Khái Quát Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Và Giáo Dục Mầm Non Khu Vực Miền Trung


thống văn hóa, trình độ dân trí đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của GD và quản lí ĐNGVMN. Nền chính trị ổn định, tiến bộ; quan điểm của những nhà lãnh đạo về GD&ĐT đúng đắn, chính sách đầu tư cho GD&ĐT thỏa đáng, mức thu nhập GDP quốc gia và thu nhập bình quân đầu người cao sẽ tạo điều kiện cho GD&ĐT phát triển, trong đó có GDMN.

Ngày nay, với ảnh hưởng của cuộc CMCN 4.0, khoa học kỹ thuật - công nghệ phát triển tăng vọt và biến đổi không ngừng, đòi hỏi NNL được đào tạo phải có chất lượng cao, đặt ra yêu cầu đội ngũ GVMN phải nâng cao về phẩm chất và năng lực. ĐNGV phải đáp ứng cơ cấu đào tạo NNL giáo dục, gắn với quá trình dịch chuyển cơ cấu lao động, phù hợp chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, cả vùng và cả nước, theo định hướng phát triển cơ cấu kinh tế một nước công nghiệp hiện đại.

Yêu cầu của kinh tế thị trường đòi hỏi phát triển nhà trường nói chung, quản lí ĐNGV nói riêng phải tuân theo các quy luật của thị trường: quy luật cung - cầu, quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh. Trong đó, chất lượng là sự sống còn của mọi tổ chức, nhà trường phải lấy chất lượng GD là sự sống còn và coi chất lượng đội ngũ là sự gia tăng giá trị đích thực của nhân lực được đào tạo ra để giành lợi thế trong thị trường lao động. Chất lượng của nhà trường được thể hiện ở nhiều mặt: CSVC, đội ngũ nhà giáo, chất lượng sản phẩm được đào tạo, sức cạnh tranh trong đào tạo,... Song chất lượng đội ngũ nhà giáo vẫn là nhân tố quyết định tạo nên uy tín, thương hiệu của nhà trường.

b. Cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục mầm non

Sự phát triển GDMN của một quốc gia phụ thuộc trước hết vào đường lối lãnh đạo của quốc gia đó thể hiện qua các chủ trương, chính sách, cơ chế điều hành về lĩnh vực GDMN. Sự phát triển GD nói chung và phát triển đội ngũ GVMN nói riêng chịu sự tác động của cơ chế, chính sách mà Nhà nước ban hành, phụ thuộc vào chủ trương, đường lối phát triển GD của Đảng và Nhà nước.

Luật và các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật là căn cứ pháp lý để điều chỉnh mối quan hệ giữa bên sử dụng lao động và người lao động, chi phối các hoạt động của QL NNL và đội ngũ GVMN. Luật pháp có những ảnh hưởng đến quản lí


ĐN GVMN, ràng buộc trường MN như việc tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ, chính sách đãi ngộ đội ngũ GVMN và đòi hỏi giải quyết tốt mối quan hệ về lao động.

Các cơ chế, chính sách của Nhà nước có thể tác động đến phát triển đội ngũ GVMN thường liên quan đến các vấn đề về chính sách phân cấp QLGD đang là xu hướng phổ biến hiện nay trên thế giới. Ở Việt Nam, phân cấp QLGD cũng đang được triển khai theo hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho địa phương và cơ sở GD. Chính sách phân cấp quản lí sẽ một mặt tạo điều kiện cho địa phương và cơ sở GD được chủ động hơn trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVMN theo hướng đạt chuẩn, mặt khác nó cũng đòi hỏi người GVMN phải có đủ năng lực phẩm chất mà chuẩn hiệu trưởng đã đặt ra để đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện tự chủ và tự chịu trách nhiệm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.

Chính sách phát triển GDMN khu vực miền Trung, chế độ đãi ngộ, cơ chế tuyển dụng, sử dụng đội ngũ GVMN khu vực miền Trung cũng đặt ra yêu cầu cụ thể và tạo điều kiện phát triển đội ngũ GVMN khu vực miền Trung. Đối với miền Trung, do điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn nên chế độ đãi ngộ và cơ chế tuyển dụng, sử dụng đội ngũ GVMN có tác động rất lớn đến việc hình thành, duy trì và phát triển đội ngũ GVMN.

c. Các hoạt động và mối quan hệ xã hội trong và ngoài cơ sở GDMN

Quản lí đội ngũ giáo viên mầm non khu vực miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp - 10

Các hoạt động và mối quan hệ xã hội trong trường MN ảnh hưởng đến công tác quản lí ĐNGVMN theo CNN. Chính những thay đổi trong sự phát triển đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi trẻ MN, trình độ được giáo dục của trẻ MN... đặt ra những yêu cầu về năng lực nghề nghiệp ngày càng cao của GVMN. Những mối quan hệ giao tiếp của GVMN và trẻ, giữa các GVMN với nhau, với CBQL và các lực lượng trong trường có thể tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho công tác quản lí ĐN GVMN, nhất là trong điều kiện, môi trường làm việc của đội ngũ GVMN rất đặc thù.

Các yếu tố về mối quan hệ giữa cơ sở GDMN với gia đình và xã hội ảnh hưởng đến công tác quản lí đội ngũ GVMN như sự đồng thuận, ủng hộ của gia đình và xã hội về vật chất và tinh thần để tạo điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi cho GVMN. Ý thức phấn đấu rèn luyện của mỗi GVMN, sự phát triển năng lực


nghề nghiệp của đội ngũ GVMN chịu ảnh hưởng môi trường và các mối quan hệ giao tiếp từ gia đình và xã hội.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1‌

Có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về QL NNL, CNN, ĐNGV, ĐNGVMN, QL ĐNGVMN, nhưng chưa có nghiên cứu nào có hệ thống, chuyên sâu, toàn diện về vấn đề quản lí ĐNGVMN khu vực miền Trung theo CNN.

Đội ngũ GVMN có vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng GDMN, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới GDMN hiện nay đòi hỏi vai trò của GVMN có những thay đổi. Từ góc độ tiếp cận phát triển NNL, quản lí ĐNGVMN đảm bảo 3 yếu tố: đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo về chất lượng. Từ góc độ tiếp cận CNN GVMN yêu cầu phát triển ĐNGVMN chú trọng về chất lượng đội ngũ theo CNN, đảm bảo cho ĐNGVMN (đạt CNN, trên CNN GVMN). Xác định lấy “CNN” làm đích đến của sự phát triển ĐNGVMN, là cơ sở để phát triển phẩm chất và năng lực của ĐN GVMN.

Phát triển ĐNGVMN đảm bảo sự phối hợp giữa phát triển cá nhân với phát triển cả ĐN, lấy phát triển cá nhân làm nền tảng cho phát triển ĐNGVMN. Phát triển ĐNGVMN là một quá trình liên tục nhằm hoàn thiện ĐN, làm cho ĐN không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Đó là một quá trình kép, bao gồm sự tích cực, tự chủ vận động của người GVMN và sự thúc đẩy, tác động tích cực của môi trường đối với GVMN; trong đó sự tích cực vận động phát triển của GVMN giữ vai trò quyết định trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển ĐNGV của nhà trường.

Quản lí ĐNGVMN theo CNN theo tiếp cận QLNNL bao gồm các nội dung cơ bản: thu hút đội ngũ GVMN (quy hoạch, tuyển dụng); sử dụng đội ngũ GVMN; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nghề nghiệp đội ngũ GVMN; đánh giá đội ngũ GVMN; xây dựng môi trường, tạo động lực phát triển của đội ngũ GVMN.Quản lí ĐNGVMN theo tiếp cận QLNNL chịu sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan, bao gồm: Phẩm chất, năng lực của CBQL phòng GD & ĐT và CBQL trường MN; phẩm chất, năng lực của đội ngũ giáo viên trường MN; điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương; cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục mầm non; điều kiện, môi trường phát triển đội ngũ GVMN…


Chương 2‌

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON KHU VỰC MIỀN TRUNG THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục mầm non khu vực miền Trung‌

2.1.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội‌

a. Điều kiện tự nhiên

Miền Trung Việt Nam (Trung Bộ) có phía Bắc giáp khu vực Đồng bằng Sông Hồng và trung du miền núi vùng Bắc Bộ; phía Nam giáp Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu vùng Đông Nam Bộ; phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp 2 nước Lào và Campuchia. Dải đất miền Trung được bao bọc bởi những dãy núi chạy dọc bờ phía Tây và sườn bờ biển phía Đông, vùng có chiều ngang theo hướng Đông

- Tây hẹp nhất Việt Nam (khoảng 50 km) và nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Địa hình miền Trung gồm 3 khu vực cơ bản là Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ.

So sánh với 2 vùng Bắc Bộ và Nam Bộ thì Trung Bộ thể hiện rõ nét là một vùng đệm mang tính trung gian. Nơi đây phần nào đã chịu sự ảnh hưởng từ các yếu tố tự nhiên là núi non, biển, sông ngòi, các đầm và đồng bằng, vào trong các thành tố văn hoá vùng. Thể hiện qua các loại hình văn hóa, tập tục xã hội nói chung và cuộc sống trong các làng, xã đồng bằng ven biển nói riêng. Các làng nghề nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công, có hoạt động đan xen, hỗ trợ nhau. Điển hình là các ngày lễ cúng đình của làng nghề nông nghiệp và đồng thời là lễ cúng cá ông của làng nghề đánh cá, phần do vùng Trung Bộ gồm có những tiểu đồng bằng nhỏ hẹp, bám sát vào các chân núi ven biển.

Khí hậu quanh năm trong vùng không được thuận lợi và tính chất văn hoá vùng miền chịu sự chi phối mạnh của điều kiện tự nhiên vốn luôn khắc nghiệt này. Tuy văn hóa Trung Bộ có những đặc điểm riêng biệt với các vùng khác, nhưng xuất phát từ hệ thống địa lý liền một dải, lại có mối quan hệ tương hỗ giữa các vùng


miền trong lịch sử phát triển nên vừa có tính đặc trưng lại vừa tương đồng với nền văn hoá chính thể.

b. Đặc điểm về kinh tế - xã hội

Kinh tế miền Trung với sự tập trung là 5 tỉnh kinh tế trọng điểm, có nhiều lợi thế về vị trí chiến lược bao gồm nguồn nhân lực, 17 cảng biển, 15 khu kinh tế, 22 khu công nghiệp, 2 khu chế xuất, 8 sân bay, 2 xa lộ xuyên Việt, hành lang kinh tế Đông Tây và những dự án tiềm năng khác.

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng (hạt nhân), Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Đặc trưng của vùng này là các khu kinh tế cảng biển tổng hợp. Các khu kinh tế gồm có: khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế Chân Mây, và khu kinh tế Nhơn Hội. So với hai vùng kinh tế trọng điểm còn lại, vùng kinh tế này yếu kém hơn về mặt hạ tầng và nhân lực nhưng lại có tiềm năng lớn về cảng biển trung chuyển lớn và phát triển du lịch nghỉ dưỡng (chiếm phần lớn các dự án khu nghỉ mát biển của cả nước) và di sản thế giới (khu vực Trung Bộ chiếm 6/7 di sản thế giới tại Việt Nam). Khu vực này cũng có tiềm năng về phát triển công nghiệp đóng tàu và dịch vụ hàng hải.

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn có lợi thế giao lưu kinh tế với các nước láng giềng bằng hệ thống đường bộ với các vùng Tây nguyên, Lào, Đông Bắc Campuchia, qua các hành lang Đông - Tây và tương lai không xa là cho cả vùng Đông Bắc Thái Lan và Myamar. Khi tuyến đường xuyên á ra biển nối với đường hàng hải quốc tế được hình thành, nơi đây sẽ trở thành đầu mối giao lưu kinh tế quốc tế quan trọng với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Về phát triển kinh tế trong những năm gần đây, nền kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá nhanh. Thu nhập bình quân đầu người của vùng liên tục tăng trong thời gian qua. GRDP bình quân đầu người của các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có sự gia tăng mạnh mẽ trong thời kỳ dài, từ mức 3,53 triệu đồng vào năm 2000 lên đến 21,24 triệu đồng vào năm 2010, và ước đạt 55,73 triệu đồng vào năm 2019, tăng gần 16 lần so với năm 2000. (Nguồn


https://vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/Phat-trien-kinh-te- vung-kinh-te-trong-diem-mien-Trung-147)

2.1.2. Khái quát Giáo dục mầm non khu vực miền Trung‌

a. Quy mô mạng lưới trường lớp và học sinh

- Quy mô mạng lưới trường, lớp giáo dục mầm non

Trường MN là đơn vị cơ sở của ngành GDMN được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp GDMN, được tổ chức theo các

loại hình công lập, dân lập, tư thục. Trong những năm qua, đăc

biêṭ năm hoc

2019 -

2020, theo hướng dẫn tại Công văn số 3712/BGDĐT-CSVC ngày 24/8/2018 của Bộ GDDT, các địa phương tiếp tục thực hiện công tác rà soát, sắp xếp, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới cơ sở GDMN đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương và Nghị quyết số 08/NQ-CP của Chính phủ phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, tiếp tục huy động nhiều nguồn lực, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất theo hướng hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ.

Giáo dục mầm non khu vực miền Trung đã thực hiện tốt việc rà soát quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp, giảm các điểm lẻ, tăng quy mô trường, có cơ chế chính sách xã hội hóa GDMN, tạo điều kiện cho GDMN ngoài công lập phát triển. Hệ thống mạng lưới trường, lớp cơ bản ổn định, tiếp tục giữ vững và mở rộng theo hướng đa dạng hóa các loại hình, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ MN. Các trường mầm non công lập tiếp tục củng cố và phát triển, loại hình tư thục ngày càng mở rộng và hoạt động có nền nếp. Chính vì vậy, quy mô mạng lưới trường, lớp ngày càng tăng, tỷ lệ huy động trẻ ra lớp ngày càng cao.

Năm học 2019 - 2020, toàn khu vực miền Trung, có 3.604 trường MN bao gồm cả trường công lập, dân lập và tư thục với 43.053 nhóm lớp (nhà trẻ và mẫu giáo). Trẻ được huy động ra lớp tại các cơ sở mầm non khu vực miền Trung là:

1.144.531 trẻ, trong đó: Trẻ nhà trẻ ra lớp: 180.562 cháu, đạt tỉ lệ huy động 24,2%; trẻ mẫu giáo ra lớp: 963.969 cháu, đạt tỉ lệ huy động 88,9%. Tỉ lệ huy động ra lớp cao nhất là thành phố Đà Nẵng: nhà trẻ đạt 83,9 %, mẫu giáo đạt 99,2%. Các tỉnh


Quảng Bình, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa là những tỉnh, thành có quy mô trường, lớp học sinh tương đối lớn so với tỉnh, thành trong toàn khu vực. Có 99,9% trường MN tổ chức cho trẻ học 2 buổi/ngày; có 94,1% trẻ học bán trú. Số trường có trẻ bán trú khá cao, trong đó như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên -Huế, Đà nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa đạt 100%. So với toàn quốc thì tỷ lệ trẻ em (nhà trẻ và mẫu giáo) khu vực miền Trung được ra lớp nhà trẻ và mẫu giáo có tỷ lệ thấp hơn.

Với mục tiêu chung là củng cố, phát triển mạng lưới trường, lớp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung và trường MN theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, các tỉnh đều đa dạng hóa các phương thức giáo dục, nâng cao chất lượng CSGD trẻ em, củng cố, duy trì và nâng cao phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi, phát triển GDMN cho trẻ em dưới 5 tuổi, chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp một.

b. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ

- Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ

Theo Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010; Nghị định 80/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ và Chỉ thị số 505/CT-BGDĐT ngày 20/2/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, các địa phương khu vực miền Trung đã thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ trong các cơ sở GDMN. Cơ sở GDMN quán triệt 100% tổ chức thực hiện tốt việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của CBQL, GV, cha mẹ trẻ trong đảm bảo an toàn cho trẻ, không để xảy ra tình trạng xâm hại thân thể, sức khỏe, tinh thần đối với trẻ. Các cơ sở GDMN đã thực hiện tự đánh giá các tiêu chuẩn trường học an toàn và trình cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận trường học an toàn theo quy định. 100% cơ sở GDMN các tỉnh được cấp giấy chứng nhận trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích. Ngành Giáo dục các địa phương đã xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong công tác phòng chống dịch bệnh. Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay, các cơ sở GDMN đã làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của ngành Y tế. Các cấp quản lí ngành GDMN thường xuyên chỉ đạo các cơ sở

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2024