Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 6


cá nhân vào trong tác phẩm với tất cả sự phong phú, đa dạng của cuộc sống, con người đương thời.

Ngôn ngữ thơ cũng đổi mới không ngừng, từ Hán Việt ít đi, từ thuần Việt tăng lên. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ của đời sống phong phú, sinh động. Nếu thơ cũ tình cảm được thể hiện theo khuôn phép, thì “Thơ Mới” tình cảm được thể hiện say sưa, nồng nhiệt hơn, cho nên, các nhà “Thơ Mới” phải không ngừng học tập, tiếp thu, cải biến, thay đổi cấu trúc của câu thơ, sử dụng từ ngữ sáng tạo và gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày mới có thể thể hiện đúng những tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình. Thể thơ cũng có những cách tân, từ những hình thức cổ điển như lục bát, song thất lục bát, Đường luật…; sau đó, các nhà “Thơ Mới” học tập thơ Pháp sáng tạo ra những bài thơ tự do, thơ văn xuôi với vận luật, câu thơ, dòng thơ… đổi mới đáng kể. “Thơ Mới” khác thơ cũ ở chỗ không hạn định về số câu trong một bài thơ và số chữ trong một câu thơ; một bài thơ có thể có những câu dài ngắn khác nhau xếp đặt không theo một thứ tự nào, các câu trong bài thơ có thể đặt liên tiếp nhau từ đầu đến cuối hay phân phối ra thành những khổ thơ khác nhau; cách hiệp vần trong “Thơ Mới” cũng khác thơ cũ ở chỗ: thường hiệp vần ở cuối câu. Về âm thanh, nếu thơ cũ quy định vị trí các tiếng bằng trắc trong câu, thì trong câu “Thơ Mới”, thi gia được tự do phân phối các tiếng bằng trắc cho phù hợp với tình ý trong câu thơ.... Tóm lại, so với văn xuôi, việc hiện đại hoá thơ muộn hơn nhưng khi xuất hiện đã đạt được những thành tựu rực rỡ, đặc biệt là phong trào “Thơ Mới”. Mỗi bước phát triển của “Thơ Mới” đều để lại những tên tuổi lớn, từ những nhà thơ trong buổi giao thời như Tản Đà, Trần Tuấn Khải… đến những đỉnh cao chói lọi như: Thế Lữ, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính.... “Thơ Mới” thực sự đã giải phóng “cái Tôi cá nhân” khỏi bút pháp ước lệ khắt khe và có tính chất phi ngã của hệ thống thi pháp cổ. Các nhà “Thơ Mới” với quan niệm thẩm mỹ mới đã khám phá ra thế


giới muôn màu của đời sống, cũng như thế giới phong phú, tinh vi của nội tâm con người nên đã tạo ra những tác phẩm xuất sắc.

Nhắc đến hoạt động sáng tác thi ca đầu thế kỷ XX không thể không nhắc đến dòng thơ ca yêu nước và cách mạng. Thơ ca yêu nước, mà tiêu biểu là những sáng tác mang đậm dấu ấn tuyên truyền chính trị của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh dù vẫn sáng tác theo thể thơ Đường luật của thơ ca trung đại, tuy nhiên, nội dung thể hiện thì đã có những bước chuyển đổi rò nét. Hơi thở của cuộc sống hiện đại đã phả vào thơ và trở thành linh hồn nghệ thuật trong những sáng tác của hai nhà chí sĩ này. Nó hoàn toàn khác với lối thơ thù tạc, ngâm vịnh về cảnh sắc thiên nhiên, về ân sủng của các đấng quân vương của những “kẻ sĩ” phong kiến. Còn dòng thơ ca cách mạng, mà tiêu biểu là Tố Hữu, Sóng Hồng, Trần Huy Liệu, Xuân Thủy… về hình thức đã vận động theo hướng đổi mới, cách tân, song đã có sự chuyển biến về nội dung phản ánh, góp phần cùng Thơ Mới thúc đẩy quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.

Như vậy, cùng với Thơ Mới, thơ ca yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX đã thực sự góp phần thúc đẩy nhanh chóng quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Và với những đổi mới đáng kể về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật, thơ ca Việt Nam chính thức bước sang kỷ nguyên hiện đại và được dịp phát huy thế mạnh chưa từng có trong diễn đạt muôn mặt của cuộc sống cùng tâm tư, tình cảm đa dạng, phức tạp của con người.

1.2.3.5. Sự ra đời của kịch nói, một loại hình nghệ thuật hoàn toàn mới du nhập từ phương Tây đã cho thấy quá trình hiện đại hoá ngày càng được mở rộng, đẩy tới của văn học Việt Nam. Cái mốc đánh dấu sự ra đời của kịch nói là vở Chén thuốc độc (1921) của Vũ Đình Long. Tiếp sau đó, hàng loạt những vở kịch được sáng tác và trình diễn: Tòa án lương tâm (1923), Đàn bà mới (1944) của Vũ Đình Long; Uyên ương (1927), Hoàng Mộng Điệp (1928), Hai


tối tân hôn (1929), Nghệ sĩ hồn (1932), Kinh Kha (1934), Kim tiền (1938), Ông ký Cóp (1938) của Vi Huyền Đắc; Bạn và vợ (1927) của Nguyễn Hữu Kim; Chàng ngốc (1930), Ông Tây An Nam (1931) của Nam Xương; Ghen (1937), Những bức thư tình (1937), Mơ hoa (1941), Ngã ba (1943) của Đoàn Phú Tứ; Vũ Như Tô (1943), Cột đồng Mã Viện (1944) của Nguyễn Huy Tưởng… Quá trình vận động của kịch nói diễn ra ở nhiều cấp độ: chủ đề tư tưởng, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ….

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

Trước hết, về đối tượng thể hiện. Nếu như tuồng, chèo chỉ có hai loại nhân vật: trung và nịnh, chính và lệch - là những “con người chức năng trong xã hội luân thường”, thì nhân vật kịch nói đa dạng hơn, phong phú hơn: từ một thầy thông, thầy ký, cậu bồi, đến một “Cô đầu Yến” hay cả những “Ông Tây An Nam”. Trong tuồng, chèo, tâm trạng nhân vật được khắc họa thông qua hành động, sự việc với những thủ pháp nghệ thuật mang tính ước lệ cao, thì tâm trạng của nhân vật kịch nói mang tính đời thường và gần gũi với cuộc sống hơn, được thể hiện trong sự thống nhất giữa hành động kịch và diễn biến tâm lý sâu sắc trong quan hệ với cuộc sống.

Về nghệ thuật thể hiện; ngôn ngữ kịch nói là ngôn ngữ văn xuôi (nói) khác với ngôn ngữ thơ (ca) của tuồng, chèo. Nhờ sử dụng ngôn ngữ văn xuôi nên sức tả, sức tái hiện cuộc sống của kịch nói phong phú, đa dạng hơn. Về chủ đề tư tưởng; nếu như Chén thuốc độc, Tòa án lương tâm của Vũ Đình Long, Bạn và vợ của Nguyễn Hữu Kim, Ông Tây An Nam của Nam Xương là những vở kịch mở đầu chưa thoát khỏi cái luân lý cổ truyền Á Đông; các nhà văn nói thay nhân vật hơi nhiều, yếu tố ngẫu nhiên bị lạm dụng nên xung đột kịch bị gượng ép, thì sang Kim tiền, Ông ký Cóp của Vi Huyền Đắc, nghệ thuật kịch đã đạt mức trình độ cao, các nhân vật đã có những nét riêng, tự nhiên, tâm lý sâu sắc. Đến Ngã ba, Những bức thư tình, kịch hầu như không có ngoại cảnh, tình tiết nữa mà nhường sân khấu cho cái Tôi độc chiếm. Nhân

Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 6


vật kịch là những con người đang Âu hoá, mang tư tưởng tự do, phóng khoáng nhưng rất Việt Nam. Các vở kịch Ngã ba, Những bức thư tình đầy chất thơ mộng, đầy ý tưởng lãng mạn, cộng với một nghệ thuật xuất sắc đã đưa kịch nói vươn đến nghệ thuật hiện đại của thế kỷ XX và nhanh chóng hòa nhập vào quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam trong giai đoạn này.

1.2.3.6. Nghiên cứu văn học cũng như phê bình văn học ra đời sau hoạt động sáng tác văn học. Hay nói khác đi, có sáng tác văn học mới có hoạt động phê bình, nghiên cứu văn học. Trong lịch sử văn học, sáng tác văn học, phê bình văn học đều ra đời từ rất xa xưa nhưng chưa thành lĩnh vực hoạt động chuyên biệt. Mãi đến khi văn chương trở thành một thứ “hàng hoá”, nghề viết văn trở thành một nghề kiếm sống, đặc biệt là khi nhu cầu hưởng thụ thẩm mỹ của độc giả trở thành thường xuyên và cấp thiết hơn thì lúc bấy giờ phê bình văn học và văn học trở thành những lĩnh vực hoạt động xã hội đặc thù.

Như ta biết, cũng như hoạt động sáng tác, phê bình văn học gắn liền với hoạt động báo chí. Tuy nhiên, ở giai đoạn từ năm 1900 đến năm 1913 dù báo chí có xuất hiện nhưng nhìn chung hoạt động phê bình văn học vẫn trong tình trạng thưa thớt, vắng vẻ. Một phần là do chủ trương của các báo, mặt khác, ta thấy xã hội Việt Nam lúc này người đọc báo còn rất ít lại cũng chưa quen với những bài viết phê bình mà chủ yếu là thưởng thức các sáng tác văn học ngày càng sinh động và phong phú hơn.

Sang những năm từ 1913 đến 1930, hàng loạt hiện tượng văn học xuất hiện như: các tạp chí thiên về nghiên cứu, biên khảo ra đời thay thế cho mục nghiên cứu, biên khảo ở các tờ báo hàng ngày; sự xuất hiện của văn xuôi; sự thưởng thức văn chương của độc giả cũng linh hoạt, đa dạng hơn; việc tiếp xúc với văn học phương Tây đã đi bằng con đường trực tiếp chứ không gián tiếp như trước kia... đã giúp cho đời sống văn học càng phong phú hơn.

Phê bình văn học, ở giai đoạn này có xuất hiện, tuy nhiên chỉ lác đác vài


bài, chủ yếu là những lời giới thiệu sách, những bài giảng cổ văn, kim văn, những bài khảo cứu có kèm những lời lạm bình của một số học giả có tiếng lúc bấy giờ như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Dương Bá Trạc, Trần Trọng Kim, Tản Đà trên các tờ Đông Dương tạp chí, Trung Bắc tân văn, Hữu Thanh, Phụ nữ tân văn, Nam Phong tạp chí... Đây là giai đoạn hình thành của phê bình văn học hiện đại ở Việt Nam. Trần Thị Việt Trung khảo sát tờ Nam Phong tạp chí đã kết luận: “Với 210 số báo trong suốt 17 năm tồn tại của mình, “Nam Phong tạp chí” đã là một bằng chứng tiêu biểu cho việc phê bình đang dần trở thành một hoạt động xã hội đặc thù, một bộ môn không thể thiếu được trong nền văn học hiện đại của nước ta hồi những năm 20 - 30 của thế kỷ” [199,tr.45]. Hơn nữa, các bài phê bình trên các báo lúc bấy giờ đều viết theo lối cổ, do các nhà Hán học phụ trách, cho nên từ ngôn ngữ, giọng điệu, đến tư tưởng thẩm mỹ của người bình, ta thấy rất rò vẫn còn đậm nét của lối phê bình xưa cũ. Đó là những đoạn văn phê bình có tiêu đề: “Lời bàn của người dịch”, “Lạm bàn”... sau mỗi bài thơ hoặc bài văn dịch của họ. Bên cạnh đó, trên báo chí cũng xuất hiện ngày càng nhiều hơn những bài phê bình theo lối mới của một số các học giả theo phái Tây học. Đó là các bài “Giới thiệu sách mới”, giới thiệu “Văn mới và bình luận”, những bài bàn về học thuật, bàn về các vấn đề văn học.... Tuy nhiên, với số lượng bài phê bình còn rất hạn chế, cộng với phần lớn các bài phê bình chưa đủ sức tách ra khỏi lối “văn nghị luận nói” nói chung, nên khó có thể chỉ ra đội ngũ các nhà phê bình thực sự, phê bình chuyên nghiệp.

Từ sau những năm 1930, phê bình văn học theo nghĩa hiện đại thực sự khẳng định sự có mặt của mình trong đời sống văn học dân tộc bằng những hoạt động sôi nổi, với sự xuất hiện hàng loạt cây bút phê bình chuyên nghiệp với những cuốn sách phê bình và rất nhiều bài phê bình đăng trên các báo và tạp chí lúc bấy giờ. Điều đáng lưu ý nhất, đó là lực lượng phê bình ngày càng


được bổ sung với các cây bút phê bình trẻ và có trình độ. Vì vậy, không chỉ số lượng các bài phê bình tăng gấp bội trên các báo và tạp chí, mà chất lượng các bài phê bình cũng được nâng cao. Điều này thể hiện qua việc nhiều tờ báo đương thời có hẳn một chuyên mục đọc sách, phê bình văn học... chuyên đăng tải các bài phê bình văn học. Chẳng hạn như trên các tờ: Phụ nữ tân văn, Tiểu thuyết thứ bảy, Trung Bắc chủ nhật, Phong hóa, Ngày nay, Tao đàn, Tràng an, Hà Nội báo...

Với tư cách là sự “tự ý thức” của văn học thời kì hiện đại, phê bình trong giai đoạn này cũng phát triển với một tốc độ khá mau lẹ. Ngoài chức năng đánh giá, thẩm bình các giá trị văn chương, phê bình còn đóng vai trò phát ngôn tư tưởng cho các trào lưu, các khuynh hướng văn học khác nhau, đồng thời là người tổ chức, định hướng cho sự ra đời, tồn tại và phát triển các trào lưu, các khuynh hướng văn học thời đó. Có thể nói, từ 1930 trở đi, phê bình văn học đã dần khu biệt thành một bộ môn độc lập không còn tình trạng đồng nhất với thể văn nghị luận nói chung, hay công việc của một nhà văn học sử, một người làm hợp tuyển, hay một người viết hồi ký văn học như giai đoạn trước đó. Phê bình đã trở thành một hiện tượng xã hội đặc thù, ngày càng trở nên quen thuộc hơn đối với đời sống văn học nước nhà. Các hình thức hoạt động của phê bình ngày càng trở nên phong phú, đa dạng hơn. Trên báo chí xuất hiện một cách liên tục các bài phê bình với nhiều giọng điệu, nhiều dạng vẻ, nhiều cách thức khác nhau. Với một không khí tương đối dân chủ, các nhà phê bình với những trường phái khác nhau đua nhau lên tiếng thông qua việc phê bình các tác phẩm văn học đương thời nhằm phát biểu, tuyên truyền những quan điểm nghệ thuật, quan điểm văn chương và cả những quan điểm chính trị. Vì vậy, trong đời sống văn hoá đương thời, đã xảy ra khá nhiều cuộc tranh luận về văn học nghệ thuật nói chung, giữa các nhà phê bình thuộc các trường phái khác nhau. Chẳng hạn, cuộc tranh luận giữa hai phái: “nghệ thuật


vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị nhân sinh” (1935-1939) giữa Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Lê Tràng Kiều... với Hải Triều, Hải Khách, Lâm Mộng Quang...; cuộc tranh luận về vấn đề: “Dâm hay không dâm” trong văn chương Vũ Trọng Phụng, giữa tác giả với Thái Phỉ và Nhất Chi Mai (1936). Hoặc cuộc tranh luận về thơ Hàn Mặc Tử giữa Trần Thanh Mại với Quách Tấn (1942)....

Chuyển sang những năm 1940 - 1945, phê bình vẫn tiếp tục phát triển và vươn tới “độ chín” của nó. Tuy nhiên, sau khi đã trải qua những năm tháng hoạt động sôi nổi, ồ ạt của thời kì “Mặt trận Dân chủ” thì hoạt động phê bình đã chủ động chuyển sang một phương thức hoạt động khác, thầm lặng hơn nhưng cũng sâu lắng và chắc chắn hơn do chế độ kiểm duyệt của chính quyền ngày càng trở nên khe khắt. Biểu hiện cụ thể là, nếu như trước kia các nhà phê bình thường viết bài in trên báo thì nay đã im lặng hoặc chuyển sang viết các công trình tổng kết, đánh giá giai đoạn văn học vừa qua. Qua khảo sát, chúng ta thấy có cả một phong trào viết về những công trình như vậy, chẳng hạn: Theo dòng (1941) của Thạch Lam; Ba mươi năm văn học (1941) của Mộc Khuê; Cuốn sổ Văn học (1944) của Lê Thanh...

Như vậy, sau gần nửa thế kỷ khẳng định sự có mặt, cùng với hoạt động sáng tác, hoạt động phê bình ngày càng sôi nổi (phê bình những tác phẩm, tác giả, hiện tượng văn học cụ thể) và đã tác động tích cực đến giới nghiên cứu văn học, góp phần rất quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam ở giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX trong đó có hoạt động nghiên cứu văn học.

Có thể nói, dưới tác động của bối cảnh lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa…của nửa đầu thế kỷ XX, đời sống trầm lắng của xã hội Việt Nam nông nghiệp và phong kiến đã có nhiều biến động đáng kể. Cùng với những đổi thay về kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục; nền văn học mới trong quá trình tiếp xúc, giao lưu với văn học phương Tây đã nhanh chóng thay đổi và từng


bước hội nhập để sau đó, tạo nên một bước ngoặt lớn trong sự chuyển biến và cách tân so với văn học quá khứ. Đó là sự xuất hiện hàng loạt các trào lưu sáng tác, khuynh hướng sáng tác kéo theo sự ra đời của nhiều thể loại văn học mới: Thơ Mới, tiểu thuyết, phóng sự, … được sáng tác bởi một đội ngũ nhà văn trí thức Tây học với cái tôi bản lĩnh tạo nên sự đa giọng điệu, đa phong cách trong sự nghiệp sáng tác khác xa với sự đơn điệu khuôn mẫu, quan phương của văn chương trung đại… Như vậy, bên cạnh những cách tân táo bạo trong hoạt động sáng tác thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn; sự xuất hiện của kịch - một thể loại hoàn toàn du nhập từ phương Tây; hoạt động lý luận, phê bình văn học ra đời và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận… đã thúc đẩy văn học Việt Nam nhanh chóng hiện đại hoá để hòa nhập vào văn học thế giới trong đó có hoạt động nghiên cứu văn học.

1.2.4. Hoạt động dịch thuật

Cùng với việc thưởng thức văn phẩm trong nước, để giúp độc giả kịp nắm bắt được những quan niệm, tư tưởng học thuật cũng như những danh tác của văn học nước ngoài, dịch thuật phát triển mạnh mẽ. Lịch sử dịch thuật ở nước ta bắt đầu dưới triều đại Hồ Quý Ly với bộ Tứ Thư được dịch từ chữ Hán ra chữ Nôm, hoặc sau này như trường hợp dịch Chinh phụ ngâm cũng từ chữ Hán ra chữ Nôm.... Nhưng dịch thuật chính thức trở thành hoạt động chuyên môn là vào thời điểm sau khi chữ quốc ngữ xuất hiện. Dịch thuật ra đời có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình hiện đại hoá văn học. Trước hết, thông qua các văn bản dịch thuật, các dịch giả cũng như độc giả được tiếp cận những kiến thức mới về văn học cổ kim Đông Tây, những trào lưu văn học, triết học thế giới hiện đại. Việc tiếp thu kiến thức ấy giúp các nhà văn thay đổi cách cảm, cách nghĩ; học tập được các thể loại mới, các phương pháp nghiên cứu mới...; độc giả văn học được tiếp xúc và làm quen với những sáng tác của văn học nước ngoài, từ đó thay đổi dần thị hiếu thẩm

Xem tất cả 227 trang.

Ngày đăng: 25/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí