xương, ở giữa thân xương có buồng tủy. Đầu xương được cấu tạo bởi chất xương xốp ở trung tâm, xương cốt mạc ở chung quanh, và sụn khớp ở ở diện khớp.
Có các mạch máu và thần kinh chui qua các lỗ nui xương để cảm giác và dinh dưỡng xương.
4. Sự cốt hóa, tăng trưởng và tái tạo xương:
@ Sự cốt hóa: Xương được hình thành qua 1 quá trình biến đổi mô liên kết thường thành mô liên kết rắn đặc, ngấm đầy muối calci, gọi là mô xương, quá trình này gọi là sự cốt hóa.
Có 2 hình thức cốt hóa:
# Cốt hóa trực tiếp (cốt hóa màng): chất căn bản của mô liên kết ngấm calci, và biến thành xương. Các xương được hình thành theo hình thức này gọi là các xương màng.
# Cốt hóa sụn: chất căn bản của mô liên kết ngấm cartilagen thành sụn, sau đó sụn này biến thành xương.
@ Sự tăng trưởng:
Có thể bạn quan tâm!
- Giải phẫu sinh lý - Trường Tây Sài Gòn - 1
- Các Cơ Thành Bụng Sau: Gồm Cơ Thắt Lưng Chậu, Cơ Vuông Thắt Lưng.
- Giải phẫu sinh lý - Trường Tây Sài Gòn - 4
- Các Cơ Vùng Đùi Sau: Gồm Ba Cơ Ụ Ngồi Cẳng Chân Là Cơ Bán Màng, Bán Gân Và Cơ Nhị Đầu Đùi Có Nhiệm Vụ Duỗi Đùi Và Gấp Cẳng Chân. Dây Thần
Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.
Theo chiều dài, nhờ sụn đầu xương (nối giữa đầu xương và thân xương), làm xương tiếp tục tăng trưởng cho đến 20-25 tuổi thì ngừng.
Tăng trưởng theo chiều dầy, là do sự phát triển của màng xương.
@ Sự tái tạo xương:
Khi xương gãy, giữa 2 đầu xương sẽ hình thành mô liên kết, mô liên kết này ngấm calci và biến thành xương, làm lành xương. Khi các đoạn gãy xa nhau, xương sẽ chậm liền, hoặc tạo thành khớp giả. Vì vậy cần nắn chỉnh và bất động tốt nơi gãy.
A. VÙNG ĐẦU MẶT CỔ
I. XƯƠNG ĐẦU MẶT CỔ
Sọ được cấu tạo do 23 xương hợp lại, trong đó có 21 xương gắn lại với nhau thành khối bằng các đường khớp bất động, chỉ có xương hàm dưới liên kết với khối xương trên bằng một khớp động (khớp thái dương hàm).
Sọ gồm hai phần:
- Sọ thần kinh hay sọ não, tạo nên một khoang rỗng, chứa não bộ. Hộp sọ có hai phần là vòm sọ và nền sọ.
- Sọ tạng hay sọ mặt, có các hốc mở ra phía truớc: hốc mắt, hốc mũi, ổ miệng.
1. Khối Xương Sọ Não gồm có 8 xương: 2 xương đôi và 4 xương đơn.
- Xương đơn: xương trán, xương sàng, xương bướm, xương chẩm.
- Xương đôi: xương đỉnh, xương thái dương.
1.1. Xương trán
Xương trán tạo nên phần trước của vòm sọ và nền sọ gồm 3 phần:
- Trai trán: tạo nên phần trước vòm sọ.
- Phần mũi: tạo nên trần ổ mũi là một phần của nền sọ.
- Phần ổ mắt: tạo nên trần ổ mắt, một phần của nền sọ.
Bên trong xương có hai xoang trán đổ vào ổ mũi ở ngách mũi giữa.
1.2. Xương đỉnh
Xương đỉnh là một mảnh xương hình vuông hơi lồi, tạo thành phần giữa vòm sọ, xương đỉnh có hai mặt. Hai xương đỉnh tiếp khớp với nhau phía trên bằng một khớp hình răng cưa, gọi là khớp dọc, phía sau hai xương tiếp khớp với xương chẩm bằng khớp lămđa, phía trước tiếp khớp với xương trán bởi khớp vành.
1.3. Xương thái dương
Xương thái dương góp phần tạo nên thành bên của vòm sọ và một phần của nền sọ. Có ba phần: phần đá, phần trai, phần nhĩ, ba phần này dính với nhau hoàn toàn khi được 7 tuổi.
Hình 3.3. Xương thái dương
1. Phần đá 2. Phần nhĩ 3. Lỗ ống tai ngoài 4. Phần trai
1.4. Xương chẩm
Xương chẩm tạo nên phần sau của vòm sọ và nền sọ. Ở giữa có một lỗ lớn là lỗ lớn xương chẩm, thông thương giữa ống sống và hộp sọ có hành não đi qua.
1.5. Xương sàng
Xương sàng tạo nên phần trước nền sọ, thành ổ mắt và ổ mũi, có ba phần.
- Mảnh sàng: nằm ngang, ở giữa có mào gà, hai bên mào gà có lỗ sàng để các sợi thần kinh khứu giác đi qua.
- Mảnh thẳng đứng: nằm thẳng đứng, thẳng góc với mảnh sàng, tạo thành một phần của vách mũi.
- Mê đạo sàng: là hai khối hai bên mảnh thẳng đứng, có nhiều hốc nhỏ chứa không khí, tập hợp các hốc này gọi là xoang sàng.
1.6. Xương bướm
Xương bướm, tạo nên một phần nền sọ và một phần nhỏ hố thái dương.
Gồm có các phần: thân, hai cánh lớn, hai cánh nhỏ và hai mỏm chân bướm.
1.6.1. Thân bướm: hình hộp 6 mặt. Bên trong thân xương bướm có xoang bướm thông với ngách mũi trên.
1.6.2. Cánh lớn:tạo nên hố sọ giữa ở nền sọ trong, hố dưới thái dương ở nền sọ ngoài, hố thái dương ở mặt bên vòm sọ. Ở cánh lớn có ba lỗ:
- Lỗ tròn: có thần kinh hàm trên đi qua.
- Lỗ bầu dục: có thần kinh hàm dưới đi qua.
- Lỗ gai: có động mạch màng não giữa đi từ ngoài sọ vào trong sọ. Phía sau lỗ gai là mỏm gai.
1.6.3. Cánh nhỏ: có ống thị giác, cánh nhỏ góp phần tạo nên thành trên của ổ mắt, mặt ngòai của cánh nhỏ có rãnh trên ổ mắt để cho mạch máu và thần kinh cùng tên đi qua.
1.6.4. Mỏm chân bướm: hướng xuống dưới tạo nên thành ngòai của lỗ mũi sau.
Hình 3.4. Xương bướm
1. Cánh nhỏ 2. thân xương bướm 3. Khe ổ mắt trên
4. Mỏm chân bướm 5. cánh lớn
2. Khối Xương Sọ Mặt
Có 15 xương:
- Xương đôi: xương hàm trên, xương xoăn duới; xưong gò má, xương khẩu cái; xương mũi, xương lệ.
- Xương đơn: xu ng hàm dưới, xương lá mía, xương móng
2.1. Xương hàm trên
Xương hàm trên có một thân và bốn mỏm: mỏm trán, mỏm gò má, mỏm huyệt răng, mỏm khẩu cái. Bên trong thân xương có xoang hàm thông với ngách mũi giữa.
2.2.Xương khẩu cái
Xương khẩu cái có dạng hình chữ L, có 2 mảnh: mảnh thẳng đứng và mảnh ngang.
2.3. Xương gò má
Xương gò má có ba mặt, hai mỏm và một diện gồ ghề để tiếp khớp với xương hàm trên.
2.4. Xương hàm dưới
Xương hàm dưới là một xương đơn hình móng ngựa, có một thân và hai ngành hàm, ngành hàm tiếp khớp với xương thái dương bằng một khớp động là khớp thái dương - hàm dưới.
2.4.1. Thân xương: có hai mặt.
- Mặt ngoài: ở giữa nhô ra thành lồi cằm, hai bên lồi cằm có lỗ cằm.
- Mặt trong (hay mặt sau): ở giữa có bốn mấu nhỏ gọi là gai cằm.
2.4.2. Ngành hàm: hướng lên trên và ra sau, tận cùng bằng hai mỏm. Ở trước là mỏm vẹt; sau là mỏm lồi cầu.
- Mặt ngoài: có nhiều gờ để cơ cắn bám.
- Mặt trong: có lỗ hàm dưới để cho mạch máu và thần kinh huyệt răng dưới đi qua, lỗ này được che phủ bởi một mảnh xương gọi là lưỡi hàm dưới, đây là một mốc giải phẫu quan trọng để gây tê trong nhổ răng.
Ngành hàm và thân xương hàm dưới gặp nhau ở góc hàm, góc hàm là một mốc giải phẫu quan trọng trong giải phẫu học cũng như nhân chủng học.
2.5. Xương mũi
- Có 2 xương phải trái khớp với nhau tạo thành sống mũi.
2.6. Xương lệ
Là xưong rất nhỏ, ở mặt trong ổ mắt. Mặt ngoài có mào lệ, mặt trong liên quan phía truớc với lỗ mũi, phía sau khớp với xưong sàng.
2.7. Xương xoăn dưới
- Gắn vào mặt trong xu
2.8. Xương lá mía
ng hàm trên, dưới xương là ngách mũi dưới.
Là một xương phẳng, chiếm phần sau vách mũi, xương có hình tứ giác.
- Bờ trước tiếp với mảnh thẳng xương sàng.
- Bờ sau ở giữa 2 lỗ mũi sau.
- Bờ trên khớp với xương bướm.
- Bờ dưới khớp với phần ngang của xương khẩu cái và 2 mỏm khẩu cái xương hàm trên.
2.9. Xương móng
Là một xương nhỏ ở nền miệng thuộc vùng cổ và nằm phía trên thanh quản. Xưong có hình móng ngựa gồm có 1 thân và 4 sừng
1. Sừng lớn 2. Sừng bé 3. Thân xưong
Hình Xương móng (mặt trên ngoài)
II. CƠ VÙNG ĐẦU MẶT
Dựa vào chức năng cũng như nguồn gốc phôi thai, cơ vùng đầu được chia thành hai nhóm: cơ mặt và cơ nhai.
1. Cơ mặt
Cơ mặt thường được gọi là cơ bám da, là phương tiện diễn đạt tình cảm và đóng mở các lỗ tự nhiên của vùng đầu mặt. Các cơ mặt có các đặc tính sau:
- Có nguyên ủy ở xương và bám tận ở da.
- Dây thần kinh mặt chi phối vận động.
- Bám quanh các lỗ tự nhiên.
Cơ mặt được chia thành các nhóm:
1.1. Cơ trên sọ: có hai cơ.
- Cơ chẩm trán: phía truớc và phía sau là cơ, ở giữa là cân sọ. Cơ dính vào cân của sọ. Làm nhướng mày khi co.
- Cơ thái du ̛ng đỉnh đi từ mạc thái dương đến bờ ngoài cân sọ. Khi co làm căng
da đầu kéo da vùng thái du tai.
1.2. Cơ tai:
ng ra sau. Là cơ kém phát triển thường đi kèm với co
Có 3 co cơ tai trên, cơ tai trước, cơ tai sau. Các cơ này ở người teo đi, còn
ở động vật thì phát triển. Bám từ mạc thái dương, mạc trên sọ và mỏm chũm tới bám vào phần trước mặt trong gờ nhĩ luân và mặt trong loa tai.
1.3. Cơ mắt: gồm có ba cơ.
- Cơ vòng mi: cơ này có 2 phần: phần mi nằm ở trong mi mắt, phần ổ mắt ở nông. Làm nhắm mắt khi co.
- Cơ cau mày: đi từ đầu trong cung mày ra phía ngoài tới da ở giữa cung mày. Khi co kéo mày xuống dưới, vào trong, làm cau mày, là cơ diễn tả sự đau đớn.
- Cơ hạ mày: đi từ phần phía xưong trán đến da đầu trong cung mày. Kéo cung mày xuống dưới.
Trong ba cơ của nhóm cơ mắt thì cơ vòng mắt là quan trọng có nhiệm vụ khép mắt, nên khi thần kinh chi phối cơ này là thần kinh mặt bị tổn thương thì mắt không thể nhắm được.
1.4. Nhóm cơ mũi: gồm các cơ kém phát triển.
- Cơ tháp hay cơ cao hay cơ mảnh khảnh: là cơ nhỏ, nằm phía trên sống mũi và ở 2 bên đường giữa. Khi co kéo góc trong của lông mày xuống. Là cơ biểu lộ sự kiêu ngạo.
- Cơ mũi gồm phần ngang và phần cánh:
• Phần ngang hay cơ ngang mũi: đi từ trên ngoài hố răng cửa xương hàm trên đến cân trên các sụn mũi. Khi co làm hẹp lỗ mũi.
• Phần cánh hay cơ nở mũi: đi từ rãnh mũi má tới da ở cánh mũi. Khi co làm mở rộng lỗ mũi.
- Cơ lá hay cơ hạ vách mũi: từ bờ huyệt răng nanh tới bờ sau lỗ mũi và lá mía. Làm hẹp lỗ mũi, kéo vách mũi xuống dưới.
1.5. Cơ miệng: Gồm có các cơ làm há miệng và các cơ làm hẹp miệng.
a. Các cơ làm hẹp miệng:
- Cơ vòng môi gồm 2 lớp. Lớp sâu phát sinh từ cơ mút bắt chéo ở góc miệng và lớp nông là cơ nâng góc miệng và cơ hạ góc miệng bắt chéo ở góc miệng. Làm mím môi, ép môi vào răng, và lợi răng và đưa môi ra trước.
b. Các cơ làm rộng miệng:
- Cơ mút hay cơ thổi kèn: đi từ 3 hố chân răng hàm lớn tới mép. Khi co ép má vào răng và lợi răng, giúp vào sự nhai và mút.
- Cơ nanh hay cơ nâng góc miệng: đi từ hố nanh hàm trên tới mép và môi trên. Khi co kéo góc miệng lên.
- Cơ gò má lớn: đi từ xương gò má tới mép. Khi co kéo góc miệng lên trên và ra sau (cuời).
- Cơ gò má nhỏ: ở trong cơ tiếp lớn, đi từ gò má tới môi trên. Khi co kéo môi lên trên và ra ngoài.
- Cơ nâng cánh mũi môi trên: đi từ mỏm lên của xương hàm trên tới da cánh mũi. Khi co kéo môi lên trên, làm nở mũi.
- Cơ nâng môi trên: từ bờ dưới ổ mắt đến cánh mũi và môi trên. Khi co kéo góc miệng, môi trên ra ngoài và lên trên, cùng với cơ tiếp bé tạo nên rãnh mũi môi, biểu lộ sự đau buồn.
- Cơ cười: đi từ cân cắn tới mép. Làm kéo góc miệng theo chiều ngang (cười mỉm).
- Cơ hạ môi dưới: đi từ hàm dưới và cảm tới môi dưới. Khi co kéo mới duới xuống dưới và ra ngoài (mỉa mai).
- Cơ hạ góc miệng: đi từ mạ ngoài xương hàm dưới tới mép và cơ vòng miệng:
Kéo góc miệng xuống dưới (buồn bã).
- Cơ cằm: đi từ hố răng cửa hàm dưới đến da cằm. Khi co đưa môi dưới lên trên ra truớc diễn tả sự nghi ngờ hoặc khinh bỉ.
- Cơ ngang cằm: khi có khi không, là một cơ nhỏ bắt ngang đường giữa ngang dưới cằm, thường liên tục với cơ tam giác môi.