Trên cơ sở phê phán những hạn chế của mô hình y sinh học trong giải thích nguyên nhân của các vấn đề sức khỏe, các nhà nghiên cứu về sức khỏe đã xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe một cách toàn diện hơn. Cho đến nay, có nhiều mô hình đã được công bố và ứng dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe như Mô hình tình trạng sức khỏe y tế công cộng và dự báo của Viện Y tế công cộng và môi trường Hà Lan; Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của Dahlgren và Whitehead; Mô hình của Evans và Stottard; Mô hình của Frenk và cộng sự; Mô hình của Wollleswinkel; Mô hình của VanLeeuwen và cộng sự; Mô hình của Hancock và Perkins; Mô hình của Huynen và Martens; Mô hình của Lalonde….
Nhìn chung, các mô hình trên đã khắc phục được quan điểm thiên lệch trước đây về lĩnh vực sức khỏe. Bên cạnh vai trò của các yếu tố sinh học như gen, tế bào, các mô hình tập trung chủ yếu vào việc phân tích sự tác động của các yếu tố xã hội trong quá trình ảnh hưởng đến sức khỏe của cá nhân và cộng đồng.
Giáo trình này sẽ giới thiệu ba mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của Lalonde, Dahlgren và Whitehead, John Germov. Trong đó, mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của Lalonde là một cách tiếp cận mới về sức khỏe. Mô hình của Dahlgren và Whitehead có một cách nhìn chi tiết hơn về việc phân loại nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Mô hình “Khung xã hội” của John Germov - dựa trên tiếp cận của xã hội học sức khỏe, lại cho thấy tác động của cấu trúc xã hội lên sức khỏe của cá nhân như thế nào.
2.1.4. MÔ HÌNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE CỦA LALONDE
Theo Lalonde, sức khỏe bị ảnh hưởng bởi 4 nhóm yếu tố: yếu tố sinh học, môi trường, lối sống và dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Bốn nhóm yếu tố này được tác giả xác định thông qua việc phân tích các nguyên nhân của bệnh tật và tử vong của người dân ở Canada.
2.1.4.1. Các yếu tố sinh học
Các yếu tố sinh học bao gồm các khía cạnh của sức khỏe về mặt thể chất và tinh thần của mỗi cá nhân. Nhóm yếu tố này bao gồm gen di truyền của cá nhân, quá trình trưởng thành và già hóa, các cơ quan của cơ thể như xương, hệ thần kinh, cơ, nội tiết, hệ tiêu hóa... Cơ thể của con người là một cơ quan hữu cơ phức tạp nên vấn đề sức khỏe liên quan đến yếu tố sinh học được xem là vấn đề quan trọng, đa dạng và phức tạp. Nhóm yếu tố sinh học tác động đến tất cả các loại bệnh tật và tử vong (bao gồm cả đột biến gen, dị tật bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ).
2.1.4.2. Các yếu tố môi trường
Có thể bạn quan tâm!
- Một sức khỏe Phần 1 - 2
- Cách Tiếp Cận Một Sức Khỏe Trên Thế Giới Và Việt Nam
- Một Sức Khỏe Trong Kiểm Soát Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm
- Cho Thấy, Sự Gia Tăng Nhanh Tỷ Lệ Tử Vong Ở Người Già (Tăng Đột Biến Ở Độ Tuổi Từ 65 Trở Lên, Ở Cả Hai Nhóm Nam Và Nữ). Ở Các Nước Thu
- Các Biểu Hiện Phân Biệt Đối Xử Liên Quan Đến Hiv/aids
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe Hệ Sinh Thái
Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.
Các yếu tố môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và các yếu tố liên quan đến sức khỏe tồn tại bên ngoài cơ thể của con người và vượt ra ngoài phạm vi kiểm soát của cá nhân hoặc nếu có thì sự kiểm soát đó cũng chỉ ở mức độ có giới hạn. Các cá nhân tự họ không
thể đảm bảo được sự an toàn về lương thực, thực phẩm, thuốc, nước sinh hoạt…; tự họ không thể kiểm soát ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và tiếng ồn; hay ngăn chặn sự lan tràn của các bệnh truyền nhiễm; giải quyết việc vứt rác thải, xả nước thải bừa bãi; cũng như họ không thể kiểm soát được những biến đổi nhanh chóng của môi trường xã hội để không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của họ.
2.1.4.3. Hành vi, lối sống
Nhóm các yếu tố thuộc hành vi, lối sống liên quan đến sức khỏe là những mô hình có thể nhận biết được dựa trên những lựa chọn mang tính cá nhân. Các thói quen và các quyết định của cá nhân có thể có lợi hoặc có hại cho sức khỏe của họ. Khi các hành vi này dẫn đến bệnh tật và tử vong thì hành vi và lối sống của nạn nhân thường được xem như là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật và tử vong của họ.
2.1.4.4. Hệ thống chăm sóc sức khỏe
Nhóm yếu tố về hệ thống chăm sóc sức khỏe bao gồm số lượng, chất lượng, sự sắp xếp, bản chất và các mối quan hệ của con người và các nguồn lực liên quan đến hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Hệ thống này bao gồm thực hành lâm sàng, sự chăm sóc bệnh nhân, bệnh viện, nhà điều dưỡng, thuốc điều trị, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe công và tư nhân, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác.
Theo Lalonde, ngày nay hầu hết những nỗ lực của xã hội trong việc nâng cao sức khỏe đều tập trung phần nhiều cho hệ thống chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh tật và tử vong lại thuộc nhóm ba yếu tố sinh học, môi trường và lối sống. Hệ thống chăm sóc sức khỏe được sử dụng khi vấn đề bệnh tật đã xảy ra và cần được điều trị. Do đó, việc tập trung vào ba nhóm yếu tố sinh học, môi trường và lối sống trong việc phòng tránh bệnh tật và tử vong là việc làm quan trọng nhất.
Môi trường
Sức khỏe
hình 2.1. Mô hình các
yếu tố ảnh hưởng đến
sức khỏe của Lalonde
Môi trường
(Marc Lalonde, 1981)
Hành vi, lối sống
Dịch vụ y tế
Dịch
vụ Y tế
Sức
khỏe
Yếu tố
sinh học
Hành
vi, lối sống
Yếu tố sinh học
2.1.4.5. Những đóng góp quan trọng trong mô hình của Lalonde
Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của Lalonde bước đầu xác định được các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Tác giả đã chỉ ra những khác biệt mà mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe này đạt được, bao gồm:
Đóng góp thứ nhất: Đã đề cập đến vai trò của các yếu tố sinh học, môi trường và lối sống và đặt ngang hàng với vai trò của hệ thống chăm sóc sức khỏe. Đây là bước đột phá quan trọng vì các quan điểm trước đó đều cho rằng vai trò quan trọng nhất trong việc nâng cao sức khỏe là của các hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Đóng góp thứ hai: Là sự toàn diện của nó. Bất cứ bệnh tật nào cũng đều có thể tìm thấy nguồn gốc từ một hay kết hợp của cả 4 yếu tố. Sự toàn diện của một mô hình là rất quan trọng vì nó đảm bảo được việc xác định đầy đủ tất cả các khía cạnh của vấn đề sức khỏe cũng như các bên có liên quan tới vấn đề sức khỏe (ở cả cấp độ cá nhân và cấp độ tập thể, bệnh nhân, bác sĩ điều trị, các nhà khoa học và chính phủ) đều có vai trò ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe. Đóng góp thứ ba: Cho phép sử dụng để phân tích bất cứ một vấn đề sức khỏe nào thông qua hệ thống 4 nhóm yếu tố để đánh giá mức độ quan trọng tương đối và sự tương tác giữa các nhóm yếu tố. Dựa trên nguồn số liệu quốc gia về sức khỏe của Canada, Lalonde đã phân tích các yếu tố tác động tới tử vong do tai nạn giao thông và thấy một thực tế rằng nguyên nhân chính gây tử vong do tai nạn giao thông có thể do những yếu tố rủi ro gây ra bởi cá nhân, các yếu tố liên quan đến phương tiện giao thông, chất lượng đường xá, sự sẵn sàng và kịp thời của hệ thống cấp cứu; các yếu tố về sinh học có vai trò ít hơn hoặc thậm chí là không được đề cập trong vấn đề này. Sắp xếp theo trật tự quan trọng giảm dần ảnh hưởng tới tử vong do tai nạn giao thông gây ra là: hành vi/lối sống, môi trường, hệ thống chăm sóc sức khỏe (ảnh hưởng chiếm tỷ lệ tương đương là: 75%, 20% và 5%). Việc phân tích này cho phép các nhà hoạch định chính sách tập trung sự chú ý của
họ vào những yếu tố quyết định đóng vai trò quan trọng nhất.
Đóng góp thứ tư: Cho phép phân loại thành các nhóm yếu tố. Điều này dễ dàng hơn cho việc phát triển các vấn đề mô tả mối liên hệ trực tiếp giữa các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Quay trở lại với ví dụ về các nguyên nhân tử vong do tai nạn giao thông, trong nhóm yếu tố thuộc hành vi/lối sống, chúng ta có thể tiếp tục phân tích các nguy cơ cụ thể như do tay lái không vững, do sự bất cẩn và do sơ suất trong việc thắt dây an toàn, do tốc độ của phương tiện giao thông...
Cuối cùng, mô hình đã cung cấp một cách tiếp cận mới về sức khỏe, trong đó cho phép có những cách suy nghĩ sáng tạo, cởi mở hơn trong nhận thức. Một trong những vấn đề nâng cao sức khỏe chính là quyền lực hợp pháp để thực hiện nhiệm vụ này bị phân tán một cách rộng rãi giữa các cá nhân, các chính phủ, các chuyên gia sức khỏe và các thể chế xã hội. Sự phân chia trách nhiệm đôi khi dẫn đến sự mất cân bằng do mỗi bên tham gia chỉ chú trọng đến các giải pháp liên quan đến một lĩnh vực nhất định. Thông qua mô hình này, các bộ phận vốn bị phân tán được kết nối với nhau thành một chỉnh thể thống nhất cho phép xác định được tầm quan trọng của tất cả các yếu tố, trong đó bao gồm cả những vấn đề thuộc trách nhiệm của các lĩnh vực khác, của các bên tham gia khác.
2.1.5. MÔ HÌNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỨC KHỎE CỦA DAHLGREN VÀ WHITEHEAD
Năm 1995, Dahlgren và Whitehead đã khái niệm hóa các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và mô tả bằng một sơ đồ phân cấp thành các nhóm yếu tố với những cấp độ khác nhau, từ cấp độ gần (những yếu tố gần với cá nhân) đến cấp độ xa (những yếu tố thuộc về cấu trúc xã hội, vượt ra khỏi sự kiểm soát của cá nhân).
Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của Dahlgren và Whitehead được cấu trúc thành 5 cấp độ. Nhóm các yếu tố được chia theo cấp độ từ gần tới xa, từ vi mô tới vĩ mô (được thể hiện thành 5 vòng tròn với các yếu tố bên trong).
Các nhóm yếu tố bao gồm:
• Tuổi, giới tính và các đặc trưng về di truyền.
• Các yếu tố về hành vi và lối sống của cá nhân.
• Các mạng lưới cộng đồng và xã hội.
• Điều kiện sống và làm việc (môi trường làm việc, giáo dục, thất nghiệp, nước và nước thải, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và nhà ở…).
• Các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường chung.
Nhóm các yếu tố sinh học gồm tuổi, giới tính và các yếu tố di truyền được xếp ở vòng tròn trung tâm của mô hình (cấp độ gần nhất với cá nhân). Những yếu tố này nhìn chung không thể thay đổi được vì người ta không thể thay đổi tuổi, giới tính (số đông) cũng như những đặc trưng sinh học của cơ thể. Trong khi đó, các nhóm yếu tố còn lại, về mặt lý
hình 2.2. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của Dahlgren và Whitehead
(Dahlgren, Whitehead, 1995)
thuyết có thể tác động làm thay đổi được. Vòng tròn tiếp theo là nhóm các yếu tố thuộc về hành vi và lối sống của cá nhân. Các yếu tố này có thể có lợi hoặc có hại đối với sức khỏe. Tuy nhiên, do các cá nhân có những mối tương tác với gia đình, bạn bè và những nhóm xã hội khác nên hành vi và lối sống của các cá nhân chịu ảnh hưởng bởi những tác động của cộng đồng và xã hội. Các vòng tròn tiếp theo cho thấy sự tác động của các yếu tố về điều kiện sống và làm việc của cá nhân (trong đó bao gồm cả việc tiếp cận tới các dịch vụ và hỗ trợ chăm sóc y tế cần thiết). Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe đều chịu
ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường chung.
Cách tiếp cận về mô hình đa cấp độ của Dahlgren và Whitehead đã được áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mô hình đã chỉ ra được các cấp độ ảnh hưởng khác nhau của các nhóm yếu tố, chỉ ra được mối liên hệ giữa các cấp độ với nhau và cả chiều hướng tác động của các nhóm yếu tố đi từ vòng tròn ngoài cùng tới trung tâm, chỉ ra được từng yếu tố chi tiết trong mỗi cấp độ của nhóm yếu tố.
2.1.6. TIẾP CẬN XÃ HỘI HỌC VỀ SỨC KHỎE
Không thỏa mãn với sự phân tích nguyên nhân của sức khỏe và bệnh tật theo tiếp cận của mô hình y sinh học, các nhà xã hội học đã phát triển một cách tiếp cận mới nhằm giải thích nguyên nhân của sức khỏe và bệnh tật. Cách tiếp cận này tập trung sự chú ý vào các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó hệ thống y tế là một trong những yếu tố xã hội đó.
Một điểm quan trọng cần lưu ý là tiếp cận xã hội học không chối bỏ sự tồn tại của những khía cạnh về sinh học, hay tâm lý của bệnh tật và tầm quan trọng của can thiệp mang tính lâm sàng. Tiếp cận xã hội học nhấn mạnh rằng sức khỏe và bệnh tật luôn xuất hiện và tồn tại trong một bối cảnh xã hội cụ thể và những can thiệp hiệu quả, cụ thể là những biện pháp phòng ngừa cần phải được đặt lên trên những can thiệp của y học. Khi đề cập đến nguồn gốc xã hội của bệnh tật, chúng ta cần phải hiểu rằng rất cần có sự cân bằng giữa những can thiệp mang tính cá nhân và những can thiệp mang tính xã hội, bởi vì phần lớn các khoản tiền đầu tư cho sức khỏe đều tập trung vào các can thiệp của y học. Các nhà xã hội học không có ý định thay thế mô hình y sinh học khi họ phát triển tiếp cận xã hội học về sức khỏe, mà mục đích của họ chỉ nhằm mở rộng cách hiểu và phân tích các vấn đề sức khỏe và bệnh tật.
Mô hình y sinh học dựa vào giả định rằng cá nhân phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với sức khỏe của mình, do đó mô hình này tập trung vào cấp độ cá nhân của nguyên nhân và cách chữa trị bệnh tật. Trong khi đó, tiếp cận xã hội học lại giả định sức khỏe là trách nhiệm của xã hội và tập trung vào tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, trong khi mô hình y sinh học tập trung vào việc chữa bệnh và những yếu tố nguy cơ của cá nhân, thì tiếp cận xã hội học lại tập trung vào những yếu tố mang tính xã hội, những yếu tố được cho là có nguy cơ đối với sức khỏe (như ô nhiễm môi trường, công
hình 2.3. Mô hình các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sức khoẻ
(John Germov, 2005)
việc căng thẳng, sự phân biệt đối xử...) và cụ thể là nhấn mạnh đến sự bất bình đẳng về sức khỏe giữa các nhóm xã hội về giai cấp, giới, dân tộc, chủng tộc, nghề nghiệp.
Mô hình khung xã hội được xây dựng dựa trên tiếp cận xã hội học về sức khỏe nhằm phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc xã hội và cá nhân, những tác động của cấu trúc xã hội tới tình trạng sức khỏe của cá nhân như thế nào.
Mô hình biểu thị bốn vòng tròn đồng tâm, mỗi vòng tròn là một cấp độ nhóm các yếu tố tác động đến sức khỏe của cá nhân. Vòng tròn trong cùng chỉ cấp độ yếu tố gần với cá nhân nhất (lối sống của cá nhân và đặc điểm sinh học của cá nhân), tiếp đến là các vòng tròn chỉ cấp độ tác động theo nhóm xã hội, thể chế xã hội và văn hóa. Thể chế xã hội (như y tế, giáo dục, pháp luật, tôn giáo...) là những cấu trúc chính thức trong một xã hội được hình thành nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội như chăm sóc sức khỏe (y tế), trang bị kiến thức (giáo dục)... Nhóm xã hội hình thành như là kết quả của việc tạo lập các thể chế xã hội (ví dụ, các giai cấp được hình thành từ hệ thống kinh tế; văn hóa, luật pháp và giáo dục ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ và nam giới cũng như thái độ đối với những người có những hành động khác với số đông như các nhóm tôn giáo và dân tộc thiểu số). Các mối quan hệ xã hội cũng được hình thành cùng với sự hình thành của các thể chế xã hội (ví dụ, mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân trong thể chế y tế, quan hệ giữa thầy giáo và học sinh trong thể chế giáo dục…). Cấu trúc xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả chúng ta, nhưng ảnh hưởng đó không phải là bất biến. Các mũi tên hai chiều trong hình thể hiện sự tương tác qua lại giữa các lớp (vòng tròn) và giữa các yếu tố. Điều này có nghĩa là, chúng ta là thành viên của nhóm, của một xã hội và chúng ta hành xử theo cách của nhóm, của xã hội mà chúng ta là thành viên.
Mô hình trên đề cập đến ba khía cạnh chính khi nghiên cứu về sức khỏe. Ba khía cạnh này bao gồm: Sự phân bố xã hội về sức khỏe và bệnh tật (cấp độ nhóm xã hội); Kiến tạo xã hội về sức khỏe và bệnh tật (cấp độ văn hóa) và Tổ chức xã hội của chăm sóc sức khỏe (cấp độ xã hội). Mô hình khung xã hội không chú trọng nhiều tới cấp độ gần với cá nhân nhất (gen và lối sống) mà chú trọng nhiều hơn tới ba cấp độ còn lại.
2.1.6.1. Sự phân bố xã hội về sức khỏe và bệnh tật
Bệnh tật có sự phân bố không đồng đều giữa các nhóm xã hội, cộng đồng, quốc gia khác nhau. Điều này có thể thấy thông qua các số liệu thống kê về hiện tượng tự tử theo giới tính và tuổi, hay tuổi thọ giữa các nhóm, các quốc gia trên thế giới. Mỗi nhóm xã hội với những đặc trưng của nó có ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe. Khi phân tích mối tương quan giữa các yếu tố về dân tộc, giai cấp, giới, chúng ta sẽ nhận thấy một cách cụ thể và rõ ràng sự khác biệt trong phân bố về sức khỏe. Điều này có nghĩa là khi phân tích các số liệu về tình trạng bệnh tật (số người bị ốm) hay tử vong (số người bị chết) và mối tương quan với các đặc trưng về giới tính, tuổi, giai cấp, vị thế kinh tế – xã hội hay các nhóm dân tộc khác nhau, chúng ta sẽ thấy sự phân bố không đồng đều.
Bằng cách tiếp cận của xã hội học về sức khỏe, sự khác biệt này sẽ được giải thích thông qua tác động gián tiếp của các điều kiện xã hội bên ngoài cá nhân. Khi cố gắng giải thích sự phân bố xã hội khác nhau, tiếp cận xã hội học về sức khỏe đã tập trung vào những tác động của điều kiện sống và làm việc tới tình trạng sức khỏe. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy nhiều căn bệnh là sản phẩm của xã hội (ví dụ, các bệnh nghề nghiệp như bệnh nhiễm độc chì, bụi phổi – bông, bụi phổi – silic xuất hiện do người lao động phải làm việc trong môi trường lao động bị ô nhiễm).
2.1.6.2. Kiến tạo xã hội về sức khỏe và bệnh tật
Định nghĩa về sức khỏe và bệnh tật khác nhau giữa các nền văn hóa và thay đổi qua thời gian. Vấn đề bệnh tật được nhìn nhận/xác định ở xã hội này, thời điểm này nhưng có thể không phải là vấn đề bệnh tật ở xã hội khác, thời điểm khác (ví dụ như vấn đề đồng tính, hội chứng nghiện rượu…). Sự khác biệt này cho thấy, các niềm tin văn hóa, hành vi và các thể chế xã hội định hình hay kiến tạo những cách thức hiểu biết về sức khỏe và bệnh tật. Do đó, định nghĩa về sức khỏe và bệnh tật không nhất thiết là những sự kiện mang tính khách quan, mà còn có thể là kết quả phản ánh những đặc điểm văn hóa, chính trị, đạo đức của mỗi xã hội, ở mỗi giai đoạn nhất định. Ví dụ, ngày nay các công ty dược bị cáo buộc là họ đã quảng cáo nhiều căn bệnh nhưng họ tung ra thị trường những loại dược phẩm mới chỉ nhằm chữa trị các triệu chứng mang tính phổ biến.
2.1.6.3. Tổ chức xã hội của hệ thống chăm sóc sức khỏe
Khi xem xét cách thức mà xã hội tổ chức, đầu tư và sử dụng hệ thống chăm sóc sức khỏe thì vai trò của những chuyên gia y tế rất quan trọng. Vai trò này ảnh hưởng đáng kể tới
việc xây dựng các chính sách y tế cũng như các nguồn vốn nhằm đảm bảo lợi ích của những chuyên gia này, đồng thời có thể ảnh hưởng đến lợi ích của các y tá và cán bộ y tế khác. Sự thiếu công bằng giữa những người làm trong lĩnh vực y tế có thể làm hạn chế việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực y tế cũng như việc tiếp cận và sử dụng hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân.
Theo quan điểm của tiếp cận xã hội học, mọi nỗ lực nào nhằm mục đích cải thiện sức khỏe của cộng đồng đều phải tập trung vào điều kiện sống và làm việc, như vấn đề nghèo đói, cơ hội việc làm, điều kiện làm việc và sự khác biệt về văn hóa. Tiếp cận xã hội học đặt ra những ưu tiên ngang bằng cho cả biện pháp phòng bệnh, chữa bệnh và các mục tiêu nhằm giảm bất bình đẳng về sức khỏe. Để làm được điều đó cần có sự tham gia và ủng hộ của cộng đồng, sự can thiệp ở cấp độ vĩ mô bao gồm cả dịch vụ xã hội và chính sách công (như sự an toàn của nơi làm việc và kiểm soát ô nhiễm). Tất cả những giải pháp này hoàn toàn nằm bên ngoài hệ thống y tế và sự kiểm soát của cá nhân. Điều này cũng có nghĩa là, các đề xuất giải pháp của cách tiếp cận xã hội học về sức khỏe rất phức tạp, khó thực thi, dài hạn và cần có sự hợp tác của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực có liên quan; tập trung xác định các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe; nhấn mạnh nhu cầu về các biện pháp phòng bệnh ngoài biện pháp điều trị của hệ thống y tế.
2.1.7. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE
Các mô hình yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe đã đề cập đến các nhóm yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc áp dụng các mô hình trên phụ thuộc vào cách tiếp cận và mục đích. Tuy nhiên, giữa các mô hình không có sự mâu thuẫn với nhau và nhìn chung các yếu tố đều được đề cập nhưng việc xếp loại theo nhóm yếu tố có sự khác nhau. Vì vậy, chúng ta cần có một cách nhìn khái quát hơn để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, cần thống nhất sử dụng cách phân loại của Helen Keleher và Berni Murphy.
Theo Helen Keleher và Berni Murphy (2004), các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe có thể chia thành ba nhóm: các yếu tố sinh học mang tính cá nhân (ví dụ: gen, tuổi, giới tính), các yếu tố môi trường tự nhiên (thời tiết, khí hậu, không khí, nước), các yếu tố xã hội (điều kiện kinh tế, văn hóa…).
Tuy nhiên, theo các tác giả, sự phân biệt giữa các yếu tố môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và yếu tố sinh học của cá nhân chỉ mang tính tương đối. Trong thực tế, giữa các nhóm yếu tố này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Ví dụ, yếu tố tuổi vừa là đặc điểm sinh học của cá nhân, nhưng cũng là một yếu tố xã hội có ảnh hưởng đến sức khỏe của cá nhân (người già và trẻ em là nhóm phụ thuộc và dễ bị tổn thương nên dễ bị ảnh hưởng đến sức khỏe). Hay yếu tố nước thuộc môi trường tự nhiên, nhưng những vấn đề về nước sạch lại chịu ảnh hưởng của các mối quan hệ xã hội của con người (ví dụ: vấn đề ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của cộng đồng do rác và nước thải của các nhà máy công nghiệp).