Xác Định Các Yếu Tố Quyết Định Việc Chấp Nhận/duy Trì Khách Hàng


- Trong năm vừa qua có những xung đột lợi ích nào (các nhân viên, trưởng phòng hoặc giám đốc) bị phát hiện? Nếu có, đơn vị xử lý những vấn đề đó như thế nào?

- …

Sau khi tìm hiểu các yếu tố trên, trong trường hợp có những dấu hiệu sau đây, KTV có thể đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán là cao và không nên chấp nhận/duy trì khách hàng kiểm toán như Bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1. Xác định các yếu tố quyết định việc chấp nhận/duy trì khách hàng


T T

Yếu tố xem xét

chính

Kết quả tìm hiểu

Ảnh hưởng đến rủi ro

hợp đồng

Quyết định chấp nhận

khách hàng

Lý do

1

Tính chính trực của nhà quản lý

Có dấu hiệu cho thấy nhà quản lý hoặc chủ sở hữu không đáp ứng được tiêu chuẩn về tính chính trực

Trọng yếu

Từ chối hợp đồng kiểm toán

BCTC NHTM sẽ có khả năng tồn tại nhiều sai sót trọng yếu do gian lận và KTV có thể không phát hiện hết được => Rủi ro

kiểm toán quá cao

2

Rủi ro gian lận

Tồn tại nhiều yếu tố dẫn đến rủi ro gian lận trên BCTC NHTM

Trọng yếu

Từ chối hợp đồng kiểm toán

BCTC NHTM sẽ có khả năng tồn tại nhiều sai sót trọng yếu do gian lận và KTV có thể không phát hiện hết được => Rủi ro

kiểm toán quá cao

3

Mối quan hệ kinh doanh và các bên liên quan

Nếu phát hiện các giao dịch lớn và các mối quan hệ kinh doanh giữa NHTM và các tổ chức khác nhưng được NHTM trình bày như là bên thứ ba trong khi thực tế họ là các bên liên quan. Điều này cũng ảnh hưởng đến cả kết luận về tính

liêm chính của Ban quản lý

Trọng yếu

Từ chối hợp đồng kiểm toán

BCTC NHTM sẽ có khả năng tồn tại nhiều sai sót trọng yếu do gian lận và KTV có thể không phát hiện hết được => Rủi ro kiểm toán quá cao

4

Kiến thức, kinh nghiệm và tính độc lập của

KTV

Thiếu nhân sự kiểm toán đáp ứng yêu cầu; Có nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV và DNKT mà không có biện pháp để loại bỏ hoặc giảm nguy cơ xuống mức thấp có thể

chấp nhận được

Trọng yếu

Từ chối hợp đồng kiểm toán

- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc kiểm toán;

- Vi phạm các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kế toán và kiểm toán

5

Phạm vi hoạt động của NHTM

Nếu NHTM có nhiều chi nhánh tại nước ngoài và hoạt động của nhiều chi nhánh nước ngoài giữ vị trí chủ đạo, ảnh hưởng trọng yếu đến các chỉ tiêu trên BCTC. Khi KTV xét thấy không có khả năng thu thập bằng chứng kiểm toán liên quan đến phần lớn các Chi nhánh tại nước ngoài giữ vị trí chủ đạo trong hoạt động

của NHTM

Trọng yếu

Từ chối hợp đồng kiểm toán

Phạm vi kiểm toán bị giới hạn quá lớn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại tại các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam - 22


Trên đây là những gợi ý của tác giả để các DNKT có thể vận dụng trong quá trình xem xét chấp nhận hoặc duy trì khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng. Việc tìm hiểu các yếu tố để xem xét chấp nhận hoặc duy trì khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng là một công việc khó và thường do các Giám đốc kiểm toán tiền hành.

Hoàn thiện bước tìm hiểu về NHTM và môi trường kinh doanh của NHTM

Đối với DNKT ngoài Big Four:

Bước này chủ yếu cần hoàn thiện tại các DNKT ngoài Big Four. Các DNKT ngoài Big Four cần tìm hiểu sâu hơn về các yếu tố để hiểu biết về NHTM và môi trường kinh doanh của NHTM ngoài các nội dung đang thực hiện theo như hướng dẫn của VACPA cũng như theo hướng dẫn hiện tại của Công ty nhằm đẩy nhanh quá trình áp dụng phương pháp kiểm toán trên cơ sở rủi ro cũng như giúp quá trình đánh giá rủi ro của KTV để lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán một cách hiệu quả hơn. Để phục vụ cho bước công việc này, dựa vào hướng dẫn chung của VACPA, các DNKT ngoài Big Four có thể thiết kế một số mẫu biểu với các câu hỏi chi tiết, cụ thể để bổ trợ cho việc tìm hiểu về NHTM và môi trường kinh doanh của NHTM, một nội dung nằm trong Cuốn cẩm nang/Tài liệu hướng dẫn kiểm toán BCTC của NHTM như tác giả đã đề xuất ở phần trên. Lưu ý là các nội dung nhằm tìm hiểu về NHTM và môi trường kinh doanh của NHTM (tương ứng mẫu A300 theo hướng dẫn của VACPA) cần được ghi chép lại chi tiết, cụ thể những thông tin có liên quan đã được thiết kế trong mẫu biểu này nhằm giúp cho KTV có thể xác định, phát hiện và đánh giá được các rủi ro có sai sót trọng yếu trên cấp độ toàn bộ BCTC hoặc cấp độ CSDL đối với các số dư tài khoản, loại giao dịch hoặc thông tin thuyết minh. Đặc biệt khi tìm hiểu về NHTM và môi trường kinh doanh của NHTM, KTV cần lưu ý phân tích sâu các thông tin về các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHTM như:

- Các vấn đề cụ thể và các xu hướng của ngành ngân hàng: môi trường cạnh tranh, ảnh hưởng của công nghệ liên quan đến các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp;

- Các yếu tố pháp lý ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và BCTC của NHTM như chuẩn mực kế toán và các thông lệ áp dụng riêng trong ngành; Hệ thống pháp luật áp dụng riêng cho ngành; Các chính sách và quy định ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của NHTM bao gồm các hoạt động giám sát trực tiếp của NHNN; Các chính sách và quy định của Chính phủ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của đơn vị như chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại tệ, chính sách tài khóa, ưu đãi của chính phủ, các hàng rào thuế quan hoặc thương mại; Các chính sách và quy định của pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản mục và thuyết minh trọng yếu trên BCTC của NHTM;

- Các yếu tố bên ngoài khác như tình hình chung của nền kinh tế; Lãi suất và sự sẵn có của các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế; Lạm phát và biến động tỷ giá…


Ngoài ra, để bổ trợ thông tin chi tiết cho mẫu “Tìm hiểu về NHTM và môi trường kinh doanh” (A300), KTV nên thiết kế các mẫu giấy tờ để tìm hiểu về các loại rủi ro của NHTM như sau:

- Quản lý tài sản nợ có (có thể đánh tham chiếu là A301)

- Quản lý rủi ro thanh khoản (A302);

- Quản lý rủi ro lãi suất (A303);

- Quản lý rủi ro tín dụng (A304);

- Quản lý rủi ro thị trường (A305);

- Quản lý rủi ro hoạt động (A306).

Khi tìm hiểu về việc quản lý tài sản Nợ Có và việc quản lý các loại rủi ro tại NHTM, KTV cần tìm hiểu về các nội dung chính như sau:

Đối với tìm hiểu về Quản lý tài sản nợ có (Asset Liability management - ALM) của NHTM:

Mục tiêu chính của ALM của NHTM là nhằm quản lý tổng thể rủi ro thanh khoản và quản lý tổng thể rủi ro biến động lãi suất. Vì vậy KTV cần tìm hiểu các nội dung về:

- Ngân hàng thương mại đã thiết lập Ủy ban ALM chưa? Ủy ban này bao gồm những thành viên nào? (Thường bao gồm Tổng giám đốc, Giám đốc tài chính, Giám sát quản lý, Giám đốc tiếp thị và Giám đốc rủi ro).

- Ủy ban ALM có độc lập với các bộ phận khác và có báo cáo trực tiếp với Ban điều hành không?

- Liệu các quyết định của Ủy ban ALM có phải là kết quả của một quá trình ra quyết định đáng tin cậy?

- Liệu trách nhiệm của Ủy ban ALM đã được quy định rõ ràng?

- Ngân hàng có công cụ giám sát hoạt động của Ủy ban ALM không? (Chất lượng giám sát có thể được đánh giá thông qua các báo cáo được định kỳ nộp lên Ủy ban ALM; sự tham gia của Ban điều hành trong Ủy ban ALM thể hiện qua các biên bản họp, hoạt động của kiểm toán nội bộ trong thời gian gần đây…)

Đối với tìm hiểu về Quản lý các loại rủi ro cụ thể của NHTM (thanh khoản, lãi suất, tín dụng, thị trường, hoạt động) KTV cần tìm hiểu các nội dung như:

- Ngân hàng đã thiết lập được các chính sách, quy trình, thủ tục cần thiết để hướng dẫn việc đánh giá các loại rủi ro này chưa?

- Ngân hàng đã thiết lập được những giới hạn nhằm hạn chế rủi ro chưa (ví dụ các giới hạn tổng thể, giới hạn lãi suất, giới hạn tín dụng, các hạn mức tổng thể để đối phó với rủi ro thị trường dựa trên rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro giá, rủi ro thanh khoản…)

- Ngân hàng đã có những hệ thống và tiêu chuẩn đo lường rủi ro để hướng dẫn cho việc đánh giá các công tác quản lý rủi ro chưa?


- Ngân hàng đã có hệ thống báo cáo và soát xét rủi ro của Ban điều hành được thiết lập để đảm bảo thực hiện những hành động thích hợp để ứng phó với các tình huống khác nhau chưa?

- Năng lực của hệ thống thông tin trong NHTM trong việc cung cấp nhiều loại sản phẩm và các rủi ro có liên quan như thế nào?

- Năng lực của đội ngũ nhân viên giao dịch và đội ngũ quản trị như thế nào?

- …

Ví dụ về mẫu biểu tìm hiểu về quản lý rủi ro tín dụng (A304) bổ trợ cho việc tìm hiểu về NHTM và môi trường kinh doanh của NHTM được tác giả trình bày tại Phụ lục 3.3- Quản lý rủi ro tín dụng (A304).

Hoàn thiện bước tìm hiểu về quy trình lập BCTC, các hoạt động kinh doanh quan trọng của NHTM trong đó có hệ thống CNTT

Đối với cả hai nhóm DNKT Big Four và DNKT ngoài Big Four:

Với những hạn chế nêu trên, trong thời gian tới các DNKT cần hoàn thiện vấn đề sau:

- Vận dụng kết hợp đầy đủ các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán để tìm hiểu và đánh giá về chu trình lập BCTC và các hoạt động kinh doanh quan trọng của NHTM như kỹ thuật phỏng vấn, quan sát, điều tra, thực hiện lại;

- Vận dụng đầy đủ và kết hợp các phương pháp để ghi chép, mô tả lại những hiểu biết và đánh giá về chu trình lập BCTC và các hoạt động kinh doanh quan trọng của NHTM như phương pháp sơ đồ, mô tả tường thuật và bảng câu hỏi. Nhiều DNKT hiện nay chủ yếu sử dụng phương pháp bảng câu hỏi và mô tả tường thuật mà chưa tận dụng phương pháp sơ đồ. Phương pháp bảng câu hỏi có ưu điểm là cho phép khai thác khá toàn diện các thông tin về KSNB và được thực hiện khá nhanh vào lúc bắt đầu hợp đồng kiểm toán nhưng phương pháp này có nhược điểm là không cho phép KTV nhìn nhận một cách khái quát về KSNB của đơn vị. Phương pháp mô tả tường thuật cũng có ưu điểm là đơn giản tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là khó diễn đạt và mô tả chi tiết và do đó nó khó áp dụng đối với các đơn vị được kiểm toán có cơ cấu kiểm soát phức tạp như NHTM. Phương pháp sơ đồ có ưu điểm vượt trội là rất khái quát, logic và súc tích do đó sẽ giúp KTV có cái nhìn tổng thể và dễ dàng nắm bắt được các bước kiểm soát trong hoạt động KSNB của NHTM cũng như dễ dàng phát hiện ra những thiếu sót trong thiết kế và vận hành của các bước kiểm soát của NHTM. Do đó, KTV nên kết hợp cả ba phương pháp trên khi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để đánh giá hiệu quả hoạt động KSNB của NHTM.

Lưu ý đối với các DNKT ngoài Big Four:

Ngoài các vấn đề cần hoàn thiện ở bước này như trên, với những hạn chế khác của mình, các DNKT ngoài Big Four cần hoàn thiện thêm các nội dung sau:


- Nhận thức về tầm quan trọng của việc tìm hiểu chi tiết, sâu sắc về chu trình lập BCTC và các hoạt động kinh doanh quan trọng trong đó có việc tìm hiểu về môi trường CNTT của NHTM. KTV cần nhận thức được rằng việc tìm hiểu chu trình lập BCTC và các hoạt động kinh doanh quan trọng của NHTM là một yêu cầu mang tính bắt buộc và cấp thiết. Việc tìm hiểu này không chỉ dừng lại ở mức độ hiểu biết sơ bộ mà cần đạt được ở mức độ chi tiết và sâu sắc để phục vụ cho quá trình xác định và đánh giá rủi ro của KTV. Khác với kiểm toán BCTC của các DN thông thường, KTV hoàn toàn có thể chỉ cần dựa vào các khảo sát cơ bản (thủ tục phân tích, kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản) với phạm vi kiểm toán rộng (giả sử với trường hợp rủi ro kiểm soát ở mức cao nhất hay KSNB kém hiệu quả) thì với cuộc kiểm toán BCTC của NHTM gần như bắt buộc phải kiểm tra hiệu quả KSNB và dựa vào KSNB mới đảm bảo bằng chứng kiểm toán là đầy đủ và thích hợp. Bởi vì NHTM có số lượng nghiệp vụ phát sinh khổng lồ. KTV không thể chỉ dựa vào kiểm tra chi tiết mà có thể kết luận được về BCTC của ngân hàng nên vẫn phải dựa vào KSNB của ngân hàng. Hoạt động KSNB của ngân hàng được xem như bản chất, là căn nguyên của vấn đề còn số liệu kế toán hoặc các sai phạm phát sinh chỉ mang tính chất hiện tượng mà thôi.

- Hoàn thiện các mẫu bảng biểu để phục vụ cho việc tìm hiểu về chu trình lập BCTC và các hoạt động kinh doanh quan trọng, tìm hiểu về môi trường CNTT của NHTM. Các mẫu biểu này cũng sẽ là một phần của cuốn Cẩm nang hướng dẫn về kiểm toán BCTC của NHTM.

+ Đối với việc tìm hiểu về hoạt động kinh doanh, KTV cần tìm hiểu về các nội dung như: Các bước trong hoạt động kinh doanh; các thủ tục kiểm soát mà NHTM đã thiết lập tại từng bước kiểm soát; phát hiện những điểm còn hạn chế, khiếm khuyết tại từng chốt kiểm soát trong hoạt động kinh doanh; dự kiến về những rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTC có liên quan có thể xảy ra do những hạn chế, yếu kém tại các chốt kiểm soát; đánh giá khâu thiết kế và thực hiện của KSNB đối với hoạt động và dự kiến việc kiểm tra hiệu quả KSNB trong giai đoạn tiếp theo. Khi tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của NHTM, KTV cũng cần lưu ý tìm hiểu về các nguyên tắc kiểm soát (phê chuẩn, ủy quyền, bất kiêm nhiệm, phân công nhiệm vụ) có được NHTM tuân thủ tốt không; tìm hiểu về các biện pháp kiểm soát về mặt hiện vật và quá trình xử lý thông tin cũng như các bên liên quan…

+ Đối với việc tìm hiểu về hệ thống CNTT: KTV cần tìm hiểu về môi trường CNTT chung và các hệ thống ứng dụng cụ thể. Với môi trường CNTT chung, KTV cần tìm hiểu những chính sách và thủ tục của NHTM nhằm duy trì sự thống nhất của thông tin và bảo mật dữ liệu đối với Trung tâm dữ liệu và hoạt động mạng; việc mua, thay đổi, bảo trì phần mềm hệ thống; việc thay đổi chương trình; bảo mật truy cập; việc mua, phát triển, bảo trì hệ thống ứng dụng. Với hệ thống ứng dụng cụ thể KTV


tìm hiểu các ứng dụng như hệ thống tính lãi tự động, hệ thống khóa thẻ/tài khoản nếu nhập sai mật khẩu quá một số lần nhất định...để kiểm tra xem các ứng dụng này có đảm bảo tính chính xác, an toàn, hiệu quả không.

Hoàn thiện bước thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ

Đối với cả hai nhóm DNKT Big Four và DNKT ngoài Big Four:

Với những hạn chế đã nêu tại bước này, các DNKT cần tăng cường hơn nữa việc áp dụng các thủ tục phân tích tỷ suất; các thủ tục phân tích ước tính và phân tích sâu các thông tin tài chính của NHTM nhằm đảm bảo nâng cao hơn nữa hiệu quả của thủ tục phân tích trong việc xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTC NHTM từ đó lập kế hoạch xử lý các rủi ro có trọng tâm, trọng điểm và mang lại hiệu quả cao hơn.

Mục tiêu của việc tăng cường áp dụng các phân tích nêu trên nhằm giúp KTV thu hẹp nguyên nhân gây ra biến động trên một tài khoản cụ thể hoặc một nhóm các tài khoản để đánh giá rủi ro và lập kế hoạch kiểm toán phù hợp. Các phân tích tỷ suất cũng đồng thời giúp KTV phân tích sâu hơn các thông tin trên BCTC NHTM có thể gồm các chỉ tiêu như ở Bảng 3.2 sau:

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu phân tích BCTC NHTM


TT

Chỉ tiêu

Ý nghĩa

Đánh giá của KTV

I

Các chỉ tiêu đánh giá khái quát quy mô, cơ cấu tài sản, nguồn vốn của NHTM

1

Các chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng tổng tài sản hoặc tăng trưởng nguồn vốn

Tốc độ TS/NV của kỳ phân tích

tăng = – TS/NV của kỳ gốc x 100% TS/NV TS/NV của kỳ gốc

Phản ánh sự tăng trưởng của quy mô tài sản, nguồn vốn của ngân hàng.

Nếu tốc độ tăng/giảm mạnh (trên 30%) thì KTV cần đi sâu kiểm toán. Ngoài ra cần so sánh với tốc độ tăng tài sản/nguồn vốn bình quân

ngành để đưa ra xét đoán

2

Tỷ trọng từng loại tài sản trong tổng tài sản; từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn

Tỷ trọng của TS/NV loại i

TS/NV loại i = x 100% trong tổng TS/NV Tổng TS/NV

Đánh giá cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của NHTM

Hiểu biết về cơ cấu TS/NV từ đó xác định được loại TS/NV chiếm tỷ trọng lớn, giữ vai trò quan trọng tại NHTM và xác định trọng tâm kiểm toán.

3

Chỉ tiêu tín dụng và đầu tư dài hạn trên tổng nguồn vốn dài hạn

Tín dụng và đầu Tín dụng và đầu tư tư dài hạn trên = dài hạn

NV dài hạn Nguồn vốn dài hạn

Đánh giá sự cân đối giữa nguồn vốn dài hạn với việc sử dụng vốn dài hạn

Tỷ lệ này thường nhỏ hơn 1. Nếu lớn hơn 1 càng nhiều chứng tỏ NHTM đang sử dụng NV ngắn hạn để tài trợ TS dài hạn và rủi ro sẽ cao. KTV cần xem xét có ảnh hưởng đến khả

năng hoạt động liên tục không?

II

Các chỉ tiêu đánh giá tình hình vốn tự có

1

Tỷ lệ vốn tự có trên tổng tiền gửi:

Tỷ lệ vốn tự Vốn tự có

= x 100%

có trên tổng Tổng tiền gửi

Tỷ lệ này cho biết mức độ bù đắp của vốn tự có khi tất cả các khách

hàng của NHTM đến

Tỷ lệ này càng lớn càng đảm bảo mức độ bù đắp của vốn tự có. KTV cần so sánh tỷ lệ này

kỳ này với kỳ trước và với


TT

Chỉ tiêu

Ý nghĩa

Đánh giá của KTV


tiền gửi

rút tiền

bình quân ngành để đánh giá

rủi ro.

2

Tỷ lệ an toàn vốn (tỷ lệ Cooke):

Tỷ lệ an Vốn tự có

toàn vốn = x 100%

tối thiểu Tổng TS Có rủi ro

Trong đó, về cơ bản, vốn tự có và tổng tài sản Có rủi ro được xác định theo quy định của NHNN (Uỷ ban giám sát ngân hàng Basel).

Đo lường độ an toàn về vốn của NHTM với quy định của chuẩn mực về vốn tự có tối thiểu (VN quy định là 9%)

Giúp KTV xác định xem NHTM có tuân thủ quy định về vốn tối thiểu không. Bên cạnh đó so sánh với số liệu kỳ trước và bình quân ngành để đánh giá rủi ro có thể xảy ra đối với các chỉ tiêu liên quan.

III

Các chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động



1

Tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động

Tốc độ NV huy động kỳ

tăng NV = phân tích –NV huy x 100% huy động kỳ gốc

động NV huy động kỳ gốc

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động trong kỳ

Nếu tốc độ tăng/giảm mạnh (trên 30%) thì KTV cần đi sâu kiểm toán. Ngoài ra cần so sánh với tốc độ tăng nguồn vốn huy động bình quân

ngành để đưa ra xét đoán

2

Tỷ trọng nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Tỷ trọng NV huy NV huy động

động trong tổng = x 100% NV Tổng NV

Xác định khả năng và quy mô thu hút vốn từ nền kinh tế của NHTM

KTV cần so sánh với số liệu kỳ trước và số liệu bình quân ngành để xét đoán rủi ro

3

Tỷ trọng từng nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn huy động:

Tỷ trọng từng NV huy động NV huy động loại i

= x100%

trong tổng NV Tổng NV huy

huy động động

Phản ánh cơ cấu nguồn vốn huy động

Hiểu biết về cơ cấu NV huy động của NHTM từ đó xác định được loại NV huy động chiếm tỷ trọng lớn, giữ vai trò quan trọng tại NHTM và xác định trọng tâm kiểm toán.

4

Hệ số biến động của nguồn vốn huy động so với tín dụng và đầu tư:

Hệ số biến Mức tăng trưởng của NV

động NV huy huy động trong kỳ

=

động so với tín Mức tăng trưởng của tín

dụng và đầu tư dụng và đầu tư trong kỳ

Đánh giá mối quan hệ giữa huy động vốn với khả năng sử dụng vốn, đặc biệt là cho hoạt động tín dụng và

đầu tư

Giúp KTV hiểu khả năng sử dụng vốn của NHTM. KTV cần so sánh hệ số kỳ này với kỳ trước và với bình quân ngành để đánh giá rủi ro.

5

Chi phí phải trả bình quân cho NV huy động :

Tổng chi phí trả lãi cho

Chi phí phải trả

nguồn vốn huy động bình quân cho NV =

Nguồn vốn huy động

huy động

bình quân

Đánh giá để huy động được một đồng ngân hàng phải trả bao nhiêu đồng tiền lãi.

KTV cần so sánh hệ số kỳ này với kỳ trước và với bình quân ngành để đánh giá rủi ro.

6

Lãi bình quân của nguồn vốn huy động:

Tổng chi phí trả lãi

Lãi suất bình

thực tế trong kỳ

quân của NV = x 100%

Tổng nguồn vốn huy

huy động

động bình quân

Đánh giá giá cả hay chi phí phải trả bình quân cho NV huy động.

KTV cần so sánh số liệu kỳ này với kỳ trước và với bình quân ngành để đánh giá rủi ro.


TT

Chỉ tiêu

Ý nghĩa

Đánh giá của KTV

IV

Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tín dụng:

1

Tốc độ tăng dư nợ tín dụng

Dư nợ tín dụng kỳ

Tốc độ phân tích – Dư nợ tăng dư nợ

= tín dụng kỳ gốc x 100%

tín dụng

Dư nợ tín dụng kỳ

gốc

Đánh giá tốc độ tăng trưởng của hoạt động tín dụng

KTV cần so sánh số liệu kỳ này với kỳ trước, với kế hoạch và với bình quân ngành để đánh giá rủi ro

2

Tổng dư nợ tín dụng trên tổng nguồn vốn huy động:

Tổng dư nợ Tổng dư nợ tín tín dụng trên dụng

= x 100%

tổng NV huy Tổng nguồn vốn

động huy động

Đánh giá tình hình sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay

KTV cần so sánh số liệu kỳ này với kỳ trước, với kế hoạch và với bình quân ngành để đánh giá rủi ro

3

Tỷ trọng dư nợ tín dụng trên tổng tài sản Có:

Tỷ trọng dư Tổng dư nợ

nợ tín dụng tín dụng

= x 100%

trên tổng tài Tổng tài

sản Có sản Có

Để đánh giá quy mô hoạt động tín dụng đồng thời xác định hiệu quả tín dụng của

một đồng tài sản Có

KTV cần so sánh số liệu kỳ này với kỳ trước, với kế hoạch và với bình quân ngành để đánh giá rủi ro tiềm ẩn

4

Tỷ trọng từng loại dư nợ tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng

Tỷ trọng từng Dư nợ tín dụng loại dư nợ tín loại i

= x100%

dụng trên tổng Tổng dư nợ tín

dư nợ tín dụng dụng

Đánh giá cơ cấu tín dụng của NHTM theo những tiêu thức khác nhau như thành phần kinh tế, thời hạn cho vay, ngành nghề …

KTV cần so sánh số liệu kỳ này với kỳ trước, với kế hoạch và với bình quân ngành để đánh giá rủi ro tiềm ẩn

5

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng thông qua các chỉ tiêu như:

5.1.

Tỷ lệ nợ xấu (nợ dưới tiêu chuẩn, nợ có nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn) trên tổng dư nợ tín dụng

Dư nợ nhóm

3,4,5

Tỷ lệ nợ xấu = x100%

Tổng dư nợ tín

dụng

Để đánh giá khái quát về tình hình nợ xấu của ngân hàng.

KTV cần so sánh số liệu kỳ này với kỳ trước, kế hoạch, bình quân ngành để đánh giá rủi ro tiềm ẩn. Nếu tỷ lệ nợ xấu trên 3% chứng tỏ chất lượng tín dụng của NHTM

không tốt, tín dụng rủi ro cao.

5.2

Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên tổng dư nợ tín dụng.

Tỷ lệ nợ có Dư nợ nhóm 5

khả năng mất = Tổng dư nợ tín x100% vốn dụng

Để đánh giá tính chất nghiêm trọng và mức độ thiệt hại của các khoản nợ quá hạn mà NHTM phải gánh chịu

Nếu tỷ lệ nợ xấu trên 1% chứng tỏ mức độ thiệt hại mà NHTM phải gánh chịu lớn. KTV cần so sánh số liệu kỳ này với kỳ trước, với kế hoạch và với bình quân ngành để

đánh giá rủi ro tiềm ẩn.

6

Chỉ tiêu đánh giá khả năng bù đắp rủi ro của ngân hàng

6.1

Hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng

Hệ số khả năng Dự phòng rủi ro tín dụng bù đắp rủi ro =

tín dụng Nợ quá hạn khó đòi

Một đồng nợ quá hạn khó đòi được bù đắp bằng bao nhiêu đồng dự phòng rủi ro.

KTV cần so sánh số liệu kỳ này với kỳ trước, với kế hoạch và với bình quân ngành để đánh giá rủi ro tiềm ẩn. Hệ số

này cũng giúp KTV đánh giá

Xem tất cả 296 trang.

Ngày đăng: 13/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí