Cấu Tạo Và Nguyên Lý Làm Việc Của Cơ Cấu Phân Phối Khí

- Mặt lắp ghép của các te bị vênh thì phải nắn lại cho phẳng.

- Nút sả dầu bị trờn ren thì hàn đắp rồi làm lại ren mới.

- Các gioăng đệm bị hỏng rách hoặc đã sử dụng lâu ngày thì phải thay mới.

4.3.4 Xilanh

- Xilanh bị cào xước nhẹ thì dùng giấy nhám mịn đánh bóng đi dùng tiếp.

- Xilanh bị mòn côn, ôvan thì doa lại theo cốt sửa chữa.

- Xilanh đã hết cốt sửa chữa thì phải thay mới.

- Xilanh còn dùng lại phải cạo gờ trên miệng xilanh.

4.3.5 Piston-Chốt piston

a. Piston: Thay mới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.


b. Chốt piston:

- Khe hở dầu giữa chốt và lỗ bệ chốt quá mức tiêu chuẩn ta phải thay chốt Piston mới cho phù hợp. Có trường hợp thay cả Piston.

- Khe hở dầu giữa chốt và lỗ đầu nhỏ thanh truyền vợt quá giới hạn phải thay chốt mới hoặc thay cảc thanh truyền nếu cần thiết.

- Phục hồi chốt bằng cách nung nóng hoặc mạ Crôm rồi mài lại.


4.3.7 Vòng găng


- Với máy kéo: Thời gian thay vòng găng phải đạt 2000 giờ.


- Với ôtô: Sau khoảng 25.000 - 30.000 Km hoặc động cơ nổ có khói đen hoặc khói xanh, tiêu hao dầu bôi trơn quá4%.

4.3.8 Thanh truyền - Cong xoắn nắn lại.

- Bạc bị mòn thay mới.

4.3.9 Bạc lót thanh truyền

- Bạc bị dính bóc: do thiếu dầu bôi trơn nếu áp suất dầu giảm 1KG thì tương ứng là khe hở giữa bạc và trục mòn 0,1 mm.

4.3.10 Bu lông thanh truyền

Hỏng thay bulông mới.

4.3.11 Ắc và bạc ắc

a. Sửa chữa ắc

- Trong quá trình làm việc thường mòn 3 vị trí : Vị trí tiếp xúc với lỗ chốt piston và bạc ắc, nếu mòn thì thay mới.

b. Sửa chữa bạc ắc

- Bạc ắc được lắp găng với đầu nhỏ thanh truyền và được lắp lỏng với ắc piston, trong quá trình làm việc bị mòn thì thay mới.

4.3.12 Trục khuỷu

- Các vết cào xước, cháy rỗ, rạn nứt nhỏ dùng giấy nhám mịn đánhlại.

- Các vết mà lớn phải cạo rà lại các cổ trục, cổ biên hoặc phải hạ cốt trục khuỷu.

* Yêu cầu kỹ thuật sau khi hạ cốt:

+ Độ bóng, cứng bề mặt.

+ Khả năng chịu lực, ứng suất.

- Nếu khe hở vượt quá giới hạn cho phép ta phải thay cụm tay biên mới. Trong tr- ường hợp đặc biệt phải thay trụckhuỷu.

- Độ côn, ôvan của cổ trục và cổ biên nhỏ hơn giá trị giới hạn cho phép dùng lại sau khi làm sạch các vết cào xước, cháy rỗ, rạn nứt.

- Độ côn, ôvan của cổ trục và cổ biên lớn hơn giá trị giới hạn ta phải mài lại hoặc hạ cốt các vị trí cổ trục, cổ biên đó.

* Chú ý:

Sau khi mài hay hạ cốt phải sử lý độ cứng, độ bóng bề mặt theo yêu cầu.

- Trục bị cong, xoắn phải nắn lại bằng máy ép thủy lực hoặc thay mới.

- Độ rơ dọc trục của trục khuỷu lớn hơn giá trị giới hạn phải thay căn đệm vào các vị trí cổ trục, cổ biên để độ rơ trong giới hạn cho phép.

* Yêu cầu kỹ thuật sau khi sửa chữa.

- Độ côn và độ ôvan cho phép < 0.02mm.

- Độ cong và độ xoắn cho phép < 0.01 mm / 100 mm chiều dài.

* Chú ý: Đối với động cơ TOYOTA < 0.08 mm / 100 mm chiều dài.

- Trục đem mài hoặc hạ cốt phải đảmbảo:

+ Độ cứng: 50 – 62 HRC.

+ Lớp thấm tôi: 2.5 – 5.5 mm.

+ Độ bóng bề mặt.

+ Kích thước sai lệch giữa các cổ < 0.05 mm.

Bài 3. CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ Thời gian: 8giờ

Mục tiêu của bài:

Học xong bài này học viên có khả năng:

- Trình bày đúng nhiệm vụ, phân loại cơ cấu phân phối khí.

- Trình bày đúng những hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

- Sử dụng đúng, hợp lý các trang thiết bị, dụng cụ tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa

- Tháo lắp kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng được cơ cấu phân phối khí theo đúng quy trình, quy phạm và đảm bảo an toàn.

- Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận, chịu khó.

Nội dung của bài:

1.Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại.

1.1. Nhiệm vụ.

Cơ cấu phân phối khí dùng thực hiện quá trình trao đổi khí, thải khí đã cháy (khí thải) ra khỏi xylanh và nạp hỗn hợp khí (động cơ xăng) hoặc không khí sạch (động cơ Điêzel) vào xylanh để động cơ làm việc liên tục.

1.2. Phân loai.

* Phân loại cơ cấu phân phối khí căn cứ vào cách thức đóng mở cửa nạp và cửa xả:

- Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp (cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo và xupáp đặt).

- Cơ cấu phân phối khí dùng van trượt.

- Cơ cấu phân phối khí dùng piston đóng cửa nạp và cửa xả (động cơ hai kỳ).

1.3. Yêu cầu.

- Đảm bảo chất lượng của quá trình trao đổi khí (thải sạch sản vật cháy, nạp đầy hỗn hợp đốt).

- Đóng mở đúng thời điểm qui định.

- Đảm bảo đóng kín buồng cháy của động cơ trong các kỳ nén nổ và không cho khí thải quay lại buồng đốt.

- Độ mòn của chi tiết ít nhất và tiếng kêu nhỏ nhất.

- Dễ điều chỉnh và sửa chữa.


2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí

2.1. Cấu tạo

1. Ổ đặt xupáp

2. Xupáp

3. Bạc dẫn hướng

4. Lò xo xupáp

5. Đế tựa xupáp

6. Móng hãm

7. Đòn gánh

8. Trục giàn đòn gánh

9. Vít điều chỉnh khe hở nhiệt

10. Giá đỡ trục giàn đòn gánh

11. Đũa đẩy xupáp

12. Con đội

13. Vấu cam

14. Bánh răng truyền động

10 9 8 7 6

5

4

3

2

11 1


12

13

14


Hình 4.1

a. Bộ phận đóng kín

- Xupáp

Chịu tác dụng của nhiệt độ và áp suất cao cho nên xupáp được chế tạo bằng thép bền đặc biệt; xupáp hút làm bằng thép crôm-niken hoặc crôm, còn xupáp xả bị đốt nóng nhiều hơn được chế tạo bằng thép chịu nóng. Xupáp gồm đĩa và thân, đường kính đĩa của xupáp hút lớn hơn xupáp xả để đảm bảo nạp đầy không khí vào xi lanh. Mặt vát A của đĩa và mặt vát của đế xupáp trong nắp xi lanh có góc vát 450. Mặt vát xupáp của một số động cơ khác được phủ một lớp hợp kim cứng đặc biệt.

Độ ép khít của các mặt vát đạt được bằng cách rà xupáp với đế. ở mặt đĩa xupáp có làm rãnh cắt hoặc trong khi rà. Từ đĩa đến thân xupáp có cấu tạo chuyển tiếp đều đặn làm cho xupáp có độ bền cao, dẫn nhiệt tốt từ đĩa xupáp và giảm lực cản chuyển động của hơi. Toàn bộ thân xupáp được gia công chính xác. Phần trên của thân xupáp khoảng chiều dài 35 mm được chế tạo bằng thép hợp kim và được hàn chỗ giáp mối đến thân chính. Mặt đầu thân xupáp được tôi, nhờ đó giảm hao mòn do tác động của mỏ đòn gánh. Mỏ đòn gánh khi ấn xupáp xuống sẽ lăn theo mặt đầu thân xupáp với độ trượt.

Thân xupáp 3 dịch chuyển trong bạc hướng dẫn 4 với khe hở nhỏ. Bạc 4 bằng gang hoặc thép được ép trong nắp xi lanh. Bề mặt xốp của bạc và lớp phủ graphít ở thân xupáp bảo đảm bôi trơn tốt các chi tiết ghép.

1 các móng hãm 2 đĩa lò xo 3 xupáp 4 bạc xupáp 5 lò xo Ở phần trên của thân 1

1- các móng hãm; 2-đĩa lò xo;

3- xupáp;

4-bạc xupáp; 5-lò xo.

Ở phần trên của thân xupáp có một rãnh vòng để lắp hai móng hãm 1 giữ đĩa lò xo 2 trên xupáp. Mỗi xupáp có một hoặc hai lò xo tì vào

Hình 4.2. Cơ cấu xupáp


- Ổ đặt xupáp

đĩa 2. Chúng giữ xupáp ở trạng thái treo và ép chặt đĩa xupáp vào đế.


Ổ đặt xupáp dùng làm đế cho phần đóng kín của xupáp. Đa số các động cơ máy kéo có ổ đặt xupáp nằm ngay vào nắp xi lanh hay khối xi lanh-cácte. Để làm tăng độ chịu mòn và dễ sửa chữa một số động cơ ổ đặt của các xupáp xả và đôi khi cả xupáp nạp làm thành một vòng rời bằng thép chịu nóng hay gang đặc biệt để ép vào trong nắp xi lanh hay khối xi lanh-các te.

- Lò xo xupáp

Lò xo xupáp dùng để ép khít xupáp và nhận các lực quán tính xuất hiện khi cơ cấu phân phối khí hoạt động. Trong động cơ người ta dùng những lò xo cuộn vòng hình trụ bằng dây thép đường kính 38 mm và số vòng từ 714 vòng. Thường thì xupáp của động cơ máy kéo có một lò xo. Nhưng đôi khi ở những động cơ dung tích lớn, khối lượng của các phần chuyển động qua lại tương đối lớn và ở một số động cơ có số vòng quay nhanh có đặt hai lò xo (lồng vào nhau). Các vòng của lò xo phía trong và lò xo phía ngoài khác chiều nhau như thế để tránh cho chúng khỏi gài vào nhau. Khi có hai lò xo thì kích thước quy định có thể giảm đi, còn trong trường hợp xupáp treo khi có hai lò xo thì máy sẽ đảm bảo làm việc được chắc chắn, nếu một lò xo bị gãy thì lò xo còn lại sẽ giữ không cho xupáp lọt vào trong xi lanh.

- Móng hãm

Móng hãm xupáp gồm hai mảnh khớp với đuôi xupáp, khi lắp ghép kiểm tra độ cao không đồng đều của hai mảnh hãm không được quá 0,2 mm; khe hở giữa hai mảnh hãm không được nhỏ hơn 0,5 mm và phải bằng nhau ở haibên.

b. Bộ phận truyền lực

- Con đội


a b c Hình 4 3 Con đội cơ khí a Con đội hình trụ cam lệch tâm b Con đội hình 2a b c Hình 4 3 Con đội cơ khí a Con đội hình trụ cam lệch tâm b Con đội hình 3a b c Hình 4 3 Con đội cơ khí a Con đội hình trụ cam lệch tâm b Con đội hình 4


a) b) c Hình 4.3: Con đội cơ khí

a- Con đội hình trụ cam lệch tâm; b- Con đội hình trụ cam nghiêng; c- Con đội của xupáp đặt bên

Chuyển động của các cam trục phân phối truyền cho xupáp qua con đội, đũa đẩy và đòn gánh. Con đội có hình dáng giống như một cái cốc hoặc hình nấm. Bề mặt làm việc của con đội được mài láng. Nhờ phần hình trụ nó dịch chuyển tự do trong một bạc gang hoặc lỗ khối động cơ.

Để đáy con đội và phần hình trụ của nó mòn đều, con đội khi dịch chuyển lên xuống cần phải quay xung quanh trục của nó Muốn vậy, ở con đội có đáy phẳng, trục tâm con đội phải lệch đối với đỉnh giữa của cam.

Cam của động cơ không lệch đối với trục tâm con đội nhưng điểm lăn của nó không trùng với trục tâm, bởi vì đáy con đội có một độ lồi nhỏ, còn cam được chế tạo với độ côn nhỏ.

- Đũa đẩy

Đũa đẩy của con đội kiểu đòn bẩy làm bằng thép ống có đầu tròn. Dầu được cung cấp đến các đòn gánh xupáp qua rãnh trong ống. Đũa đẩy động cơ được chế tạo bằng thanh thép, phía dưới có một đầu lồi hình cầu, còn phía trên có dạng cốc đỡ vít điều chỉnh đòn gánh. Các đầu đũa đẩy của tất cả động cơ đều được tôi.

- Đòn gánh

Đòn gánh được dập bằng thép có một bạc đồng 6 và hai vai đòn. Vai dài hướng về phía đầu mút xupáp, phía đầu đòn gánh có mỏ được tôi và mài bóng, còn ở vai ngăn có vặn một vít điều chỉnh 3 với đai ốc hãm 4. Cần đẩy 2 tì vào đầu dưới của vít điều chỉnh.

Đòn gánh 5 xoay trục 7 là một ống hai đầu được đậy kín, Trụ đỡ 8 bằng gang được bắt vào nắp xi lanh bằng đai ốc vít cấy. Đòn gánh được giữ cho khỏi dịch dọc trục nhờ các lò xo hãm. Mỗi nắp xi lanh có ba trụ đỡ được hãm bằng chốt và bắt bằng bu lông. Đòn gánh được giữ cho khỏi xê dịch theo trục nhờ vòng đệm và vòng hãm. Các bề mặt ma sát (đòn gánh-trục và vít điều chỉnh-cần đẩy) được bôi trơn bằng dầu, dầu được cung cấp theo trục hình ống đến bạc và theo các lỗ khoan trong đòn gánh đến vít điều chỉnh của nó.


c. Trục phân phối và bánh răng phân phối

- Trục phân phối (trục cam)

Trục phân phối của động cơ có các cam, cổ tựa và chỗ để bắt bánh răng chủ động. Trục được chế tạo bằng thép, cổ trục và cam được xêmentit hoá và tôi với một độ sâu nhỏ, bề mặt được mài láng.

Cổ trục phân phối tựa lên bạc bằng đồng, thép hoặc gang, lắp trong khối động cơ. Nhờ áp suất bơm, dầu từ các rãnh khối động cơ tới bôi trơn cho bạc. Một trong những cổ trục phân phối có lỗ khoan để dẫn dầu vào rãnh khối động cơ, sau đó tới các đòn gánh. Dầu vào rãnh từng đợt một trong trường hợp các lỗ cổ trục phân phối trùng với rãnh trong thân động cơ. Phương pháp cung cấp đều như vậy gọi là phương pháp xung động.

Hình 4 4 Bộ phận truyền động 1 Bánh răng cam 2 Vấu cam bơm cao áp 3 Then 4 Con 5


Hình 4.4 Bộ phận truyền động

1. Bánh răng cam; 2. Vấu cam bơm cao áp; 3. Then; 4. Con đội; 5. Đũa đẩy

- Bánh răng phân phối (bánh răng cam)

Ở động cơ các bánh răng trục phân phối và trục khuỷu ăn khớp nhau qua bánh răng trung gian. Để truyền động êm dịu và giảm tiếng ồn, các bánh răng

Xem tất cả 183 trang.

Ngày đăng: 28/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí