Cơ Cấu Tổ Chức Của Trung Tâm Gdkttk Số 5 Hà Nội Cụ Thể Về Cơ Cấu Tổ Chức Của Trung Tâm:

huyện nào đang tồn tại các loại hình Trung tâm: GDKTTH, Dạy nghề, Giáo dục thường xuyên thì sát nhập thành một Trung tâm có tên gọi như đã nêu ở trên. Do vậy tính đến cuối năm 2015, nước ta hiện có 383 Trung tâm, năm 2016 con số này nhiều khả năng thay đổi vì thành phố Hà Nội cùng nhiều thành phố khác đang thực hiện chủ trương này.

Tên gọi các Trung tâm cũng phản ánh nội dung hoạt động của nó và được thay đổi qua các thời kỳ. Thời kỳ đầu, Bộ Giáo dục gọi là Trung tâm GDKTTH (Quyết định số 1889 ngày 30/12/1981 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - 5 Trung tâm của Hà Nội vẫn giữ nguyên tên gọi cho đến hiện nay) sau đó Hội đồng Bộ trưởng (HĐBT) đã đổi tên là Trung tâm Giáo dục KTTH - HN (Thông tư số 48/TT ngày 27/4/1982 của HĐBT). Tháng 8 năm 1991, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề (theo Quyết định số 1827/TCCB ngày 7/8/1991 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), xác định tên gọi, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Trung tâm. Ngày 11/7/2000, Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm KTTH- HN (theo Quyết định số 25/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) tên của Trung tâm có sự thay đổi (trở lại như năm 1982) và được giữ cho đến nay. Ngày 30/7/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm KTTH - HN (theo Quyết định số 44/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Quy chế này thay thế Quy chế 25 (theo Quyết định số 25/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/7/2000…), có một số thay đổi về chức năng, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của Trung tâm cho phù hợp với yêu cầu của tình hình hiện nay. Từ năm 2013 các Trung tâm mới được thành lập hay sát nhập, chuyển đổi thành trung tâm có tên gọi mới: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên.

20 Trung tâm GDKTTH do UNICEF giúp đỡ lúc đầu chỉ bó hẹp trong 6 nghề (Cắt gọt kim loại, Biến dạng kim loại, Nguội, Mộc tay, Mộc máy, Thêu, Đan) chủ yếu để thực hành kỹ thuật công nghiệp cho vài ba trăm học sinh cấp 3 (THPT) vùng thành phố. Nhiều Trung tâm đã tự mình mở tới 15 - 20 nghề nằm trong 6 nhóm nghề chính: Nông lâm ngư nghiệp, Tiểu thủ công dịch vụ, Mộc, Xây dựng cơ bản, Cơ khí, Điện và Điện tử. Có nơi mở tới 16 nghề như Trung tâm Huế, các Trung tâm Hải Phòng, các Trung tâm Hà Nội có lúc mở tới 14 nghề. Đối tượng học sinh vào Trung tâm học tập ngày càng được mở rộng, đúng hướng. Trung bình mỗi năm các Trung tâm có từ 1500 - 2000 học sinh cuối cấp THCS và THPT vào học nghề phổ thông, có năm có Trung tâm đã thu hút tới trên 5000 học sinh như Trung tâm Lê Thị Hồng Gấm ở thành phố Hồ Chí Minh, các Trung tâm của Hải Phòng và Thành phố Hà Nội.

Tất cả những điều nêu trên chứng tỏ hệ thống Trung tâm GDKTTH có sự hấp dẫn nhất định và có sức sống mạnh mẽ vì nó có tác dụng to lớn trong việc thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục của Đảng, nó có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, có quy mô, tổ chức và bước đi thích hợp với hoàn cảnh nước ta.

Hệ thống Trung tâm GDKTTH trên địa bàn thành phố Hà Nội: Hệ thống Trung tâm GDKTTH trên địa bàn thành phố Hà Nội (Hà Nội cũ) được thành lập từ những năm 80. Đến năm 2007, Hà nội phát triển thành 6 Trung tâm GDKTTH (gồm 5 Trung tâm nội thành: Trung tâm số 1,2,3,4 và 5) và một Trung tâm ngoại thành (Trung tâm số 6, ở Huyện Đông Anh). Năm 2008 thực hiện việc sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội, thành phố Hà Nội mở rộng có 15 Trung tâm KTTH-HN (Tỉnh Hà Tây cũ có 9 Trung tâm). Trên phạm vi cả nước có 320 Trung tâm KTTH-HN, đây là thời điểm Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều nhất đến sự phát triển của hệ thống Trung tâm KTTH-HN: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm KTTH- HN- DN số 44/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 30 tháng 7 năm 2008 của Bộ GD&ĐT được ban hành, Trung tâm KTTH-HN chính thức trở thành một cơ sở giáo dục phổ thông được ghi tại Điều 30 của Luật giáo dục 2005; Chỉ thị 33/2003/CT-BGDĐT và công văn số 8608/BGDĐT-GDTrH ngày 16 tháng 8 năm 2007của Bộ GD&ĐT về việc Thực hiện hoạt động giáo dục nghề phổ thông lớp 11 năm học 2007-2008; Mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng và nội dung chương trình HĐGDNPT được ban hành theo Quyết định số 16/ 2006/ QĐ-BGDĐT; năm học 2007-2008 việc dạy NPT được Bộ GD&ĐT quy định chính thức là một hoạt động giáo dục bắt buộc, có đánh giá và ghi học bạ như một môn học văn hoá đối với học sinh lớp 11 THPT (không chỉ là khuyến khích như trước đây). Đến năm 2015,Hà Nội đã phát triển thành một hệ thống gồm 15 Trung tâm KTTH- HN- DN. Do khó khăn về kinh tế-xã hội, Thành phố đã chuyển hướng giao thêm chức năng nhiệm vụ dạy NPT, cho 06 Trung tâm GDTX đã có tại các quận, huyện Thanh Xuân, Mỹ Đức, Đan Phượng, Hoài Đức, Phú Xuyên, Đông Mỹ, Phú Thị (Gia Lâm), Từ Liêm mà không thành lập riêng Trung tâm KTTH- HN.

Tương lai phát triển của hệ thống Trung tâm GDKTTH trên địa bàn thành phố Hà Nội: Ngày 28 tháng 9 năm 2016 UBND thành phố Hà Nội đã ra Quyết định số: 5399/QĐ-UBND, Quyết định: Về việc thành lập Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã. Quyết định có những nội dung chính sau:

- Thành lập 30 trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên sau đây gọi tắt là Trung tâm, có địa chỉ cụ thể tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Nêu rõ: vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm.

- Trung tâm GDNN-GDTX là đơn vị sự nghiệp công lập trong hệ thống GD&ĐT và GDNN, DN của TP Hà Nội. Trung tâm chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND quận, huyện, thị xã, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Sở GD&ĐT.

2.1.3. Giới thiệu về trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội

Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội được thành lập theo quyÕt ®Þnh sè 2884/Q§UB, ngµy 14/07/1987 cđa UBND TP Hµ Néi năm 1987. Những năm đầu mới thành lập, Trung tâm có trụ sở tại xã Nghĩa Tân, nay là phường Nghĩa Tân quận Cầu Giấy- Hà Nội và trực thuộc sự quản lý của phòng Giáo dục, UBND huyện Từ Liêm, nay là quận Cầu Giấy. Đến năm 1992 Trung tâm được bàn giao về sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội quản lý. Hiện nay, Trung tâm GDKTTH số 5 có trụ sở tại phường Mai Dịch quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội. Trung tâm chịu sự quản lý của thành phố Hà Nội, quản lý chuyên môn của Sở GD-ĐT Hà Nội.

- Địa chỉ: Đường Hồ Tùng Mậu- Quận Cầu giấy - Thành Phố Hà Nội.

*Cơ cấu tổ chức của trung tâm


CHI BỘ ĐẢNG


BAN GIÁM ĐỐC

CÔNG ĐOÀN

- PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP

- P.TUYỂN SINH

- GIÁO VỤ -

- ĐÀO TẠO

- CÁC TỔ CHUYÊN MÔN

- HOẠT ĐỘNG DHNPT

- CÔNG TÁC TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP

- CÔNG TÁC LIÊN KẾT ĐÀO TẠO

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của trung tâm GDKTTK số 5 Hà Nội Cụ thể về cơ cấu tổ chức của trung tâm:

- Ban Giám đốc: 02 người

- Tổ chuyên môn: 03 tổ - gồm 08 nhóm NPT.

- Tổng số CB, GV, NV: 36 người trong đó có 25 biên chế và 11 hợp đồng.

- Số Đảng viên trong chi bộ: 12 đồng chí.

- Đội ngũ giáo viên gồm: 24 thầy, cô giáo (17 biên chế và 07 hợp đồng).

- Trình độ chuyên môn: 100% GV đạt chuẩn, trong đó có 04 trên chuẩn.

- Nhân viên biên chế, hợp đồng là 10 người, trong đó: Bảo vệ 03 người; còn lại Thư viện, Y tế, Kế toán, Thủ quỹ, Nhân viên kỹ thuật, Lao công, Trông xe mỗi bộ phận 01 người.

*Cơ sở vật chất: diện tích khuôn viên Trung tâm là 2700 m2, bao gồm 4 dãy nhà A, B, C và D được xây dựng kiên cố 3, 4 tầng. có đủ các phòng chức năng, hội trường và 32 phòng học, trong đó có 12 phòng học thực hành. Các phòng học được trang bị tương đối đầy đủ trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động DHNPT. Sân trường được phủ bóng mát của cây xanh, tạo ra một môi trường Trung tâm xanh, sạch, đẹp.

*Công tác tuyển sinh và chất lượng giáo dục: Khu vực tuyển sinh chủ yếu là HS các trường THPT, THCS trên địa bàn các quận Cầu Giấy, Bắc Từ liêm và Nam Từ liêm. Liên kết với 04 cơ sở giáo dục, đào tạo nghề cho gần 700 học viên ngoài xã hội. Trong 5 năm học gần đây, số học sinh học NPT tại Trung tâm tăng cả về số lượng và chất lượng. Trong các năm học, Trung tâm đều có đội ngũ học sinh khối THCS tham gia kỳ thi học sinh giỏi NPT thành phố, các môn: Làm hoa, Điện kỹ thuật, Vẽ kỹ, 100% học sinh học tập và được bồi dưỡng tại Trung tâm dự thi đều đạt giải, nhiều em đạt giải cao. Năm học 2015 - 2016 có 8 em học tại Trung tâm dự thi, thì cả 8 em đều đạt giải (trong đó có 5 giải nhất, 2 giải nhì và 1 giải ba).

*Thành tích đạt được trong những năm gần đây:

- Chi bộ Đảng luôn được công nhận là trong sạch- vững mạnh.

- Trung tâm đạt danh hiệu tập thể lao động suất sắc.

- Công Đoàn Trung tâm vững mạnh suất sắc.

- Mỗi năm có từ 03 đến 05 SKKN được xếp loại cấp ngành. Có từ 03 đến 05 đồng chí đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, trong đó có đồng chí đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp thành phố.

Đặc điểm nổi bật ở trung tâm đó là tinh thần đoàn kết trong toàn thể CBCNVC, tinh thần tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành công việc. Nó đã trở thành một truyền thống của Trung tâm GDKTTH số 5, là chìa khóa của sự thành công trong các hoạt động của Trung tâm. Hầu hết CB, GV, CNV đều yên tâm công tác, yêu ngành, yêu nghề, có tư tưởng đạo đức, lối sống lành mạnh trong sáng và mẫu mực. Luôn có ý thức tự giác, trách nhiệm cao, có ý chí vượt khó khăn hoàn thành nhiệm vụ. Nội bộ luôn giữ được truyền thống đoàn kết, giúp đỡ nhau, đồng

lòng xây dựng đơn vị vững mạnh. Từ năm 2004 đến nay, Trung tâm liên tục được UBND thành phố Hà Nội công nhận là tập thể lao động xuất sắc.

2.2. Khảo sát hoạt động DHNPT và quản lý hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội

2.2.1. Mục đích khảo sát

Tìm hiểu, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động DHNPT ở trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng nhận thức của CB, GV, HS và CMHS về vai trò, ý nghĩa của DHNPT, quản lý DHNPT ở GDKTTH số 5 Hà Nội.

- Thực trạng về hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội.

- Thực trạng về QL hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội.

2.2.3. phương pháp khảo sát

- Điều tra bằng bảng hỏi: phiếu trưng cầu gồm các câu hỏi đóng/mở về vấn đề quản lý hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội. Đối tượng khảo sát sẽ là giáo viên, cán bộ quản lý Trung tâm từ bộ môn đến BGĐ.

- Phỏng vấn: Kỹ thuật nghiên cứu này nhằm thu thập những thông tin sâu về một số vấn đề cốt lõi của đề tài. Nhóm đối tượng phỏng vấn sẽ hạn chế hơn và tập trung vào giáo viên và cán bộ quản lý.

- Nghiên cứu: các sản phẩm dạy- học NPT của thày và trò.

Kết hợp các số liệu thống kê được, về chất lượng DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội trong những năm học gần đây; về thực trạng quản lý hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội. Qua các nguồn số liệu, đưa ra những nhận định, phân tích, đánh giá thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

2.2.4. Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát sẽ là học sinh các trường PT tới học NPT tại Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, giáo viên, cán bộ quản lí Trung tâm từ bộ môn đến ban Giám đốc.

Để đánh giá mức cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đã được đề xuất, tăng tính khách quan của việc đánh giá tác giả đã tiến hành lấy ý kiến HS đến từ các trường PT khác nhau và đang theo học các môn NPT khác nhau, xin ý kiến của các CBQL và GV Trung tâm có nhiều năm công tác, nhiều kinh nghiệm quản lý hoạt động DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội. Chúng tôi phát phiếu hỏi ý

kiến đánh giá về mức cấp thiết, mức độ khả thi, mức độ đạt được cho 530 HS; 480 CMHS; 24 GV Trung tâm và 8 CBQL (Giám đốc, Phó GĐ, Chủ tịch công đoàn, Trưởng TTND, Trưởng giáo vụ và các tổ Trưởng chuyên môn). Số phiếu thu về từ HS là 530, CMHS là 480, GV là 24, từ CBQL là 8.

2.3. Kết quả khảo sát

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CB, GV, HS và CMHS về DHNPT, quản lý hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội

2.3.1.1. Nhận thức của CB, GV Trung tâm

Đa phần cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp ở Trung tâm GDKTTH số 5 có nhận thức đúng về hoạt động DHNPT ở Trung tâm, Nhưng cũng còn một bộ phận cán bộ Trung tâm nhận thức không đầy đủ, thậm chí còn lệch lạc, coi dạy NPT chưa phải là môn học bắt buộc, nên việc chỉ đạo thực hiện không nhất quán, chưa thấy được trách nhiệm của mình trong chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác dạy học NPT, chưa tham mưu cho cấp trên đề ra chủ trương, biện pháp thúc đẩy công tác dạy NPT theo định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề và phát triển nhân lực ở địa phương.

Nhận thức của giáo viên Trung tâm GDKTTH số 5, phần đông chưa thấy rõ vị trí, vai trò của hoạt động dạy học NPT ở Trung tâm hiện nay, coi NPT là môn học phụ …(cho rằng mục tiêu là cộng điểm khuyến khích), do vậy trong quá trình giảng dạy không hứng thú với công việc, không có tính sáng tạo, không có nhu cầu học tập, tu dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Môn NPT bị xem là môn phụ và từ lâu chưa được đặt đúng vị trí của nó trong nhà trường phổ thông, chưa có sự quan tâm đầy đủ của các cấp đến môn học này. Vì vậy, cả người dạy lẫn người học không có sự “hào hứng” cần thiết đối với môn học. Nguyên nhân chính làm cho giáo viên Trung tâm không hứng thú dạy môn NPT, là do lao động của họ không đ- ược học sinh, cha mẹ học sinh và xã hội quan tâm, tôn trọng, Không được nhìn nhận bình đẳng như giáo viên THPT. Công lao đóng góp không được lãnh đạo các cấp đánh giá đúng mức; các chế độ chính sách đối với giáo viên Trung tâm chưa thoả đáng; cơ hội được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ít được chú trọng... Vì thế, nhiều GV trung tâm GDKTTH số 5 không tâm huyết với nghề và với dạy môn NPT, không muốn học thêm để nâng cao trình độ, nhiều GV làm việc mang tính hình thức. Các thày, cô giáo làm công tác giảng dạy các môn nghề phổ thông hầu hết chưa coi trọng nhiệm vụ quản lý, giáo dục học sinh trong quá trình lên lớp. Họ chưa có được vai trò chủ nhiệm lớp và cũng không thấy được vai trò chủ nhiệm lớp của mình. Một thực tế đáng đề cập nữa, do biên chế giáo viên

Trung tâm không đủ, thiếu GV chuyên trách dạy một số môn NPT, do vậy Trung tâm phải hợp đồng giáo viên dạy môn Công nghệ ở trường PT kiêm nhiệm một số môn nghề (Ví dụ: GV dạy môn vật lý - kỹ thuật công nghiệp hợp đồng dạy môn NPT điện dân dụng; GV dạy môn sinh học hợp đồng dạy nghề làm vườn,…), bộ phận GV này, coi dạy NPT đơn thuần là việc làm thêm, họ không quan tâm tới vị trí, vai trò của Trung tâm, không chú ý nhiều tới trách nhiệm của GV Trung tâm GDKTT.

Để đánh giá về nhận thức của CB, GV Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội về DHNPT, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát 32 CB và GV Trung tâm GDKTTH số 5 (trong đó 08 CBLĐ chủ chốt, 24 GV). Kết quả thu được trong bảng sau:

Bảng 2.2: Tự đánh giá của CB, GV Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội về các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ DHNPT, quản lý DHNPT.

STT

Yếu tố ảnh hưởng

ĐTB

ĐLC

1

Ý thức về nghĩa vụ của cá nhân

4.38

2.09

2

Tình yêu, sự say mê, hứng thú đối với công việc

4.38

2.09

3

Tinh thần, trách nhiệm của GV trong hoạt động giảng dạy

4.50

2.12

4

Lương tâm nghề nghiệp

4.33

2.08

5

Không khí tâm lý, truyền thống làm việc của tổ, Trung tâm

3.41

1.84

6

Ảnh hưởng của đồng nghiệp

3.20

1.78

7

Sự khuyến khích, đánh giá của tổ, Trung tâm

3.55

1.88

8

Sự đ.bảo về mặt lợi ích cho GV (lương, thưởng, thu nhập thêm)

3.96

1.98

9

Tính tích cực học tập của học sinh (tập thể học sinh)

3.82

1.95

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp số 5 Hà Nội trong giai đoạn hiện nay - 7

Khi được đề nghị đánh giá tính tích cực của GV trong giảng dạy, tất cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng đến hoạt động dạy học của GV Trung tâm GDKTTH. Trong đó, yếu tố “Tinh thần, trách nhiệm của GV trong hoạt động giảng dạy” là yếu tố được GV đánh giá có mức độ ảnh hưởng cao nhất (ĐTB = 4.50). Người GV có làm việc với đầy đủ tinh thần trách nhiệm thì mới cảm thấy lao động sư phạm là lao động trí óc tổng hợp đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo cao. Làm thầy đã khó nhưng để trở thành người thầy tốt thì vô cùng khó. Làm thầy phải có cái tâm”. Cái “tâm” người thầy giáo tốt không phải chỉ lòng yêu ngành, yêu nghề mà phải được biểu hiện thành những hành động cụ thể, Người GV có tâm huyết với nghề thì họ mới có hứng thú, say mê đầu tư cặp nhật kiến thức trong từng bài giảng, từng nội dung tiết giảng hướng vào từng cá nhân HS; mới thường xuyên tìm tòi, học hỏi, sáng tạo, bổ sung nội dung và phương pháp giảng dạy để đem lại hiệu quả cao nhất cho người học. Điều này đối với GV là một yêu cầu quan trọng không thể thiếu được. Thực tiễn quan sát cho thấy, bên cạnh đa số các GV có tinh thần trách nhiệm cao trong hoạt động giảng dạy, thì cũng còn một bộ phận GV chưa nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của hoạt động giảng dạy ở Trung tâm GDKTH trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay nên họ chưa thật sự

say mê, nhiệt tình trong giảng dạy, cứ đến giờ thì vào lớp, hết giờ thì về, không quan tâm đến chất lượng giảng dạy. Một số GV khác thì việc ứng dụng các hoạt động đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá vẫn mang nặng tính biểu diễn hơn tính hiệu quả. Tất cả những biểu hiện đó thể hiện sự thiếu tính thần trách nhiệm trong giảng dạy. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo của Trung tâm GDKTTH.

Trong nhóm yếu tố tâm lý xã hội thì yếu tố “Sự đảm bảo về mặt lợi ích cho GV” được đa số GV lựa chọn (ĐTB = 3.96), vấn đề lương, thưởng,..của GV là vấn đề nhạy cảm nhất trong nhiều năm. Ai cũng vậy, “có thực mới vực được đạo”. Khi đã có “thực” rồi, “đạo” làm thầy sẽ bảo đảm những lợi ích của HS. Ngược lại, nếu những thu nhập từ lương và phụ cấp theo lương lại rất thấp, không đảm bảo cho chính họ và gia đình một mức sống hợp lý thì khó có thể đòi hỏi GV toàn tâm, toàn ý với nghề. Vì vậy việc bảo đảm cuộc sống vật chất và tinh thần cho GV Trung tâm GDKTTH, nhất là lương để “GV có thể sống được bằng đồng lương của mình” là một trong những yếu tố quan trọng kích thích tính tích cực giảng dạy, của GV Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội.

Nhằm đánh giá thực trạng nhận thức của GV về hoạt động DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, chúng tôi đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: quan sát, điều tra, phỏng vấn…. chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát đội ngũ CBQL Trung tâm GDKTTH số 5 (trong đó có 08 cán bộ lãnh đạo chủ chốt). Kết quả thu được trong bảng sau:

Bảng 2.3: CBQL Trung tâm đánh giá nhận thức của GV về hoạt động DHNPT, quả lý DHNPT

STT

Yếu tố ảnh hưởng

ĐTB

ĐLC

1

Ý thức về nghĩa vụ của cá nhân

4.04

2.00

2

Tình yêu, sự say mê, hứng thú đối với công việc

3.92

1.97

3

Tinh thần, trách nhiệm của GV trong hoạt động giảng dạy

4.21

2.05

4

Lương tâm nghề nghiệp

4.36

2.08

5

Không khí tâm lý, truyền thống làm việc của tổ, Trung tâm

3.84

1.95

6

Ảnh hưởng của đồng nghiệp

3.44

1.85

7

Sự khuyến khích, đánh giá của tổ, Trung tâm

4.24

2.05

8

Sự đảm bảo về mặt lợi ích cho GV (lương, thưởng, thu nhập thêm)

4.16

2.03

9

Tính tích cực học tập của học sinh (tập thể học sinh)

3.92

1.97

So sánh với nhóm khách thể CBQL cho thấy sự khác nhau nhất định về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố. CBQL cho rằng: các yếu tố ảnh hưởng tới tính tích cực của GV Trung tâm GDKTTH lần lượt có thứ tự theo mức độ là “Lương tâm nghề nghiệp” (ĐTB = 4.36), tiếp đến “Sự khuyến khích, đánh giá của tổ, Trung tâm” (ĐTB = 4.24), tiếp theo “Tinh thần, trách nhiệm của GV” (ĐTB = 4.21). và “Sự

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí