Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Kỹ Năng Mềm Cho Sinh Viên Khối Ngành Kinh Tế

Ngay khi bước vào đại học, SV nên tham gia các hoạt động dưới đây: Chủ động thuyết trình trước đám đông, tích cực thảo luận và làm việc nhóm, tham gia các hội thảo quốc tế, thực tập ngay trong quá trình học... là những cách giúp SV trau dồi KNM.

Ngoài các buổi ngoại khóa, hội thảo, bài thuyết trình và cơ hội thực tập tại các tập đoàn kinh tế là đối tác của nhà trường, SV còn được học tiếng Anh và kiến thức chuyên môn cùng với các thầy cô giáo quốc tế để trở thành ứng viên tiềm năng trong mắt các nhà tuyển dụng.

1.6. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành Kinh tế

1.6.1. Mục tiêu

Quản lý công tác giáo dục KNM là góp phần giáo dục và đào tạo ra người lao động mới đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của xã hội hiện đại cũng như nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở nhà trường.

1.6.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành Kinh tế

a) Quản lý chỉ đạo thực hiện mục tiêu giáo dục

Cán bộ quản lý phải chỉ đạo việc thực hiện mục tiêu của giáo dục KNM đồng thời phải đảm bảo các nguyên tắc: Giáo dục cho SV nắm bắt được các KNM từ những thực tiễn sinh động của xã hội; Giáo dục KNM phải phù hợp với đặc điểm đối tượng SV; Giáo dục KNM theo nguyên tắc tập thể.

b) Quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch GDKNM cho SV


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Để xây dựng kế hoạch giáo dục được tốt, cán bộ quản lý phải dựa trên cơ sở tình hình cụ thể của SV, của đội ngũ giáo viên tại cơ sở giáo dục trong năm

học, của địa phương để định ra nội dung, yêu cầu, biện pháp cho thích hợp và phải có tính chất thường xuyên, lâu dài, phổ biến.

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế - Trường đại học Hải Dương - 6

c) Quản lý phương pháp và hình thức GDKNM


Quản lý nội dung và phương pháp giáo dục KNM là định hướng cho SV những kiến thức kỹ năng cơ bản, đúng trọng tâm chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Từ dó hướng dẫn phương pháp rèn luyện, bồi dưỡng và phát triển các kỹ năng phù hợp.

d) Quản lý đội ngũ giáo dục viên (giảng viên)


Người chịu trách nhiệm quản lý công tác giáo dục KNM thông qua công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và quản lý tốt các hoạt động trường, lớp: Bằng nhiều hình thức và nhiều biện pháp, người quản lý cần làm cho tập thể sư phạm của nhà trường nhận thức được rằng công tác giáo dục KNM là cần thiết cho SV.

e) Quản lý các điều kiện phục vụ GDKNM

Tổ chức xây dựng các lực lượng và điều kiện giáo dục trong và ngoài nhà trường để thực hiện tốt công tác giáo dục KNM cho SV. Để làm tròn trách nhiệm này thì trước hết phải có đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, được đào tạo bồi dưỡng đầy đủ về chuyên môn giảng dạy. Đồng thời, người quản lý cũng cần phải lưu ý đến việc tạo những điều kiện phương tiện, cơ sở vật chất cần thiết để SV có môi trường thực hành và rèn luyện các KNM trong quá trình học tập.

g) Quản lý việc duy trì, đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục KNM

Thông qua kiểm tra, đánh giá chúng ta sẽ xác định được việc bồi dưỡng, rèn luyện KNM của SV và việc quản lý hoạt động có mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực, phát triển kỹ năng của SV hay không để kịp thời diều chỉnh và phát huy.

1.6.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên

1.6.3.1. Những yếu tố chủ quan

- Thói quen là loại tự động hóa ổn định, trở thành nhu cầu của con người. Nhiều SV có thói quen không thích thay đổi, không chủ động tham gia các hoạt động của trường, lớp, của đoàn thể vì vậy mà vốn đã không có kỹ năng, họ lại càng kém KNM.

- Sự tích cực của bản thân: có rất nhiều SV rất thụ động, chờ đợi, ỷ lại và không tích cực tham gia vào các hoạt động đoàn thể, các hoạt động xã hội. Chúng ta vẫn thấy tình trạng SV không tự tin, không có kỹ năng ứng xử với thầy cô, bạn bè cho phù hợp.

1.6.3.2. Những yếu tố khách quan

- Các hoạt động của nhà trường: bao gồm chương trình đào tạo của nhà trường, của từng chuyên ngành với hệ thống mục tiêu và chuẩn đầu ra; Bên cạnh đó, các hoạt động đoàn, các hoạt động ngoại khóa thông qua đó hình thành KNM cho SV.

- Hoàn cảnh gia đình: Mỗi SV có một hoàn cảnh gia đình khác nhau nên việc tiếp thu, học tập KNM của SV cũng khác nhau. Có những SV phải tham gia các hoạt động khác như làm thêm để đỡ một phần nào gánh nặng kinh tế cho gia đình nên SV không có thời gian tham gia các hoạt động của trường, lớp, như vậy cũng hạn chế trong hình thành KNM cho bản thân. Một số SV

khác sinh ra trong gia đình có điều kiện được chiều chuộng từ nhỏ vì vậy tuy lớn nhưng vẫn được cưng chiều đôi khi dẫn tới một số SV rất thụ động, thiếu kỹ năng như: chủ động, tự ra quyết định.

- Các hoạt động ngoài xã hội: các hoạt động ngoài xã hội có sức thu hút, hấp dẫn SV tham gia thì những dịp thực tế như vậy SV sẽ học tập được rất nhiều các KNM như: giao tiếp, làm quen với bạn bè, hòa nhập trong môi trường mới… Có nhiều hoạt động xã hội đã thu hút được nhiều SV tham gia như: Thanh niên tình nguyện, hiến máu nhân đạo,.. Tham gia các hoạt động này, SV sẽ có những trải nghiệm thật thú vị và hình thành KNM cho bản thân.

Tiểu kết Chương 1


Quá trình giáo dục KNM là một tiến trình bao gồm nhiều thành tố cùng vận động và ảnh hưởng lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau. Những thành tố này là những thành tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục. Quản lý công tác giáo dục KNM là góp phần giáo dục và đào tạo ra người lao động mới đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của xã hội hiện đại cũng như nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở nhà trường. Chính vì vậy, để quản lý tốt công tác giáo dục KNM cho SV tại trường thì phải có sự quản lý chặt chẽ của các thành tố, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của từng thành tố, đó là: mục tiêu giáo dục KNM, nội dung chương trình giáo dục KNM, cơ sở và trang thiết bị giảng dạy, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục KNM.

Với sự định hướng của cơ sở lý luận như trên, luận văn sẽ tiếp tục xem xét thực trạng quản lý công tác giáo dục KNM cho SV ở Trường ĐHHD để biết tại đây đã có những biện pháp nào, chưa có biện pháp nào; phân tích để đánh giá được các biện pháp nào đã đúng với lý luận và có hiệu quả, biện pháp nào chưa đúng và hiệu quả thấp.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƯƠNG


2.1. Tổng quan về khối ngành kinh tế của Trường Đại học Hải Dương

2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của nhà trường

Trường Đại học Hải Dương được thành lập theo Quyết định số 1258/QĐ- TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương. Tên gọi ban đầu là Trường Đại học Kinh tế

- Kỹ thuật Hải Dương, đến ngày 01/3/2013 theo Quyết định số 378/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, Trường được đổi tên thành Trường ĐHHD.

Trường Đại học Hải Dương là trường đào tạo đa lĩnh vực, đa ngành: kinh tế, kỹ thuật, chính trị và xã hội. Là trường đại học công lập trực thuộc UBND tỉnh Hải Dương, nhiệm vụ chính của Trường là đào tạo nhân lực có chất lượng cao phục vụ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

Chức năng và nhiệm vụ của Nhà trường

Chức năng:

Chức năng của Trường Đại học Hải Dương là đào tạo ra các nhà chuyên môn có trình độ thực nghiệm và lý luận đáp ứng nhu cầu xã hội, theo chuẩn khu vực và quốc tế; ứng dụng tốt khoa học công nghệ vào một ngành hoặc trong các nhóm ngành kinh tế, kỹ thuật, chính trị và xã hội. Đồng thời, Trường phối hợp đào tạo liên kết, tích lũy kinh nghiệm để sớm hội tụ đủ các điều kiện cần thiết cho tổ chức đào tạo trình độ thạc sỹ.

Nhiệm vụ:


Ngày 10/7/2014, Hiệu trưởng Trường Đại học Hải Dương đã ký Quyết định 1389/QĐ-ĐHHD về việc ban hành quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Đại học Hải Dương với những nội dung cơ bản sau:

- Đào tạo, đào tạo liên thông, bồi dưỡng nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức, kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp, bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo, gồm: Đại học và cao đẳng sư phạm kỹ thuật; Đại học và cao đẳng kỹ thuật, công nghệ, kinh tế; Cao đẳng nghề.

- Đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa và nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên, giáo viên dạy nghề.

- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục; cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định hiện hành.

- Chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ giảng viên, chương trình, giáo trình đào tạo và các điều kiện khác để mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Trường theo quy định.

- Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền; xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng; tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo của Trường.

- Tổ chức tuyển sinh và quản lý người học; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người học; thực hiện chính sách xã hội đối với người học thuộc diện được hưởng chính sách xã hội ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục và đào tạo.

- Hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ; thực hiện các dịch vụ khoa học, sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Đội ngũ giảng viên của Nhà trường đang phát triển rất nhanh và bền vững cả về số lượng và chất lượng.

Hiện tại giảng viên cơ hữu gồm trên 300 người với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm tốt và đam mê học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn. Trong số đó gồm có 17 tiến sĩ, gần 200 thạc sỹ, nghiên cứu sinh, và đang học cao học.

Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng gồm 150 người giàu tâm huyết, có học hàm, học vị hoặc chuyên gia đã trải nghiệm qua thực tiễn và giảng dạy đến từ các cơ sở đào tạo đại học, sau đại học, cơ quan, doanh nghiệp ở trong nước và quốc tế đang tích cực tham gia xây dựng, phản biện nội dung, chương trình đào tạo, hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phù hợp với thực tiễn của Hải Dương, khu vực đồng bằng Sông Hồng và cả nước.

Sinh viên và học sinh

Năm học 2012-2013, toàn Trường có trên 7.000 SV và học sinh các bậc đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và bồi dưỡng.

Đa số SV và học sinh được sống và sinh hoạt tại khu Ký túc xá khép kín, tiện nghi đạt tiêu chuẩn quốc tế; được tham gia các phong trào Đoàn, Hội, các hoạt động chính trị - xã hội, văn hóa thể thao lành mạnh...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2022