Yêu Cầu Của Đội Ngũ Giáo Viên Mầm Non Trong Bối Cảnh Đổi Mới Giáo Dục Mầm Non


củng cố, liên hệ và vận dụng để việc học của trẻ gắn với thực tế, trẻ hiểu được bản chất của sự vật hiện tượng, phía đằng sau của cuộc sống.

Trong hoạt động CSGD trẻ, GVMN và trẻ đều là chủ thể của hoạt động. Song hoạt động CSGD trẻ của GVMN có đặc điểm riêng, khác biệt hẳn với hoạt động GD của GV các bậc học khác. Do đó GVMN cần tổ chức các hoạt động CSGD trẻ theo phương thức hoạt động chủ đạo của trẻ “học mà chơi, chơi mà học”, theo phương thức bắt chước, luyện tập, thực hành, hành động, trải nghiệm, trò chơi…Trong giai đoạn đổi mới GDMN hiện nay, ngoài những mục tiêu chung là phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ, GDMN còn hướng tới mục tiêu giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho trẻ MN.

Như vậy, trong cơ sở GDMN, GV là người trực tiếp tổ chức hoạt động CSGD trẻ theo từng độ tuổi cụ thể. Phẩm chất đạo đức, trình độ nhận thức, khả năng tư duy sáng tạo của trẻ không chỉ phụ thuộc vào chương trình GD, vào môi trường giáo dục ở nhà trường mà phụ thuộc nhiều vào phẩm chất và trình độ chuyên môn và năng lực nghề nghiệp của GVMN. Có thể nói, đội ngũ GVMN là yếu tố quyết định chất lượng GDMN.

Trong giai đoạn hiện nay, định hướng đổi mới chương trình CSGD trẻ đòi hỏi đổi mới vai trò của GVMN, tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau:

- Đổi mới mục tiêu GDMN: Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời (Bộ GD&ĐT, 2017).

- Đổi mới nội dung GDMN: Nội dung chương trình GDMN đổi mới theo yêu cầu đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học; thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống.


Nội dung chương trình GDMN phải phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học. (Bộ GD&ĐT, 2017).

- Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động GDMN: Tổ chức các hoạt động của trẻ qua các hình thức khác nhau như: hoạt động chung cả lớp, hoạt động theo nhóm và hoạt động cá nhân. Mỗi hình thức hoạt động giúp trẻ phát huy và phát triển các năng lực khác nhau. Đổi mới hình thức tổ chức GD là tạo môi trường GD tích cực trong sự phát triển của trẻ. Các góc hoạt động giúp cho trẻ có cơ hội sử dụng các phương pháp và kỹ thuật nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức và cùng tham gia. GV tận dụng mọi tình huống, mọi cơ hội trong môi trường lớp học và trường mầm non, các nguyên vật liệu sẵn có trong môi trường sống xung quanh, các đồ dùng đã qua sử dụng phù hợp và an toàn, ngay cả bộ phận cơ thể của chính trẻ cũng là một phương tiện học tập có hiệu quả nhằm tìm hiểu, khám phá khả năng của bản thân và tạo ra các sản phẩm mới mang tính sáng tạo từ những nguyên vật liệu sẵn có trong môi trường xung quanh. Môi trường GD thực sự là một môi trường sống động, đa dạng hoá các hoạt động hữu ích khác nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.

- Đổi mới phương pháp GDMN: Với định hướng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”, các phương pháp GD truyền thống được sử dụng một cách linh hoạt trong quá trình giáo dục trẻ. Trong bất kỳ hoạt động nào, trẻ em cũng đều được tham gia tích cực và hoạt động theo nhu cầu, hứng thú của cá nhân, trẻ em học tập theo cách thức thoải mái trong một môi trường hoạt động phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Do vậy, nội dung và phương pháp GD theo hướng đổi mới đòi hỏi vai trò GVMN không phải là người cung cấp kiến thức một cách thụ động, giảng giải, giải thích mọi điều cặn kẽ cho trẻ, mà là người tổ chức các hoạt động và môi trường hoạt động sao cho trẻ được thỏa mãn nhu cầu học tập cá nhân. Trẻ được tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh, được chia sẻ nhận thức và cảm xúc của mình với bạn bè, và không ngừng phát triển tầm hiểu biết cá nhân.


Quản lí đội ngũ giáo viên mầm non khu vực miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp - 7

- Đổi mới đánh giá kết quả hoạt động giáo dục trẻ: Đánh giá sự phát triển của trẻ được tiến hành thường xuyên trong quá trình GD trẻ kết hợp với đánh giá theo định kỳ. Việc đánh giá quá trình GD trẻ thông qua quan sát hàng ngày kết hợp với đánh giá sự tiến bộ của trẻ thông qua kết quả hoạt động được thể hiện ở sản phẩm hoạt động của trẻ (tạo hình, kỹ năng phân loại/ phân nhóm và đếm số lượng, khả năng biểu đạt của trẻ qua câu chuyện trẻ kể, bài tập tô, các đồ chơi do trẻ làm ra)... Trong đánh giá phải có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sát hoạt động hằng ngày. Muốn vậy, GVMN phải có các kỹ năng quan sát, ghi chép, lưu giữ hồ sơ, theo dõi và đánh giá được sự tiến triển liên tục của trẻ. Bên cạnh đó GV tạo cơ hội cho trẻ được tự nhìn nhận và đánh giá bản thân. Mặt khác, đổi mới đánh giá còn được thực hiện qua việc trẻ nhận xét, đánh giá lẫn nhau qua nêu nhận xét, nêu cảm nhận và lý giải, giải thích ý kiến của mình.

Như vậy, xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, nền kinh tế thị trường phát triển mạnh tạo nên sự thay đổi về nhu cầu giáo dục của xã hội, đòi hỏi về dịch vụ CSGD lứa tuổi mầm non ngày càng tăng. Ngành GDMN cần đổi mới đồng bộ các thành tố của GDMN, trong đó phải chuẩn hóa đội ngũ GVMN theo CNN, xem đây là điều kiện tiên quyết đảm bảo thành công quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Trong giai đoạn đổi mới GDMN, đội ngũ GVMN có nhiệm vụ quan trọng và quyết định sự phát triển đúng đắn về phẩm chất, năng lực của trẻ mầm non thông qua các hoạt động CSGD trẻ theo yêu cầu đổi mới.

1.3.2. Yêu cầu của đội ngũ giáo viên mầm non trong bối cảnh đổi mới giáo dục mầm non‌

a. Yêu cầu về số lượng, cơ cấu của đội ngũ giáo viên mầm non

Quản lí và phát triển ĐNGV là vấn đề cốt yếu trong sự phát triển giáo dục. Sự phát triển của đội ngũ GVMN phải được hoạch định trên cả 3 mặt: số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ.

* Về số lượng: Theo quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập (Bộ GD&ĐT-Bộ NV, 2015): đối với nhóm trẻ tối đa 2,5 GV nuôi dạy một nhóm trẻ từ


15 đến 25 tùy theo tháng tuổi. Đối với lớp mẫu giáo tối đa 2,2 GV phụ trách một lớp từ 25 đến 35 trẻ (từ 3 đến 6 tuổi). Đối với lớp mẫu giáo học 1 buổi/ngày bố trí 1,2 GV /lớp từ 21 đến 29 trẻ theo độ tuổi. Đối với các cơ sở GDMN nơi không đủ số cháu/lớp thì mỗi GV nuôi dạy 6,8,10 trẻ nhà trẻ theo tháng tuổi và mỗi lớp mẫu giáo dạy 11,14,16 trẻ tùy theo độ tuổi. (Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ, 2015). Như vậy, ĐN GVMN với yêu cầu có đủ số lượng phải được đặt trong mối quan hệ hài hòa với các yếu tố kinh tế, tâm lí, giáo dục, chính trị, xã hội; số lượng không chỉ đơn thuần về mặt số học. Đó cũng chính là cơ sở cho việc xác định giải pháp về số lượng, về chính sách và tăng cường hiệu lực các chế định của Nhà nước...trong hệ giải pháp tổng thể.

* Về cơ cấu: Cơ cấu ĐNGV có thể hiểu đó là cấu trúc bên trong của đội ngũ, là một thể hoàn chỉnh, thống nhất. Đó là yêu cầu về đồng bộ hóa - cái góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của nguồn nhân lực. Một cơ cấu hợp lý sẽ tạo ra sự hoạt động nhịp nhàng của tổ chức, hạn chế tối đa sự triệt tiêu, nhưng lại tăng cường sự cộng hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố trong tổ chức. Để đảm bảo sự cân đối ĐN GVMN không để tình trạng vừa thừa, vừa thiếu trong một trường, một địa phương; tránh những hiện trạng thừa chung nhưng thiếu cục bộ; đảm bảo sự kế thừa giữa tỷ lệ độ tuổi (già - trẻ); tỷ lệ giáo viên miền núi và đồng bằng tất yếu phải áp dụng các giải pháp làm chuyển dịch cơ cấu (điều chuyển, tuyển dụng, đào tạo bổ sung…) Các thành phần cấu thành cơ cấu ĐN GVMN là: Cơ cấu trình độ đào tạo, cơ cấu xã hội (cơ cấu giới tính, thành phần dân tộc, tôn giáo, thành phần chính trị); cơ cấu độ tuổi… Hiện nay, theo yêu cầu chuẩn hóa ĐN GVMN, yếu tố về trình độ, năng lực nghề nghiệp của GVMN đáp ứng CNN được xem là yếu tố cốt lõi tạo nên ĐN GVMN cân đối, đồng bộ, vững chắc, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

b. Yêu cầu về đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

* Khái quát về chuẩn nghề nghiệp GVMN

CNN GVMN là hệ thống phẩm chất, năng lực mà GV cần đạt được để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong các cơ sở GDMN. “Chuẩn luôn vừa là mục tiêu để thầy, trò và nhà quản lí phấn đấu vươn tới, vừa là thước đo xem nền giáo dục ở mức độ nào so với chuẩn. Thiếu chuẩn mọi nỗ lực của


người làm GD đều chưa định hướng rõ ràng và càng không thể có sự đánh giá thống nhất về hiện trạng của nền giáo dục đó”. (Bộ GD&ĐT, 2018).

Chuẩn nghề nghiệp GVMN (2018) có ý nghĩa lớn đối với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng GDMN. CNN là căn cứ để GVMN tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. CNN là căn cứ để cơ sở GDMN đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GVMN; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của GV đáp ứng mục tiêu giáo dục của cơ sở GDMN, địa phương và của ngành giáo dục. CNN là căn cứ để các cơ quan quản lí nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên mầm non; lựa chọn và sử dụng đội ngũ GVMN cốt cán; căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của GVMN.

CNN GVMN không phải là những quy định bất biến, cứng nhắc, nó có thể được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và mục tiêu của GDMN ở từng giai đoạn. CNN GVMN phản ánh mô hình năng lực nghề nghiệp của GVMN, biểu hiện ở các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể của chuẩn để có thể đo lường, đánh giá ở những mức độ, theo mục tiêu nhất định. CNN GVMN là cơ sở định hướng quản lí, phát triển đội ngũ GVMN.

* Yêu cầu về phẩm chất năng lực của GVMN theo chuẩn nghề nghiệp

Căn cứ vào các tiêu chuẩn và tiêu chí trong CNN GVMN (2018), yêu cầu về phẩm chất, năng lực của đội ngũ GVMN theo CNN gồm:

- Yêu cầu về phẩm chất nhà giáo của GVMN

Phẩm chất của GVMN biểu hiện sự tuân thủ các quy định và rèn luyện đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo. GVMN không chỉ thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo, có ý thức tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo mà còn là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo. GVMN cần có


tác phong, phương pháp làm việc phù hợp với công việc của GVMN; có ý thức tự rèn luyện, tạo dựng phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ em và cha mẹ trẻ em; là tấm gương mẫu mực về phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ em và cha mẹ trẻ; có ảnh hưởng tốt và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo. Để thực hiện tốt việc chăm sóc và giáo dục trẻ, GVMN cần có tình thương yêu trẻ và gắn bó với nghề, luôn đặt kỉ cương, tình thương, trách nhiệm lên trên hết. Trong giao tiếp, ứng xử với trẻ MN, GV phải tuân thủ các quy định về đạo đức nghề nghiệp của GDMN, từ đó hình thành những phẩm chất bên trong được thể hiện ra bên ngoài qua nhận thức, thái độ, hànhvi (Cù Thị Thủy, 2020).

- Yêu cầu về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của GVMN

Yêu cầu này đặt ra là GVMN phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ sư phạm MN, thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới GD, tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phát triển toàn diện trẻ em theo Chương trình GDMN. Cụ thể:

+ Về phát triển trình độ chuyên môn theo yêu cầu của CNN, GVMN phải đạt chuẩn trình độ đào tạo: GVMN có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên theo quy định (Luật Giáo dục, 2019), tham gia và hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn theo quy định; thực hiện kế hoạch học tập, bồi dưỡng phù hợp với điều kiện bản thân; cập nhật kiến thức chuyên môn, yêu cầu đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ em nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em; chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về phát triển chuyên môn bản thân.

+ Về phát triển nghiệp vụ sư phạm, GVMN phải xây dựng được kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình GDMN, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ em trong nhóm, lớp; chủ động, linh hoạt điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ em, phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp và văn hóa địa phương; tham gia phát triển chương trình GD nhà trường; hỗ trợ đồng nghiệp trong xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ em, phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp và văn hóa địa phương.


+ Trong hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em, GVMN thực hiện được kế hoạch nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trong nhóm, lớp; đảm bảo chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, an toàn và phòng bệnh cho trẻ em theo Chương trình GDMN; chủ động, linh hoạt thực hiện đổi mới các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe, đáp ứng các nhu cầu phát triển khác nhau của trẻ em và điều kiện thực tiễn của trường, lớp; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em.

+ Trong giáo dục phát triển toàn diện trẻ em, GVMN thực hiện được kế hoạch giáo dục trong nhóm, lớp, đảm bảo hỗ trợ trẻ em phát triển toàn diện theo Chương trình GDMN; chủ động đổi mới phương pháp giáo dục trẻ em, linh hoạt thực hiện các hoạt động giáo dục và điều chỉnh phù hợp, đáp ứng được các nhu cầu, khả năng khác nhau của trẻ em và điều kiện thực tiễn của trường, lớp; hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện và điều chỉnh, đổi mới các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng phát triển toàn diện trẻ em.

+ Trong hoạt động quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em, GVMN sử dụng được phương pháp quan sát và đánh giá trẻ em để kịp thời điều chỉnh các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em; chủ động, vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức, công cụ đánh giá nhằm đánh giá khách quan sự phát triển của trẻ em, từ đó điều chỉnh phù hợp kế hoạch chăm sóc, giáo dục; chia sẻ và hỗ trợ đồng nghiệp về kinh nghiệm vận dụng các phương pháp quan sát, đánh giá sự phát triển của trẻ em. Tham gia hoạt động đánh giá ngoài tại các cơ sở giáo dục mầm non.

+ Trong hoạt động quản lí nhóm, lớp, GVMN thực hiện đúng các yêu cầu về quản lí trẻ em, quản lí cơ sở vật chất và quản lí hồ sơ sổ sách của nhóm, lớp theo quy định; có sáng kiến trong các hoạt động quản lí nhóm, lớp phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp; chia sẻ kinh nghiệm hay, hỗ trợ đồng nghiệp trong quản lí nhóm, lớp theo đúng quy định và phù hợp với điều kiện thực tiễn.

- Yêu cầu về xây dựng môi trường giáo dục

+ Yêu cầu về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường, GVMN cần thực hiện nghiêm túc các


quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh không bạo lực đối với trẻ em; thực hiện nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường; chủ động phát hiện, phản ánh kịp thời, đề xuất và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ gây mất an toàn đối với trẻ em, phòng, chống bạo lực học đường, chấn chỉnh các hành vi vi phạm nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường; chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc tổ chức xây dựng môi trường vật chất và môi trường văn hóa, xã hội đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện đối với trẻ em.

+ GVMN cần thực hiện các quy định về quyền trẻ em; các quy định về quyền dân chủ của bản thân, đồng nghiệp và cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em theo quy chế dân chủ trong nhà trường; đề xuất các biện pháp bảo vệ quyền trẻ em; phát huy quyền dân chủ của bản thân, cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và đồng nghiệp trong nhà trường; phát hiện, ngăn chặn, đề xuất biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường (nếu có); hướng dẫn, hỗ trợ và phối hợp với đồng nghiệp trong việc thực hiện các quy định về quyền trẻ em; phát huy quyền dân chủ của bản thân, đồng nghiệp và cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em theo quy chế dân chủ trong nhà trường.

- Yêu cầu phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng

GVMN phải xây dựng mối quan hệ gần gũi, tôn trọng, hợp tác với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; phối hợp kịp thời với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để nâng cao chất lượng các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục toàn diện cho trẻ em; chia sẻ, hỗ trợ kiến thức, kỹ năng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng. Đề xuất các giải pháp tăng cường phối hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng. GVMN cũng phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em.

- Yêu cầu ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin và khả năng nghệ thuật

Trong thời kì hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0, GVMN phải đạt yêu cầu về sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục

Xem tất cả 281 trang.

Ngày đăng: 23/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí