Giáo Viên Mầm Non Và Đội Ngũ Giáo Viên Mầm Non


xác định các khái niệm về quản lí ĐNGV, yêu cầu, chức năng, nội dung, phương pháp quản lí ĐNGV, các nghiên cứu xác định cơ sở thực tiễn và xác lập các giải pháp quản lí, phát triển ĐNGV, đội ngũ GVMN đối với từng vùng, miền một cách hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục. Đặc biệt, các công trình nghiên cứu trong nước về quản lí, phát triển đội ngũ GV các cấp học đã hệ thống hóa được cơ sở lí luận, xác định được thực trạng đội ngũ GV, quản lí ĐNGV và đề xuất một số giải pháp quản lí ĐNGV ở các cấp học.

Các nghiên cứu về CNN giáo viên và quản lí ĐN GVMN theo CNN khẳng định: CNN GV là hệ thống phẩm chất, năng lực mà GV cần đạt để thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong các cơ sở giáo dục. Vì vậy ở mỗi quốc gia khác nhau, ở mỗi giai đoạn khác nhau đều đề ra các CNN GV phù hợp với yêu cầu phát triển ĐNGV và yêu cầu phát triển giáo dục. Quản lí đội ngũ GV nói chung và đội ngũ GVMN nói riêng theo CNN GVMN là yêu cầu tất yếu của sự phát triển NNL cho giáo dục của các quốc gia trong xu thế hội nhập. Khâu then chốt trong quản lí đội ngũ GVMN theo CNN là căn cứ vào những yêu cầu về phẩm chất, năng lực của GV trong CNN để quản lí đội ngũ GVMN đáp ứng chuẩn nghề nghiệp.

Những kết quả nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu đã tổng quan tạo cơ sở, nền tảng lí luận, định hướng cho tác giả kế thừa và phát triển trong xây dựng cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đã tổng quan hoặc khái quát cơ sở lí luận trên bình diện chung, vĩ mô hoặc nghiên cứu thực tiễn và đề xuất giải pháp ở các phạm vi địa phương, khu vực khác nhau. Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu hệ thống, chuyên sâu về quản lí ĐNGVMN ở khu vực miền Trung, Việt Nam theo CNN, vì vậy, đề tài luận án này tiếp tục nghiên cứu sâu đề tài này theo 3 nhiệm vụ chính là: 1) Về lí luận: Hệ thống hoá và phát triển cơ sở lí luận về đội ngũ GVMN theo CNN 2018 và quản lí đội ngũ GVMN theo CNN 2018; 2) Về thực tiễn: Phân tích, đánh giá khách quan thực trạng đội ngũ GVMN và quản lí đội ngũ GVMN khu vực miền Trung theo CNN 2018; 3) Về biện pháp: Đề xuất hệ thống biện pháp quản lí đội ngũ GVMN khu vực miền Trung theo CNN 2018.


1.2. Các khái niệm cơ bản‌

1.2.1. Giáo viên mầm non và đội ngũ giáo viên mầm non

a. Giáo viên mầm non

Luật Giáo dục (2019) quy định: Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở GDMN, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; giảng dạy ở trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên. Nhà giáo có vai trò trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị trí quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh. (Luật Giáo dục, 2019).

Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BNV (2019) quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp: GV là chức danh nghề nghiệp của người dạy học trong các trường phổ thông, trường nghề và trường MN; là người làm nhiệm vụ giảng dạy và GD nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục là xây dựng, hình thành nhân cách của người học, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Điều lệ trường MN xác định: GV trong các cơ sở GDMN là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, CSGD trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Mặc dù được đào tạo chuyên môn như nhau, nhưng tuỳ theo nhiệm vụ được phân công nên trong trường MN có những GV thực hiện nhiệm vụ CSGD trẻ em dưới 3 tuổi tại các nhóm/lớp nhà trẻ gọi là GV nhà trẻ. Những GV thực hiện nhiệm vụ CSGD trẻ tại các nhóm/lớp mẫu giáo gọi là GV mẫu giáo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.

Như vậy, có thể hiểu, GVMN là giáo viên đảm nhận hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ dưới 6 tuổi ở cơ sở GDMN và có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục ở cơ sở GDMN.

b. Đội ngũ giáo viên mầm non

Quản lí đội ngũ giáo viên mầm non khu vực miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp - 6

Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê, 1998), ĐN là tập hợp số đông người cùng chức năng nghề nghiệp, hợp thành lực lượng trong tổ chức. Thuật ngữ “đội ngũ” được dùng khá phổ biến trong hoạt động quản lí như: “đội ngũ cán bộ quản lí”, “đội ngũ giáo viên”, “đội ngũ công chức”, “đội ngũ viên chức”... Đội ngũ là tập hợp một số đông người hợp thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng nghề nghiệp hoặc khác nghề nhưng có chung mục đích xác định. Từ điển Giáo dục học (Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Vǎn Tảo


và Bùi Hiền, 2001) định nghĩa, ĐNGV là tập thể những người đảm nhiệm công tác giáo dục và dạy học có đủ tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn và nghiệp vụ quy định; là lực lượng quyết định hoạt động giáo dục của nhà trường, cho nên cần được đặc biệt quan tâm xây dựng mọi mặt, phải có đủ số lượng, phù hợp với cơ cấu giảng dạy của các bộ môn, đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa nam và nữ, giữa lớp già và lớp trẻ. Đội ngũ GVMN, theo Điều lệ trường MN là tập hợp những người làm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập (BGD&ĐT, 2015).

Như vậy, có thể hiểu: Đội ngũ giáo viên mầm non là tập hợp những giáo viên mầm non đảm nhiệm hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non, có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực theo quy định.

1.2.2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non‌

a. Khái niệm chuẩn và chuẩn nghề nghiệp

Khái niệm “chuẩn” theo từ điển Tiếng Việt: là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó làm cho đúng (Hoàng Phê, 1998). Trong Đại từ điển Tiếng Việt (2009), định nghĩa về chuẩn và những phạm trù gần với chuẩn như: Cái được xác lập bởi quyền lực, tập quán hoặc sự thoả thuận chung để làm mẫu hoặc vật so sánh; cái được đặt ra và xác lập bởi quyền lực để làm luật lệ (quy tắc) đo lường số lượng, trọng lượng, giá trị hoặc chất lượng (Nguyễn Như Ý, 2009).

Từ đó, có thể hiểu: chuẩn là những tiêu chuẩn, tiêu chí có tính nguyên tắc, công khai và mang tính xã hội được đặt ra bởi quyền lực hành chính và cả chuyên môn để làm thuớc đo đánh giá trình độ đạt được về chất lượng, hoạt động của công việc, sản phẩm, dịch vụ… trong lĩnh vực nhất định theo mong muốn của chủ thể quản lí nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.

Khi nói đến chuẩn của người lao động nói chung, có các khái niệm là chuẩn trình độ đào tạo và CNN. Chuẩn trình độ đào tạo là trình độ đào tạo chuẩn được pháp luật quy định cho đội ngũ lao động của một ngành nghề ở một giai đoạn nhất định. Trình độ đào tạo chuẩn sẽ được xác nhận thông qua loại bằng cấp đào tạo tương ứng (Trần Hồng Thắm, 2018). CNN là hệ thống các yêu cầu, tiêu chí về năng lực nghề nghiệp của một nghề nào đó được phân loại từ thấp đến cao. CNN khi


được xác định sẽ đưa ra một sơ đồ về cơ cấu và hệ thống năng lực nghề nghiệp, căn cứ vào đó có thể thấy rõ quá trình phát triển năng lực nghề nghiệp cuả từng trình độ. Khi xác định CNN, người ta nói đến trình độ đào tạo ban đầu hoặc tiếp theo của người lao động hoặc nói đến các bước phát triển khác nhau của toàn bộ năng lực nghề nghiệp. CNN cũng sẽ thay đổi theo sự thay đổi của khoa học, kỹ thuật, của trình độ đào tạo người lao động, của các yếu tố khoa học kỹ thuật và cá nhân của người đó...

Như vậy, chuẩn nghề nghiệp được hiểu là hệ thống những tiêu chuẩn, tiêu chí, yêu cầu về phẩm chất, năng lực mà người lao động cần đạt được để thực hiện nhiệm vụ của một nghề nghiệp nhất định.

b. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ và yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục, các quốc gia trên thế giới có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng nghề nghiệp của đội ngũ GV nói chung và GVMN nói riêng. Điều này thể hiện qua chính sách đối với GD về xây dựng nhà trường theo chuẩn mực nhất định, xác định các yêu cầu về phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của GV, dùng làm căn cứ để GV xác định nhu cầu phát triển nghề nghiệp, định hướng tiếp tục học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp và là căn cứ quan trọng để nhà quản lí thực hiện đánh giá GV, quản lí đào tạo, bồi dưỡng GV.

Chuẩn nghề nghiệp GVMN nhấn mạnh đến chất lượng tay nghề và đạo đức nghề nghiệp của người GV làm việc trong các truờng mầm non, nhà trẻ, trường mẫu giáo (Bộ GD&ĐT, 2008). Do đặc thù lao động của người GVMN là chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 đến 72 tháng tuổi, nên tay nghề của họ có liên quan đến nhiều năng lực chăm sóc sức khoẻ, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Mặt khác, giáo dục trẻ MN mang tính toàn diện đòi hỏi người GVMN phải có sự hiểu biết nhất định về sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi, phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, GD trẻ MN. Chính vì CNN GVMN có liên quan đến chuẩn năng lực đối với GV nói chung và những năng lực CSGD trẻ em lứa tuổi từ 3 tháng đến 72 tháng tuổi.

Như vậy, trong luận án này, sử dụng khái niệm CNN GVMN theo quan điểm của Bộ GD&ĐT (2018): Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là hệ thống phẩm


chất, năng lực mà giáo viên cần đạt được để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non.

CNN GVMN nhấn mạnh phẩm chất là tư tưởng, đạo đức, lối sống của GVMN trong thực hiện công việc, nhiệm vụ, năng lực là khả năng thực hiện công việc, nhiệm vụ của GVMN. Phẩm chất, năng lực ở từng lĩnh vực của chuẩn nghề nghiệp GVMN thể hiện ở các yêu cầu về tiêu chuẩn và tiêu chí. Mức của tiêu chí là cấp độ đạt được trong phát triển phẩm chất, năng lực của mỗi tiêu chí. Có ba mức đối với mỗi tiêu chí theo cấp độ tăng dần, mức cao hơn đã bao gồm các yêu cầu ở mức thấp hơn liền kề: (1) Mức đạt: Có phẩm chất, năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao trong nuôi dưỡng, CS,GD trẻ MN theo quy định; (2) Mức khá: Có phẩm chất, năng lực chủ động đổi mới trong thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu GD của cơ sở GDMN;

(3) Mức tốt: Có phẩm chất, năng lực sáng tạo trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; có ảnh hưởng tích cực đến trẻ em, đồng nghiệp, cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em, chia sẻ kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm về nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ em và thực hiện quyền trẻ em (Bộ GD&ĐT, 2018).

1.2.3. Quản lí đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp‌

a. Quản lí

Trong quá trình hình thành và phát triển của khoa học quản lí, khái niệm quản lí được tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau: Các-Mác khẳng định: Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào khi tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất… Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng (Bùi Minh Hiền, 2015).

F.W Taylor cho rằng: “Quản lí là hoàn thành công việc của mình thông qua người khác và biết được một cách chính xác họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.” (Trần Kiểm, 2008). Harold Koontz (1998) cho rằng: “Quản lí là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo sự phối hợp nỗ lực của cá nhân để đạt được mục đích của nhóm (tổ chức), mục tiêu của quản lí là hình thành một môi trường trong đó con người có thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền


bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất.” (Bùi Minh Hiền, 2015). S.P.Robbins (2004) định nghĩa: “Quản lí là tiến trình hoàn thành công việc một cách hiệu quả và đạt kết quả thông qua và cùng với người khác” (Stephen P. Robbins, David A. Decenzo, 2004). Tác giả Gareth R.Jones và Jennifer M. George (2003), cho rằng: “Quản lí là hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra tài nguyên nhân sự và các tài nguyên khác nhằm hoàn thành có kết quả và có hiệu quả mục tiêu của tổ chức.” (Gareth R. Jones và Jennifer M. George, 2003). Tác giả Paul Hersey và Ken Blanc Hard (1995) giải thích: “Quản lí là một quá trình cùng làm việc giữa nhà quản lí với người bị quản lí, nhằm thông qua hoạt động của cá nhân, của nhóm, huy động các nguồn lực khác để đạt mục tiêu của tổ chức”.

Theo Từ điển Giáo dục học, “Quản lí là hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” (Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Vǎn Tảo và Bùi Hiền, 2001).

Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012) quan niệm: “Hoạt động quản lí là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí (người quản lí) đến khách thể quản lí (người bị quản lí) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”.

Các tác giả Bùi Minh Hiền và Nguyễn Vũ Bích Hiền, (2015) cho rằng: “Quản lí là những tác động của chủ thể quản lí trong việc huy động, phát huy kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực trong và ngoài tổ chức một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất”.

Từ những khái niệm trên, có thể khái quát chung: Quản lí là sự tác động có định hướng, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí để lãnh đạo, tổ chức, liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất và sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm đạt mục tiêu quản lí đề ra của tổ chức.

Khái niệm quản lí có các yếu tố cơ bản là chủ thể quản lí (ai quản lí?), khách thể (đối tượng) quản lí (quản lí ai và cái gì?), mục tiêu quản lí (quản lí để làm gì?). Quản lí có 4 chức năng cơ bản là: kế hoạch hóa, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra, đánh


giá. Bốn chức năng cơ bản cùng với yếu tố thông tin trong quản lí có liên quan mật thiết với nhau tạo thành một chu trình quản lí.

b. Quản lí đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

Có nhiều cách tiếp cận khái niệm quản lí đội ngũ nói chung và đội ngũ GVMN nói riêng, tuy nhiên luận án tiếp cận khái niệm quản lí đội ngũ GVMN từ khái niệm quản lí nguồn nhân lực, cân nhắc cả mục tiêu của tổ chức và nhu cầu của cá nhân. Theo tác giả Nguyễn Lộc (2010), quản lí NNL là việc ”thu hút, phát triển và duy trì lực lượng lao động có năng lực và nhiệt tình với công việc nhằm thực hiện được nhiệm vụ, mục tiêu và chiến lược cả tổ chức”. Theo tác giả Phạm Văn Thuần (2011), ở cấp độ vi mô, quản lí NNL là một nội dung của quản lí tổ chức (một đơn vị cơ sở, một tổ chức cụ thể với những chức năng nhiệm vụ và quyền hạn nhất định) nhằm kế hoạch hóa nguồn nhân lực, tuyển dụng, tuyển chọn, định hướng, huấn luyện và phát triển... Tác giả Nguyễn Hải Sản (2008) cho rằng quản lí NNL là quá trình phân tích, đánh giá, hoạch định, quản lí và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức. Tác giả Trần Khánh Đức (2014) cho rằng phát triển NNL có thể coi là một lĩnh vực của ”quản lí NNL” – là quá trình tạo ra sự biến đổi, chuyển biến số lượng, cơ cấu và chất lượng NNL phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.

Các tác giả Bùi Minh Hiền và Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015) khái quát: quản lí NNL là quá trình tiến hành các tác động của chủ thể quản lí theo kế hoạch chủ động và phù hợp với quy luật khách quan đến nguồn nhân lực của tổ chức nhằm tạo ra sự thay đổi về số lượng, chất lượng, cơ cấu NNL đáp ứng mục tiêu phát triển của tổ chức. Từ đó khẳng định quản lí NNL trong nhà trường cũng được hiểu là quá trình tiến hành các tác động của chủ thể quản lí (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trưởng đơn vị, phòng, khoa...) theo kế hoạch chủ động và phù hợp với quy luật khách quan đến nguồn nhân lực trong nhà trường nhằm tạo ra sự thay đổi về số lượng, chất lượng, cơ cấu NNL đáp ứng mục tiêu phát triển của nhà trường.

Đội ngũ GVMN chính là NNL của các cơ sở GDMN, vì vậy, trong quá trình quản lí đội ngũ GVMN, nhà quản lí cần thực hiện các nhiệm vụ, các khâu của quy


trình quản lí NNL từ lập kế hoạch, tuyển dụng, phát triển nhân lực có chất lượng thông qua đào tạo, bồi dưỡng, duy trì đội ngũ và đánh giá đội ngũ.

Như vậy, xuất phát từ quan niệm QLNNL là tập hợp các hoạt động quản lí để đảm bảo việc sử dụng và phát triển con người một cách hiệu quả nhằm hiện thực hóa lợi ích của cá nhân, đơn vị, tổ chức, xã hội, đồng thời căn cứ vào mục đích của CNN GVMN, quản lí đội ngũ GVMN theo CNN được hiểu là quá trình tiến hành các tác động của chủ thể quản lí cơ sở giáo dục mầm non theo kế hoạch chủ động và phù hợp với quy luật khách quan đến đội ngũ GVMN nhằm tạo ra sự thay đổi về số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ GVMN đáp ứng các yêu cầu của CNN GVMN.

1.3. Đội ngũ giáo viên mầm non và chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm‌

non

1.3.1. Vai trò của đội ngũ giáo viên mầm non trong giai đoạn đổi mới‌

giáo dục mầm non hiện nay

GDMN là bậc học nền tảng của hệ thống GD quốc dân, đặt cơ sở ban đầu nhưng rất quan trọng cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em, góp phần thực hiện mục đích giáo dục. Cơ sở GDMN có nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong độ tuổi từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi theo chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành… (Bộ GD&ĐT, 2015).

Đối với trẻ MN, đặc điểm phát triển tâm lí, nhân cách lứa tuổi có những đặc thù riêng với hoạt động chủ đạo là “học mà chơi, chơi mà học”. Trẻ “học” nhận biết sự vật hiện tượng và hình thành các khái niệm tốt nhất qua các hoạt động trải nghiệm, khám phá, tìm tòi dưới sự tổ chức và hướng dẫn của GV. Nhận thức của trẻ đi từ thử nghiệm đến nhận biết, hiểu và trải nghiệm vào cuộc sống để biến thành vốn hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân. Trẻ MN chưa ý thức được mục đích hoạt động của mình nên thường thiếu chủ động, nhiều khi trẻ hành động mang tính bột phát, ngẫu hứng, đồng thời khả năng tự điều khiển bản thân của trẻ còn yếu. Do đó, để giúp trẻ hoạt động đúng hướng, người GV cần có kế hoạch CSGD cụ thể và linh hoạt nhằm bồi dưỡng khả năng định hướng, phát triển tính chủ đích và tích cực hoạt động ở trẻ. Mặt khác, việc học của trẻ cùng cần phải thường xuyên ôn luyện và

Xem tất cả 281 trang.

Ngày đăng: 23/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí