Nhóm tác giả Bùi Minh Hiền- Vũ Ngọc Hải- Đặng Quốc Bảo (2011) đã phân tích những yêu cầu chung về xây dựng và phát triển đội ngũ GV trong một nhà trường gồm đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu. Từ đó các tác giả phân tích các chức năng quản lí trong phát triển đội ngũ GV từ việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra phải đảm bảo các vấn đề về số lượng, chất lượng và cơ cấu.
Nhóm tác giả Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015) cho rằng, quản lí ĐNGV cần quan tâm đến ba vấn đề: Số lượng, chất lượng, cơ cấu của đội ngũ giáo viên trong một nhà trường. Đó là điều kiện cần cho sự phát triển và cần chú ý đến tính đồng thuận của đội ngũ giáo viên mới để tạo điều kiện đủ cho sự phát triển bền vững của đội ngũ trên cơ sở phân tích các chức năng quản lí trong quản lí đội ngũ giáo viên từ việc lập kế hoạch, tổ chức - chỉ đạo và kiểm tra phải đảm bảo các vấn đề về số lượng, chất lượng và cơ cấu.
Nhóm tác giả Phan Văn Kha, Nguyễn Lộc (2015) trong cuốn sách “Khoa học giáo dục Việt Nam từ đổi mới đến nay”, ở chương 19 đã tổng kết 7 định hướng các giải pháp phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020, trong đó có giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL là củng cố, hoàn thiện hệ thống đào tạo sư phạm, đổi mới căn bản và toàn diện nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015. Tập trung đầu tư xây dựng các trường sư phạm và các khoa sư phạm tại các trường đại học để nâng cao chất lượng đào tạo GV.
- Nhóm các công trình nghiên cứu luận án tiến sĩ khoa học giáo dục đã hệ thống hóa cơ sở lí luận về đội ngũ GV, quản lí đội ngũ GV, nghiên cứu cơ sở thực tiễn và giải pháp quản lí, phát triển đội ngũ GV ở các cấp, bậc học ở những khu vực, địa phương khác nhau. Có thể nêu một số công trình như: Lê Khánh Tuấn (2005), “Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Nguyễn Sỹ Thư (2006), “Những biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở ở các tỉnh Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục trung học cơ sở”; Phạm Văn Thuần (2011), “Quản lí
đội ngũ giảng viên các trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực theo quan điểm tự chủ và trách nhiệm xã hội”; Lê Văn Chín (2012), “Quản lí đội ngũ giáo viên tỉnh Bến Tre đáp ứng đổi mới giáo dục”; Vũ Thị Thu Huyền (2015), “Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp”; Trần Hồng Thắm (2018), “Quản lí đội ngũ giáo viên tiểu học vùng đồng bằng sông Cửu Long theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay”…
1.1.3. Nghiên cứu về chuẩn nghề nghiệp giáo viên và quản lí đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
Trong quá trình xây dựng và phát triển nền GD theo hướng hiện đại hóa, chuẩn hóa, nhiều nước trên thế giới đã chú trọng xây dựng CNN giáo viên nói chung và GVMN nói riêng. Khi đề cập đến quản lí, phát triển ĐNGV theo CNN, ngoài sự thống nhất về nội dung quản lí, phát triển NNL, thời gian gần đây những nghiên cứu trên thế giới đều dành sự quan tâm đặc biệt đến CNN GV nhằm phát triển ĐNGV, đánh giá phẩm chất và năng lực GV theo hướng chuẩn hóa, đề cao việc thúc đẩy phát triển bền vững và thích ứng nhanh của mỗi GV và cả ĐNGV theo CNN. Vấn đề chuẩn GV nói chung và chuẩn GVMN nói riêng được các nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu vì họ đã nhận thức được vai trò quan trọng của CNN GV trong đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng GD, góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng GDMN, trong tuyển chọn đội ngũ GV làm việc tại các cơ sở trường MN, chất lượng đào tạo và bồi dưỡng GVMN và trong đánh giá GVMN dựa vào CNN.
Trong cuốn “Nền tảng vững chắc chăm sóc và giáo dục mầm non” (UNESCO, 2007) cho thấy yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ GV dạy trẻ trước tuổi học phổ thông khác nhau ở nhiều nước. Chẳng hạn, ở Pháp, GV dạy trẻ trước tuổi học phổ thông phải thi đỗ kỳ thi quốc gia dành cho sinh viên có có bằng 3 năm sau trung học. Ở Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Hy Lạp, Ireland, Luxembourg và Bồ Đào Nha, GV dạy trẻ trước tuổi học phổ thông phải hoàn thành ít nhất giáo dục 3 năm sau trung học. Ở Tây Ban Nha, trình độ yêu cầu của GV dạy trẻ trước tuổi học phổ thông là thạc sĩ (Master). Gần đây Thụy Điển đã tăng thời gian các
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lí đội ngũ giáo viên mầm non khu vực miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp - 2
- Tiếp Cận Quản Lí Nguồn Nhân Lực Theo Chuẩn Nghề Nghiệp
- Nghiên Cứu Về Đội Ngũ Giáo Viên Và Quản Lí Đội Ngũ Giáo Viên
- Giáo Viên Mầm Non Và Đội Ngũ Giáo Viên Mầm Non
- Yêu Cầu Của Đội Ngũ Giáo Viên Mầm Non Trong Bối Cảnh Đổi Mới Giáo Dục Mầm Non
- Quản Lí Đội Ngũ Giáo Viên Mầm Non Theo Chuẩn Nghề Nghiệp
Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.
khóa đào tạo tại trường đào tạo GV trước tuổi học từ 3 lên 3,5 năm để tương đương với giáo viên tiểu học. (Phạm Minh Hạc, 1999).
Hoa Kỳ là một trường hợp đặc biệt trong các nước OECD, có 14 bang yêu cầu GV tại các trường MN công lập phải có bằng đại học và đào tạo chuyên khoa về mầm non. Hoa kỳ cũng là quốc gia đi tiên phong trong việc xây dựng chuẩn, là một trong các nước quan tâm mạnh mẽ đến chất lượng GD và việc xây dựng hệ thống chuẩn nói chung cho cả hệ thống GD và chuẩn GV nói riêng. Năm 1987, bản báo cáo “Người GV của thế kỷ XXI” là nguyên nhân thúc đẩy sự thành lập Vụ Quốc gia chuẩn nghề nghiệp GV với mục đích nâng cao chất lượng dạy và học. Vụ đã đưa ra 5 tiêu chuẩn cơ bản nhằm đánh giá chất lượng GV (1) GV phải có trách nhiệm với việc học của HS; (2) GV phải hiểu biết vấn đề mình dạy, biết cách truyền đạt những hiểu biết đó cho HS; (3) GV có trách nhiệm trong quản lí, theo dõi việc học tập của học sinh; (4) GV cần biết suy nghĩ một cách hệ thống việc thực hành nghề nghiệp và học tập từ kinh nghiệm; (5) GV cần là thành viên trong một tổ chức giáo dục. https://eric.ed.gov/
Anh quốc cũng là một nước rất quan tâm đến chất lượng GD nói chung, chất lượng đào tạo GV nói riêng. Tổ chức đánh giá năng lực GV được thực hiện bởi chính phủ và các tổ chức chính phủ. Bộ Giáo dục đã xây dựng các văn bản hướng dẫn “Những khoá học được chấp nhận” (1989). Sau đó vào năm 1992, Vụ Cao học đã xuất bản một văn bản hướng dẫn đánh giá năng lực GV gồm 5 lĩnh vực cơ bản và 27 yêu cầu cụ thể. 5 lĩnh vực cơ bản gồm: (1) Hiểu biết môn học; (2) Thực hành môn học; (3) Quản lí lớp học; (4) Đánh giá và theo dõi sự phát triển của HS; (5) Nâng cao trình độ nghiệp vụ. Chuẩn nghề nghiệp GV của Anh (năm 2007) trình bày 3 lĩnh vực có liên quan đến nhau, đó là: Đặc trưng nghề nghiệp; kiến thức và sự am hiểu nghề; kỹ năng nghề nghiệp. CNN GV được xác định cụ thể cho từng giai đoạn phát triển nghề của GV: 33 tiêu chuẩn cho GV mới vào nghề; 44 tiêu chuẩn chung cho mọi GV thực thụ, cộng thêm 15 tiêu chuẩn cho GV giỏi và 3 tiêu chuẩn cho GV cấp quốc gia. Trung tâm đào tạo và phát triển trường học (TDA) là một tổ chức xã hội thuộc Vụ Giáo dục và Đào tạo của Anh đề ra những yêu cầu đối với GV tốt được phân bố trong 3 lĩnh vực chính: (1) Thực hành nghề nghiệp; (2) Kiến thức; (3)
Kỹ năng giảng dạy. Ngoài ra, trung tâm còn đưa ra những tiêu chuẩn phân loại và xếp hạng trình độ năng lực của GV.
Năm 1993, Vụ Giáo dục Scotland xuất bản bộ tiêu chí cơ bản cho GV mới vào nghề bao gồm: (1) Năng lực liên quan đến môn học và nội dung giảng dạy; (2) Năng lực liên quan đến kỹ năng, phương pháp QL và đánh giá trong lớp học; (3) Năng lực liên quan đến trường học; (4) Năng lực liên quan đến nghề nghiệp; (5)Thái độ và trách nhiệm đối với nghề. Phương pháp đánh giá năng lực GV của Scotland cho rằng sự hiểu biết và kỹ năng không phải là yếu tố duy nhất nhằm đánh giá năng lực GV mà những kỹ năng GV, hợp tác với người khác và phát triển khả năng học tập của HS mới là yếu tố cơ bản mà người GV cần phải đạt được.
Về đào tạo GVMN ở Đức, Hội nghị Bộ trưởng văn hoá Đức đã ban hành thoả thuận khung về đào tạo GVMN nhằm mục đích nâng cao chất lượng hệ thống đào tạo GVMN của toàn nước Đức. Thoả thuận khung nêu rõ những nhiệm vụ CSGD trẻ, các năng lực cần thiết cũng như tạo điều kiện để người học sau khi tốt nghiệp, trở thành GV có thể làm việc độc lập, tự tin, có trách nhiệm trong tất cả các hoạt động giáo dục xã hội của trường. Thoả thuận khung về đào tạo GVMN đã tạo cho các bang khả năng xem xét, chuyển đổi, bổ sung những quy định trước đây về đào tạo cho phù hợp hoàn cảnh, điều kiện cụ thể hiện nay của bang. Các bang có thể có những chương trình, kế hoạch cụ thể khác nhau để làm tốt hơn công tác đào tạo GVMN ở các trường cũng như các viện dạy nghề thông qua việc đổi mới chương trình giảng dạy, nâng cao điều kiện dự tuyển đầu vào. (Phạm Minh Hạc, 1999).
Úc là quốc gia xây dựng khung quốc gia về CNN dạy học, có 4 lĩnh vực: (1) Kiến thức nghề nghiệp; (2) Thực hành nghề nghiệp; (3) Giá trị nghề nghiệp; (4) Quan hệ nghề nghiệp. Trên cơ sở khung quốc gia, các Bang xây dựng chuẩn nghề nghiệp. Tuy nhiên tùy vào thực tiễn của từng Bang để xây dựng không nhất thiêt xây dựng cả 4 lĩnh vực. “Hiến chương GD 1990” bao gồm 18 đề mục mà người GV cần biết và có khả năng làm được bao gồm 4 lĩnh vực: (1) Giá trị và thái độ; (2) Tiếp cận nội dung; (3) Phương pháp giảng dạy; (4) Phổ kiến kinh nghiệm dạy học.
Năm 1996 Hội đồng GV Úc đã đề xuất một hướng dẫn cấp quốc gia nhằm đánh giá năng lực GV mới với mục đích xây dựng tiêu chuẩn cho GV. Việc đưa ra
tiêu chuẩn quốc gia này tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá GV thống nhất trên toàn lãnh thổ. Có 5 lĩnh vực cơ bản được đề cập: (1) Sử dụng và phát triển sự hiểu biết và giá trị nghề nghiệp; (2) Kỹ năng giao tiếp và làm việc với học sinh, với đồng nghiệp; (3) Lập kế hoạch và QL quá trình dạy và học; (4) Theo dõi và đánh giá việc học tập của học sinh và kết quả học tập; (5) Phản ánh, đánh giá và lập kế hoạch cho việc phát triển nghề nghiệp.
Trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, ở Nhật Bản không có chương trình GDMN chung do nhà nước quy định mà mỗi trường tự xây dựng chương trình thích hợp với sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ, căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh của từng trường, của địa phương, phù hợp với Luật giáo dục và Chuẩn quốc gia về chương trình GDMN. Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của GVMN ở Nhật bản là 12+2 + kỳ thi tuyển quốc gia. Muốn trở thành GVMN không những phải có bằng tốt nghiệp về chuyên ngành mà còn phải dự thi thêm kỳ thi tuyển quốc gia, là một kỳ thi sát hạch chuyên môn nghiêm túc. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao trình độ chuyên môn của GV và chất lượng GDMN ở Nhật Bản. Đào tạo GV nhà trẻ, mẫu giáo ở Nhật Bản do trường đại học đảm nhận, mỗi trường đại học được tự chủ xây dựng chương trình đào tạo GVMN trong chương trình đào tạo của trường mình. Các hệ đào tạo GV nhà trẻ, giáo viên mẫu giáo ở Nhật Bản gồm hệ cử nhân 4 năm, hệ cử nhân 2 năm và hệ sau đại học. Tham khảo chương trình đào tạo của Khoa Mẫu giáo trường Đại học Ochamomizu, trong chương trình đào tạo GVMN, ngoài việc học thi lấy các chứng chỉ lí luận, sinh viên còn phải rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thông qua việc tham quan trường mẫu giáo, dành thời gian cho việc quan sát và viết báo cáo phân tích những điều đã quan sát được, giúp sinh viên hiểu rõ về trẻ em và có kỹ năng quan sát, phân tích các hoạt động của trẻ ở trường mẫu giáo... (Phạm Minh Hạc, 1999),
Tại Thái Lan, từ 1997 đã thực hiện cải cách công tác phát triển GV nói chung (trong đó có GVMN), TERO đã giới thiệu 5 chương trình cải tổ chính gồm: Danh hiệu giảng viên quốc gia; sổ số học thuật; đào tạo thế hệ giáo viên mới; xếp loại trường; sự tham gia của các chuyên gia. Có thể nói, việc kết hợp hài hòa giữa yêu cầu tôn trọng các giá trị truyền thống với định hướng đáp ứng các nhu cầu nhân
lực của thị trường lao động trong quá trình công nghiệp hóa là một trong những nét đặc trưng cơ bản trong chính sách phát triển GD&ĐT của Vương quốc Thái Lan và đây cũng là nhân tố quan trọng góp phần giữ vững và tăng trưởng kinh tế của đất nước này (Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Đặng Bá Lãm và Nghiêm Đình Vỹ, 2002).
Như vậy, theo CNN GV của các quốc gia Mỹ, Anh, Úc, Nhật Bản, Thái Lan…, GV nói chung, GVMN nói riêng cần phải đáp ứng yêu cầu 8 lĩnh vực sau:
(1) Người GV có năng lực cần phải có hiểu biết cơ bản trong lĩnh vực giảng dạy, có kỹ năng sư phạm, QL giảng dạy, biết cách đánh giá và hiểu học sinh, chương trình, môi trường giảng dạy và các vấn đề liên quan đến giảng dạy; (2) Người GV cần có đủ kiến thức môn học để giảng dạy; (3) Người GV cần có kỹ năng sư phạm để tiếp cận việc dạy học đối với các đối tượng học sinh khác nhau; (4) Người GV được trông đợi phải có kỹ năng điều khiển lớp học thông qua việc hiểu biết tâm lý, tình cảm, thể chất của học sinh; (5) Người GV theo dõi, ghi lại quá trình phát triển, tiến bộ của học sinh và sử dụng những thông tin đó một cách hợp lý; (6) Người GV cần phải có kỹ năng SP để nhận biết được tình trạng của lớp học, của trường học, của đất nước; (7) Người GV cần phải có những hiểu biết nhất định về môn học để xây dựng, thực hiện, phát triển giáo án phù hợp với đối tượng học sinh; (8) Người GV thể hiện tính chuyên nghiệp trong công việc.
Ở Việt Nam, vấn đề chất lượng GD, đảm bảo chất lượng GD và chuẩn hoá trong GD được quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây. Khi hệ thống GD đang dần được chuẩn hoá và yêu cầu đảm bảo chất lượng thì việc quản lí và kiểm định chất lượng trong hệ thống GD cần phải dựa vào hệ thống chuẩn như chuẩn phát triển trẻ em, chuẩn chương trình GD, CNN của GV và CBQL… (BGD&ĐT, 2018)..
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chất lượng GDMN và chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo GVMN; các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tổng thể của GDMN; đặc điểm cấu trúc tâm lý hoạt động sư phạm của GVMN… Tác giả Hồ Lam Hồng (2008) trong giáo trình “Nghề giáo viên mầm non” đã phân tích những vấn đề lí luận về cách tiếp cận xây dựng chuẩn nghề nghiệp GVMN, làm rõ cơ sở
thực tiễn trong cách tiếp cận xây dựng chuẩn nghề nghiệp GVMN trong thời kì đổi mới GDMN. Trong Kỷ yếu Hội thảo tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2012), nhiều tác giả đã tập trung đề xuất, phân tích mô hình nhân cách GVMN trong thời kì hội nhập quốc tế.
Năm 2008, Bộ GD&ĐT ban hành Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008 về CNN GVMN và xác định: CNN GVMN là hệ thống phẩm chất, năng lực mà GV cần đạt được để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong các cơ sở GDMN. CNN GVMN 2008 không chỉ tạo cơ sở pháp lí cho việc thiết kế chương trình đào tạo GV, chuẩn kiểm định chất lượng đào tạo mà còn là cơ sở để các GVMN tự đánh giá năng lực, phẩm chất của mình, là căn cứ để CBQL giáo dục quản lí, phát triển đội ngũ GVMN theo hướng chuẩn hoá.
Năm 2018, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 về CNN GVMN “làm căn cứ để GVMN tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; làm căn cứ để cơ sở GDMN đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GVMN; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của GV đáp ứng mục tiêu giáo dục của cơ sở GDMN, địa phương và của ngành giáo dục; làm căn cứ để các cơ quan quản lí nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ GVMN; lựa chọn và sử dụng đội ngũ GVMN cốt cán; làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng GV xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của GVMN” (Bộ GD&ĐT, 2018).
Trong khoảng 10 năm trở lại đây đã có nhiều công trình nghiên cứu tiêu biểu (luận án tiến sĩ) về quản lí, phát triển đội ngũ GVMN theo các cách tiếp cận mới như: Phạm Thị Loan (2011), “Quản lý phát triển năng lực giáo viên mẫu giáo theo tiếp cận năng lực nghề đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non”; Nguyễn Thị Bạch Mai (2015), “Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi các tỉnh Tây Nguyên”; Nguyễn Mạnh Hùng (2019), “Quản lý đào tạo giáo viên mầm non ở các trường CĐSP trung ương theo tiếp cận CIPO”;
Cù Thị Thủy (2020), “Phát triển đội ngũ GVMN theo tiếp cận năng lực trong đổi mới giáo dục”. Những nghiên cứu về quản lí, phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp và theo các cách tiếp cận mới đã được công bố trên các Tạp chí giáo dục và quản lí giáo dục chuyên ngành. Một số bài báo khoa học điển hình như: “Thực trạng phẩm chất và năng lực của giáo viên mầm non hiện nay (theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non)” và “Xác định các chỉ báo và minh chứng teo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non làm cơ sở cho việc hướng dẫn thực hiện chuẩn giáo viên mầm non” (Cù Thị Thủy, 2011); “Quản lí công tác bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp” (Nguyễn Lan Phương, 2017); “Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở các trường mầm non tư thục quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh” (Nguyễn Thị Cẩm Đan, 2019); “Thực trạng và một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non trên địa bàn thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước” (Vũ Thị Kim Huệ, 2020)…
1.1.4. Đánh giá khái quát kết quả các công trình nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.
Tổng hợp kết quả những công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về quản lí ĐNGV và ĐN GVMN cho thấy: Các nghiên cứu về nhân lực và quản lí NNL khẳng định vai trò của nhân lực và NNL đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng trong bối cảnh hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước. Đặc biệt có các nghiên cứu chuyên sâu về khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, nội dung, mô hình quản lí NNL trong từng lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Trong quản lí, phát triển NNL là việc tạo ra sự tăng trưởng bền vững về hiệu năng của mỗi thành viên và hiệu quả chung của tổ chức, gắn liền với việc không ngừng tăng lên về số lượng cũng như chất lượng của đội ngũ nhân lực. Vì vậy, cần quản lí và phát triển NNL theo hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế là đặc biệt quan trọng.
Các nghiên cứu ĐNGV và quản lí ĐNGV khẳng định vai trò của ĐNGV, chất lượng ĐNGV là yếu tố quyết định thành công của đổi mới giáo dục. Từ đó, trên cơ sở