Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Khu Vực Miền Trung


năng lực nghề nghiệp của giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục của cơ sở giáo dục mầm non, địa phương và của ngành Giáo dục. CNN giáo viên mầm non cũng là căn cứ để các cơ quan quản lí nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ GVMN; lựa chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non cốt cán. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cũng căn cứ CNN để xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của GVMN.

Quản lí ĐN GVMN chính là quản lí nguồn nhân lực của bậc giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân. Từ góc độ tiếp cận quản lí nguồn nhân lực, quản lí ĐNGVMN nhằm mục đích đảm bảo 3 yếu tố: đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và bền vững về chất lượng đội ngũ. Trong đó, mục tiêu quản lí, phát triển ĐN GVMN về chất lượng đội ngũ theo CNN, đảm bảo cho đội ngũ GVMN (đạt CNN, trên CNN GVMN) được xem là mục tiêu hàng đầu. Quản lí đội ngũ GVMN theo CNN là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí cơ sở GDMN đến đội ngũ GVMN nhằm đáp ứng CNN. Quản lí đội ngũ GVMN theo CNN chính là xác định lấy CNN là căn cứ, là cơ sở để thực hiện toàn bộ quy trình quản lí đội ngũ GVMN đạt tới mục đích phát triển phẩm chất và năng lực của đội ngũ GVMN. Nội dung quản lí đội ngũ GVMN theo CNN tiếp cận nội dung quản lí NNL và lấy CNN làm đích đến tiến hành theo các nội dung về quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ GVMN, đánh giá đội ngũ GVMN và tạo điều kiện, môi trường hoạt động cho đội ngũ GVMN. Những nội dung này là những thành tố không thể thiếu trong hoạt động quản lí đội ngũ GVMN, tuy nhiên ở mỗi cấp quản lí khác nhau ở cơ sở giáo dục mầm non khác nhau sẽ có những phương thức và biện pháp quản lí cụ thể.

Kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng ĐN GVMN theo CNN và thực trạng quản lí ĐN GVMN theo CNN ở khu vực miền Trung cho thấy, ĐNGVMN đã đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp. Tuy vậy, các tiêu chí, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, năng lực nghiệp vụ sư phạm, năng lực xây dựng môi trường GD, năng lực thiết lập các mối quan hệ xã hội vẫn còn hạn chế. Về quản lí ĐN GVMN theo CNN, các trường MN


đã thực hiện khá tốt các nội dung về tuyển dụng và sử dụng GV. Các nội dung về công tác bồi dưỡng, đánh giá và đảm bảo các điều kiện cho GV chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Công tác quy hoạch, luân chuyển ĐNGVMN còn nhiều lúng túng, dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa các vùng; công tác đào tạo GVMN chưa đáp ứng nhu cầu phát triển qui mô GDMN; chưa được gắn kết chặt chẽ với thực tiễn từng địa phương; chế độ, chính sách cho ĐNGV; cơ sở vật chất, thiết bị hỗ trợ cho hoạt động CS-GD trẻ là các yếu tố tạo những khó khăn lớn nhất trong QL ĐNGVMN.

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng, luận án đề xuất bảy (07) biện pháp nhằm quản lí có hiệu quả ĐN GVMN khu vực miền Trung theo CNN. Các biện pháp tập trung giải quyết các vấn đề: Vận dụng chuẩn nghề nghiệp GVMN phù hợp với đặc điểm địa phương, nhà trường MN miền Trung; đổi mới quy trình tuyển dụng GVMN theo chuẩn nghề nghiệp; xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GVMN theo CNN; sử dụng hợp lí và hiệu quả đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp; tổ chức hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp; đổi mới hoạt động đánh giá đội ngũ GVMN theo chuẩn NN; đảm bảo các điều kiện, môi trường hoạt động của đội ngũ GVMN. Vận dụng CNN GVMN phù hợp với điều kiện, đặc điểm của địa phương, nhà trường. Mỗi biện pháp xác định rõ mục đích; nội dung; cách thức thực hiện…và có mối quan hệ biện chứng đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lí ĐN GVMN khu vực miền Trung theo CNN trong giai đoạn hiện nay.

Kết quả khảo nghiệm và thực nghiệm sư phạm cho thấy: Các CBQL mầm non khu vực miền Trung đều đánh giá cao tính cần thiết và khả thi các biện pháp đề xuất. Kết quả khảo nghiệm và thực nghiệm là cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc áp dụng các biện pháp này trong quản lí đội ngũ GVMN theo CNN phù hợp với yêu cầu thực tiễn địa phương khu vực miền Trung.

2. Khuyến nghị‌

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.

- Bổ sung, hoàn thiện CNN GVMN để làm cơ sở thực hiện các nội dung quản lí, phát triển ĐNGVMN.


Quản lí đội ngũ giáo viên mầm non khu vực miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp - 26

- Ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể để ĐN GVMN được hưởng các chính sách như: phụ cấp đặc thù vùng miền, ngạch bậc của GVMN.

- Chỉ đạo các trường sư phạm đổi mới chương trình đào tạo GVMN nhằm tiếp cận các yêu cầu của CNN GVMN và các định hướng đổi mới GD nói chung, GDMN nói riêng hiện nay.

- Tăng cường các cơ chế, chính sách ưu tiên đặc thù đối với GD&ĐT khu vực miền Trung, tạo điều kiện cho GD nói chung, GDMN nói riêng phát triển, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD trong giai đoạn hiện nay.

- Tham mưu với Chính phủ tiếp tục có chủ trương, chính sách cho GDMN, đặc biệt là ĐN GVMN, có chính sách riêng đặc thù đối với GVMN ở các địa phương khó khăn khu vực miền Trung.

2.2. Đối với UBND tỉnh khu vực miền Trung‌

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở GDMN đáp ứng với nhu cầu học tập của trẻ và phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương khu vực miền Trung.

- Tăng cường phân cấp trong QL ĐNGVMN, tăng tính tự chủ cho các cơ sở GDMN tránh tình trạng ôm đồm công việc, chồng chéo trong chỉ đạo và thực hiện nhằm QL có hiệu quả ĐNGVMN, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN.

2.3. Sở Giáo dục và Đào tạo khu vực miền Trung‌

- Chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo lại, bồi dưỡng ĐN GVMN phù hợp hơn theo đặc điểm của vùng miền, tiếp cận với chương trình GDMN mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN trong giai đoạn hiện nay.

- Tổ chức, bồi dưỡng công tác đánh giá ngoài cho ĐNGV cốt cán tham gia công tác đánh giá ngoài trong các cơ sở GDMN.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các trường MN, có chính sách, chế độ hỗ trợ riêng mang tính đặc thù đối với GVMN ở các vùng khó khăn, tạo điều kiện cho GVMN yên tâm công tác và có động lực phát triển.


2.4. Đối với UBND huyện, Phòng GD&ĐT khu vực miền Trung‌

- Chỉ đạo các trường MN làm tốt công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, đảm bảo chế độ, chính sách đãi ngộ nhằm tạo động lực làm việc cho ĐNGVMN.

- Tăng cường bồi dưỡng năng lực quản lí ĐN GVMN cho đội ngũ CBQL các trường MN.

- Dựa trên kết quả đánh giá CNN GVMN của các cơ sở giáo dục để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển những năng lực còn hạn chế của ĐN GVMN phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương khu vực miền Trung.

2.5. Đối với hiệu trưởng trường mầm non khu vực miền Trung‌

- Chủ động xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường, phát triển ĐNGVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN và phù hợp tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, đặc điểm của nhà trường.

- Chỉ đạo, tổ chức đánh giá GVMN theo CNN một cách trung thực, khách quan, sát thực tế làm cơ sở tham mưu với cơ quan quản lí cấp trên, chính quyền địa phương về công tác quản lí, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐN GVMN.

- Nâng cao nhận thức và hành động của ĐNGVMN, giúp GVMN tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao phẩm chất và năng lực đáp ứng các yêu cầu của CNN GVMN.

- Tổ chức triển khai có hiệu quả các nội dung QL ĐN GVMN: Tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá GV…phù hợp với điều kiện của địa phương và của nhà trường.

- Tham mưu với các cấp quản lí ở địa phương về chế độ, chính sách cho ĐNGVMN, đảm bảo các điều kiện làm việc và tạo động lực cho ĐNGVMN.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO‌

1. Alvin Toffler (2002), Cú sốc tương lai. NXB Thanh niên, Hà Nội.

2. Armstrong, M. (2006), A Handbook of Personnel Management Practice, 10th Edition, Kogan Page.

3. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết 29 về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.

4. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị về việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD, số 40-CT/TW Ban hành 15/6/2004.

5. Bộ GD&ĐT (2015), Quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập (ban hành kèm theo thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV).

6. Bộ GD&ĐT (2015), Điều lệ trường Trường mầm non, Ban hành kèm theo Quyết định số 04 /VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015, Hà Nội.

7. Bộ GD&ĐT (2017), Thông tư ban hành Chương trình Giáo dục mầm non ngày 24 tháng 01 năm 2017

8. Bộ GD&ĐT (2018), Quy định Chuẩn nghề nghiệp GVMN, Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2018/QĐ-BGDĐT ngày 08/10/2018.

9. Bộ GD&ĐT (2018), Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục vàcông nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường MN, kèm theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/ 2018.

10. Bộ GD&ĐT (2018), Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường MN, kèm theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/ 2018.

11. Bộ GD&ĐT (2011), Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non, Ban hành kèm theo Thông tư số45/2011/TT- BGDĐT ngày11/10/2011.

12. Bộ GD&ĐT (2011), Quy định chế độ làm việc đối với GVMN, Ban hành kèm theo Thông tư 48/2011 - TT/ BGDĐT ngày 25 /10/2011.


13. Bộ GD&ĐT (2011), Quyết định số 6639/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 12 năm 2011, Quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục giai đoạn 2011- 2020

14. Bùi Minh Hiền (Chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2011), Quản lí giáo dục, NXB Đại học Sư phạm.

15. Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền (đồng chủ biên), (2015), Quản lí và lãnh đạo nhà trường, NXB Đại học Sư phạm.

16. Bùi văn Quân, Nguyễn Ngọc Cầu (2006), “Một số cách tiếp cận trong nghiên cứu và phát triển đội ngũ giáo viên”, Tạp chí Khoa học Giáo dục (số 8/2006).

17. Bùi Văn Quân, (2007), Giáo trình quản lí giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục.

18. Bratton, J.,&Gold,J. (1999), Human resource management: Theoyr and practice (2nded.), Mahwah,NJ: Macmillan Business.

19. Chu Mạnh Nguyên (2005), Giáo trình Bồi dưỡng hiệu trưởng trường Mầm non, Nxb Hà Nội.

20. Cù Thị Thủy (2020), “Phát triển đội ngũ GVMN theo tiếp cận năng lực trong đổi mới giáo dục”, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục.

21. Christian Batal (2002) (Phạm Quỳnh Hoa dịch), Quản lí nguồn nhân lực trongkhu vực Nhà nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Creswell, J. W. (2012), Educational research: planning, conducting, andevaluating quantitative and qualitative research (4ed). Pearson Education,Upper Boston, MA.

23. Dự án SREM (2009), Điều hành các hoạt động trong trường học, NXB Giáo dục

24. Derek Torrington, laura Hall, Stephen Taylor (2014), Human resource management, Prantica Hall.

25. Đại học Huế (2017), Phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, Nxb Thông tin và truyền thông.

26. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (lần thứ VIII, IX, X, XI, XII), NXB Chính trị Quốc gia.


27. Đặng Quốc Bảo (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên, NXB Lí luận Chính trị.

28. Đặng Bá Lãm (2012), Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục, NXB Giáo dục.

29. Đặng Thành Hưng (2004), Quan niệm về chuẩn và chuẩn hoá trong giáo dục, Tạp chí phát triển giáo dục, số 3 (63)/2004.

30. Gareth R. Jones và Jennifer M. George (2003), Essential of Contemporary Management, Boston: McGraw Hill.

31. Harold Koontz, Cyril O’donnel, Heinz Weihrich (1998), Những vấn đề cốt yếu của quản lí, NXB Khoa học Kỹ thuật, TP.HCM.

32. Hendry, C. and Pettigrew,A.M (1990), Human resource management: an agenda for the 1990s’, Internationnal Journal of Human Resource management.

33. Hoàng Phê (chủ biên,1998), Từ điển Tiếng Việt , NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

34. Hồ Chí Minh (1990), Về vấn đề giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

35. Hồ Lam Hồng (2008), Giáo trình Nghề Giáo viên Mầm non, NXB Giáo dục.

36. Ivancevich, J. M. (2007), Human Resourse Management, McGraw - Hill, New York.

37. Jing, P. (2010), Cross-Cultural Human Resource Management, Case Company:Penta Chutian Laser Equipment Co., Ltd, Degree Programme of InternationalBusiness, Vaasa University Of Applied Sciences.

38. Lê Khánh Tuấn, (2005), Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Giáo dục học.

39. Lê Văn Chín (2012), Quản lí đội ngũ giáo viên tỉnh Bến Tre đáp ứng đổi mới giáo dục, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục.

40. Luật Giáo dục (2019), NXB Lao động, Hà Nội.

41. Mạc Văn Trang (2002), Quản lí nhân sự, NXB Giáo dục, Hà Nội.

42. Nguyễn Hải Sản (2008), Quản trị học, Nxb Thống kê


43. Nguyễn Hữu Châu (2008), Chất lượng giáo dục những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

44. Nguyễn Minh Đường - Phan Văn Kha (Đồng chủ biên – 2006), Đào tạo nhânlực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế (Chương trình KHCN cấp Nhà nước KX 05, Đề tài KX - 05-10), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

45. Nguyễn Như Ý (2009), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

46. Nguyễn Lộc (2010), Lí luận về quản lí, NXB Đại học Sư phạm.

47. Nguyễn Lộc (2010), Những vấn đề lí luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học, Mã số: B2006-37-02TĐ, Viện Khoa học Giáo dục Việt nam.

48. Nguyễn Lộc (Chủ biên), Mạc Văn Trang & Nguyễn Công Giáp, (2009), Cơ

sở lí luận quản lí trong tổ chức giáo dục, NXB Đại học Sư phạm.

49. Nguyễn Mạnh Tường (1994), Lí luận giáo dục Châu Âu từ Érasme tới Rousseau thế kỷ 16,17,18, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

50. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

51. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2005), Giáo dục mầm non, những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB ĐHSP, Hà Nội.

52. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), “Nghề và nghiệp của người giáo viên”, Tạp chí Thông tin Khoa học Giáo dục, số 112/2004, Hà Nội.

53. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên) và các cộng sự (2012), Quản lí giáo dục, một số vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

54. Nguyễn Thị Bạch Mai (2015), Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi các tỉnh Tây Nguyên, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục.

55. Nguyễn Mạnh Hùng (2019), Quản lý đào tạo giáo viên mầm non ở các trường CĐSP trưng ương theo tiếp cận CIPO, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục

Xem tất cả 281 trang.

Ngày đăng: 23/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí