Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Phát Triển Chương Trình Giáo Dục Nhà Trường Ở Trường Thcs Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới

giáo dục vì nó giữ vai trò liên hệ ngược, giúp người quản lý điều khiển tối ưu hiệu quả quản lý. Do đó, quản lý việc thực hiện phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới không thể thiếu được công tác kiểm tra đánh giá. Kiểm tra thực hiện phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở các trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới, Hiệu trưởng nhà trường thực hiện các công việc sau:

- Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới: So sánh điểm khác biệt của chương trình giáo dục nhà trường hiện hành với chương trình giáo duc nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới; so sánh kết quả thực hiện chương trình giáo dục nhà trường hiện hành với chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình GDPT GDPT mới;

- Xây dựng lực lượng kiểm tra, đánh giá phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới;

- Thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới theo các tiêu chí đã xây dựng;

- Sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới: Kết quả kiểm tra, đánh giá được đối chiếu với các mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra để phân tích những mặt mạnh và yếu khi phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông. Từ đó, các nhà quản lý đưa ra các quyết định cần thiết để điều chỉnh những sai lệch trong quá trình phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới

1.5.1. Yếu tố chủ quan

1.5.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên tham gia xây dựng và phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới có vai trò rất quan trọng quyết định đến chất lượng và hiệu quả công tác phát triển chương trình. Vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý nói chung, các tổ chuyên môn nói riêng có

tác động rất lớn đến công tác phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Bởi đây là những người trực tiếp thực thi, cụ thể hóa chương trình giáo dục, dạy học, xác định phương hướng, quy trình phát triển chương trình dạy học nhằm đáp ứng mục tiêu của chương trình nói riêng và chương trình giáo dục phổ thông mới nói chung

Chính vì vậy, nếu nhận thức của cán bộ quản lý khi tham gia xây dựng và phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới thì công tác phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao. Ngược lại, nếu nhận thức của cán bộ quản lý không tốt khi tham gia xây dựng và phát triển chương trình giáo dục nhà trường thì việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường chỉ mang tính hình thức, không đảm bảo chất lượng và phù hợp với điều kiện thực tế.

1.5.1.2. Năng lực phát triển chương trình giáo dục nhà trường của cán bộ quản lý và giáo viên

Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, có tác động rất lớn đến việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới, đánh dấu một sự chuyển biến có tính bước ngoặt trong lao động sư phạm. Trình độ nhận thức, ý chí phấn đấu vươn lên trong công việc, tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng cán bộ quản lý, là yếu tố căn bản, quan trọng để xây dựng và phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới đạt chất lượng và hiệu quả. Trong nhà trường, họ là người trực tiếp đưa những kiến thức lý luận vào thực tiễn giáo dục. Phẩm chất đạo đức, trình độ nhận thức và khả năng tư duy sáng tạo của người học không chỉ phụ thuộc vào chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo và môi trường học tập, mà còn phụ thuộc vào phẩm chất và nhân cách, trình độ chuyên môn và năng lực tay nghề của giáo viên.

Nếu năng lực phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới của cán bộ quản lý và giáo viên không tốt thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

1.5.2. Yếu tố khách quan

1.5.2.1. Chương trình giáo dục phổ thông mới, các văn bản quy định, hướng dẫn về phát triển chương trình

Hiện nay chương trình giáo dục phổ thông mới ở phổ thông đã được thông qua. Chương trình tổng thể nêu lên 5 phẩm chất chủ yếu cần hình thành, phát triển ở học sinh là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Về năng lực, chương trình hướng đến 10 năng lực cốt lõi (những năng lực mà ai cũng cần có để sống và làm việc trong xã hội hiện đại) gồm những năng lực chung được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Những năng lực chuyên môn được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học, hoạt động giáo dục nhất định: Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước. Vì thế, trong công tác phát triển chương trình giáo dục nhà trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới cần bám sát mục tiêu, yêu cầu của chương trình phổ thông mới và những hướng dẫn đối với việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường để hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực của người học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới.

1.5.2.2. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy và học

Chương trình giáo dục phổ thông mới đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất để tiến hành những hoạt động giáo dục như phòng học, phòng chức năng, đồ dùng thiết bị, các công trình vệ sinh, nước uống, sân chơi, bãi tập, diện tích tối thiểu của các nhà trường. Nếu không có đủ cơ sở vật chất tối thiểu sẽ khó khăn trong việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục nhà trường theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới. Do vậy, quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới cần chú ý tới

điều kiện thực tế của nhà trường để chương trình được xây dựng có tính khả thi, có thể triển khai trong thực tiễn.

1.5.2.3. Đặc điểm của địa phương nơi trường đóng, đặc điểm của học sinh trong nhà trường

Trong trong quy trình phát triển chương trình giáo dục nhà trường, bước đầu tiên là phân tích bối cảnh, điều kiện cụ thể của nhà trường. Ngoài việc xem xét tất cả các yếu tố như: sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường, môi trường giáo dục, nguồn nhân lực... thì việc nắm rõ đặc điểm kinh tế-xã hội địa phương, đặc điểm học sinh của nhà trường, khả năng xã hội hoá giáo dục, xu thế hướng nghiệp của học sinh v.v. là yêu cầu quan trọng để có thể đưa ra các quyết định thích hợp về mục tiêu, cấu trúc, nội dung của chương trình giáo dục nhà trường.

Như vậy, trong quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường, nhà quản lý bên cạnh việc quan tâm tới vấn đề xây dựng chương trình, cần phải quan tâm tới các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này với những mức độ, chiều hướng khác nhau... để sớm có biện pháp quản lý hài hòa, hiệu quả, góp phần phát triển chương trình giáo dục nhà trường phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để phát triển toàn diện nhân cách người học, đáp ứng được yêu cầu của chương trình phổ thông tổng thể, của xã hội.

Kết luận chương 1


Chương trình là văn kiện do nhà nước ban hành, trong đó qui định cụ thể mục đích, các nhiệm vụ môn học, phạm vi hệ thống nội dung môn học, số tiết dành cho môn học nói chung cũng như cho từng chương, từng phần, từng bài nói riêng.

Chương trình giáo dục là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động giáo dục trong một thời gian xác định, trong đó nêu lên các mục tiêu học tập mà người học cần đạt được, đồng thời xác định rõ phạm vi, mức độ nội dung học tập, các phương tiện, phương pháp, cách thức tổ chức học tập, cách đánh giá kết quả học tập v.v nhằm đạt được các mục tiêu học tập đề ra.

Chương trình giáo dục nhà trường là bản kế hoạch bao gồm những cách thức nhà trường thực hiện các tuyên bố trong thực hiện chương trình quốc gia. Chương trình đó được tổ chức linh hoạt trên cơ sở điều chỉnh quá trình dạy học gần với năng lực của mỗi HS với những thay đổi trong điều kiện kinh tế - xã hội, phù hợp với các nguồn lực của địa phương và được thiết kế với sự tham gia của cộng đồng nhà trường.

Quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường THCS là cách thức nhà quản lý tiến hành lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá quá trình dịch chuyển từ chương trình giáo dục quốc gia đến chương trình giáo dục nhà trường từ mục tiêu, nội dung chương trình đến đội ngũ giáo viên, trình độ học sinh… cho phù hợp với những thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội, phù hợp với các nguồn lực của địa phương.

Nội dung quản lí phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới bao gồm Lập kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường THCS; Tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục; Chỉ đạo phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường THCS và kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường THCS.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lí phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở các trường THCS, bao gồm yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.

Các yếu tố được trình bày trong cơ sở lý luận là cơ sở để chúng tôi khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG THEO CHƯƠNG TRÌNH‌

GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI


2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Vài nét về khách thể khảo sát

Giáo dục THCS ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang: có 25 trường THCS và 6 trường có 2 cấp học (TH&THCS). Tổng số lớp là 356, với 11709 học sinh, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp trên số trẻ trong độ tuổi là 99,9%; tỷ lệ trẻ hoàn thành chương trình TH vào lớp 6 là 100%; tỷ lệ duy trì sỹ số là 99,96%.

Bảng 2.1. Quy mô, mạng lưới trường lớp, học sinh năm học 2019-2020


STT

Ngành học, cấp học

Số trường

Số lớp

Số học sinh

1

TH&THCS

6

356

11709

2

THCS

25

Cộng

31

1419

44220

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 6

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Lục Nam, Bắc Giang)

Bảng 2.2. Quy mô phát triển trường lớp, học sinh cấp THCS


Năm học

Số trường

Số lớp

Số HS

Tỷ lệ huy động HS hoàn

thành CT TH vào lớp 6 (%)

2015-2016

31

383

11557

100

2016-2017

31

372

11658

100

2017-2018

31

362

11470

100

2018-2019

31

356

11410

100

2019-2020

31

356

11709

100

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Lục Nam, Bắc Giang)


* Nhận xét: Qua số liệu ở 2 bảng trên ta thấy quy mô trường lớp các ngành học, cấp học của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang trong 5 năm qua cơ bản ổn định và đáp ứng được nhu cầu học tập của con em trong huyện.

Đối với cấp THCS: Trong 5 năm qua số trường học ổn định gồm 31 trường TH&THCS, THCS, PT DTNT (TH&THCS: 06 trường, THCS 24 trường, PT DTNT:

01 trường).

- Số lớp, số học sinh giảm nhẹ dần (do giảm dân số tự nhiên): năm học 2015- 2016 có 383 lớp với 11557 học sinh, đến năm học 2019-2020 có 356 lớp với 11709 học sinh (giảm 27 lớp, tăng 152 học sinh).

- Tỷ lệ huy động học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6 được duy trì và đạt 100%.

* Chất lượng giáo dục:

Giáo dục THCS xếp loại hạnh kiểm Khá, Tốt đạt 95,1%, tỷ lệ xếp loại Yếu 0,2%; Không có học sinh vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội. Xếp loại học lực Khá, Giỏi đạt 51,89%. Tổ chức dạy nghề cho 3031 học sinh lớp 8 (đạt 100% số học sinh lớp 8). Có 21 trường tổ chức dạy tin học cho 143 lớp, với 3818 học sinh, đạt 33,2%. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt 97,8%, huy động được 80,5% số học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 THPT, các Trung tâm giáo dục thường xuyên, các trương dân lập, các trường Trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề. 100% các xã và huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS từ năm 2003, đến nay duy trì đạt kết quả vững chắc chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS.

Bảng 2.3. Chất lượng GD đại trà cấp THCS (xếp loại học lực)



Năm học

T. số học sinh

Kết quả xếp loại học lực (tỷ lệ%)

Giỏi

Khá

Tr. bình

Yếu

Kém

2015-2016

11557

10,66

42,51

41,26

5,25

0,26

2016-2017

11470

9,89

41,37

42,92

5,65

0,16

2017-2018

11410

10,40

43,50

41,50

4,40

0,10

2018-2019

11709

9,98

43,86

41,09

4,89

0,18

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Lục Nam, Bắc Giang)

* Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên:

Công tác đội ngũ luôn được quan tâm: số lượng cán bộ, giáo viên đảm bảo đáp ứng theo quy định. Hằng năm, làm tốt công tác phát triển Đảng trong các trường học,

làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ, đội ngũ giáo viên các cấp học được cử đi học nâng cao trình độ. Đến nay, đội ngũ CBGV cơ bản đạt trình độ chuẩn trở lên.

Bảng 2.4. Số lượng, chất lượng đội ngũ CBQL, GV cấp THCS


Số lượng CBQL,

GV

Tỷ lệ giáo viên/lớp


Nữ

Trình độ đào tạo


Đảng viên

Trên chuẩn

Chưa đạt

chuẩn

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

835

2,15

472

56,5

579

69,34

0

0.0

565

67,66

(Nguồn báo cáo của Phòng GD&ĐT Lục Nam - Bắc Giang)

2.1.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

a. Mục đích khảo sát:

Nhằm đánh giá khách quan thực trạng phát triển và quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

b. Nội dung khảo sát:

- Nhận thức của đội ngũ CBQL và giáo viên về vai trò của phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

- Thực trạng phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

- Thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

c. Cách thức khảo sát:

Quan sát, phỏng vấn trực tiếp, trò chuyện, điều tra bằng phiếu hỏi và xử lý kết quả bằng phương pháp thống kê.

d. Đối tượng, địa bàn khảo sát:

Nghiên cứu tiến hành khảo sát trên 30 CBQL và 225 giáo viên ở 15 trường trong huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Số lượng mẫu khách thể nghiên cứu được thể hiện trong bảng sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2023