Công tác xã hội trong can thiệp sớm với trẻ tự kỉ Nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - 18

+ Trao đổi trực tiếp với cha mẹ

+ Cho cha mẹ dự giờ

+ Mở các lớp tập huấn cho cha mẹ

+ Giới thiệu các đầu sách để cha mẹ dọc và tìm hiểu các phương pháp giáo dục cho trẻ. Chị thì bản thân chị vẫn đang thực hiện một số biện pháp này nhưng mà chị thấy vẫn chưa được hiệu quả cho lắm bởi vì những yêu cầu cơ bản của một giáo viên là bọn chị không có. Về cơ bảm như là bọn chị làm gì có kĩ năng làm việc với trẻ con như các cô giáo được với cái đầu tiên là bọn chị không đủ kiên nhẫn như các cô giáo được ý. Chị thấy nhiều khi là các cô kiên trì thật mà bọn chị làm cha làm mẹ thật đấy nhưng mà bọn chị có làm được đâu. Căn bản là các cô được học để làm còn bọn chị chỉ là học mót làm sao mà bằng các cô được.

NVCTXH: Chị cứ nói vậy chứ em thấy nhiều phụ huynh còn giỏi hơn giáo viên nhiều mà. Thế mà nếu mẹ không kiên nhẫn thì khó lắm đấy nên là mẹ phải kiên trì vào. Với cả mẹ nên chịu khó chơi với con thêm nhiều hơn vào chỉ cần chơi thôi không cần phải ngồi bàn học hành gì khác vì trẻ toàn học thông qua chơi mà nên là mẹ chỉ cần cho con chơi đồ chơi rồi hướng dẫn con là được.

Chị L: Chị biết là như thế nhưng mà đôi khi mình còn phải lo kinh tế nữa em ạ. Thời gian đã đành xong lại còn phải có người hướng dẫn cụ thể chứ tự tìm hiểu như bọn chị cũng khó lắm không biết thế nào nhiều khi chữ tác oánh chữ tộ thì chết. nên là theo chị thì vẫn nên cần có người hướng dẫn cụ thể tập huấn cụ thể làm trực tiếp trên trẻ hướng dẫn cho bọn chị thì bọn chị mới hiểu mới biết cách làm mà về dạy con được. mong muốn của chị vẫn là như thế.

NVCTXH: Vâng em hiểu rồi em xin ghi nhận ý kiến của chị và sẽ có những đề xuất trên phía trung tâm để giúp các phụ huynh cũng như giúp tăng hiệu quả can thiệp cho các bé. Cảm ơn chị đã trả lời những câu hỏi của em nhé.

Chị L: Không có gì em ạ. Cũng chủ yếu là vì sự nghiệp của con mình( cười) NVCTXH: Vâng thế em cảm ơn chị nhiều nhé. Em xin phép vào phòng trước nhé chị. Chị L: ok em.( cười)

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU 7


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

NVCTXH: Chị hôm nay chị đưa con đi học ạ? Đợt này con tiến bộ quá chị nhỉ lâu lâu e không dạy con mà hôm nay hỏi con thấy con tiến bộ quá chị nhỉ?

Chị T: Ờ cũng bình thường em ạ. Cũng thấy con bật ra được nhiều, đôi khi nó muốn cái gì nó cũng biết chủ động xin mà trước đây còn lâu nó mới chịu làm.

Công tác xã hội trong can thiệp sớm với trẻ tự kỉ Nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - 18

NVCTXH: Hì, thế là tiến bộ lắm rồi chắc mẹ phải chịu khó dạy lắm.

Chị T: Cũng bình thường em ạ căn bản chị vẫn phải đi làm nữa không có nhiều thời gian dạy con mấy nhưng mà được cái chị học được từ các cô nhiều lắm. không có các cô thì chị cũng chả biết làm thế nào.

NVCTXH: có gì đâu chị đây là trách nhiệm của các cô ở đây mà. Em cũng đang định nhờ chị giúp e trả lời mấy câu hỏi về quá trình học tập của con, chị giúp em nhé.

Chị T: ờ không có vấn đề gì em cứ hỏi đi. Cái gì trả lời được thì chị trả lời cái gì không trả lời được thì thôi.

NVCTXH: Cảm ơn chị nhiều hihi. Giờ chị cho e hỏi câu đầu tiên thế giờ chị đang làm gì hả chị?

Chị T: Chị làm buôn bán linh tinh thôi em ạ. Căn bản tại vì chồng đi làm rồi cũng không muốn chị đi làm nên chị chỉ buôn bán thêm linh tinh ở nhà thôi còn đâu chủ yếu là chồng làm. Trước chị cũng học thương mại ra cũng đi làm công ty nhưng mà từ ngày sinh con xong con lại thế này thành ra anh lại càng không cho chị đi làm nữa nên chị ở nhà chủ yếu là chăm con với làm linh tinh thôi.

NVCTXH: thế ạ thế cũng được rồi mình thu nhập thêm phụ với chồng còn đâu ở nhà nuôi con, có người mẹ như chị cũng hơi bị quý rồi, chăm chỉ ngày nào cũng đưa con đi học đều cả mưa lẫn nắng. con nhà mình học ở đây là được cùng 4-5 tháng rồi chị nhỉ? Chị T: Cũng được gần 5 tháng rồi đấy em. Nhanh thật mới ngày nào vừa mới vào.

NVCTXH: Hì. Thế lúc đầu vào đây học chị có người giới thiệu không chị?

Chị T: Chị đi khám ở bệnh viên nhi xong có người giới thiệu qua bên này can thiệp mà. NVCTXH: thế lúc đầu con có biểu hiện gì mà chị biết để cho con đi đánh giá và can thiệp thế chị?

Chị T: đầu tiền chị thấy nó chậm nói, hai tuổi rồi mà chẳng nói chằng rằng gì cả nên chị cũng thấy lo lo. Xong lại thấy nó chơi đồ chơi đơn điệu chả biết chơi gì cả, làm

cái gì thì dập dập khuôn và không thích bất cứ sự thay đổi nào về môi trường sống, thói quen hàng ngày. hay chơi một mình, không thích tham gia các trò chơi tập thể. Nhiều khi gọi thì chị thấy nó không quay lại, nó chẳng chịu nhìn vào mắt mình gì cả chỉ chơi đồ chơi một mình mà không có biết chơi với em hay bạn bè ở mẫu giáo gì cả. lúc nào cũng lủi thủi một mình. Thấy lạ lạ chị hỏi thì cô giáo mầm non cũng nói có các biểu hiện lạ và nên cho đi khám thế là chị cho đi viện nhi thì mới biết đấy chứ.

NVCTXH: Thế từ ngày được đi can thiệp chị có dạy con thêm ở nhà nhiều không chị? Chị T: Có chứ chị dạy con nhiều mà ngoài thời gian con học ở trên trung tâm về nhà cứ lúc rảnh là chị lại ngồi chơi với nó dạy cho nó chơi đồ chơi nhiều khi chị còn mang cả sổ sách theo rồi đứng bên ngoài ngó vào xem các cô day, cái nào các cô dạy khó hiểu quá thì chị ghi lại để hết giờ học thì trao đổi lại chị hỏi lại các cô, vì nhiều cái các cô dạy chị cũng không hiểu thật. kinh tế thì có quan trọng thật em ạ nhưng mà làm mẹ có những đứa con như thế này mình không bỏ được được cái này thì hỏng cái kia mình phải chấp nhận chứ cứ mải làm kinh tế rồi còn mình như thế thì cũng chả làm gì em ạ. Thế nên là chị ở nhà lo cho con là chủ yếu chồng đi làm được ít nào thì làm chị chỉ phụ thôi còn đâu toàn thời gian rảnh đều để dạy con hết. NVCTXH: thế trong lúc theo dòi dạy con như vậy có lúc nào chị thấy không hiểu tại sao mà giáo viên lại làm thế không chị?

Chị T: Có nhiều chứ, chị nhiều khi nhìn qua cửa thấy cô dạy mà chả hiểu sao cô lại làm thế lúc sau ra mình phải hỏi để cô giải thích thì mình mới hiểu về mới dạy con được chứ không thì làm sao mà dạy được.

NVCTXH: Thế chị chịu khó thể còn gì nữa? Chị có đi học hay tìm hiểu gì về các phương pháp dạy trẻ này không hay chỉ nhìn cô giáo rồi về dạy lại thôi.

Chị T: có chứ chị cũng tìm hiểu một vài phương pháp dạy TTK qua mạng qua đọc sách chị sưu tầm và thi thoảng chị cũng đi dự hội thảo để học cách dạy và học về các phương pháp nữa mà.

NVCTXH: Một số phương pháp can thiệp với trẻ TK mà chị biết? chị hiện đang sử dụng chủ yếu những phương pháp nào để dạy con ở nhà?

Chị T: hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau để giáo dục và can thiệp với TTK nhưng theo chị một số biện pháp quan trọng mà chị biết như sau: ABA( Phân tích hành vi ứng dụng) TEACH(Điều chỉnh và giáo dục trẻ em TK và khuyết tật về

mặt giao tiếp), PECS(Hệ thống giao tiếp trao đổi bằng tranh), FLOORTIME( Dạy học dưới sàn), Trị liệu hành vi tăng cường. Chị thì chị hay sử dụng phương pháp TEACH, kết hợp các biện pháp giáo dục: Xây dựng kế hoạch cá nhân, kích thích, khen thưởng, trách phạt, làm mẫu kĩ năng, dùng lời, trực quan. Tất cả những cái này chị đều học từ các cô giáo ở lớp hết đấy vừa học các cô ở lớp vừa thi thoảng tham gia một số lớp tập huấn với hội thảo giành cho phụ huynh xong về dạy. Cứ áp dụng được đến đâu thì đến chứ nhiều cái chị vẫn còn mông lung lắm có hiểu hết được đâu. Nhiều khi đi học về để dạy con mà phát nản mệt mỏi lắm thế nhưng nghĩ về những lúc nó tiến bộ lại phải cố.

NVCTXH: Chị đánh giá như thế nào về việc cha mẹ có thể tiếp cận và hiểu về những phương pháp mà chị đang thực hiện can thiệp với TTK?

Chị T: Nên khuyến khích các cha mẹ tiếp cận và tìm hiểu các phương pháp can thiệp sớm cho trẻ TK. vì cha mẹ có vai trò quan trọng trong việc dạy trẻ ở nhà không những thế sự kết hợp của cha mẹ theo chị thấy còn có vai trò quan trọng hơn vả việc giáo viên sẽ can thiệp với trẻ đó như thế nào. Bởi vì nếu chỉ có các nhà trị liệu can thiệp mà không có sự kết hợp từ gia đình hay người chăm sóc trẻ thì rất khó để có thể can thiệp hiệu quả cho trẻ được đặc biệt là những đứa TTK thường là những trẻ hết sức dập khuôn máy móc. Nếu không mở rộng không trau dồi cho chúng ở mọi lúc mọi nơi thì chúng chỉ có thể hiểu được điều đó ở một tình huống cố định mà không thể hiểu được vẫn là cái đó nhưng ở tình huống khác. Với chị thì thì chị thấy mình vừa dạy con kết hợp cho đi học ở trung tâm và cha mẹ tìm hiểu về các phương pháp dạy nữa thì con sẽ tiến bộ hơn rất nhiều nếu mình không dạy mà chỉ có giáo viên dạy không thôi thì thời gian ít quá không được luyện tập thì con sẽ không thể nhớ được.

NVCTXH: thế cùng với đó thì ý kiến của chị về vai trò của cha mẹ trong việc can thiệp sớm với TTK như thế nào chị cứ nói dựa trên quan điểm của chị ý?

Chị T: Cha mẹ là người quan trọng nhất trong thời gian can thiệp sớm cho trẻ TK. Họ hiểu con và có lòng yêu thương con, dám đầu tư nhiều thời gian và sức lực để phát triển tương lai của con mình. Không những thế nhiều bậc cha mẹ còn có thời gian đầu từ và học hỏi nhiều hơn cả các nhà trị liệu, nhiều cha mẹ còn có thể đi học và về tự dạy được con mình. Bởi vì cha mẹ có những khoảng thời gian bên con mà

nhà trị liệu không thể có. Đặc biệt là giờ ăn, giờ ngủ, giờ chơi của trẻ. Chính vì vậy có thể thấy cha mẹ là người có vai trò không thể thiếu trong việc giáo dục và can thiệp với trẻ. Ngay cả việc dạy con chị chị cũng rút được ra kinh nghiệm cho nên chị mới thấy con chị có tiến bộ mà có động lực để chị tiếp tục dạy nó ở nhà. Từ ngày đi học chị thấy nó khác hẳn lúc đầu đến đây đi lại của nó cũng khó khăn mà giờ 3 tháng nó đã nói được một vài từ rồi gọi bố, mẹ nên bọn chị cũng có động lực để đưa nó đi học. Nhà chị cách trung tâm 18 km nhưng mà mỗi buổi cho con nghỉ chị tiếc lắm nên mưa chị cũng phải cố cho nó đi học mỗi ngày nó đi học chị cũng lại học thêm được một ít để về dạy nó ở nhà. ở nhà chị cho nó chơi với em nó cũng học được một ít, buổi tối thì tối nào chị cũng vần cho ít nhất nửa tiếng không ngồi bàn thì ngồi đất nhưng cũng phải ngồi học còn hôm nào ốm yếu quá thì mới thôi. Thế nên là cha mẹ mà không dạy con thì khó lắm cứ trông chờ vào cô giáo mà mình cũng dạy thì không ăn thua các bậc cha mẹ cũng phải nên hiểu được điều này thì họ mới có động lực mới cố gắng đẻ dạy con họ ở nhà chứ chị thấy nhiều người cũng

chả chịu dạy con mấy xong cứ kêu là con không tiến bộ.mà cứ thế th cn lâu con mới

tiến bộ được. mình phải chịu khó xong phải kiên trì với con nữa thì mới được. NVCTXH: Thế ngoài can thiệp ở trung tâm con mình có được can thiệp ở nơi nào khác nữa không chị hay là gia đình mình có nhờ người nào kèm thêm cho con ở nhà không hay là chỉ mẹ dạy thôi hả chị?

Chị T: Nhà chị thì cũng cho con đi đánh giá rồi can thiệp mấy chỗ nhưng chị thấy ở đây là các cô nhiệt tình nhất đấy. chỉ có điều là ở đây dịch vụ ít quá nếu mà trung tâm bổ xung thêm các loại hình dịch vụ khác nữa thì chắc là rất đông học sinh đấy vì chị thấy nhiều trung tâm họ có cả dịch vụ cho giáo viên về nhà dạy nữa. Nhà chị ở xa quá nên không cô nào đến giúp được chứ không chị cũng muốn nhờ một cô về giúp dạy con để bọn chị vừa đỡ phải đi ngày mưa ngày nắng rước nó đi mãi kể cũng khổ mà ở nhà chị vẫn xem được để dạy nó những hôm cô không đến. Nếu mà trung tâm NVCTXH: Nơi chị làm việc có nhân viên CTXH chuyên dụng để thực hiện vai trò kết nối và hướng dẫn phụ huynh trong việc tiếp cận phương pháp để can thiệp với trẻ hay không? Chị nghĩ sao về vấn đề nên có sự kết nối chặt chẽ hơn giữa gia đình và các bộ phận can thiệp khác để tăng hiệu quả can thiệp sớm cho TTK?

Chị T: hiện tại ở trung tâm chị làm thì không có người chuyên trách nhiệm như em nói. Tuy nhiên để tăng cường hiệu quả CTS cho trẻ thì việc có các lực lượng kết hợp và có những bộ phận chuyên trách như em nói thì là một điều hết sức cần thiết bởi sự phức tạp và đa dạng của TTK rất cần có những lực lượng hỗ trợ chuyên trách và có đầy đủ chuyên môn để hỗ trợ trẻ. Không chỉ hỗ trợ trẻ mà còn cần phải hỗ trợ gia đình. Hỗ trợ người chăm sóc trẻ để họ có các kĩ năng cần thiết để tương tác với trẻ và trực tiếp dạy dỗ trẻ trong những khoảng thời gian còn lại khi không được can thiệp ở trung tâm.

NVCTXH: Chị có thường xuyên trao đổi, hướng dẫn cho cha mẹ trẻ về phương pháp để cha mẹ có thể thực hiện can thiệp với trẻ tại gia đình hay không? Theo chị việc hướng dẫn cha mẹ trẻ có vai trò quan trọng như thế nào?

Chị T: Tôi thường trao đổi, hướng dẫn phụ huynh sau giờ can thiệp. Việc hướng dẫn cho cha mẹ là rất quan trọng, vì cha mẹ và gia đình luôn là những người bạn luôn đồng hành cùng con. Cha mẹ còn đóng vai trò là những giáo viên quan trọng nhất với trẻ. Cha mẹ hiểu và nhạy cảm với những biểu hiện thay đổi của con. Cha mẹ có lòng yêu thương con , đầu tư nhiều thời gian và sức luwcjcho con. Cha mẹ cần học các kỹ thuật để quản lý được hành vi và cách dạy con hàng ngày. Và khi cha mẹ dạy trẻ, tạo cho trẻ có cảm giác an toàn. Cha mẹ tham gia CTS cho con, cần thường xuyên liên lạc với giáo viên, bác sĩ để có biện pháp chăm sóc và giáo dục con ở nhà một cách khoa học. Đồng thời họ sẽ theo dòi được sự phát triển của con từ đó có kế hoạch định hướng phát triển tương lai cho con.nếu thường xuyên có những buổi tập huấn như thế này thì việc dạy con sẽ đỡ áp lực hơn cho các cô giáo rất nhiều và đặc biệt là về các chị cũng có thể dạy con mình đúng cách hơn, không hề giống như trước đó chị đã tưởng

NVCTXH: Có cần thiết hay không có những biện pháp khác nhau để hướng dẫn cha mẹ biết cách can thiệp với con ở nhà? Theo chị cần có những biện pháp nào? Chị T: theo chị thì rất cần thiết có những biện pháp khác nhau để hướng dẫn cha mẹ biết cách can thiệp với con ở nhà bởi các biện pháp này chính là sự hỗ trợ trực tiếp đến cha mẹ để cha mẹ có những kiến thức và kĩ năng để can thiệp với con mình. Để cha mẹ có thể hiểu hơn về con mình và có những biện pháp phù hợp với con mình hơn. Một số biện pháp theo chị nghĩ có khả thi và có thể giúp đỡ được cho cha mẹ như sau:

+ Trao đổi trực tiếp với cha mẹ

+ Cho cha mẹ dự giờ

+ Mở các lớp tập huấn cho cha mẹ

+Giới thiệu các đầu sách để cha mẹ dọc và tìm hiểu các phương pháp giáo dục cho trẻ. NVCTXH: Theo chị nhận thức của cha mẹ có ảnh hưởng như thế nào tới quá trình can thiệp và hiệu quả can thiệp cho TTK? hãy cho ví dụ về sự khác biệt giữa nhận thức của các bậc cha mẹ ảnh hưởng tới hiệu quả can thiệp với TTK?

Theo chị thì nhận thức của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình tác động và can thiệp sớm với TTK vì nếu như cha mẹ không thông thì con của họ không thể được can thiệp một cách hiệu quả được thâm chị họ còn dễ mắc phải những sai lầm trong cách chữa trị và can thiệp cho con mình. Với nhiều bậc phụ huynh có thể học vấn của họ rất chuyên sâu nhiều người là thạc sĩ tiến sĩ ngành này ngành kia nhưng họ lại không thể dạy được con mình vì họ không hiểu biết về lĩnh vực này. Vì vậy việc phải thay đổi nhận thức cho cha mẹ là điều cần thiết. trước hết những gia đình có con TK thì phải nắm được những kiến thức cơ bản về hội chứng TK. về đặc điểm tâm sinh lý của TTK và bên cạnh đó là những phương pháp cơ bản, những phương pháp khoa học tin cậy để có thể tiếp thu và áp dụng tiến hành can thiệp với con mình. Đó là những điếu cơ bản mỗi phụ huynh có con TK cần biết. nếu những gia đình có con TK mà lại không hề biết hội chứng TK là gì? Đặc điểm và đặc biệt là không hề biết đến những phương pháp can thiệp không hề biết đến cách dạy con thì thật sự là một điều nguy hiểm bởi vì có nhiều cha mẹ đều là truyền tai và nghe đồn sau đó đưa con mình đi chữa trị đi khấn, khám, chữa theo kiểu tâm linh thì không thể khỏi được nhiều phụ huynh còn để con mình trở thành chuột bạch cho những phương pháp chưa được kiểm chứng mà không hề hay biết. vì vậy nhận thức của cha mẹ là vô cùng quan trọng nếu cha mẹ không đủ sáng suốt để nhận ra thì sự tư vẫn cũng như giúp đỡ của các nhà chuyên môn chính là điều quan trọng để cha mẹ có được những kiến thức cơ bản vững vàng để đủ hiểu biết về các cách để hỗ trợ và can thiệp hiệu quả cho con mình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/07/2022