Biểu Đồ So Sánh Năng Lực Hiểu Biết Và Kĩ Năng Thiết Kế Hoạt Động Giáo Dục Trải Nghiệm Theo Chủ Đề Của Gvmn Trước Và Sau Tn


Stt

Nội dung

ĐTB trước

thực nghiệm

ĐTB sau

thực nghiệm

Sig

1

Hiểu biết về hoạt động giáo dục trải

nghiệm cho trẻ ở trường MN


2,72


3,48


0,000


2

Kỹ năng thiết kế hoạt động giáo dục trải

nghiệm theo chủ đề cho trẻ ở trường mầm non


2,72


3,13


0,000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.


Hình 3 1 Biểu đồ so sánh năng lực hiểu biết và kĩ năng thiết kế hoạt động 1


Hình 3 1 Biểu đồ so sánh năng lực hiểu biết và kĩ năng thiết kế hoạt động 2

Hình 3.1. Biểu đồ so sánh năng lực hiểu biết và kĩ năng thiết kế hoạt động giáo dục trải nghiệm theo chủ đề của GVMN trước và sau TN‌

Tổng hợp bảng so sánh 3.11 và các biểu đồ 3.1. nêu trên có thể rút ra các nhận xét chung sau:

- ĐTB chung năng lực hiểu biết về hoạt động giáo dục trải nghiệm cho trẻ ở trường MN của GVMN tham gia HĐ bồi dưỡng sau thực nghiệm cao hơn trước thực nghiệm (3,48 STN > 2,72 TTN)

- ĐTB chung kỹ năng thiết kế hoạt động giáo dục trải nghiệm theo chủ đề


cho trẻ ở trường mầm non của GVMN tham gia HĐ bồi dưỡng sau thực nghiệm cao hơn trước thực nghiệm (3,13 STN > 2,28 TTN)

- Kết quả kiểm định t-test trước và sau thực nghiệm cũng cho thấy kết quả đánh giá năng lực hiểu biết và kĩ năng của học viên sau thực nghiệm cao hơn trước thực nghiệm (sig. 0,000).

- Tỉ lệ % GVMN tham gia hoạt động bồi dưỡng sau thực nghiệm đạt kết quả từ trung bình, khá, giỏi cao hơn trước thực nghiệm: Năng lực hiểu biết (95,1% STN

> 65,6% TTN); kĩ năng (85,3% STN > 39,2% TTN). Sau thực nghiệm tỉ lệ GVMN đạt mức yếu thấp và không có GVMN đạt mức kém.

Như vậy, kết quả đánh giá năng lực hiểu biết và kĩ năng thiết kế hoạt động giáo dục trải nghiệm theo chủ đề cho trẻ ở trường mầm non của GVMN tham gia bồi dưỡng sau thực nghiệm cao hơn trước thực nghiệm. Điều đó chứng tỏ, thực nghiệm biện pháp “Tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên đề nhằm phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho GVMN ở trường MN” bước đầu đã mang lại kết quả khả thi.

* Khảo sát ý kiến nhận xét chung về khóa tập huấn chuyên đề của GVMN tham gia lớp tập huấn, kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.12. Kết quả thống kê ý kiến đánh giá của GVMN về khóa tập huấn chuyên đề‌

Stt

Nội dung đánh giá

ĐTB

ĐLC

TH

1

Mục tiêu chuyên đề bồi dưỡng

1.1.

Được thông báo rõ ràng về mục tiêu khóa học

4,00

0,000

1

1.2

Phù hợp với nhu cầu phát triển năng lực nghề nghiệp

thường xuyên của tôi

3,98

0,128

4

1.3

Tôi hiểu rõ các nhiệm vụ/yêu cầu cần thực hiện để

hoàn thành chuyên đề bồi dưỡng

3,93

0,250

23

2

Nội dung chuyên đề bồi dưỡng

2.1

Phù hợp với các xu thế hiện nay trong đổi mới giáo

dục mầm non

3,98

0,128

4

2.2

Phù hợp với các yêu cầu công việc của trường mầm

3,98

0,128

4



non nơi tôi đang công tác




2.3

Có cấu trúc hợp lý và rõ ràng

3,98

0,128

4

2.4

Khối lượng nhiệm vụ học tập của chuyên đề bồi

dưỡng hợp lý, vừa sức

3,97

0,180

12

3

Báo cáo viên/giảng viên




3.1

Thể hiện hiểu biết sâu sắc về các nội dung của chuyên

đề

3,97

0,180

12

3.2

Ngôn ngữ của báo cáo viên/giảng viên rõ ràng và dễ

hiểu

3,98

0,128

4

3.3

Vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp bồi dưỡng

3,97

0,180

12

3.4

Áp dụng phương pháp phát huy tính tích cực học tập

của người học

3,93

0,250

23

3.5

Tạo điều kiện cho người học có cơ hội vận dụng và

thực hành những kỹ năng mới

3,98

0,128

4

3.6

Hỗ trợ, khích lệ và truyền cảm hứng cho người học

3,95

0,218

20

3.7

Phương pháp đánh giá chú trọng đến năng lực thực

hành/vận dụng thực tiễn của người học

3,97

0,180

12

4

Công tác tổ chức bồi dưỡng

4.1

Kế hoạch bồi dưỡng được thông báo kịp thời, đầy đủ

và rõ ràng

3,97

0,180

12

4.2

Thời điểm tổ chức bồi dưỡng phù hợp

3,72

0,733

27

4.3

Thời lượng bồi dưỡng phù hợp với nội dung chuyên

đề

3,93

0.250

23

4.4

Học liệu rõ ràng và dễ hiểu

3,95

0,284

20

4.5

Phòng học và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu bồi

dưỡng

3,97

0,180

12

4.6

Công tác hậu cần và hỗ trợ GV đi bồi dưỡng được

thực hiện tốt

3,97

0,180

12

5

Tác động của chuyên đề bồi dưỡng





5.1

Đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của tôi

3,98

0,128

4

5.2

Giúp tôi tiến bộ để đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp giáo

viên mầm non

3,95

0,218

20

5.3

Giúp tôi tự tin có khả năng hướng dẫn các đồng

nghiệp các nội dung được bồi dưỡng

3,93

0,309

23

5.4

Giúp tôi tự tin có đủ khả năng hỗ trợ đồng nghiệp trong các hoạt động có nội dung liên quan đến chuyên

đề bồi dưỡng


3,98


0,128


4

5.5

Tôi hài lòng với chất lượng của chuyên đề bồi dưỡng

3,97

0,256

12

Bảng 3.12 cho thấy:

- Đánh giá về mục tiêu chuyên đề bồi dưỡng: GVMN tham gia hoạt động bồi dưỡng đánh giá về mục tiêu chuyên đề bồi dưỡng ở mức tốt (ĐTB cận 4.0), trong đó GVMN đánh giá cao tuyệt đối tiêu chí “Được thông báo rõ ràng về mục tiêu khóa học” và “Phù hợp với nhu cầu phát triển năng lực nghề nghiệp thường xuyên của tôi” (xếp thứ hạng 1- 4). Tuy nhiên với tiêu chí “Tôi hiểu rõ các nhiệm vụ/yêu cầu cần thực hiện để hoàn thành chuyên đề bồi dưỡng” xếp thứ hạng 23 trong hệ thống tiêu chí đánh giá khóa bồi dưỡng. Điều đó thể hiện trong một khóa tập huấn chuyên đề bồi dưỡng cần định hướng và giải thích rõ hơn các các nhiệm vụ/yêu cầu cần thực hiện cho học viên trong suốt tiến trình bồi dưỡng.

- Đánh giá về nội dung chuyên đề bồi dưỡng: GVMN tham gia hoạt động bồi dưỡng đánh giá về nội dung chuyên đề bồi dưỡng ở mức tốt (ĐTB 3,97 – 3,98). Trong đó các tiêu chí “Phù hợp với các xu thế hiện nay trong đổi mới giáo dục mầm non”, “Phù hợp với các yêu cầu công việc của trường mầm non nơi tôi đang công tác”, “Có cấu trúc hợp lý và rõ ràng” đều được xếp thứ hạng cao (TH4). Tiêu chí “Khối lượng nhiệm vụ học tập của chuyên đề bồi dưỡng hợp lý, vừa sức” xếp thứ hạng 12 cho thấy để thực hiện yêu cầu về kĩ năng thiết kế hoạt động trải nghiệm theo chủ đề cho trẻ ở trường MN là một yêu cầu cao đối với GVMN.

- Đánh giá về báo cáo viên/giảng viên: GVMN tham gia HĐ bồi dưỡng đánh giá về báo cáo viên/giảng viên thực hiện tổ chức chuyên đề bồi dưỡng ở mức tốt (ĐTB 3,93 – 3,98) cho thấy GVMN đánh giá báo cáo viên của khoá tập huấn có


ngôn ngữ rõ ràng và dễ hiểu, tạo điều kiện cho người học có cơ hội vận dụng và thực hành những kỹ năng mới, thể hiện hiểu biết sâu sắc về các nội dung của chuyên đề, vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp bồi dưỡng, áp dụng phương pháp phát huy tính tích cực học tập của người học, hỗ trợ, khích lệ và truyền cảm hứng cho người học, phương pháp đánh giá chú trọng đến năng lực thực hành/vận dụng thực tiễn của người học. Như vậy, báo cáo viên có chuyên môn, được đào tạo chuyên sâu về khoa học giáo dục mầm non, có kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm ở trường MN là điều kiện quan trọng ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của HĐ bồi dưỡng. Trong hoạt động bồi dưỡng, báo cáo viên cần tiếp tục phát huy vai trò định hướng, tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ, tư vấn, chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ trường mầm non để nâng cao năng lực của GVMN.

- Đánh giá về công tác tổ chức bồi dưỡng chuyên đề: GVMN tham gia hoạt động bồi dưỡng đánh giá về công tác tổ chức bồi dưỡng chuyên đề ở mức tốt (ĐTB 3,72 – 3,97) chứng tỏ khóa tập huấn được đánh giá tốt về “Kế hoạch bồi dưỡng được thông báo kịp thời, đầy đủ và rõ ràng”; “Thời điểm tổ chức bồi dưỡng phù hợp”, “Thời lượng bồi dưỡng phù hợp với nội dung chuyên đề”, “Học liệu rõ ràng và dễ hiểu”, “Phòng học và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng”, “Công tác hậu cần và hỗ trợ GV đi bồi dưỡng được thực hiện tốt”. Tuy nhiên cần lưu ý hơn về thời điểm tổ chức bồi dưỡng phù hợp, có thể khảo sát thêm nhu cầu của GVMN về thời điểm bồi dưỡng thích hợp đối với họ. Thời lượng bồi dưỡng cần tăng thêm cho phù hợp với nội dung chuyên đề quan trọng này và bổ sung chi tiết học liệu rõ ràng và dễ hiểu cho học viên.

- Đánh giá về tác động của chuyên đề bồi dưỡng: GVMN tham gia hoạt động bồi dưỡng đánh giá về tác động của chuyên đề bồi dưỡng ở mức tốt (ĐTB 3,93 – 3,98), trong đó GVMN đánh giá cao chuyên đề đã “Đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của tôi”, “Giúp tôi tự tin có đủ khả năng hỗ trợ đồng nghiệp trong các hoạt động có nội dung liên quan đến chuyên đề bồi dưỡng và “Tôi hài lòng với chất lượng của chuyên đề bồi dưỡng”. Tuy nhiên, GV đánh giá vẫn chưa khẳng định ở


thứ hạng cao “Giúp tôi tiến bộ để đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non” và chưa đủ tự tin để hướng dẫn các đồng nghiệp các nội dung được bồi dưỡng.

Như vậy, đánh giá chung kết quả khảo sát cho thấy, GVMN tham gia hoạt động bồi dưỡng đánh giá tốt mục tiêu, nội dung, chuyên môn của báo cáo viên, công tác tổ chức và tác động tích cực của chuyên đề bồi dưỡng. Đây được xem là kết quả tích cực và khả thi bước đầu của biện pháp “tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GVMN” trong quản lí đội ngũ GVMN khu vực miền Trung đáp ứng CNN.

c. Nhận xét chung về kết quả thực nghiệm

Quá trình thực nghiệm biện pháp 5. “Tổ chức hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp” tại Phòng GD&ĐT thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cho thấy, kết quả đánh giá năng lực hiểu biết và kĩ năng thiết kế hoạt động giáo dục trải nghiệm theo chủ đề của GVMN sau thực nghiệm cao hơn trước thực nghiệm; kết quả khảo sát ý kiến đánh giá về khóa bồi dưỡng chuyên đề cho thấy, GVMN đánh giá tốt các tiêu chuẩn, tiêu chí của khóa bồi dưỡng gồm mục tiêu, nội dung chuyên đề bồi dưỡng, hình thức, phương pháp tổ chức tập huấn thông qua hoạt động định hướng, tổ chức, hướng dẫn, đánh giá kết quả khóa bồi dưỡng của giảng viên thực hiện bồi dưỡng. Công tác tổ chức khóa tập huấn bồi dưỡng và tác động của chuyên đề đến GVMN tham gia bồi dưỡng đã được đánh giá tích cực.

Như vậy, biện pháp “Tổ chức hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp” đã được chứng minh tính cần thiết và khả thi, tính hiệu quả trong công tác quản lí đội ngũ GVMN ở miền Trung theo CNN.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng ĐNGVMN, thực trạng quản lí ĐNGVMN khu vực miền Trung theo CNN, luận án đề xuất bảy (07) biện pháp quản lí ĐN GVMN khu vực miền Trung theo CNN, đó là: Vận dụng CNN GVMN trong quản lý đội ngũ GVMN phù hợp với đặc điểm địa phương, nhà trường MN khu vực miền Trung; đổi mới quy trình tuyển dụng GVMN theo CNN; xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GVMN theo CNN; sử dụng hợp lí và hiệu quả đội ngũ GVMN theo CNN; tổ chức hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GVMN theo CNN; đổi mới hoạt động đánh giá đội ngũ GVMN theo CNN; đảm bảo các điều kiện, môi trường hoạt động của đội ngũ GVMN.

Mỗi biện pháp đều thể hiện mục đích của biện pháp, nội dung và cách thức thực hiện biện pháp cụ thể. Các biện pháp có mối liên hệ mật thiết, gắn bó hữu cơ, tác động qua lại, bổ sung cho nhau, hỗ trợ nhau trong một hệ thống.

Các biện pháp đã được khảo nghiệm ý kiến đánh giá của CBQL trường MN ở khu vực miền Trung và cho thấy có tính cần thiết, khả thi cao. Kết quả thực nghiệm biện pháp 5: Tổ chức hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp đã khẳng định tính khả thi và hiệu quả trong thực tế hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN.

Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp đề xuất tùy theo điều kiện đặc thù địa phương khu vực miền Trung sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lí ĐN GVMN khu vực miền Trung theo CNN trong giai đoạn hiện nay.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ‌

1. Kết luận‌

Đội ngũ nhà giáo và quản lí, phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung, ĐNGVMN nói riêng luôn được xem là giải pháp then chốt trong chiến lược phát triển GD&ĐT của quốc gia. Nghiên cứu về đội ngũ giáo viên, quản lí, phát triển ĐNGV nói chung, ĐN GVMN nói riêng đã được các nhà khoa học nhiều nước trên thế giới và Việt Nam nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu đã xác lập cơ sở lí luận khoa học về vai trò của đội ngũ GV, GVMN, những yêu cầu về trình độ đào tạo và nhân cách của người GV, đặc biệt nghiên cứu, xây dựng và ban hành CNN giáo viên các cấp, trong đó có GVMN phù hợp từng giai đoạn phát triển của nền giáo dục ở mỗi quốc gia.

Ở Việt Nam, GDMN là bậc học nền tảng, có vị trí quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển nhân cách trẻ em. Mục tiêu của GDMN “là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời” (Bộ GD&ĐT, 2017). Với những đặc điểm của trẻ lứa tuổi mầm non, những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp và đánh giá kết quả giáo dục trẻ mầm non theo chương trình GDMN đòi hỏi đội ngũ GVMN phải có đủ phẩm chất, năng lực nghề nghiệp đáp ứng tốt các yêu cầu của CNN.

CNN giáo viên mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành 2018 là hệ thống phẩm chất, năng lực mà giáo viên cần đạt được để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non. Mục đích ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non làm căn cứ để GVMN tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đồng thới làm căn cứ để cơ sở GDMN đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GVMN; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển

Xem tất cả 281 trang.

Ngày đăng: 23/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí