Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân - 12

Trong truyện Ông Cản Ngũ, Kim Lân đã mô tả tâm lí nhân vật bằng những dòng độc thoại nội tâm vừa mang nét chung của con người luôn mong muốn chiến thắng trong những cuộc tranh tài, vừa mang nét đặc thù của cụ Cả Lẫm, bậc đàn anh trên sới vật, cũng là bậc trọng đạo, hiểu biết: “Có nên vì hơn thua một keo vật mà đánh một người nghĩa khí, một người vì dân vì nước như bác đây trở thành một người tàn phế, bỏ đi được không? Được vậy có gọi là được không?” [27, 236]. Đây là nét tâm lí độc đáo chỉ có ở những đô vật lừng danh, mộ đạo và hướng thiện. Với họ chuyện trên sới đấu là chuyện nhân cách, chuyện nghĩa khí, chuyện danh dự chứ không đơn thuần là chuyện hơn thua, thắng được. Đồng thời, đây cũng là cái tâm, cái đức của những người dân quê thật thà, chất phác. mà phải là một người thật gắn bó, thật am hiểu sâu sắc những tầng lớp “phong lưu đồng ruộng” mới có thể hiểu, trải nghiệm và thể hiện trên trang sách tường tận đến thế.

Khắc họa tâm lí nhân vật bằng những dòng độc thoại mà nhân vật tự ý thức, tự phê phán, lí giải hành động, tư cách của mình như thế, Kim Lân đã khẳng định cái tài của nhà viết truyện ngắn am hiểu sâu sắc tâm lí con người. Nó khiến mỗi bạn đọc đều liên tưởng tới Nam Cao, con người cũng từng có biệt tài như thế. Tuy nhiên, nếu Nam Cao luôn có sự đồng cảm và miêu tả rất sắc sảo tâm lí của người trí thức nghèo, thì Kim Lân lại có khả năng miêu tả và biểu hiện rất tinh tế, chân thực tâm lí, tình cảm của người lao động nghèo. Nhân vật người trí thức nghèo trong tác phẩm Nam Cao luôn dằn vặt, day dứt trong sự cùng quẫn, bế tắc, tuyệt vọng. Ngược lại, nhân vật của Kim Lân trước những tình huống éo le của cuộc đời, họ băn khoăn, trăn trở chọn cho mình cách sống tốt nhất để vượt qua những nghịch cảnh mà không rơi vào chốn cùng đường ấy.

Đọc truyện ngắn của ông, chúng ta luôn thú vị với những phát hiện tâm lí vừa chân thực vừa bất ngờ, giúp cho tính cách nhân vật trở nên rõ nét và hoàn thiện trong những tình huống truyện đầy thử thách. Có được điều đó

là do nhà văn đã am hiểu sâu sắc và đồng cảm thực sự với nhân vật. Hơn nữa, tâm lí nhân vật trong truyện ngắn của ông thường được xây dựng gắn với một dấu mốc nào đó có ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân quê: nạn đói khủng khiếp năm 1945, những ngày đầu kháng chiến chống Pháp phải rời làng đi tản cư, công cuộc cải cách ruộng đất, chuyện vào hợp tác xã. Mỗi dấu mốc là một tâm trạng được miêu tả sắc sảo đến từng cốt lõi. Chẳng thế mà nhà văn Trần Ninh Hồ đã từng viết “Nếu như cho rằng văn chương là lịch sử tâm trạng con người thì Kim Lân quả là nhà văn đích thực trên cái ý nghĩa ấy” [18].

3.3. Ngôn ngữ của nhân vật

3.3.1. Ngôn ngữ độc thoại

Trong truyện ngắn của mình, Kim Lân thường đi sâu vào thế giới bên trong để khám phá, mổ xẻ những cung bậc kì diệu của tâm lí con người. Một trong những cách thức miêu tả tâm lí nhân vật được đánh giá là hiệu quả hay được Kim Lân sử dụng đó là độc thoại nội tâm. Ở đây không phải là sự phân tích tâm lí nhân vật từ một chủ thể kể vô hình, cũng không phải là sự thể hiện tâm lí từ bên trong nội tâm nhân vật mà là sự tự vận động của dòng tâm trạng. Thông qua độc thoại nội tâm, nhân vật đã có những phút giây bộc bạch chân thật mọi nỗi niềm sâu kín tự đáy lòng mình.

Vợ nhặt, tác giả đã thể hiện rất chân thực, sinh động tâm lí nhân vật bà cụ Tứ qua độc thoại nội tâm. Trước cảnh tối sầm vì đói khát, người con trai duy nhất của cụ Tứ đã đưa vợ về. Kim Lân đã đặt bà cụ Tứ vào một tình huống khó xử như thế để theo dõi, phân tích tâm lí nhân vật. Nếu như Tràng - lâng lâng vui sướng với cuộc hôn nhân của mình thì bà cụ Tứ lại ý thức rất rõ về nghịch cảnh éo le của cuộc hôn nhân này. Bà cụ không thể tin con trai mình lại có thể có vợ dễ dàng như thế, bởi vậy bà vô cùng ngạc nhiên khi thấy cô con dâu trong nhà. Diễn tả sinh động, cụ thể nét tâm trạng này là những dòng độc thoại nội tâm: “Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ?

Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Không phải con cái Đục mà? Sao lại chào mình bằng u? Ai thế nhỉ?” [27, 154].

Trong truyện Làng, ông Hai là người yêu làng đến độ mê say. Yêu làng, tự hào về làng bao nhiêu, ông càng đau khổ, tủi nhục bấy nhiêu khi nghe tin làng theo giặc. Cuộc đấu tranh nội tâm đầy bão tố của ông Hai được nhà văn diễn tả qua những dòng tranh luận: “Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tỉnh thần cả mà. Quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy”[28,187]. Đó là một cuộc đấu tranh phức tạp giằng xé đan xen giữa niềm tin và sự nghi ngờ, ông Hai tiếp tục cật vấn và lí giải: “Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc chuyện ấy làm gì” [28,188]. Khi không còn nghi ngờ gì nữa ông Hai trở nên tuyệt vọng, đau đớn, tủi nhục vô cùng: “Cực nhục chưa, cả làng Việt gian!... Suốt cả cái nước Việt Nam này, người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước” [28,188]. Có lẽ trong cuộc đời, ông Hai chưa bao giờ phải nếm trải nỗi đau tinh thần đến tột cùng như thế, nỗi đau của một người yêu làng buộc phải từ bỏ làng với một nhận thức rõ ràng: “về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây rồi, về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ” [28,192]. Tình yêu làng trong ông giờ đây hoà quyện trong tình yêu nước - một tình yêu có ý thức rõ ràng: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”[ 28,193]. Qua những dòng độc thoại nội tâm, Kim Lân đã lột tả hết sự khổ sở, sự nghi ngờ, dằn vặt của nhân vật ông Hai. Có lẽ trong nỗi đau tê dại nhất về làng của mình, trong tâm hồn người nông dân chất phác này đang diễn ra một cuộc đấu tranh đầy bão táp để khẳng định tình yêu, niềm hi vọng, lòng trung thành với làng quê và phủ nhận sự phản bội đớn hèn. Trong tình huống đầy thử thách, nhà văn Kim Lân đã phát hiện và miêu tả thành công nét tâm lí hết lòng vì kháng chiến, vì làng quê bằng cả quá trình diễn biến trong thế giới nội tâm của nhân vật. Với nhân vật ông Hai, Kim Lân đã khẳng định tài năng của mình trong việc miêu tả tâm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

lí nhân vật. Nhà văn cũng tạo nên một bước ngoặt mới, lần đầu tiên trong văn học hình ảnh người nông dân kháng chiến không còn là những nét vẽ đơn giản, sơ lược mà họ đã có một quá trình tâm lí với những biểu hiện nội tâm phong phú, đa dạng, nhiều cung bậc tình cảm khác nhau.

Trong truyện Con chó xấu xí, sau khi nghe vợ kể con chó xấu xí lết về nhà để gặp chủ rồi mới chết, nhân vật “tôi” ân hận và day dứt vô cùng: “Tôi tối sầm mặt lại, vừa thương xót con chó vừa xấu hổ. Quả thật tôi chỉ là một thằng tồi. Một thằng ích kỷ. Tôi chỉ nghĩ đến mình và vợ con mình. Đến như con chó mình nuôi, mình đối xử với nó có được như cái tình nghĩa của nó đối xử với mình đâu?” [28, 283]

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân - 12

Còn đây là những dòng độc thoại của nhân vật tôi trong truyện ngắn Người chú dượng: “Tôi đoán người đàn ông ấy là ông Mạc, nhưng không hiểu sao tôi vẫn có cảm giác chờn chợn, ngài ngại muốn lui trở ra? Có lẽ vì mấy gian nhà lạnh lẽo, trống trải quá mà ông ta thì ngồi lầm lì một mình trên chiếc giường tre kê giữa nhà, ngay lối cửa tôi vừa chợt bước chân vào? Có lẽ vì cái vẻ cục súc của ông? Có lẽ vì hai con mắt đỏ ngầu ngầu ông nhìn tôi cứ thấy ánh lên những tia nhọn hoắt, hằn học, khó chịu? Cũng có lẽ vì cái vẻ đau khổ chìm lịm đang đeo trên người ông, trên từng mỗi nếp nhăn khía sâu trên mặt ông, trong ánh mắt ông nhìn và trong cái vẻ hờn giận vô cớ của ông nữa. Một nỗi đau khổ chìm lặng khó hiểu bao phủ lấy người ông.

Có lẽ, có tất cả những điều tôi nhận thấy. Nhưng tất cả những điều ấy tôi vẫn thấy là chưa đúng. Điều mà khiến tôi chỉ vừa mới chợt nhìn thấy ông đã muốn quay trở ra, đã thấy chờn chợn, ngài ngại hình như còn những bí ẩn mà tôi chưa tìm được” [28, 466]. Nhân vật tôi băn khoăn tự lí giải cho chính thái độ, cảm giác kì lạ và những phán đoán chủ quan của mình khi gặp chồng dì mình.

Độc thoại là một cách thức miêu tả tâm lí con người bằng cách để cho dòng nội tâm ấy tự vận động và phát triển mà không có sự can thiệp của bất

kì đối tượng nào. Đó chính là tính hiện đại của văn xuôi hiện thực được thể hiện rõ trong truyện ngắn Kim Lân. Khắc họa tâm lí nhân vật bằng những dòng độc thoại mà nhân vật tự ý thức, tự phê phán, lí giải hành động, tư cách của mình, Kim Lân đã khẳng định cái tài của nhà viết truyện ngắn am hiểu sâu sắc tâm lí con người. Đây cũng là bút pháp miêu tả được Nam Cao sử dụng rất thành công trong các truyện ngắn viết về người trí thức nghèo. Nếu như nhà văn Nam Cao luôn có sự đồng cảm và miêu tả rất sắc sảo tâm lí của người trí thức nghèo, thì Kim Lân lại khác. Với vốn sống dày dặn về làng quê, Kim Lân lại có khả năng miêu tả và biểu hiện rất tinh tế, chân thực tâm lí, tình cảm của người lao động nghèo. Nhân vật người trí thức nghèo trong tác phẩm Nam Cao luôn dằn vặt, day dứt trong sự cùng quẫn, bế tắc, tuyệt vọng. Ngược lại, nhân vật của Kim Lân trước những tình huống éo le của cuộc đời, họ băn khoăn, trăn trở chọn cho mình cách sống tốt nhất để vượt qua những nghịch cảnh mà không rơi vào bế tắc, tuyệt vọng.

Đọc truyện ngắn Kim Lân, chúng ta luôn thú vị với những phát hiện tâm lí vừa chân thực vừa bất ngờ, giúp cho tính cách nhân vật trở nên rõ nét và hoàn thiện trong những tình huống truyện đầy thử thách. Kim Lân đã kết hợp hài hoà các cách thức miêu tả tâm lí nhân v ậ t: khi thì miêu tả tâm lí qua các biểu hiện bên ngoài, lúc lại đi sâu bóc tách và khám phá thế giới nội tâm bằng những dòng miêu tả trực tiếp hoặc bằng độc thoại nội tâm. Thủ pháp nghệ thuật của Kim Lân không đơn thuần là những dòng miêu tả sắc sảo tâm lí nhân vật mà còn do nhà văn am hiểu sâu sắc và đồng cảm thực sự với nhân vật. Tâm lí nhân vật trong truyện ngắn của ông thường được xây dựng gắn với một dấu mốc nào đó có ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân quê: nạn đói khủng khiếp năm 1945, những ngày đầu kháng chiến chống Pháp phải rời làng đi tản cư, công cuộc cải cách ruộng đất, chuyện vào hợp tác xã. Mỗi dấu mốc là một tâm trạng được miêu tả sắc sảo đến từng cốt lõi. Chẳng thế mà nhà văn Trần Ninh Hồ đã từng viết “Nếu như cho rằng văn chương là lịch sử

tâm trạng con người thì Kim Lân quả là nhà văn đích thực trên cái ý nghĩa ấy” [18].

Tâm lí nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân thường có một quá trình diễn biến phức tạp chứ không giản đơn sơ lược. Chúng ta có thể bắt gặp sự biến đổi từ trạng thái tâm lí này sang trạng tâm lí khác trong cùng một nhân vật. Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, Kim Lân đã đặt con người vào môi trường sống bình thường, miêu tả cụ thể, sắc sảo không chỉ ngoại hình mà còn đi sâu khám phá thế giới nội tâm đa dạng, vi diệu vơí nhiều cách thức khác nhau. Điều đó chứng tỏ truyện ngắn Kim Lân có một sự thay đổi không nhỏ về thi pháp xây dựng nhân vật. Và đó cũng chính là đóng góp của nhà văn trong việc đổi mới nghệ thuật xây dựng nhân vật cho thể tài truyện ngắn....

3.3.2. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm

Giọng điệu là một yếu tố quan trọng trong tác phẩm văn học, góp phần tạo nên diện mạo riêng biệt trong sáng tác của nhà văn. Nếu như trong đời sống xã hội giọng điệu chính là lời nói, giọng nói của mỗi người biểu thị thái độ của cá nhân mình trước hiện thực cuộc sống, trước con người và cảnh vật mà mình đối thoại, quan sát thì trong văn học, giọng điệu chính là sự bộc lộ “thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả, thể hiện trong lời văn, quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa, gần, sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [11, 134].

Trước những mặt trái của cuộc sống đời thường, Kim Lân thể hiện cái nhìn giầu chất nhân văn, một giọng điệu dí dỏm nhưng có cái gì xót xa. Nhưng bên cạnh đó, Kim Lân còn kìm nén những cảm xúc chủ quan khi kể lại câu chuyện như những gì vốn xảy ra ở thực tế khách quan. Vì Kim Lân quan tâm đến những chuyện đời thường, mối quan hệ tình cảm gia đình, làng xóm, bạn bè, trai gái với một cảm quan hiện thực. Điều đó được thể hiện qua việc Kim Lân đặt cho nhân vật những cái tên rất bình dị như: anh Tràng, ông Hai,

bác Thứ, cụ Tứ… Cách gọi nhân vật cũng rất suồng sã: anh cu, anh chàng, gã, ông lão, bà lão, lão, bà, ả, chị chàng… Chính vì vậy, ứng xử giữa các nhân vật rất gần gũi như chính trong cuộc sống đời thường. Giọng điệu suồng sã tự nhiên đã làm cho nhân vật sống động hơn. Họ như đang sống, đang bước ra từ trang sách để trò chuyện với bạn đọc.

Là một nhà văn viết về phong tục thế nên nhà văn đã tiếp thu có chọn lọc lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động. Tiếp thu ngôn ngữ bình dân, lời văn của Kim Lân gần gũi, giản dị. Mỗi bức tranh phong cảnh làng quê, về con người ở nơi đây hiện lên thật sống động, chân thực.

Nhưng có lúc ngôn ngữ của người kể chuyện lại mỉa mai nhất là với những kẻ phụ tình và bộc lộ niềm cảm thông, xót thương với cô gái đã bị phụ tình. Nhờ những câu văn trữ tình ngoại đề mà độc giả có thể hiểu được những suy nghĩ và thái độ của Kim Lân với nhân vật và sự việc trong truyện.

Tiểu kết chương 3:

Đọc truyện ngắn Kim Lân chúng ta sẽ nhận ra một Kim Lân vô cùng tinh tế trong việc lựa chọn, sáng tạo chi tiết nghệ thuật, ngoài ra ngôn ngữ trong các sáng tác của Kim Lân là sự hòa trộn giữa ngôn ngữ giàu tính tạo tình, tinh tế chuẩn xác. Nếu như nhân vật của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan còn mang những nét tâm lí đơn giản, chung chung thì nhân vật Kim Lân đã có một quá trình tâm lí phức tạp, đa chiều. Kim Lân đã thể hiện rất sống động hình tượng nhân vật qua từng cảnh ngộ, tâm tư, tình cảm khác nhau bằng khả năng phát hiện và miêu tả diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật gắn với tình huống truyện. Và vì vậy nhà văn đã làm nổi bật ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm. Điều đó chứng tỏ truyện ngắn Kim Lân có một sự thay đổi không nhỏ về xây dựng nhân vật. Và đó cũng chính là đóng góp của nhà văn trong việc đổi mới nghệ thuật xây dựng nhân vật cho thể tài truyện ngắn....

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2024