Biện Pháp 7: Đảm Bảo Các Điều Kiện, Môi Trường Hoạt Động Của Đội Ngũ Gvmn


4

Phối hợp các hình thức và phương

pháp đánh giá GV theo chuẩn NN

3,50

,565

2

3,28

,613

3

5

Phối hợp các lực lượng giáo dục

trong quá trình đánh giá

2,60

,491

8

2,47

,500

8

6

Tăng cường tự kiểm tra, tự đánh gi

ủa GVMN theo CNN.

á

3,22

,591

6

3,38

,645

2

7

Có hình thức khen thưởng và xử lý

kịp thời đối với GV sau đánh giá

3,35

,639

4

3,15

,548

5

8

Sử dụng kết quả đánh giá GV để sàn

lọc đội ngũ.

g

3,65

,504

1

3,19

,577

4

Điểm trung bình chung

3,23

3,14

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.

Quản lí đội ngũ giáo viên mầm non khu vực miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp - 24

Bảng 3.7 cho thấy, để thực hiện biện pháp đổi mới hoạt động đánh giá đội ngũ GVMN theo CNN thì các cách thức “rất cần thiết” là “xây dựng kế hoạch đánh giá rõ ràng, chi tiết; hoàn thiện quy trình đánh giá; phối hợp đa dạng các hình thức đánh giá; khen thưởng để động viên, khuyến khích GV sau khi đánh giá”. Các tiêu chí mặc dù được đánh giá “rất cần thiết”, nhưng tính khả thi thấp hơn như: Sử dụng kết quả đánh giá GV để sàng lọc đội ngũ; phối hợp các lực lượng tham gia đánh giá; tăng cường tự kiểm tra, tự đánh giá.

i. Biện pháp 7: Đảm bảo các điều kiện, môi trường hoạt động của đội ngũ GVMN

Bảng 3.8. Đảm bảo các điều kiện, môi trường hoạt động của đội ngũ GVMN‌


Stt

Nội dung

Tính cần thiết

Tính khả thi

ĐTB

ĐLC

TH

ĐTB

ĐLC

TH

1

Thực hiện đủ các chế độ, chính sách

quy định đối với đội ngũ GVMN

3,82

,572

1

3,22

,874

6

2

Thực hiện công bằng, dân chủ trong

hi đua khen thưởng

3,48

,878

7

3,40

,649

2

3

Đảm bảo các điều kiện về CSVC

điều kiện làm việc cho GV ở cơ s

3,37

,608

8

2,87

,560

8



GDMN







4

Xây dựng tập thể sư phạm tích cực,

đồng thuận

3,25

,601

10

3,35

,639

3


5

Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, dân chủ, đoàn kết trong

CSGDMN


3,54


,655


6


3,82


,572


1

6

Tạo điều kiện để giáo viên tự bồi

dưỡng nâng cao năng lực sư phạm

3,60

,649

4

3,25

,720

5

7

Lập kế hoạch xây dựng trường, lớp

MN

3,55

,654

5

2,69

,464

10


8

Thực hiện chính sách đối với GV

giỏi được điều động làm quản lí ở trường MN, Phòng GD&ĐT


3,35


,639


9


3,35


,639


3

9

Có chế độ ưu đãi GV có thành tích

xuất sắc trong hoạt động CSGD trẻ

3,64

,642

3

2,91

,286

7


10

Có chế độ ưu tiên đãi ngộ đối với GVMN về lương, phụ cấp, nhà công vụ (theo vùng miền) khu vực miền

Trung.


3,82


,572


1


2,76


,428


9

Điểm trung bình chung

3,54

3,16

Bảng 3.8 cho thấy, biện pháp “Đảm bảo các điều kiện, môi trường hoạt động của đội ngũ GVMN” mặc dù được đánh giá “rất cần thiết”, nhưng thứ hạng ĐTB của tính “khả thi” thấp hơn so với các nhóm biện pháp khác. Trong đó, các điều kiện được đánh giá “rất cần thiết” như: Thực hiện đủ các chế độ, chính sách quy định đối với đội ngũ GVMN; có chế độ ưu tiên đãi ngộ đối với GVMN về lương, phụ cấp, nhà công vụ (theo vùng miền) khu vực miền Trung; có chế độ ưu đãi GV có thành tích xuất sắc trong các hoạt động CS,GD trẻ; tạo điều kiện để GV tự bồi dưỡng… ; xây dựng môi trường làm việc thân thiện, dân chủ, đoàn kết. Kết quả cho thấy, việc cải thiện các chế độ lương, phụ cấp và phúc lợi, đầu tư cơ sở vật chất,


thiết bị dạy học; xây dựng bầu không khí, văn hóa thân thiện, dân chủ sẽ kích thích GV không ngừng rèn luyện, phấn đấu và cống hiến trong công việc.

3.4. Thực nghiệm biện pháp‌

3.4.1. Muc‌

đích, nội dung, giả thuyết, hình thức thực nghiệm

a. Muc̣

đích và nội dung thực nghiêṃ

Mục đích thực nghiệm nhằm chứng minh tính khả thi và kết quả thực hiện các biện pháp đề xuất ở mục 3.2. Tuy nhiên, vì điều kiện thời gian có hạn, người nghiên cứu tổ chức thực nghiệm biện pháp 5. “Tổ chức hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp”. Biện pháp thực nghiệm này được lựa chọn xuất phát từ khảo sát và đánh giá thực trạng trong Chương 2 cho thấy, đa số GVMN chưa đáp ứng ở các mức khá và tốt các yêu cầu của CNN. Vì vậy, đây là một trong các biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GVMN, giúp GVMN đáp ứng ở mức khá và tốt CNN.

b. Giả thuyết thực nghiệm

Thực nghiệm nhằm chứng minh giả thuyết: Nếu thực hiện biện pháp “Tổ chức hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp” phù hợp điều kiện thực tiễn địa phương và các trường mầm non thì sẽ góp phần phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GVMN đáp ứng yêu cầu của CNN.

c. Hình thức thực nghiệm

Người nghiên cứu sử dụng hình thức thực nghiệm đối với nhóm duy nhất. Thiết kế kiểm tra, đánh giá trước khi tác động và sau khi tác động đối với nhóm duy nhất là nhóm GVMN như sau:

+ Trước khi tổ chức hoạt động bồi dưỡng theo chuyên đề, tiến hành thực hiện bài kiểm tra, đánh giá cho nhóm GVMN trong mẫu thực nghiệm (Phiếu đánh giá - Phụ lục 8 - P1).

+ Sau khi tổ chức hoạt động bồi dưỡng theo chuyên đề, tiến hành thực hiện bài kiểm tra, đánh giá cho cùng nhóm GVMN trong mẫu thực nghiệm đó (Phiếu đánh giá - Phụ lục 8 - P1).


+ Kết quả bài kiểm tra, đánh giá trước và sau tác động sẽ được tiến hành so sánh chênh lệch giữa kết quả sau và trước tác động bồi dưỡng. Khi kết quả so sánh có sự chênh lệch có ý nghĩa sẽ kết luận biện pháp tác động áp dụng có kết quả.

3.4.2. Tổ chức thực nghiệm‌

a. Chọn đối tượng thực nghiệm

- Thực nghiệm được tiến hành tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa do Phòng GD&ĐT phối hợp với các trường mầm non tổ chức thực hiện. Lựa chọn ngẫu nhiên đối tượng thực nghiệm là 64 GVMN ở các trường mầm non thuộc thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa (Phụ lục 7). Các GVMN có độ tuổi từ 22 tuổi đến 50 tuổi, đa phần GVMN có độ tuổi dưới 40 tuổi; thâm niên công tác của các GVMN phần lớn từ 1 – 15 năm (70,3%). Phần lớn các GVMN chưa tham gia các khóa lớp bồi dưỡng phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo CNN trong năm học 2018 - 2019 (90,4%).

b. Xác định mục tiêu, nhu cầu bồi dưỡng GVMN phù hợp thực tiễn

Thực trạng đánh giá chất lượng đội ngũ GVMN theo CNN và nhu cầu bồi dưỡng của GVMN ở các trường mầm non là cơ sở cho việc xác định mục tiêu trong kế hoạch bồi dưỡng GVMN theo CNN, căn cứ trên nhu cầu bồi dưỡng thực tế sẽ làm cho kế hoạch BD bám sát thực tiễn các trường MN hiện nay.

Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ GVMN theo CNN tại chương 2, kết quả đánh giá, xếp loại GVMN ở các trường mầm non thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa theo CNN năm học 2018- 2019 cho thấy, mặc dù có 55,6% GVMN đạt khá và 43,5% GVMN đạt tốt, nhưng qua trao đổi, phỏng vấn với CBQL, GVMN các trường MN thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vào thời điểm tháng 9/2019 cho biết, GVMN có nhu cầu bồi dưỡng chuyên sâu theo tiêu chuẩn 2 “Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của GVMN”, trong đó tập trung các tiêu chí “xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng phát triển toàn diện trẻ”. Cụ thể là bồi dưỡng và phát triển các kĩ năng thiết kế kế hoạch và tổ chức thực hiện hoạt động GD trẻ MN.

c. Lựa chọn chuyên đề bồi dưỡng GVMN theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp GVMN


Từ nhu cầu và mục tiêu bồi dưỡng GVMN theo tiêu chuẩn, tiêu chí phát triển chuyên môn, nghiệp vụ GVMN của CNN từ mức độ đạt lên đạt khá và tốt, Phòng GD&ĐT thành phố Nha Trang lựa chọn nội dung chuyên đề bồi dưỡng cho GVMN về “Thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm cho trẻ ở trường MN”.

c. Liên kết với trường Đại học Sư phạm trong hoạt động bồi dưỡng GVMN theo các yêu cầu của CNN

Trong hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN, các trường Đại học Sư phạm có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chương trình BD, cung cấp đội ngũ giảng viên, báo cáo viên thực hiện hoạt động BD GVMN ở các địa phương. Vì vậy, việc liên kết chặt chẽ với các trường sư phạm là một yêu cầu cần thiết. Phòng GD&ĐT thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã chọn liên kết với Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh trong hoạt động bồi dưỡng GVMN theo hình thức hợp đồng mời chuyên gia về GDMN tham gia khóa tập huấn GVMN tại địa phương với chuyên đề: “Thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non” (Phụ lục 5). Cấu trúc nội dung chuyên đề gồm:

- Khái niệm, bản chất hoạt động giáo dục trải nghiệm ở trường MN;

- Những yếu tố cấu trúc của hoạt động giáo dục trải nghiệm ở trường MN: mục tiêu, nội dung, phương thức tổ chức, đánh giá kết quả và điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm ở trường MN.

- Quy trình thiết kế kế hoạch hoạt động giáo dục trải nghiệm theo chủ đề.

- Tổ chức và đánh giá hoạt động giáo dục trải nghiệm theo chủ đề.

- Thực hành tổng hợp kĩ năng thiết kế và tổ chức hoạt động GD trải nghiệm theo chủ đề. CBQL Phòng GD&ĐT, trường MN quán triệt và thống nhất với đơn vị, giảng viên thực hiện khóa tập huấn bồi dưỡng về nội dung chương trình chuyên đề bồi dưỡng, tài liệu bồi dưỡng, các điều kiện bồi dưỡng thực tế, những định hướng đổi mới hình thức, phương pháp, kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng GVMN.

d. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo chuyên đề

- Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch tập huấn cho GVMN thuộc các trường MN của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Kế hoạch khóa tập huấn chuyên đề cho GVMN đảm bảo cụ thể các yêu cầu cơ bản về mục tiêu, yêu cầu bồi dưỡng; nội


dung bồi dưỡng; hình thức, phương pháp bồi dưỡng; đối tượng bồi dưỡng, thời gian, địa điểm, nguồn lực cho bồi dưỡng (Phụ lục 6). Kế hoạch tập huấn chuyên đề được lãnh đạo Phòng GD&ĐT phê duyệt và ban hành vào ngày 03 tháng 12 năm 2019 đảm bảo phù hợp với thời gian và tiến độ thực hiện các kế hoạch khác của nhà trường, nhu cầu của nhóm GV và kế hoạch của đơn vị đào tạo. Bản kế hoạch được phổ biến thống nhất đến CBQL và GV các trường MN tham gia tập huấn, đến các bộ phận chức năng liên quan để tổ chức thực hiện.

e. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện khóa tập huấn theo kế hoạch bồi dưỡng chuyên đề

Khoá tập huấn chuyên đề cho GVMN được tiến hành trong tháng 12 năm 2019 với hình thức chuyên gia bồi dưỡng trực tiếp và tập trung trong 3 ngày tại Phòng GD&ĐT thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Trong khoá tập huấn bồi dưỡng, CBQL và bộ phận chức năng phụ trách hoạt động bồi dưỡng GVMN của Phòng GD&ĐT, các trường MN có GV tham gia tập huấn chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng. Học viên lớp tập huấn được các giảng viên tổ chức, hướng dẫn tìm hiểu các nội dung chuyên đề bằng các phương pháp tích cực, đa dạng như: thuyết trình nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm, hướng dẫn thực hành kĩ năng... Trong quá trình tập huấn, giảng viên chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá năng lực của học viên trước và sau khi kết thúc khóa tập huấn theo mục tiêu của chuyên đề bồi dưỡng. Kết thúc khóa tập huấn học viên đánh giá khóa tập huấn bằng phiếu khảo sát.

3.4.3. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm‌

a. Xây dựng công cụ đánh giá thực nghiệm

* Công cụ đánh giá kết quả thực nghiệm gồm:

Dựa trên mục tiêu chuyên đề bồi dưỡng (Phụ lục 5) và giả thuyết thực nghiệm biện pháp để thiết kế các công cụ đánh giá kết quả thực nghiệm gồm:

- Phiếu kiểm tra, đánh giá năng lực hiểu biết và kĩ năng thiết kế hoạt động giáo dục trải nghiệm theo chủ đề cho trẻ ở trường MN trước và sau thực nghiệm (phụ lục 8 –P1);


- Phiếu khảo sát ý kiến học viên về khóa tập huấn chuyên đề sau thực nghiệm (phụ lục 9).

* Phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm

- Chấm điểm bài đánh giá học viên theo phiếu đánh giá (phụ lục 8 – P2)

- Đánh giá định lượng các mức độ năng lực hiểu biết và kĩ năng về hoạt động giáo dục trải nghiệm theo chủ đề cho trẻ ở trường MN của GVMN lớp tập huấn theo thang điểm 10 và xếp theo 5 mức độ như sau: mức độ 1: 1 – 2 điểm: loại Kém (K); Mức độ 2: 2 - 4 điểm: loại yếu (Y); mức độ 3: 5 - 6 điểm: loại trung bình (TB); mức độ 4: 7 - 8 điểm: loại khá (Kh); mức độ 5: 9 - 10 điểm: loại giỏi (G).

- Kết quả thực nghiệm được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học bao gồm: Lập bảng tần số kết quả xếp loại theo 5 mức độ; tính các tham số đặc trưng như ĐTB, độ lệch chuẩn và kiểm định trung bình để so sánh sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 ĐTB trước và sau thực nghiệm; minh họa kết quả bằng biểu đồ.

b. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm

* Đánh giá năng lực hiểu biết và kĩ năng thiết kế hoạt động GD trải nghiệm theo chủ đề của GVMN trước thực nghiệm, sau thực nghiệm, và so sánh kết quả tổng hợp trước và sau thực nghiệm thể hiện ở các bảng sau:

Bảng 3.9. Kết quả đánh giá năng lực hiểu biết và kĩ năng thiết kế hoạt động GD trải nghiệm theo chủ đề của GVMN trước thực nghiệm‌


Stt


Năng lực

Kết quả xếp loại (%)

Tham số đặc

trưng

Kém

Yếu

TB

Khá

Giỏi

ĐTB

ĐLC


1

Hiểu biết về hoạt động giáo dục trải nghiệm ở

trường MN


1,6


32,8


57,4


8,2


0,0


2,72


0,635


2

Kỹ năng thiết kế hoạt động giáo dục trải nghiệm theo chủ đề ở trừơng mầm

non


11,5


49,2


39,2


0,0


0,0


2,27


0,721

Bảng 3.9.cho thấy kết quả trước thực nghiệm như sau:


- Năng lực hiểu biết về hoạt động giáo dục trải nghiệm theo chủ đề của GVMN đạt ĐTB chung ở mức trung bình (2,72), trong đó: có 1,6% loại kém (1- 2 điểm); 32,8% loại yếu (2 - 4 điểm); có 57,4% loại trung bình (5 - 6 điểm); có 8,2% loại khá (7 - 8 điểm); không có học viên nào đạt loại giỏi.

- Kĩ năng thiết kế hoạt động giáo dục trải nghiệm theo chủ đề của GVMN đạt ĐTB chung ở mức yếu (2,27), trong đó: có 11,5% loại kém (1- 2 điểm); có 49,2% loại yếu (2 - 4 điểm); có 39,2%; loại trung bình (5 - 6 điểm); không có học viên nào đạt loại khá và giỏi.

Bảng 3.10. Kết quả đánh giá năng lực hiểu biết và kĩ năng thiết kế hoạt động GD trải nghiệm theo chủ đề của GVMN sau thực nghiệm‌‌‌


Stt


Năng lực

Kết quả xếp loại (%)

Tham số đặc

trưng

Kém

Yếu

TB

Khá

Giỏi

ĐTB

ĐLC


1

Hiểu biết về hoạt động giáo

dục trải nghiệm của GV ở trường MN


0,00


4,9


50,8


36,1


8,2


3,47


0,721


2

Kỹ năng thiết kế hoạt động

GD trải nghiệm theo chủ đề của GV ở trừơng mầm non


0,00


14,8


57,4


27,9


0,00


3,13


0,644

Bảng 3.10. cho thấy kết quả sau thực nghiệm như sau:

- Năng lực hiểu biết về hoạt động giáo dục trải nghiệm theo chủ đề của GVMN đạt ĐTB chung ở mức khá (3,47), trong đó: có 4,9% loại yếu (2 - 4 điểm); có 50,8% loại trung bình (5-6 điểm); có 36,1% loại khá (7-8 điểm); 8,2% loại giỏi (9 -10 điểm); không có học viên nào đạt loại yếu.

- Kĩ năng thiết kế hoạt động giáo dục trải nghiệm theo chủ đề của GVMN đạt ĐTB chung ở mức trung bình (3,13), trong đó: có 14,8% loại yếu (2 - 4 điểm); có 57,4% loại trung bình (5 - 6 điểm); có 27,9% loại khá (7 - 8 điểm); không có học viên nào đạt loại yếu và giỏi.

Bảng 3.11. Kết quả so sánh năng lực hiểu biết và kĩ năng thiết kế hoạt động GD trải nghiệm theo chủ đề của GVMN trước và sau thực nghiệm‌

Xem tất cả 281 trang.

Ngày đăng: 23/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí