Kỹ Năng Tự Bảo Vệ Của Học Sinh Tiểu Học Các Xã Miền Núi

Tác giả Đào Thị Chi Hà với luận án tiến sĩ “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường mầm non tư thục”. Luận án xây dựng được cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em ở các trường mầm non nói chung và các trường mầm non tư thục nói riêng. Dựa trên cách tiếp cận chức năng quản lý luận án đã xác định được 4 nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em ở các trường mầm non gồm: Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ; Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ; Chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ; Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Luận án đã khảo sát, phân tích và chỉ ra được thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi ở các trường mầm non tư thục. Kết quả khảo sát trên 898 giáo viên và cán bộ quản lý ở 15 trường mầm non thuộc ba miền Bắc, Trung, Nam cho ta thấy bức tranh thực tiễn về quản lý hoạt động này và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi ở các trường mầm non tư thục. Quản lý giáo dục kỹ năng sống của hiệu trưởng thông qua các nội dung: lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống, tổ chức nhân sự hoạt động giáo dục kỹ năng sống; chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sống và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi được đánh giá thực hiện ở mức độ khá tốt. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng luận án đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non tư thục gồm 6 biện pháp. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp được đánh giá cao ở tính cần thiết và khả thi. Kết quả thử nghiệm khẳng định hiệu quả của biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong việc nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục kỹ năng sống và chất lượng kỹ năng sống của trẻ ở các trường mầm non tư thục[31].

Tiểu kết chương 1

Tổng quan tình hình nghiên cứu về hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của học sinh và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tại nhà trường cho thấy:

Tính đến thời điểm hiện tại đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Các nghiên cứu về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của học sinh được lồng ghép trong các nghiên cứu vè giáo dục kỹ năng sống. Các nghiên cứu tập chung vào các hướng như: nghiên cứu về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của học sinh; Nghiên cứu về nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của học sinh; Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của học sinh. Các nghiên cứu được triển khai bài bản, công phu và được tiến hành trên nhiều quốc gia khác nhau, các nghiên cứu triển khai trên tất cả các cấp học từ mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông,… Kết quả nghiên cứu từ các công trình này là cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc để tiếp tục tiến hành các nghiên cứu tiếp theo trên bình diện rộng và chuyên sâu hơn và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục

này tại các trường theo mục tiêu đề ra, góp phần giúp học sinh hoàn thiện và phát triển nhân cách. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, các nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu về kỹ năng tự bảo vệ bản thân trên học sinh tiểu học còn chưa được nghiên cứu nhiều. Mặc dù, đối với học sinh nói chung và học sinh tiểu học thì các kỹ năng tự bảo vệ bản thân là một trong nhóm kỹ năng quan trọng bậc nhất, góp phần giúp học sinh phòng tránh được những rủi do, những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải bất cứ lúc nào khi các em tham gia vào hoạt động sống trong gia đình, nhà trường và xã hội.

Các nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của học sinh trên thế giới đã được nghiên cứu. Các nghiên cứu về vấn đề này có thể được lồng ghép trong nghiên cứu về hoạt động giáo dục nói chung ở nhà trường, cũng có một số nghiên cứu cụ thể, chính diện về vấn đề này. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của học sinh đã bước đầu được nghiên cứu. Tuy nhiên, các nghiên cứu về vấn đề này được lồng ghép trong các nghiên cứu về kỹ năng sống của học sinh. Xem việc quản lý kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh nằm trong việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống nói chung. Các nghiên cứu về lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống được tiếp cận theo chức năng quản lý, tiếp cận theo quá trình, tiếp cận phối hợp giữa chức năng quản lý và quá trình. Đây là những cách tiếp cận phù hợp để xác định các nội dung quản lý hoạt động này.

Đến thời điểm này, một nghiên cứu chuyên sâu từ góc độ khoa học quản lý giáo dục về kỹ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thì chưa có nghiên cứu nào. Điều này khẳng định rất cần phải có một nghiên cứu chuyên sâu theo hướng nghiên cứu này. Do vậy, luận án “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội” sẽ kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu cùng hướng đã thực hiện và phát triển các nội dung lý thuyết về hoạt động hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi và quản lý hoạt động hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi. Đây là kỹ năng chuyên sâu trong nhóm các kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học các tỉnh miền núi, nơi mà học sinh gặp phải nhiều khó khăn trong cuộc sống, gặp phải nhiều tai họa do thiên tai, hạn hán, bão lụt, sét đánh gây ra, gặp phải nhiều tình huống có thể xảy ra khi các em không được quan tâm chăm sóc chu đáo như học sinh các thành phố lớn,… Luận án cũng sẽ tiến hành nghiên cứu sâu và hệ thống cả từ góc độ lý luận và thực tiễn về hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi, chỉ ra các biểu hiện của kỹ năng này. Luận án cũng sẽ nghiên cứu sâu và có hệ thống từ góc độ khoa học quản lý giáo dục về lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi theo tiếp cận quá trình từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi góp phần giúp học sinh tiểu học các xã miền núi hoàn thiện và phát triển kỹ năng tự bảo vệ bản thân, góp phần hình thành và phát triển nhân cách.

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở CÁC XÃ MIỀN NÚI‌

2.1. Kỹ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

2.1.1. Khái niệm học sinh tiểu học

Theo Điều lệ trường Tiểu học. Học sinh tiểu học là những trẻ em từ 6 đến 14 tuổi (tính theo năm) được học tập trong các trường tiểu học. Học sinh tiểu học là những em đang ở lứa tuổi trưởng thành mạnh mẽ về thể chất và nhân cách. Trong Hệ thống giáo dục quốc dân - đây là lứa tuổi lần đầu tiên được đến trường và tham gia học tập theo phương pháp nhà trường. Với những quy định, những phương pháp dạy học riêng thì học sinh tiểu học cần có những kí năng thích ứng với môi trường học tập mới, có như vậy học sinh mới có thể tồn tại và phát triển nhân cách bản thân đáp ứng với mục tiêu giáo dục nhà trường. Học sinh nằm trong lứa tuổi tiểu học được giáo dục trong trường tiểu học. Những học sinh này có thể được giáo dục trong trường tiểu học công lập và trường tiểu học ngoài công lập [13].

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội - 5

Trong nghiên cứu này nghiên cứu giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho HSTH các trường TH công lập, là các trường nằm trong hệ thống được Nhà nước đầu tư về mọi mặt từ kinh phí hoạt đông đến hương trình giáo dục

2.1.2. Các kỹ năng tự bảo vệ cần giáo dục cho học sinh tiểu học các xã miền núi

2.1.2.1. Một số khái niệm cơ bản

-Khái niệm kỹ năng:

Kỹ năng là một vấn đề nghiên cứu dành được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học. Do vậy, tính đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều khái niệm kỹ năng được đưa ra. Xem xét các khái niệm kỹ năng của các tác giả khác nhau trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy có 3 hướng chính được đưa ra khi nói tới khái niệm kỹ năng. Đó là, xem kỹ năng là kỹ thuật của hành động; xem kỹ năng của cá nhân là khả năng của chính cá nhân đó; xem kỹ năng là hành vi ứng xử của cá nhân. Dưới đây chúng tôi sẽ trình bầy cụ thể các khái niệm kỹ năng đi theo 3 hướng nêu trên.

Đại diện cho các tác giả khẳng định kỹ năng là kỹ thuật của hành động có các tác giả như P.A.Rudich; A.G. Covaliov; Trần Trọng Thuỷ,…

Tác giả P.A.Rudich cho rằng: “Kỹ năng là động tác mà cơ sở của nó là sự vận dụng thực tế các kiến thức đã tiếp thu được để đạt kết quả trong một hình thức hoạt động cụ thể” [67, tr. 119].

- Trong tác phẩm Tâm lý học cá nhân A.G. Covaliov xem: “Kỹ năng là phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện của hành động [23, tr.11].

Tác giả Trần Trọng Thuỷ, khi đề cập đến kỹ năng cũng quan niệm: “Kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động. Con người nắm được cách thức hành động- tức là kỹ thuật hành động là có kỹ năng” [83, tr.2].

Đại diện cho các tác giả khẳng định kỹ năng là khả năng của chính cá nhân đó gồm có các tác giả như: K.K.Platonov, N.Đ. Lêvitov, Vũ Dũng,…

Tác giả N.Đ. Lêvitov, khi bàn về kỹ năng đã cho rằng: “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào, hay một hoạt động nào, phức tạp hơn, bằng cách lựa chọn và áp dụng cách thức đúng đắn và chú ý đến những điều kiện nhất định” [52, tr.219].

Tác giả Vũ Dũng (2000) cho rằng: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện một nhiệm vụ tương ứng” [24, tr. 132].

Đại diện cho các tác giả khẳng định kỹ năng là hành vi ứng xử của cá nhân gồm có các tác giả như S.A.Morales & W. Sheator (1978) đã nhấn mạnh ảnh hưởng của thái độ, niềm tin của cá nhân trong kỹ năng [102].

Từ việc xem xét và phân tích các khái niệm nêu trên có thể hiểu khái niệm kỹ năng như sau:

Kỹ năng là sự vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có của cá nhân vào thực hiện có kết quả một hành động, hoạt động tương ứng.

-Khái niệm tự bảo vệ:

Khi nói đến thuật ngữ “tự bảo vệ” thông thường người ta thường liên tưởng đến việc một cá nhân nào đó có thể đang gặp nguy hiểm đe dọa đến sự an toàn, sinh mạng và họ phải nghĩ đến việc dùng cách thức nào đó chẳng hạn như: kêu cứu, võ thuật,… để chống trả, ứng phó với những tình huống khó khăn đó. Nói cách khác, “tự bảo vệ” nghĩa là chủ thể hay cá nhân nào đó cần có những kiến thức, những cách ứng xử phù hợp nhất trong những hoàn cảnh nhất định để tự bảo vệ lấy bản thân. Những thuật ngữ gần nghĩa với kỹ năng tự bảo vệ: Kỹ năng thoát hiểm; Kỹ năng sinh tồn; Kỹ năng sống còn; Kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm; Kỹ năng ứng phó với tình huống khẩn cấp; Kỹ năng tự vệ;...

Theo Từ điển Tiếng Việt tự bảo vệ có nghĩa là: Tự che chở, tự bảo vệ lấy mình, tự mình giữ lấy mình, chống lại sự xâm hại của kẻ khác [19. Tr.119].

Ngoài những thuật ngữ nêu trên, đôi khi chúng ta còn được nghe đến thuật ngữ “giữ an toàn”. Theo tác giả Yayne Dendhire, trong bộ sách Healthy Habits của nhà xuất bản giáo dục Macmillan, Úc đã đưa ra khái niệm về giữ an toàn (safety) như sau: “Giữ an toàn là tránh khỏi những nguy hại, khỏi những mối nguy hiểm như bị tổn thương về thể xác hoặc tinh thần.

Như vậy, “giữ an toàn” và “tự bảo vệ” đều cùng mục đích là đem lại sự an toàn cho cá nhân nào đó.

-Khái niệm kỹ năng tự bảo vệ:

Từ việc phân tích khái niệm kĩ năng, khái niệm tự bảo vệ đã nêu dẫn ở trên, trong nghiên cứu này xác định khái niệm kỹ năng tự bảo vệ như sau:

Kĩ năng tự bảo vệ là sự vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có của cá nhân để nhận diện và biết cách ứng phó trước các tình huống bất lợi, những hoàn

cảnh nguy hiểm xảy đến để bản thân được an toàn”.

-Khái niệm kỹ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi:

Từ việc phân tích các khái niệm công cụ nghiên cứu đã được trình bầy ở trên như: học sinh tiểu học, học sinh tiểu học các xã miền núi, kỹ năng, tự bảo vệ, kỹ năng tự bảo vệ khái niệm kỹ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi được trình bầy như sau:

Kỹ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi là sự vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có của cá nhân để nhận diện và ứng phó với các tình huống bất lợi, những hoàn cảnh nguy hiểm xảy đến một cách hiệu quả để bản thân được an toàn.

2.1.2.2. Cơ sở xác định các kỹ năng tự bảo vệ cần giáo dục cho học sinh tiểu học các xã miền núi

Đối với bậc học giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng, đây là bậc học phổ cập và phát triển tạo tiền đề để thực hiện mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Bên cạnh đó, những nội dung giáo dục cấp tiểu học thể hiện rõ nội dung giáo dục có tính dân tộc, tính hiện đại. Bởi lẽ, đối với lứa tuổi học sinh tiểu học đây là thời kỳ vàng để hình thành các thành phần tạo nên nhân cách con người Việt Nam; Nội dung giáo dục bao gồm các tri thức thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, lĩnh vực giáo dục và đạo đức, lối sống và thẩm mỹ. Mặt khác nội dung giáo dục cấp tiểu học cũng chú ý thích đáng tới những tri thức của nhân loại thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và kĩ thuật. Giáo dục tiểu học cũng cần phải mô phỏng và chuẩn bị cho học sinh bước vào cuộc sống thực tiễn càng nhiều càng tốt. do vậy, cần trang bị cho học sinh kiến thức gắn liền với những ứng dụng của chúng trong thực tiễn; được trải nghiệm tìm tòi, khám phá công nghệ gắn với kiến thức được học trong chương trình giáo dục; được khuyến khích sáng tạo khoa học, kỹ thuật nhằm cải thiện phát triển công nghệ mới. Đây là một cách tiếp cận liên môn nhằm trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng để người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Một mục tiêu giáo dục quan trọng của bậc học này là còn giúp học sinh hình thành và có được các kĩ năng sống cần thiết, các kĩ năng này sẽ giúp cho học sinh tự bảo vệ được bản thân khi tham gia vào cuộc sống xã hội vào môi trường học đường, thích ứng được với điều kiện môi trường, thích ứng được với nền giáo dục thời kỳ mới. Do vậy, ngoài hoạt động dạy học thì hoạt động giáo dục ở trường tiểu học được chú trọng thích đáng nhằm giúp học sinh có được nền móng vững chắc cho sự phát triển nhân cách cá nhân cũng như có được những kỹ năng sống để thích ứng tốt nhất với hoạt động học tập tại trường tiểu học cũng như quá trình tham gia và các hoạt động sống tại gia đình, nhà trường và xã hội.

-Những yêu cầu và cam kết thực hiện công ước về quyền trẻ em:

Bên cạnh đó, những yêu cầu và cam kết thực hiện công ước về quyền trẻ em cũng là cơ sở quan trọng để xác định các kỹ năng tự bảo vệ cần giáo dục cho học sinh

tiểu học các xã miền núi. Việt Nam cam kết thực hiện công ước quyền trẻ em. Công ước quyền trẻ em là luật quốc tế để bảo vệ quyền trẻ em. Công ước đề ra các quyền cơ bản của con người mà trẻ em trên toàn thế giới đều được hưởng và được Liên hợp quốc thông qua năm 1989. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. Công ước thể hiện tập trung vào 4 nhóm quyền: quyền được sống còn; quyền được bảo vệ; quyền được phát triển; quyền được tham gia. Công ước quy định trẻ em là những người dưới 18 tuổi. Tất cả học sinh tiểu học đều được áp dụng bình đẳng khi thực thi công ước này. Do vậy, đối với bậc học tiểu học các hoạt động giáo dục và dạy học ở nhà trường tiểu học cũng cần hướng tới mục tiêu thực hiện tốt công ước này. Các hoạt động dạy học và giáo dục bậc tiểu học hướng đến giúp các trẻ em khi đủ tuổi đến trường đều được đi học, đặc biệt là trẻ em dân tộc ít người, trẻ em vùng sâu vùng, xa, trẻ em ở các xã miền núi. Hoạt động giáo dục và dạy học ở bậc tiểu học cũng cần giúp các em học sinh đáp ứng được yêu cầu tiếp tục học lên cấp cao hơn, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Đây là những điều kiện tiên quyết giúp Việt Nam thực hiện tốt công ước Quyền trẻ em.

-Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục kĩ năng sống đối với cấp tiểu học:

Mặt khác, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục kĩ năng sống đối với cấp tiểu học cũng là cơ sở quan trọng. Ngày 28 tháng 02 năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Thông tư Số: 04/2014/TT-BGDĐT, ban hành Quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Trong thông tư này đã quy định rõ Hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong quy định này được hiểu là hoạt động giáo dục giúp cho người học hình thành và phát triển những thói quen, hành vi, thái độ tích cực, lành mạnh trong việc ứng xử các tình huống của cuộc sống cá nhân và tham gia đời sống xã hội, qua đó hoàn thiện nhân cách và định hướng phát triển bản thân tốt hơn dựa trên nền tảng các giá trị sống. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách cho người học; có nội dung phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý người học, phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam [14].

Ngày 28 tháng 01 năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn 463/BGDĐT-GDTX về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Công văn này nhằm thực hiện Chỉ thị số 3008/CT-BGDĐT ngày 18/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non (GDMN), giáo dục phổ thông (GDPT), giáo dục thường xuyên (GDTX) và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2014-2015, Bộ GDĐT hướng dẫn việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống (KNS) tại các cơ sở GDMN,GDPT và GDTX. Trong đó xác định rõ việc đẩy mạnh hoạt động giáo dục KNS cho học sinh (HS) theo định hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của HS gắn với định hướng nghề nghiệp; Giúp giáo viên chủ động,

tích cực trong việc tự bồi dưỡng KNS cho bản thân và giáo dục KNS cho HS; Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tạo môi trường thuận lợi để giáo dục KNS cho HS. Công văn này cũng nêu rõ, tiếp tục rèn luyện những kỹ năng đã được học ở mầm non, tập trung hình thành cho HS kỹ năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bạn bè; kỹ năng xây dựng tình bạn đẹp; kỹ năng kiên trì trong học tập; kỹ năng đúng giờ và làm việc theo yêu cầu, kỹ năng đồng cảm,... tạo tiền đề cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất, học vấn và năng lực của HS [15].

Ngày 10 tháng 08 năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra chỉ thị số 2919/CT- BGDĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 – 2019 của ngành giáo dục và đào tạo. Trong Chỉ thị này nêu rõ trong phương hướng chung: “Nâng cao chất lượng giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; thực hiện nghiêm kỷ cương, nền nếp, dân chủ trong trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường và thực hiện tốt vệ sinh trường học; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ứng xử văn hóa cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục”[16]. Đây là những cơ sở pháp lý rất quan trọng để xác các kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh tiểu học.

-Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học: Việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học cũng cần dựa vào đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học. Đặc điểm tâm sinh lý cơ bản nhất của học sinh tiểu học được thể hiện qua một số nội dung như sau:

+Đặc điểm về mặt cơ thể: Hệ xương còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân, xương tay đang trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ bị cong vẹo, gẫy dập,... Vì thế mà trong các hoạt động vui chơi của các em cha mẹ và thầy cô (sau đây xin gọi chung là các nhà giáo dục) cần phải chú ý quan tâm, hướng các em tới các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn. Hệ cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi vận động như chạy, nhảy, nô đùa,...Vì vậy mà các nhà giáo dục nên đưa các em vào các trò chơi vận động từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo sự an toàn cho trẻ. Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duy của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duy trừu tượng. Do đó, các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ như đố vui trí tuệ, các cuộc thi trí tuệ,... [27, tr.34].

+ Đặc điểm về hoạt động: Hoạt động của học sinh tiểu học: Nếu như ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, thì đến tuổi tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Hoạt động vui chơi, trẻ thay đổi đối tượng vui chơi từ chơi với đồ vật sang các trò chơi vận động. Hoạt động lao động, trẻ bắt đầu tham gia lao động tự phục vụ bản thân và gia đình như tắm giặt, nấu cơm, quét dọn nhà cửa,... Ngoài ra, trẻ còn tham gia lao động tập thể ở trường lớp như: trực nhật, trồng cây, trồng hoa,... Hoạt động xã hội, các

em đã bắt đầu tham gia vào các phong trào của trường, của lớp và của cộng đồng dân cư, của Đội thiếu niên tiền phong,...

+ Sự phát triển của quá trình nhận thức (sự phát triển trí tuệ): Nhận thức cảm tính như các cơ quan cảm giác (Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác) đều phát triển và đang trong quá trình hoàn thiện. Nhận thức lý tính như tư duy, mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động. Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát. Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 4, 5 bắt đầu biết khái quát hóa lý luận. Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng ở phần đông học sinh tiểu học. Tưởng tượng, đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn. Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em.

+Sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học: Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng; nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển; và đặc biệt nhân cách của các em còn mang tính đang hình thành, việc hình thành nhân cách không thể diễn ra một sớm một chiều, với học sinh tiểu học còn đang trong quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt vì thế mà nhân cách của các em sẽ được hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình.

-Điều kiện môi trường sống và kinh tế xã hội ở các xã miền núi:

Điều kiện môi trường sống và kinh tế xã hội ở các xã miền núi cũng là một trong những cơ sở quan trọng khi xác định những kĩ năng tự bảo vệ cần giáo dục cho học sinh tiểu học các xã miền núi. Miền núi hay được biết với địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, hay có thiên tai, bão lụt. Miền núi có những đặc trưng riêng biệt khác với đồng bằng bởi cách thức lao động, sản xuất; bởi trình độ phát triển về kinh tế

- xã hội cũng như những nét văn hóa của con người. Điều này thể hiện rõ trong cơ cấu xã hội và trong lối sống của dân cư miền núi. Căn cứ vào vùng địa lý tự nhiên mà có thể có những vùng miền núi mang những nét đặc trưng của yếu tố địa lý như miền núi phía bắc, miền núi khu vực trung du [13, tr.34].

Miền núi có những đặc trưng riêng so với đồng bằng và mang những dấu hiệu có ý nghĩa riêng. Đối với miền núi, nghề nghiệp đặc trưng và nổi trội là hoạt động sản xuất nông nghiệp mà ở nước ta là nền nông, lâm nghiệp. Phương tiện sản xuất cơ bản, chủ yếu ở miền núi là đất đai và công cụ sản xuất chủ yếu phục vụ cho sản xuất lâm, nông nghiệp. Kinh tế vùng núi, vùng dân tộc mang tính tự cung tự cấp, kinh tế khép kín, hoạt động thị trường kém phát triển. Môi trường sống của miền núi hoàn toàn khác với đồng bằng bởi môi trường tự nhiên, con người sống với thiên nhiên, hòa

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 21/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí