đó gồm có các yếu tố như: nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về vai trò của giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi; Năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên đối với việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng này; Sự tích cực chủ động của học sinh khi tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và yếu tố phương pháp giáo dục của gia đình.

Những nội dung lý luận được trình bầy trong chương 2 này chính là cơ sở khoa học quan trọng giúp xác định bộ công cụ nghiên cứu thực trạng cũng như đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC‌

Ở CÁC XÃ MIỀN NÚI THÀNH PHỐ HÀ NỘI


3.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực trạng

3.1.1.Tổ chức nghiên cứu

3.1.1.1. Khách thể và địa bàn nghiên cứu

a. Khách thể nghiên cứu

Nghiên cứu này được tiến hành trên 3 nhóm khách thể khảo sát sau: Cán bộ quản lý giáo dục; giáo viên tiểu học và học sinh tiểu học. Cụ thể như sau.

Khảo sát thực trạng trên 409 người. Cụ thể, cán bộ quản lý giáo dục là 153 người; giáo viên là 226 người; học sinh là 30 người. Nhóm khách thể là cán bộ quản lý và giáo viên được sử dụng để khảo sát bằng phiếu hỏi và phỏng vấn sâu. Riêng khách thể khảo sát là học sinh chỉ sử dụng để khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn sâu.

(1) Cán bộ quản lý giáo dục 153 người. Cụ thể gồm: cán bộ quản lý Sở Giáo dục và Đào tạo; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng khối chuyên môn, phó tổ trưởng khối chuyên môn; Cán bộ quản lý các đoàn thể trong nhà trường; Đại diện Hội cha mẹ học sinh; Đại diện Đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội;

(2) Giáo viên gồm 226 người, là giáo viên các trường tiểu học xã miền núi Hà Nội.

Trong số 379 khách thể điều tra chính thức nêu trên, lựa chọn 35 khách thể để tiến hành phỏng vấn sâu.

(3) Học sinh tiểu học các xã miền núi: 30 học sinh.

Đặc điểm cơ bản về mẫu điều tra khảo sát thực trạng trong nghiên cứu này được mô tả tại bảng số liệu dưới đây.

Bảng 3.1: Một số đặc điểm của khách thể nghiên cứu là cán bộ và giáo viên


Đặc điểm mẫu

N

Tỉ lệ %

Giới tính

Nữ

246

64,9

Nam

133

35,1


Số năm công tác

1 – 5 năm

17

4,5

6 – 10 năm

256

67,5

11 -15 năm

106

28,0

Chức vụ

Giáo viên

226

59,6

Quản lý

153

40,4

Số năm tham gia hoạt động giáo

dục kĩ năng sống

1 – 5 năm

63

16,6

6 - 10 năm

211

55,7

11 – 15 năm

105

27,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội - 9

Mẫu khách thể nghiên cứu có đủ cả nam và nữ; có cả cán bộ quản lý và giáo viên; số năm công tác của khách thể điều tra thực trạng từ 1 đến 15 năm. Trong đó, số khách thể nghiên cứu có số năm công tác từ 6 năm đến 10 năm là nhiều nhất chiếm

67,5%; số năm tham gia giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường tiểu học từ 6 đến 10 năm cũng có tỷ lệ cao nhất (55,7%). Như vậy, mẫu nghiên cứu là đủ về số lượng mẫu nghiên cứu định lượng, đa dạng về giới tính, số năm công tác và số năm tham gia vào hoạt động giáo dục kỹ năng sống tại nhà trường.

b.Địa bàn nghiên cứu

Danh sách xã miền núi thành phố Hà Nội được quy định tại Quyết định 582/QĐ – TTg năm 2017 cụ thể như sau: 1)Huyện Ba Vì có 7 xã miền núi, đó là các xã: Khánh Thượng, Minh Quang, Ba Vì, Ba Trại, Tản Lĩnh,Vân Hòa và xã Yên Bài; 2) Huyện Thạc Thất có 3 xã miền núi, đó là các xã: Yên Trung; Yên Bình; Tiến Xuân; 3) Huyện Quốc Oai có 2 xã niềm núi, đó là các xã: Phú Mã; Đông Xuân; 4) Huyện Mỹ Đức có 1 xã miền núi, đó là xã: An Phú; 5) Huyện Chương Mỹ có 1 xã miền núi đó là xã Trần Phú.

Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh tại 10 trường tiểu học thuộc các xã miền núi như sau:

1)Huyện Ba Vì nghiên cứu 1 trường tiểu học đó là: Trường tiểu học Khánh Thượng, xã Khánh Thượng, Ba Vì Hà Nội;

2) Huyện Thạc Thất nghiên cứu tại 5 trường tiểu học đó là: Trường tiểu học Yên Bình A, Xóm Đình, Xã Yên Bình, Thạch Thất; Trường tiểu học Yên Bình B, Xóm Lụa, Yên Bình, Thạch Thất; Trường tiểu học Yên Trung, Thôn Đầm Bối, Yên Trung, Thạch Thất; Trường tiểu học tiến Xuân A, Gò Chói, Tiến Xuân, Thạch Thất; Trường Tiểu học tiến Xuân B, Thôn Miễu, Tiến Xuân, Thạch Thất;

3) Huyện Quốc Oai nghiên cứu 1 trường tiểu học là: Trường tiểu học Đông Xuân, Thôn Đồng Bèn, Xã Đông Xuân, Huyện Quốc Oai;

4) Huyện Mỹ Đức nghiên cứu tại 1 trường tiểu học là: Trường tiểu học An Phú, huyện Mỹ Đức;

5) Huyện Chương Mỹ nghiên cứu tại 2 trường tiểu học là: Trường tiểu học Trần Phú A và Trường tiểu học Trần Phú B.

3.1.1.2. Các giai đoạn nghiên cứu thực tiễn

a.Giai đoạn thiết kế công cụ nghiên cứu

- Mục đích: Hình thành các công cụ nghiên cứu (bảng hỏi và đề cương phỏng vấn sâu).

-Thời gian tiến hành: Từ tháng 2/2017 đến tháng 8/2018.

-Thiết kế phiếu điều tra (bảng hỏi) dành cho cán bộ quản lý, giáo viên.

Thiết kế phiếu điều tra bằng bảng hỏi nhằm khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục; thực trạng quản lý hoạt động giáo dục; các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội. Việc xây dựng bảng hỏi số 1 này được tiến hành theo các bước sau: tổng quan các nghiên cứu về vấn đề này; xin ý kiến chuyên gia; khảo sát phiếu với các câu hỏi mở để tìm hiểu các thông tin về vấn đề này. Tổng hợp từ các nguồn tư liệu trên, đã xây dựng

được bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu học xã miền núi Hà Nội gồm có các phần chính như sau:

Phần 1: Đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội;

Phần 2: Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội;

Phần 3: Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội;

Phần 4: Một số thông tin cá nhân của người được phỏng vấn.

-Thiết kế đề cương phỏng vấn sâu dành cho cán bộ quản lý và giáo viên và học sinh

Đề cương phỏng vấn sâu bao gồm: Các thông tin về bản thân cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh. Làm rõ về đánh giá của họ về thực trạng hoạt động giáo dục; thực trạng quản lý hoạt động giáo dục; các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà nội.

b.Giai đoạn khảo sát thử để hoàn thiện bộ công cụ nghiên cứu

-Mục đích: Xác định độ tin cậy và độ hiệu lực của bảng hỏi, từ đó tiến hành chỉnh sửa bảng hỏi nếu độ tin cậy và hiệu lực thấp, nếu độ tin cậy và hiệu lực đáp ứng được yêu cầu thì đưa vào điều tra chính thức trên diện rộng.

-Thời gian tiến hành: Tháng 4/2018

- Cách xử lý số liệu:

Sau khi tiến hành điều tra khảo sát chính thức, số phiếu điều tra bằng bảng hỏi thu được được làm sạch và đưa vào xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 để xác định độ tin cậy của bảng hỏi. Độ tin cậy của bảng hỏi được tính bằng hệ số Alpha của Cronbach. Độ tin cậy của bảng hỏi được tổng hợp tại bảng số liệu sau:

Bảng 3.2. Độ tin cậy của thang đo mức độ thực hiện và hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học


Thang đo mức độ thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi

Độ tin cậy

1.Ý nghĩa và tầm quan trọng phải giáo dục kĩ năng tự bảo vệ

0,929

2.Mức độ hiện có về kĩ năng tự bảo vệ

0,913

3.Mức độ đáp ứng các kĩ năng tự bảo vệ

0,876

4.Mức độ thực hiện của hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ

0,610

5.Mức độ hiệu quả của hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ

0,694

6.Mức độ thực hiện của hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ

0,632

7.Mức độ hiệu quả của hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ

0,672

8.Mức độ thực hiện của phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ

0,753

9.Mức độ hiệu quả của phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ

0,851

10.Mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất

0,658

11.Mức độ tham gia giáo dục kĩ năng tự bảo vệ

0,606

Các thang đo trong bảng hỏi có độ tin cậy tương đối cao nên sự chỉnh sửa là không đáng kể, đảm bảo điều kiện cho phép sử dụng chúng trong điều tra chính thức.

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 21/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí