Chu Kỳ Sống Của Sản Phẩm Du Lịch Lữ Hành


bộ phận khác cho dù tốt đến đâu thì cũng không có lý do tồn tại. Mặt khác nếu đưa ra thị trường những sản phẩm không phù hợp với nhu cầu thì dù quảng cáo hay đến đâu, giá hấp dẫn thế nào thì cũng không thể tiêu thụ được.

Hoạch định chiến lược sản phẩm cần xác định chu kỳ sống của sản phẩm để có thể những giải pháp điều chỉnh trong từng giai đoạn, từ đó có kế hoạch phát triển sản phẩm mới, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường.

*Chu kỳ sống của sản phẩm

Chu kỳ sống của sản phẩm là thuật ngữ mô tả sự biến đổi của doanh số tiêu thụ kể từ khi sản phẩm được tung ra thị trường cho đến khi nó phải rút lui khỏi thị trường.

Muốn phân tích chính xác chu kỳ sống sản phẩm, ta cần phân loại rõ ràng:

- Chu kỳ sống sản phẩm của một vùng hoặc một điểm du lịch.

- Chu kỳ sống của một phương thức, hình thức đi du lịch.

- Chu kỳ sống của một chương trình du lịch cụ thể.

Chu kỳ sống của một địa danh du lịch thường rất dài và ít khi triệt tiêu hoàn toàn và chu kỳ đời sống sản phẩm có thể phụ thuộc vào 3 loại: chu kỳ ngắn hạn; chu kỳ trung hạn; chu kỳ dài hạn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Chu kỳ ngắn hạn:chu kỳ ngắn hạn của một điểm du lịch được tính là một năm hoặc ngắn hơn.

Chu kỳ trung hạn:thường xảy ra trên vài năm. Sở dĩ có sự thay đổi này có thể do xu hướng của khách, do vấn đề chính trị, sự bất ổn về an ninh hay do thay đổi kinh tế hoặc môi trường của địa phương.

Hoạch định chiến lược marketing cho ngành du lịch Hạ Long đến năm 2020 - 4

Chu kỳ dài hạn:trải qua bốn giai đoạn: Giai đoạn phát hiện; Giai đoạn phát triển; Giai đoạn chín muồi; Giai đoạn suy thoái. Mỗi giai đoạn có một đặc tính riêng và không phải bất cứ sản phẩm nào cũng trải qua 4 giai đoạn này.


Đối với các hình thức và phương thức đi du lịch hay một chương trình du lịch cụ thể có khả năng tuân theo mô hình chu kỳ sống của sản phẩm được thể hiện ở sơ đồ sau (xem sơ đồ 1.1)

Thời gian

Thử nghiệm Tăng trưởng Chín muồi

Suy giảm

Lượng khách


(Giới thiệu)


(triệt tiêu)


Sơ đồ 1.1. – Chu kỳ sống của sản phẩm du lịch lữ hành

(dạng có triệt tiêu)

Nói chung trong du lịch, các đơn vị thường xuyên đưa ra những chương trình mới hoặc thêm vào các chươg trình cũ. Vì vậy mô hình chu kỳ sống sản phẩm lữ hành phổ biến hơn được thể hiện ở sơ đồ sau (xem sơ đồ 1.2):

Lượng khách


Thời gian


Sơ đồ 1.2 – Chu kỳ sống của sản phẩm du lịch lữ hành

(dạng có hoàn thiện, đổi mới để phát triển)

Tương ứng với mỗi giai đoạn của chu kỳ sống, đơn vị kinh doanh du lịch có những quyết định phù hợp trong chính sách sản phẩm của mình:

Giai đoạn thử nghiệm: bước đầu đưa sản phẩm ra thị trường lượng tiêu thụ còn hạn chế, những chương trình tiêu biểu được giới thiệu.


Giai đoạn phát triển: tập trung chủ yếu vào những chương trình bán chạy nhất, một vài chương trình phụ là cần thiết.

Giai đoạn bão hoà: phát triển đầy đủ hệ thống các chương trình, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, chính sách phân biệt giá.

Giai đoạn suy giảm: phối hợp giữa các chương trình, kế hoạch cho sự tăng trưởng mới, hoàn thiện thay đổi mới hoàn toàn.

*Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch

Việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch có tầm quan trọng sống còn đối với doanh nghiệp du lịch trong điều kiện hội nhập, do vậy cần phải xác định:

- Chất lượng luôn là nhân tố quan trọng nhất quyết định khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Từ chất lượng sản phẩm (phần lớn là dịch vụ) sẽ tạo nên uy tín, danh tiếng cho doanh nghiệp mà trong du lịch thì đó là điều quan trọng nhất, là cơ sở cho sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ chính là biện pháp hữu hiệu kết hợp các lơi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội.

Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch được hiểu là toàn bộ những hoạt động để duy trì và đưa chất lượng sản phẩm du lịch lên mức cao hơn trước nhằm thoả mãn sự trông đợi của khách du lịch, của xã hội và đem lại hiệu quả cho ngành du lịch, cho các doanh nghiệp du lịch.

Chất lượng sản phẩm du lịch là chỉ tiêu rất khó xác định vì phần lớn sản phẩm du lịch là vô hình, tức là các dịch vụ. Việc xác định chất lượng sản phẩm phụ thuộc phần lớn vào các yếu tố chủ quan. Tuy vậy, một sản phẩm du lịch hoàn hảo đòi hỏi các yếu tố thành phần của nó cũng phải hoàn hảo. Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch thì phải hoàn thiện và nâng cao chất lượng các yếu tố thành phần của sản phẩm, dịch vụ du lịch: các khu du lịch,


các điểm du lịch; các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí; dịch vụ vận chuyển du lịch; công tác tổ chức tour du lịch; các lễ hội và sự kiện du lịch…

*Phát triển đa dạng sản phẩm, dịch vụ du lịch

Ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đa dạng hoá loại hình sản phẩm cũng là một chiến lược quan trọng trong Marketing du lịch. Đa dạng hoá sản phẩm du lịch là làm cho sản phẩm du lịch phong phú hơn về chủng loại, chính là mang đến cho du khách nhiều cơ hội lựa chọn hơn. Nội dung phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ du lịch bao gồm:

Đa dạng loại hình du lịch: du lịch biển, rừng, đảo, vịnh, thành phố, thôn quê; Đa dạng phương thức phục vụ: ăn, nghỉ, vận chuyển; Đa dạng tour du lịch, tạo sản phẩm trọn gói: dài, ngắn, nhiều điểm đến, ít điểm đến; Đa dạng loại hình tham quan, giải trí: đền chùa, di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh. Do sản phẩm du lịch chủ yếu là các dịch vụ nên việc đa dạng hoá sản phẩm du lịch chính là thay đổi các yếu tố dịch vụ trong sản phẩm. Sự thay đổi của một điểm du lịch hay một khu du lịch diễn ra rất chậm nhưng sự thay đổi về một tour du lịch thì vô cùng nhanh chóng.

*Chiến lược sản phẩm, dịch vụ mới

Lý do phải nghiên cứu sản phẩm mới

- Do những thay đổi nhanh chóng về thị hiếu, công nghệ, hình hình cạnh tranh nên doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển nếu chỉ dựa vào những dịch vụ hiện có.

- Do mỗi sản phẩm có chu kỳ sống nhất định. Khi sản phẩm đã cũ và bước vào giai đoạn suy thoái thì doanh nghiệp phải có sản phẩm mới thay thế, nhằm bảo đảm tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh.

Vì vậy, doanh nghiệp phải nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ mới trước khi sản phẩm cũ bước vào giai đoạn suy thoái, qua đó tránh được sự tụt hậu của sản phẩm doanh nghiệp đồng thời thoả mãn nhu cầu đa dạng của thị trường.


Khái niệm sản phẩm, dịch vụ mới

Có nhiều quan điểm khách nhau về sản phẩm, dịch vụ mới:

Theo quan điểm tuyệt đối có thể coi thế giới là thị trường thì sản phẩm, dịch vụ mới là sản phẩm, dịch vụ chưa từng có trên thị trường trong nước và thế giới. Những sản phẩm, dịch vụ mới theo quan điểm này thường có số lượng nhỏ, ta phải chú ý rằng đa số các sản phẩm của du lịch chỉ là những sản phẩm tiêu dùng tại chỗ, không dùng để xuất nhập khẩu. Do vậy quan điểm sản phẩm, dịch vụ mới ở đây chỉ được xét đến trong phạm vi thị trường trong nước.

Theo quan điểm mở rộng thì sản phẩm, dịch vụ mới được lấy ở đối tượng quan sát là doanh nghiệp. Theo quan điểm này sản phẩm, dịch vụ mới gồm tất cả loại sản phẩm, dịch vụ chưa bao giờ được các doanh nghiệp khác sản xuất.

Theo quan điểm Marketing sản phẩm mới có thể là những sản phẩm mới về nguyên tắc, sản phẩm mới được cải thiện từ những sản phẩm hiện có hay kết quả thông qua hoạt động nghiên cứu tìm hiểu và thử nghiệm của đơn vị.

Các bước phát triển sản phẩm, dịch vụ mới

Soạn thảo chiến lược marketing cho sản phẩm mới


Thiết kế sản phẩm mới

Thử nghiệm trong điều kiện thị trường

Triển khai cung cấp sản phẩm mới cho khách hàng

Để có thể thành công đối với một sản phẩm, dịch vụ mới đòi hỏi quá trình tạo nên sản phẩm, dịch vụ mới đó cần tuân thủ theo những giai đoạn sau (xem sơ đồ 1.3):


Hình thành ý tưởng

Lựa chọn

ý tưởng

Soạn thảo và thẩm định dự án


Sơ đồ 1.3 – Quá trình hình thành sản phẩm mới


Việc phát triển sản phẩm, dịch vụ mới là một việc làm cần thiết tuy nhiên để đạt hiệu quả thì đây là một việc làm không đơn giản.

1.3.2. Chiến lược giá

* Mục tiêu của chiến lược giá

Nhằm làm thế nào bán được nhiều hàng nhất, doanh thu cao nhất, lợi nhuận nhiều nhất. Thực chất của chiến lược giá là xác định giá cho từng loại dịch vụ, hàng hoá phù hợp với điều kiện kinh doanh trong từng thời kỳ.

*Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược giá

Gồm nhiều nhân tố, được chia làm hai nhóm: các yếu tố nội tại của doanh nghiệp và các yếu tố bên ngoài thị trường.

Các yếu tố nội tại của đơn vị bao gồm:

- Các mục tiêu Marketing: đóng vai trò định hướng trong việc xác định vai trò và nhiệm vụ của giá cả. Giá chỉ trở thành một công cụ Marketing hữu hiệu nếu nó phục vụ đắc lực cho chiến lược về thị trường mục tiêu và định hướng hàng hoá mà doanh nghiệp đã lựa chọn. Một doanh nghiệp thường theo đuổi một trong các mục tiêu cơ bản sau: Tối đa hoá lợi nhuận hiện hành; dẫn đầu về tỷ phần thị trường; dẫn đầu về chất lượng sản phẩm; an toàn đảm bảo sống sót; các mục tiêu khác. Mỗi một mục tiêu đòi hỏi các quyết định về giá riêng.

- Phương thức hoạt động Marketing.

- Chi phí (chi phí cố đinh, chi phí biến đổi…). Các yếu tố bên ngoài bao gồm:

- Thị trường và nhu cầu (áp lực giá thị trường, sự cảm nhận của khách về giá, quan hệ giá cung cầu, độ co giãn của cầu theo giá).

- Giá của các đối thủ cạnh tranh.

- Các yếu tố khác như môi trường kinh tế, pháp luật…


*Các nguyên tắc xác định giá

Các chi phí phải được tập hợp đầy đủ và chính xác. Không bỏ sót và trùng lặp, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với các chương trình du lịch dài ngày vì chi phí phát sinh lớn, dễ tính trùng. Chi phí được tính phải là chi phí gốc không gồm các khoản hoa hồng mà công ty được hưởng từ phía các nhà cung cấp. Đảm bảo các chi phí được tính là chi phí thực, không bị chồng chéo lên nhau.

Các đơn vị tiền tệ khi sử dụng để tính giá thành phải thống nhất, nếu các

đơn vị tiền tệ khác nhau thì phải qui đổi theo tỷ giá hiện hành.

*Các phương pháp áp dụng giá trong kinh doanh du lịch

Có rất nhiều phương pháp để xác định mức giá của chương trình du lịch cũng như các sản phẩm khác của du lịch.

- Xác định giá thành theo khoản mục chi phí: nghĩa là tính trên tổng chi phí để tạo ra sản phẩm (gồm cả chi phí biến đổi và chi phí cố định).

- Định giá dựa vào cạnh tranh: Theo phương pháp này chi phí cá biệt không được quan tâm tới mà chỉ căn cứ vào giá trên thị trường của đối thủ cạnh tranh để định giá của mình. Trong kinh doanh du lịch, thường các sản phẩm không giống nhau khó mà đánh giá được chất lượng sản phẩm, vì vậy khi sử dụng phương pháp này người ta căn cứ vào chất lượng các sản phẩm cấu thành (chất lượng các dịch vụ trong chương trình).

- Các chiến lược định giá sản phẩm mới: Các công ty không chỉ xây dựng một mức giá bán duy nhất mà phải xây dựng cho mình những chiến lược giá để có thể thích ứng một cách nhanh chóng với những thay đổi về cầu, về chi phí, khai thác tối đa những cơ hội xuất hiện trong từng giai đoạn và phản ứng kịp thời với những thủ đoạn cạnh tranh về giá của các đối thủ cạnh tranh.

Đối với các sản phẩm mới có thể sử dụng những chiến lược định giá sau:


+ Định giá cao (hớt váng sữa): Khi tung sản phẩm mới sáng chế ra thị trường, doanh nghiệp định giá cao để “chớp” thị trường vì sản phẩm của doanh nghiệp khác biệt với các sản phẩm khác trên thị trường, sau khi mức bán ban đầu giảm, doanh nghiệp hạ xuống để lôi kéo lớp khách kế tiếp vốn nhạy cảm với giá. Trong kinh doanh du lịch khi quan hệ cung cầu căng thẳng, cầu quá nhiều, cung quá hạn hẹp chiến lược này thường được áp dụng.

+ Định giá thấp nhằm thâm nhập thị trường: Với chiến lược này doanh nghiệp nhằm thu hút được một lượng khách lớn.

* Các chiến lược điều chỉnh giá

Trong nhiều trường hợp, do những biến đổi của môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải có các chiến lược điều chỉnh giá của mình cho phù hợp với thị trường.

Chiết giá: để khuyến khích khách hàng trong việc mua và thanh toán. Thường dành cho những khách quen hoặc cho khách hàng thanh toán nhanh bao gồm: chiết giá theo kênh phân phối, chiết giá thời vụ, trợ giảm quảng cáo. Thặng giá: (theo mùa, theo đối tượng khách và theo tiêu dùng cụ thể của khách hàng trong chương trình). Thặng giá nhằm mục đích khai thác tối đa thị trường cũng như nhằm tăng uy tín của chương trình du lịch. Giá trị của chương trình du lịch là do cảm nhận của khách hàng đồng thời các chương trình khác nhau đối với những đoàn khách khác nhau nên chiến lược thặng giá

có thể thực hiện một cách dễ dàng có hiệu quả.

Định giá phân biệt: doanh nghiệp định giá khác nhau cho các đối tượng khách nhau nhằm khai thác triệt để các đoạn thị trường.

Trên thực tế, người làm Marketing sử dụng tất cả các yếu tố trên để xây dựng giá của mình. Trong kinh doanh lữ hành, cách phổ biến là căn cứ vào chi phí sau đó trên cơ sở mục tiêu Marketing và mục tiêu lợi nhuận, xác định một

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 10/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí