Độ Tin Cậy Của Thang Đo Mức Độ Thực Hiện Và Hiệu Quả Nội Dung Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Tự Bảo Vệ Cho Học Sinh Tiểu Học

Bảng 3.3. Độ tin cậy của thang đo mức độ thực hiện và hiệu quả nội dung quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học

Thang đo mức độ thực hiện nội dung quản lý GDKN tự bảo vệ

Độ tin cậy

1.Thực hiện nội dung quản lý mục tiêu

0,757

2.Thực hiện quản lý chương trình, nội dung

0,917

3.Thực hiện quản lý phương pháp giáo dục

0,578

4.Thực hiện quản lý hình thức giáo dục

0,851

5.Thưc hiện quản lý giáo viên

0,827

6.Thực hiện quản lý việc phân công thực hiện nhiệm vụ

0,729

7.Thực hiện quản lý hoạt động học và rèn luyện kĩ năng

0,809

8.Thực hiện quản lý cơ sở vật chất

0,547

9.Thực hiện quản lý hoạt động phối kết hợp với các lực lượng khác

0,627

10.Thực hiện quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá

0,757

Thang đo kết quả đạt được của nội dung quản lý GDKN tự bảo vệ

Độ tin cậy

11.Kết quả đạt được của nội dung quản lý mục tiêu

0,734

12.Kết quả đạt được của quản lý chương trình, nội dung

0,689

13.Kết quả đạt được của quản lý phương pháp giáo dục

0,628

14.Kết quả đạt được của quản lý hình thức giáo dục

0,633

15.Thưc hiện quản lý giáo viên

0,733

16.Kết quả đạt được của quản lý việc phân công Kết quả đạt được của nhiệm vụ

0,901

17.Kết quả đạt được của quản lý hoạt động học và rèn luyện kĩ năng

0,636

18.Kết quả đạt được của quản lý cơ sở vật chất

0,654

19.Kết quả đạt được của quản lý hoạt động phối kết hợp với các lực lượng khác

0,853

20.Kết quả đạt được của quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá

0,929

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội - 10

Đa số các thang đo trong bảng hỏi có độ tin cậy tương đối cao nên sự chỉnh sửa là không đáng kể. Sau khi chỉnh sửa, trong khảo sát chính thức, người trả lời không gặp những khó khăn trong việc hiểu các câu hỏi này. Như vậy, độ tin cậy của từng phần trong bảng hỏi đã sửa đảm bảo điều kiện cho phép sử dụng chúng trong điều tra chính thức.

c)Giai đoạn điều tra chính thức:

-Mục đích: Tiến hành điều tra chính thức với bảng hỏi đã được xác lập và phiếu phỏng vấn sâu đã được xây dựng.

-Thời gian tiến hành: Tháng 6/2018

-Cách thức tiến hành: Để điều tra thực trạng, chúng tôi sử dụng bảng hỏi và đề cương phỏng vấn sâu đã được hình thành ở giai đoạn trên.

d.Giai đoạn xử lý tài liệu và viết luận án

1) Mục đích: Hình thành và hệ thống các bảng kết quả làm cơ sở cho việc phân tích số liệu, viết và hoàn thiện luận án.

2) Thời gian tiến hành: Từ tháng 9/2018 đến nay.

3.1.2. Phương pháp nghiên cứu

3.1.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Mục đích: Sử dụng phương pháp này nhằm khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục; thực trạng quản lý hoạt động giáo dục; các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà nội.

-Nội dung: phiếu điều tra gồm có các câu hỏi tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ phù hợp và mức độ hiệu quả của hoạt động giáo dục kỹ năng

tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội và quản lý hoạt động này cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục này. Bên cạnh đó, còn tìm hiểu thêm các thông tin cá nhân như giới tính, lứa tuổi, học vấn, thâm niên công tác, số năm tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng sống.

-Công cụ đo: Phiếu điều tra dành cho cán bộ quản lý và giáo viên. Chi tiết xin xem phụ lục 1.

- Thang đánh giá:

Phần I: Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các trường tiểu học xã miền núi thành phố Hà Nội. Phần này bao gồm 9 câu hỏi. Cụ thể: Câu 1, đánh giá sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội với 3 mức độ: Cần thiết; Ít cần thiết; Không cần thiết. Điểm càng cao sự cần thiết càng cao và ngược lại; Câu 2: Đánh giá ý nghĩa và tầm quan trọng phải giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội. Thang đo này được thiết kế với 5 mức độ, điểm càng cao thì vai trò của giáo dục kỹ năng này cho học sinh càng cao; Câu 3 và 4: đánh giá mức độ hiện có và mức độ đáp ứng kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội. Thang đo này được thiết kế với 5 mức độ (Từ yếu đến tốt). Điểm càng cao mức độ hiện có và mức độ đáp ứng càng tốt; Câu 5 đến câu 8: Đánh giá mức độ thực hiện và hiệu quả của hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội (nội dung, chương trình; hình thức; phương pháp; cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ). Thang đo này được đánh giá 3 mức độ (Mức độ thực hiện từ không thường xuyên đến thường xuyên; Mức độ hiệu quả (từ không tốt đến tốt). Điểm càng cao mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả càng cao; Câu 9: Đánh giá mức độ tham gia giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội Thang đo này được đánh giá 3 mức độ (Mức độ thực hiện từ không thường xuyên đến thường xuyên. Điểm càng cao mức độ tham gia càng thường xuyên.

Phần II: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội. Với từ câu 10 đến câu 20. Thang đo này thiết kế để đánh giá mức độ thực hiện và hiệu quả của các nội dung quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội.

-Thang đo mức độ thực hiện các nội dung quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội được xây dựng với 3 mức độ từ không thường xuyên đến thường xuyên. Điểm càng cao mức độ thực hiện càng thường xuyên.

-Thang đo mức độ hiệu quả của các nội dung quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội được xây dựng với 5 mức độ từ mức độ yếu đến mức độ tốt. Điểm càng cao mức độ thực hiện càng cao.

-Phần III: Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội. Thang đo này gồm 7 câu hỏi

đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội. Với 5 mức độ đánh giá. Điểm càng cao mức độ ảnh hưởng càng cao.

3.1.2.2. Phương pháp chuyên gia

-Mục đích: Lấy tư liệu (ý kiến đóng góp của các chuyên gia quản lý giáo dục và chuyên gia giáo dục) để xây dựng những vấn đề lý luận và công cụ nghiên cứu của luận án.

-Nội dung: Xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia về vấn đề quan điểm phương pháp luận, quan điểm lý luận, công cụ nghiên cứu (các bảng hỏi), tiêu chí đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục; thực trạng quản lý hoạt động giáo dục; các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà nội.

-Công cụ nghiên cứu: Đề cương phỏng vấn sơ bộ.

3.1.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân

-Mục đích: Thu thập, bổ sung và làm rõ hơn những thông tin đã thu được từ khảo sát trên diện rộng để tìm hiểu rõ hơn hoạt động giáo dục; thực trạng quản lý hoạt động giáo dục; các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà nội.

-Nội dung: Nội dung phỏng vấn bao gồm: Các thông tin về bản thân, hoạt động giáo dục; thực trạng quản lý hoạt động giáo dục; các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội. Lí giải nguyên nhân dẫn tới thực trạng và các kiến nghị cụ thể về biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội.

-Công cụ nghiên cứu: Đề cương phỏng vấn sâu cá nhân (phụ lục 2).

-Cách đánh giá: Những thông tin thu được sẽ được xử lý theo phương pháp định tính.

3.1.2.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

- Mục đích: Hình thành và hệ thống các bảng kết quả làm cơ sở cho việc phân tích số liệu.

-Phương pháp phân tích định tính:

+ Xử lý kết quả phỏng vấn sâu: Các kết quả của phỏng vấn sâu đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh được xử lý theo 4 nội dung cụ thể: Các thông tin về bản thân, hoạt động giáo dục; thực trạng quản lý hoạt động giáo dục; các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội.

- Các phương pháp phân tích định lượng:

Số liệu thu được sau điều tra chính thức được xử lý bằng chương trình thống kê SPSS dùng trong môi trường Window, phiên bản 20.0. Các thông số, các phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm:

-Phân tích thống kê mô tả: Các chỉ số phân tích thống kê mô tả bao gồm:

+ Tần số tuyệt đối (các số đếm) và tần số tương đối (số phần trăm), đối với các số biến dạng số và biến dạng chuỗi với các nhóm hạng không có thứ bậc. Tần số tương đối

tích luỹ (phần trăm cộng dồn) đối với các biến định lượng (hoặc các biến dạng chuỗi với các nhóm hạng có thứ bậc). Tần số tuyệt đối và tần số tương đối cho phép mô tả dữ liệu từ bất kỳ phân phối có dạng như thế nào. Bằng cách kiểm tra các trị số cho từng biến có thể nhận dạng các sai số do đo đạc, mã hoá, hoặc mã hoá lại, thậm chí các trị số tuy chính xác nhưng lại khác rất nhiều so với những trị số khác ở trong cùng mẫu.

+ Điểm trung bình cộng (mean) được dùng trong việc tính điểm đạt được của từng nhóm mệnh đề.

+ Điểm trung vị (median) là trị số của trường hợp nằm giữa khi số liệu của biến nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ bé nhất đến lớn nhất. Nó được dùng để mô tả điểm nằm giữa trong một mẫu.

+ Độ lệch chuẩn (standardizied deviation) được dùng để mô tả sự phân tán hay mức độ tập trung của các câu trả lời mẫu.

-Phân tích sử dụng thống kê suy luận: Các phép thống kê được sử dụng trong phân tích thống kê suy luận bao gồm:

+Phân tích so sánh:

Trong nghiên cứu này, phép kiểm định khi – bình phương (pearson chi squre statistic) được sử dụng để kiểm định về tính độc lập giữa hai biến cột và biến dòng của bảng chéo hai chiều và kiểm định ngang bằng về tỷ lệ dọc theo các hàng (hay các cột). Phép so sánh giá trị trung bình (compare mean) cũng được sử dụng trong nghiên cứu này. Đối với các phép so sánh giá trị trung bình với 3 nhóm trở lên, phép phân tích phương sai một yếu tố (ANOVA) sẽ cho biết các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê khi F – test của phân tích biến thiên có giá trị vượt ngưỡng thống kê với xác suất p < 0,05.

Đối với các phép so sánh giá trị trung bình của 2 nhóm, phép kiểm định t về độc lập giữa hai mẫu (independent Samples T Test) cho biết đối với một nhóm đơn thì trung bình của một nhóm chủ thể này có khác với trung bình của các nhóm chủ thể khác không. Các giá trị trung bình được coi là có ý nghĩa về mặt thống kê khi t – test của phân tích biến thiên có giá trị vượt ngưỡng thống kê với xác suất p < 0,05.

3.2. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội

3.2.1. Nhận thức về vai trò quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

Bảng 3.4: Đánh giá về mức độ cần thiết phải giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học

Mức cần thiết

N

%

1.Cần thiết

349

92,1

2.Ít cần thiết

30

7,9

3.Không cần thiết

0

0

Tổng

379

100,0

Đa số khách thể được hỏi cho rằng, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi là cần thiết (92,1%). Không có khách thể được hỏi nào cho rằng, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh là không cần thiết. Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ số khách thể được hỏi cho rằng hoạt động này ít cần thiết (7,9%). Như vậy, về cơ bản cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên tiểu học các xã miền núi Hà Nội đã khẳng định giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà nội là cần thiết. Đây là cơ sở quản trọng để hoạt động này đạt được mục tiêu đã xác định.

Kết quả nghiên cứu về đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý các trường tiểu học xã miền núi Hà Nội về vai trò và tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh khẳng định thêm mức độ nhận thức của cán bộ, giáo viên về vấn đề này. Kết quả nghiên cứu được tổng hợp tại bảng số liệu sau đây.

Bảng 3.5: Mức độ quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học


Vai trò quan trọng của kĩ năng tự bảo vệ ở học sinh tiểu học


ĐTB


ĐLC

Tỉ lệ %

Rất không quan trọng

Không quan trọng


Bình thường


Quan trọng

Rất quan trọng

1.Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học thúc đẩy sự phát triển của

cá nhân và xã hội


4,08


0,920


0


7,7


15,3


37,7


39,3

2.Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học được coi là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá chất lượng giáo dục của

các trường tiểu học


4,01


0,928


0


7,9


18,5


37,7


35,9

3.Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của các

trường tiểu học


4,17


0,915


0


7,9


10,8


36,9


44,3

Số liệu được tổng hợp tại bảng trên cho thấy, đa số khách thể được nghiên cứu đều khẳng định hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội là rất quan trọng (ĐTB từ 4,01 đến 4,17). Các khách thể được nghiên cứu cho rằng “Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của các trường tiểu học” có vai trò quan trọng nhất (ĐTB 4,17; ĐLC = 0,915). Tiếp đến là “Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội” (ĐTB = 4,08; ĐLC = 0,920) và cuối cùng là “Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học được coi là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá chất lượng giáo dục của các trường tiểu học”, (ĐT = 4,01; ĐLC = 0,928). Như vậy, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi trước hết có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh nhà trường. Mặt khác hoạt động giáo dục này còn góp phần phát

triển nhân cách của học sinh và thúc đẩy sự phát triển xã hội. Hoạt động này cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường. Như vậy, hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà nội có vai trò rất quan trọng, chính vì thế các trường tiểu học cần chú trọng nhiều tới tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục này sao cho hiệu quả đạt mục tiêu đề ra.

3.2.2. Thực trạng mức độ hiện có kỹ năng tự bảo vệ của học sinh các xã miền núi Hà Nội

Bảng 3.6: Mức độ hiện có của các kĩ năng tự bảo vệ ở học sinh tiểu học



Các kỹ năng

Chung

Quản lý

Giáo viên



ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

t

p

1.Kỹ năng an toàn khi tự chơi

1,83

0,606

1,75

0,618

1,89

0,594

-2,129

0,034

2.Kỹ năng phòng tránh một số trường hợp khẩn cấp và

gọi người giúp đỡ.


1,81


0,581


1,77


0,564


1,83


0,592


-0,961


0,337

3.Kỹ năng tránh bị xâm hại

thân thể, quấy rối tình dục

1,97

0,614

1,92

0,601

2,01

0,621

-1,427

0,154

4.Kĩ năng tìm lối thoát hiểm

2,07

0,518

2,02

0,512

2,11

0,520

-1,641

0,102

5.Kỹ năng ứng xử khi bị lạc

1,96

0,614

1,92

0,601

1,99

0,621

-1,152

0,250

6.Kỹ năng tham gia giao thông

2,16

0,584

2,15

0,608

2,16

0,569

-,112

0,911

7.Kỹ năng thích ứng trong

môi trường xã hội

2,07

0,791

2,00

0,831

2,12

0,761

-1,418

0,157

ĐTB

1,98

0,503

1,93

0,495

2,02

0,507

-1,555

0,121

Kết quả nghiên cứu được tổng hợp tại bảng số liệu trên cho thấy: cán bộ quản lý và giáo viên trường trường tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội đánh giá mức độ hiện có của kỹ năng tự bảo vệ của học sinh hiện tại ở mức độ khá yếu với điểm trung bình =1,98, ĐLC = 0,503. Như vậy, học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội chưa có kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Trong số 7 kỹ năng được nghiên cứu thì “Kỹ năng tham gia giao thông” có ĐTB cao nhất (ĐTB = 2,16; ĐLC=0,58). Mặc dù kỹ năng này ở học sinh có ĐTB cao nhất trong số 7 kỹ năng được nghiên cứu nhưng vẫn ở mức độ khá yếu và tiện cận gần với mức độ trung bình.

Kết quả nghiên cứu này cũng rất phù hợp với thực tiễn cuộc sống và môi trường của các em học sinh các xã miền núi thành phố Hà Nội. Sở dĩ, so với 7 kỹ năng được nghiên cứu thì học sinh tiểu học có kỹ năng này tốt nhất là bởi vì, địa hình cũng như đường giao thông ở các xã này không quá phức tạp, mật độ lưu thông không quá cao, trường học cũng không quá xa khu dân cư nên các em có thể tự đi học được mà gia đình không cần đưa đón. Mặt khác, do điều kiện và hoàn cảnh của học sinh ở đây nhiều gia đình bố mẹ và ông bà không có khả năng đưa đón nên phải cho các em học kỹ năng tham gia giao thông, hướng dẫn các em tham gia giao thông an toàn để tự đến trường nên kỹ năng này học sinh bước đầu đã có. Đối với 6 kỹ năng còn lại đều có ĐTB từ 1,81 đến 2,07, mức độ khá yếu. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, học sinh các xã miền núi Hà Nội chưa có các kỹ năng như: Kỹ năng an toàn khi tự chơi; Kỹ năng phòng tránh một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ; Kỹ năng tránh bị xâm hại thân thể, quấy rối tình dục; Kĩ năng tìm lối thoát hiểm; Kỹ năng ứng xử khi bị lạc. Kết quả nghiên cứu này là rất đáng quan tâm, bởi

lẽ, đối với học sinh tiểu học các xã miền núi thì đây là các kỹ năng rất quan trọng đối với các em, các kỹ năng này sẽ giúp các em tự bảo vệ được bản thân một cách tốt nhất, tránh được thiên tai, hỏa hoạn, tránh bị xâm hại tình dục, tránh bị lạc và bị tai nạn giao thông. Như vậy, các nhà trường tiểu học các xã miền núi cần chỉ đạo sát sao việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh trường mình từ nội dung, chương trình, hình thức và phương pháp giáo dục sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.

So sánh đánh giá của nhóm khách thể là giáo viên và nhóm khách thể là cán bộ quản lý về mức độ hiện có kỹ năng tự bảo vệ của học sinh các xã miền núi Hà Nội cho thấy, nhìn chung không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa giáo viên và người quản lý trong việc đánh giá mức độ hiện có về kĩ năng tự bảo vệ chung (p>0.05). Trong số 7 kĩ năng tự bảo vệ cụ thể, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê được thể hiện duy nhất ở kĩ năng an toàn khi chơi (p=0.034; t=-2.129), tuy nhiên sự khác biệt không rõ nét, trong đó giáo viên là người đánh giá mức độ hiện có của kĩ năng này cao hơn so với nhà quản lý.

3.2.3. Thực trạng mức độ đáp ứng của các kỹ năng tự bảo vệ ở học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

Bảng 3.7: Mức độ đáp ứng của các kĩ năng tự bảo vệ



Các kỹ năng

Chung

Quản lý

Giáo viên



ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

t

p

1.Kỹ năng an toàn khi tự chơi

2,14

0,421

2,14

0,352

2,14

0,462

-0,053

0,958

2.Kỹ năng phòng tránh một

số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.


2,00


0,752


1,88


0,742


2,07


0,750


-2,522


0,012

3.Kỹ năng tránh bị xâm hại

thân thể, quấy rối tình dục

2,06

0,342

2,07

0,259

2,06

0,388

0,166

0,868

4.Kĩ năng ăn uống an toàn

1,99

0,748

1,88

0,742

2,07

0,744

-2,419

0,016

5.Kỹ năng ứng xử khi bị lạc

1,91

0,517

1,88

0,494

1,93

0,533

-0,825

0,410

6.Kỹ năng tham gia giao thông

2,16

0,832

2,07

0,870

2,22

0,802

-1,643

0,101

7.Kỹ năng thích ứng trong

môi trường xã hội

2,33

0,524

2,35

0,479

2,31

0,554

0,625

0,532

ĐTB

2,08

0,466

2,04

0,441

2,11

0,480

-1,571

0,117

Kết quả nghiên cứu được tổng hợp tại bảng số liệu cho thấy cán bộ quản lý và giáo viên trường trường tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội đánh giá mức độ đáp ứng kỹ năng tự bảo vệ của học sinh hiện tại ở mức độ khá yếu với điểm trung bình

= 2,08, ĐLC = 0,466. Như vậy, học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội chưa đáp ứng được các yêu cầu cần phải có kỹ năng tự bảo vệ.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, có sự khác biệt về mức độ đáp ứng giữa các kỹ năng tự bảo vệ được nghiên cứu trên học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội. Cụ thể, trong số 7 kỹ năng được nghiên cứu thì “Kỹ năng thích ứng trong môi trường xã hội” có ĐTB cao nhất(ĐTB = 2,33; ĐLC=0,524). Mặc dù kỹ năng này ở học sinh có ĐTB cao nhất trong số 7 kỹ năng được nghiên cứu nhưng vẫn ở mức độ khá yếu và tiện cận gần với mức độ trung bình và chưa đáp ứng được yêu cầu cần phải có của

cuộc sống. Đối với 6 kỹ năng còn lại đều có ĐTB từ 1,91 đến 2,14, mức độ khá yếu. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, học sinh các xã miền núi Hà Nội chưa có các kỹ năng như: Kỹ năng an toàn khi tự chơi; Kỹ năng phòng tránh một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ; Kỹ năng tránh bị xâm hại thân thể, quấy rối tình dục; Kĩ năng tìm lối thoát hiểm; Kỹ năng ứng xử khi bị lạc; Kỹ năng tham gia giao thông. Như vậy, kết quả nghiên cứu này khẳng định sự cần thiết phải tiến hành các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học được nghiên cứu để các em có được kỹ năng này tốt hơn, thích ứng được với các vấn đề trong cuộc sống xã hội, giúp các em có thể tự bảo vệ được bản thân khi tham gia vào cuộc sống xã hội.

So sánh đánh giá của nhóm khách thể là giáo viên và nhóm khách thể là cán bộ quản lý về mức độ đáp ứng kỹ năng tự bảo vệ của học sinh các xã miền núi Hà Nội cho thấy, nhìn chung không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa giáo viên và nhà quản lý về việc đánh giá mức độ đáp ứng kĩ năng tự bảo vệ (p>0.05). Trong số các kĩ năng tự bảo vệ, chỉ có 2 kĩ năng cho thấy sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa giáo viên và nhà quản lý là kĩ năng phòng tránh một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ (p=0.012; t=-2.522) và kĩ năng tìm lối thoát hiểm (p=0.016; t=-2.419). Trong đó, giáo viên đánh giá mức độ đáp ứng của hai kĩ năng này đều tốt hơn so với các nhà quản lý.

3.2.4. Thực trạng mức độ thực hiện và hiệu quả giáo dục các kỹ năng tự bảo vệ ở học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

3.2.4.1.Thực trạng mức độ thực hiện giáo dục các kỹ năng tự bảo vệ ở học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

Bảng 3.8: Mức độ thực hiện giáo dục các kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học


Các kỹ năng

Chung

Quản lý

Giáo viên



ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

t

p

1.Kỹ năng an toàn khi tự chơi

2,36

0,633

2,35

0,702

2,37

0,584

-0,272

0,785

2.Kỹ năng phòng tránh một số trường hợp khẩn cấp và

gọi người giúp đỡ.


2,44


0,502


2,43


0,496


2,45


0,507


-0,379


0,705

3.Kỹ năng tránh bị xâm hại thân thể, quấy rối tình dục

2,41

0,629

2,32

0,684

2,47

0,582

-2,267

0,024

4.Kĩ năng ăn uống an toàn

2,42

0,521

2,44

0,498

2,41

0,536

0,603

0,547

5.Kỹ năng ứng xử khi bị lạc

2,49

0,583

2,55

0,560

2,45

0,596

1,637

0,102

6.Kỹ năng tham gia giao thông

2,54

0,498

2,56

0,496

2,52

0,500

0,805

0,421

7.Kỹ năng thích ứng trong

môi trường xã hội

2,59

0,570

2,60

0,554

2,59

0,582

0,066

0,947

ĐTB

2,46

0,249

2,46

0,249

2,46

0,249

-0,072

0,943

Số liệu bảng trên chỉ ra rằng, hầu hết các kỹ năng được nghiên cứu được được các trường tiến hành thực hiện song chưa ở mức độ thường xuyên. Theo cán bộ quản

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 21/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí