Cảm Hứng Về Những Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số

thù. Trong sáng tác của Cao Duy Sơn, có rất nhiều nhân vật mà “lòng nhân ái như có sẵn trong tâm hồn, làm việc tốt tự nhiên như hít thở khí trời” [10,57]. Dù cuộc đời họ còn nhiều lắm những cơ cực, trái ngang và bất hạnh nhưng chính tấm lòng nhân ái, vị tha đã nâng đỡ tâm hồn họ để họ có được niềm tin và khát khao sống. Trong mỗi cuốn tiểu thuyết của mình, nhà văn Cao Duy Sơn đều xây dựng được một nhân vật giàu vốn sống và lòng nhân ái để dẫn dắt, nhiều khi là giúp đỡ những con người bất hạnh. Trong Người lang thang, Na Ban và Lão Noọng là hai cuộc đời khốn khó nhưng tình thương và lòng nhân ái nhiều như lá rừng. Họ đã trở thành điểm tựa vững chắc của cuộc đời Ngấn và Phung - những đứa trẻ có nhiều bất hạnh hơn niềm vui. Na Ban đã hy sinh cả cuộc đời mình cho lời hứa nuôi dưỡng và tìm lại cha cho Ngấn. Lão Noọng đã đem lại sự sống cho Phung. Khi bị lão Lâm bắn, lão đã chọn giải pháp im lặng trước sự gặng hỏi của mọi người về danh tính kẻ đã bắn lão. Lão không muốn người thân ở lại sống trong hận thù nên quyết định mang theo cái bí mật kia về nơi chín suối. Có như vậy, hận thù mới được giải tỏa, sự tĩnh tâm sẽ giúp con người sống tốt hơn. Còn trong Cực lạc, lão Khần trở thành điểm tựa vật chất và tinh thần cho cuộc đời của Pồn. Pồn là đứa trẻ không cha, mẹ chết vì hậu sản. Lão Khần đã tự nguyện đem nó về nuôi và yêu thương nó bằng cả tấm lòng nhân ái của mình. Lão Phu trong Hoa mận đỏ cũng là vị cứu tinh của cuộc đời hai anh em Vần, Vạng. Chẳng dư giả gì nhưng “kiếm được thứ gì lão cũng chia cho chúng”. Lão coi chúng như những người bạn tâm giao có thể xua đi nỗi cô quạnh của tuổi già. Xuất phát từ những tình cảm chân thành ấy, lão cưu mang chúng khi chúng không có người thân bên cạnh, lão cứu chúng ra khỏi sự tra tấn tàn độc của Chẩng, người chồng mới của mẹ chúng. Lão tự nhận lấy trách nhiệm bảo vệ, che chở và chăm sóc cho hai đứa trẻ tội nghiệp kia. Việc làm đó cũng giống như việc làm của lão Mạc và Sắn Pì trong tiểu thuyết Đàn trời. Sắn Pì là người mẹ thứ hai đem lại sự sống cho Thức, còn Lão Mạc là người cha thứ hai hi sinh cả đời mình để nuôi nấng anh từng ngày. Chăm lo, bảo ban, che chở cho những đứa

trẻ gặp nhiều bất hạnh là điểm chung của những con người giàu lòng nhân ái trong tiểu thuyết của Cao Duy Sơn. Họ như những ông bụt trong các câu chuyện cổ tích luôn giúp đỡ những người bất hạnh. Điều đó khiến cho tiểu thuyết của Cao Duy Sơn có rất nhiều nhân vật lí tưởng, nhuốm màu cổ tích. Bởi thế mà tính cách nhân vật bao giờ cũng nhất quán, có phần giản đơn, một chiều.

Đến với truyện ngắn của Cao Duy Sơn, độc giả bắt gặp rất nhiều nhân vật có tấm lòng cao cả. Phẩm chất tốt đẹp của họ được nhà văn khai thác rất sâu và chân thực. Vẫn là nhân ái, vị tha nhưng có khi nhân vật phải tự đấu tranh với chính mình để có thể làm những việc có ý nghĩa. Súc Hỷ và Chương Chảo (Súc Hỷ) thời trẻ cùng yêu một người con gái. Vì không có được tình cảm của Dinh nên Chương Chảo đã đặt chuyện xấu cho Súc Hỷ để hai người không đến được với nhau. Chuyện tình ba người kết thúc dở dang. Ngay sau đó Chương Chảo đã cứu Súc Hỷ khỏi cảnh mất đầu khi vì hận mà làm vỡ chiếc chuông quý đền Cổ Lâu. “Tao có lỗi với mày Hỷ à..! Tao cũng thích Dinh mà, nhưng ma quỷ xui tao ghen tức làm tao mất khôn rồi…” [41,177]. Lời thú nhận của Chương Chảo như một lời xin lỗi Súc Hỷ nhưng không đủ sức để hóa giải mọi hận thù. Cho tới năm mươi năm sau, khi Chương Chảo đã gạt bỏ được hoàn toàn mọi hiềm tị, ghen tuông với Súc Hỷ thì lão đã làm được một việc hết sức có ý nghĩa. Năm mươi năm trước lão ngáng trở con đường đến với hạnh phúc của Súc Hỷ và Dinh thì giờ đây, lão lại là chiếc cầu nối cho họ đến được bên nhau. Việc làm ấy thực sự là một chiến thắng bản thân của lão. Nó đã bù đắp những mất mát, đau khổ cho Súc Hỷ và mú Dinh. Còn lão, lão nhận riêng cho mình sự tĩnh tại trong tâm hồn.

Tấm lòng của thầy giáo Hạc (Ngôi nhà xưa bên suối) đã cứu giúp được hai con người. Điều đáng nói là thầy đã giang tay cứu cả người đã gieo bao sóng gió cho cuộc đời thầy. Người ấy là nàng tiên Páo Lò. Vì nàng đem lòng yêu thầy mà thầy “bị kỉ luật, bị luân chuyển trường, bị hãm lương”. Oái oăm thay, chuyển trường được mấy năm thì nàng tiên Páo Lò lại trở thành đồng nghiệp của thầy. Và lần này, khi cô học trò - đồng nghiệp “bỗng nở nang khác

thường. Nàng rực lên như hoa đón nắng” thì tai họa lại một lần nữa giáng xuống đầu thầy. Khi án kỉ luật ngừng dạy học được đưa ra, thầy thấy “ bên tai như có ai nổ mìn phá đá”. “Đồng nghiệp, học trò nhìn thầy như nhìn một tội phạm, một tội phạm hủ hóa đang chờ ngày cấp có thẩm quyền ra phán quyết” [41,14]. Thầy tìm quên mọi rắc rối muộn phiền trong việc làm một khu vườn thực nghiệm. Chuyện ngày qua rồi cũng trở nên cũ kỹ. Thầy Hạc lập gia đình và tìm được niềm vui trong hạnh phúc mới. Ấy vậy mà vào một đêm mưa gió, nàng tiên Páo Lò lại tìm đến thầy. Tìm đến để bỏ lại đưa con thơ của nàng. Rắc rối, túng thiếu là thế nhưng thầy vẫn chăm lo đứa bé và coi nó như con mình. Cô bé lớn lên trong sự chăm sóc và tình yêu thương của thầy. Bỗng một ngày, người đàn bà có khuôn mặt đẹp, ăn mặc sang trọng tìm đến nhà thầy. Sự xuất hiện của bà khiến “thầy Hạc ngồi lặng như tượng sứ”. Nàng tiên năm xưa đã trở lại, đang tâm đón đứa con năm nào đi theo. Thầy đau như cắt từng khúc ruột. Đứa con ấy đã có mặt trong tất cả những vui buồn, hạnh phúc và bất hạnh của gia đình thầy. Nó đã là một phần của cuộc đời thầy. Nhưng giờ đây mẹ đẻ nó đã tới. Bàng hoàng, đau đớn nhưng thầy cũng hiểu người đàn bà kia đã phải chịu biết bao khổ hạnh, dằn vặt. Cảm thông, chia sẻ, nhân ái và vị tha. Tất cả những điều đó đã giúp thầy đủ can đảm và mạnh mẽ để lên tiếng: “Con, hãy nghe theo lời mẹ con đi”. Khuyên đứa con không phải hòn máu cắt đi theo tình máu mủ ruột rà mà “mặt thầy trắng bệch…Trong đầu thầy mọi thứ đều trống rỗng”. Nếu không có một tấm lòng thì thầy Hạc không thể cứu vớt hai cuộc đời. Nếu không biết đau nỗi đau của con người có lẽ thầy đã không thể làm được những việc giàu đức hy sinh và nhân ái đến thế. Tấm lòng nhân ái, vị tha đó cũng sẵn có trong tâm hồn những con người như Hoán (Thằng Hoán), Lão Sấm (Người ở muôn nơi), Bà đỡ (Nơi đây không một bóng người)… Họ đã nâng đỡ những lỗi lầm, bất hạnh của những mảnh đời kém may mắn dù cuộc đời của họ cũng đâu trọn vẹn!

Với niềm tin vào những điều tốt đẹp của cuộc sống, Cao Duy Sơn đã xây dựng nên rất nhiều nhân vật có tấm lòng cao thượng. Tấm lòng ấy không đơn giản chỉ là sự thứ tha những lỗi lầm của con người. Cao cả hơn, sâu sắc hơn đó còn là tình yêu thương con người, yêu cuộc đời. Những tấm lòng ấy đã khiến con người thực sự người hơn, đã đem lại giá trị nhân văn sâu sắc cho những trang văn của Cao Duy Sơn.

2.2. Cảm hứng về những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

Sinh thành từ một vùng đất chứa “những vỉa tầng văn hóa nguyên bản, hồn nhiên của dân tộc”, Cao Duy Sơn đã trở thành người nghệ sĩ xuất sắc trong việc lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc qua văn học. Đây không phải một việc làm mới mẻ, bởi đến với sáng tác của Triều Ân, Vi Hồng…người đọc cũng bắt gặp những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc miền núi. Nhưng đến với sáng tác của Cao Duy Sơn, vô vàn những nét đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc vùng Đông Cao Bằng được hiện ra sắc nét. Nó không chỉ hiện ra như một cảnh quan sinh hoạt mang bản chất xã hội mà còn mang giá trị nhân văn cao đẹp. Cao Duy Sơn đã gửi tất cả tình yêu, niềm trân trọng và tự hào về các giá trị văn hóa truyền thống vào những trang văn của mình. Điều đó thể hiện nhu cầu bình đẳng giữa các tộc người, mong muốn của nhà văn được tái hiện lại hiện thực cuộc sống, tâm hồn của đồng bào dân tộc mình của Cao Duy Sơn.

Hình ảnh chợ đã được nhiều nhà văn miêu tả trong sáng tác của mình. Dù ở miền núi hay miền xuôi thì chợ đều gắn với hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, do giao thông không thuận tiện, địa bàn cư trú trải rộng theo lũng núi mà cư dân lại không tập trung nên chợ miền núi họp theo phiên (năm ngày một phiên, tính theo âm lịch). Thế nên vào ngày chợ, người muôn nơi dồn về đông như hội. Nét đặc biệt của chợ vùng cao là người đi chợ không phải chỉ để mua bán mà còn là đi chợ chơi, gặp gỡ và giao lưu bạn bè: “Năm

ngày một phiên chợ huyện cũng được một ngày vui”. Ấy là ngày “miệng được nói nhiều hơn thường ngày”. “Người làng đi chợ chỉ là để đi chơi, tìm gặp bạn, là nơi thân tộc gặp gỡ thông tin chuyện hiếu, hỉ, lễ đầy tháng trẻ hay vào nhà mới” [42,12]. Cao Duy Sơn đã rất nhiều lần tái hiện hình ảnh chợ phiên ở vùng phố huyện Cô Sầu trên những trang văn của mình. Với sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế, với vốn hiểu biết sâu sắc về văn hóa vùng mình, nhà văn đã đưa đến cho người đọc cảnh chợ, cảnh người hồ hởi, náo nhiệt trong mua bán, trong giao lưu bằng hữu: “Chợ Cô Sầu lớn vào loại nhất khu vực miền đông. Cứ năm ngày một phiên người từ các xã, các huyện cả tỉnh lị nườm nượp kéo nhau đổ về. Ba cái đình chợ dựng bằng gỗ nghiến cao ngất không đủ chỗ cho hàng quán bày bán đủ loại hàng hóa” [38,108]. Người Dao ở Nguyên Bình trong Nắng vàng bản Dao của Triều Ân cũng họp chợ theo phiên. Buổi sáng ngày chợ, “người, ngựa, xe đạp…từ các ngả đường kéo về”. Đời sống vật chất còn nhiều khó khăn nên với nhiều người, “quà bánh là thứ xa xỉ, là nỗi thèm thuồng để dành cho ý định tương lai… Tính toán chán chê cũng chỉ dám ngồi vào hàng phở đánh một tô cho bõ thèm đã thuộc hạng chịu chơi, cởi mở lắm. Còn thì đều mang theo cơm nắm hay cháo bẹ để nguội đóng bánh, xỉa mấy xu lẻ mua thêm bát canh phở nổi vài cọng hành đã có một bữa “xẻo lèng” ngon miệng” [42,12]. Có khi người ta đi chợ chỉ để bán “con gà, nải chuối hay mấy ống gạo nếp, gạo tẻ đựng trong túi mõm ngựa” [42,12]. Những chi tiết miêu tả này đã tái hiện đời sống thiếu thốn, đạm bạc của người dân tộc. Tuy nhiên không vì thế mà họ bớt vui. Chợ phiên họp cả ngày như để bù đắp cho bốn ngày còn lại. Thế nên người tới chợ thường tự mang theo bữa trưa và tha hồ vui chơi, gặp gỡ. Chén rượu như chiếc cầu nối cho những người mới quen, như chất men làm cho câu chuyện dang dở từ chợ trước thêm nồng hậu. Có lẽ bởi thế mà thứ được bày bán nhiều nhất ở chợ phiên là rượu: “rượu đựng trong vò, trong bầu, trong bình thủy tinh, từ rượu thuốc, tắc kè, rượu tiết chăn, tiết sơn dương đến rượu trắng bày khắp hai bên lối đi” [38,108]. Chợ phiên miền núi là vậy.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Những thứ bày bán thật giản đơn, không có những cao lương mĩ vị nhưng nó được người dân mong chờ lắm. Chờ để có được một ngày vui. Mong để được đến gặp nhau thăm hỏi, chuyện trò. Đây chính là cái làm nên nét khác biệt, độc đáo của những phiên chợ vùng cao.

Một trong những phiên chợ độc đáo và mang đậm nét văn hóa truyền thồng miền núi chính là chợ tình. Tình ở đây là tình cảm của con người, tình yêu, tình duyên…Cái vật chất gắn với cái tinh thần đã làm nên sự đặc sắc, hiếm thấy của những phiên chợ này. Tất cả mọi người, già trẻ, trai gái đều có thể đến chợ. Đây là nơi để người ta tìm đến nhau sau thời gian xa cách, chủ yếu là những người có mối tình trắc trở, yêu thương nhau mà vì lí do nào đó không thể đến được với nhau. Nay mỗi người đã có duyên phận riêng nhưng kí ức về mối tình xưa cũ không thể phai nhòa nên đến để gặp nhau cho đỡ nhớ, để tâm sự những điều còn u uất, dở dang. Biết bao nỗi niềm xúc cảm đã biến “chợ tình thành biển thương biển nhớ biển đau” bởi “ai đến đây mà chẳng có một đoạn đời dang dở phía sau” [9,69]. Chợ tình Âu Lâm đã trở thành điểm hẹn của biết bao đôi lứa lỡ dở sau một năm xa cách. Chợ họp vào ngày hai lăm tháng giêng hàng năm. “Chợ ở đây không ồn ào như chợ phiên phố chợ, không tranh mua, tranh bán, không đuổi đánh nhau vì ghen hay thù oán” [36,161]. Mỗi người đến đây đều có thể sống tự do với người xưa, với miền kí ức đong đầy thương nhớ mà không ngần ngại. Thế nên “đến đây mọi bực dọc đều được khỏa dưới sông, mọi toan tính đều đã được cởi bỏ trên đường, chỉ đem theo con tim bồi hồi và những lời thầ thì ái ân tìm vào tai người xưa” [36,161]. Dù chỉ được sống với quá khứ một ngày nhưng tâm hồn con người như trẻ lại. Chẳng thế mà dù đã ngoài tám mươi nhưng đến chợ gặp người xưa, lão Sinh (Chợ tình) vẫn thì thầm: “Đã bao giờ anh nghĩ chúng mình già? Vẫn như ngày xưa thôi!”. Vẫn như ngày xưa thôi bởi họ đã bước qua hiện tại để trở về với quá khứ nồng nàn của một thời đã xa mà tươi đẹp vô ngần. Vì thế mà chợ tình thực sự đem lại ý nghĩa lớn lao đối với đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào miền núi. Nó

Bản sắc văn hoá dân tộc trong sáng tác của Cao Duy Sơn - 7

góp phần bồi đắp những tình cảm cao quý, đáng trân trọng của con người, góp phần thể hiện đời sống tình cảm phong phú của người dân tộc: giản dị và tự nhiên, phóng khoáng mà chân thành.

Là một người nghệ sĩ được nuôi dưỡng trong không gian văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Tày vùng Đông Cao Bằng, am hiểu và trân trọng, tự hào về những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc nên Cao Duy Sơn có ý thức sâu sắc trong việc lưu giữ và phát huy những giá trị ấy. Trên những trang văn của Cao Duy Sơn, độc giả được thưởng thức rất nhiều những phong tục đẹp, có ý nghĩa lớn lao đối với đời sống đồng bào dân tộc. Hát lượn - lối hát giao duyên đối đáp, là một phong tục đẹp của vùng đất Cao Bằng. Nếu như các liền anh liền chị trong quan họ Bắc Ninh không được phép lấy nhau thì người Tày lại mượn tiếng lượn để “gửi tình qua câu hát trao duyên” [35,39], để tìm hiểu tiến tới hôn nhân bền chặt. Nhờ câu lượn mà nhiều chàng trai, cô gái đã cùng bắt được nhịp đập con tim. Cũng qua câu lượn mà tài năng, tư cách của chàng trai, cô gái được thẩm định. Để tái hiện lại phong tục ấy, Cao Duy Sơn không đơn thuần chỉ đi vào bề nổi là trích dẫn những điệu hát xúc động lòng người:

Noọng ơi, noọng à…

Nhà anh khó, thân anh nghèo

Anh chỉ có câu,“ Hà lều”, làm hoa làm nụ Không chê khó, không khinh nghèo

em lấy vui làm môi, lấy hoa làm lời

Cho anh nghe câu đắng, câu ngọt…” [35,44]

mà còn đi sâu vào miêu tả chi tiết, tỉ mỉ lề lối hát của những điệu lượn mượt mà: “Muốn lấy được lời hát của bạn gái mình động lòng nhớ thương, trai Tày phải dùng khăn trắng phất qua đầu ba lần, cùng với một tiếng hú cất lên thống thiết làm hiệu. Cho dù có cách nhau tận chân núi, góc rừng hay quãng đường xa, nhận được tín hiệu ngỏ lời hoa của chàng trai, nếu không từ chối, người con gái cũng sẽ giơ khăn đáp lại hai lần, nhận lời đối hát. Khi ấy người con

trai mới được phép cất tiếng lượn, gọi ra từ gan ruột những lời hay lời đẹp như cách ong, cánh bướm vờn nụ tầm xuân. Thuận lòng, hợp ý, người con gái sẽ cất lời lượn mời bạn trai theo mình về bản, đến dưới chân cầu thang cất tiếng lượn chúc sức khỏe người già, người trẻ. Nếu cha mẹ người con gái ưng thuận, sẽ đặt một ngọn đèn ngoài sàn, mời người con trai lên sàn sân hát bản. lúc đó dân bản cũng sẽ kéo đến vừa uống rượu với chủ nhà, vừa giám định tài đối đáp của người con trai, mà đánh giá, bình luận. Hát bản có khi kéo dài hai, ba đêm. Nếu gia đình nhà gái ưng thuận sẽ mời người con trai một bát rượu đầy tỏ lòng chấp nhận cầu hôn” [35,39]. Không chỉ có lời hát lượn, Cao Duy Sơn còn đưa vào sáng tác của mình điệu hát ru trữ tình - điệu hát bằng tiếng dân tộc thân thuộc góp phần tạo nên vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Tày:

Noòn đắc nòn đí noọng à

Sle mé nhàng pay nà au luôm Àu tu luôm, tu luôm pác đèng Pắt tu lèng, tu lèng tha moóc

Nòn, nòn đắc nòn đí noọng ơi” [35,208].

Đó là vẻ đẹp của tình mẫu tử mà người phụ nữ Tày chắt chiu từ cuộc sống lao động vất vả và “chưng cất” nó thành điệu hồn của lời ru. Lời ru ấy dù chẳng có gió mùa thu thức trọn canh chày, dù chẳng lên núi để rửa bành con voi nhưng lời ru của người mẹ Tày như đã in sâu vào trong giác ngủ của em bé Tày và tâm hồn chúng được lớn lên từ đó. Những câu hát ru giản dị, chân thật và mượt mà ấy đã làm toát lên vẻ đẹp tâm hồn người mẹ dân tộc, đem đến cho người đọc những xúc cảm sâu lắng.

Bên cạnh những điệu lượn đong đầy xúc cảm của những chàng trai, cô gái dân tộc, những lời hát ru ấm áp tình mẫu tử, Cao Duy Sơn còn say sưa tái hiện lại những đêm diễn Dá Hai - một lối hát tuồng cổ với “đầy đủ các khúc đoạn buồn, vui, giận dữ, và cả hài hước” [39,74] của người dân Cô Sầu. Vở tuồng cổ “Cẩu chủa cheng vùa” (chín chúa tranh vua) một năm chỉ diễn ra vài

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/10/2023