Tổ Chức Khảo Sát Thực Trạng Quản Lí Đội Ngũ Giáo Viên Mầm Non Khu Vực Miền Trung Theo Chuẩn Nghề Nghiệp


GDMN thực hiện phòng chống dịch bệnh, không để xảy ra dịch bệnh trong cơ sở GDMN.

- Nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ

Các cơ sở GDMN thực hiện tốt chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhằm tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt về thể lực. 100% các cơ sở GDMN duy trì tỷ lệ trẻ bán trú, thực hiện phần mềm dinh dưỡng trong tổ chức bếp ăn, kết hợp đồng thời việc quản lí tốt dinh dưỡng cho trẻ hàng ngày qua khâu nuôi dưỡng, thực hiện theo dõi sức khỏe trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ theo đúng quy định. Công tác quản lý chất lượng bữa ăn bán trú được các địa phương đặc biệt quan tâm. Nhiều địa phương đã đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác nuôi dưỡng, có những giải pháp sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế, huy động nguồn lực để tổ chức bữa ăn bán trú, bảo đảm chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý giúp trẻ phát triển về thể chất, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, khống chế tỷ lệ thừa cân - béo phì. Nhiều chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ được áp dụng đạt hiệu quả cao như chương trình dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ, chương trình hướng dẫn thực hành chế biến món ăn ở các trường mầm non, mô hình phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ được mở rộng và tổ chức thực hiện bằng nhiều giải pháp sáng tạo nên chất lượng chăm sóc sức khỏe trẻ ngày càng đạt hiệu quả cao và dần rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền trong tỉnh.

Các trường MN thực hiện tốt công tác y tế trường học, phòng chống dịch bệnh, phối hợp với Trung tâm y tế tiến hành tiêm phòng dịch cho tất cả trẻ. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ đảm bảo 2 lần/năm cho tất cả các trẻ, đạt tỉ lệ 100%. Theo dõi sự phát triển của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi giảm nhiều so với các năm học trước.

- Đổi mới hoạt động giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non

Sở GD&ĐT đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN theo quan điểm GD “Lấy trẻ làm trung tâm”. Các trường MN chỉ đạo thực hiện có hiệu quả đổi mới hoạt động giáo dục trẻ, rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ; tổ chức môi trường giáo dục, tạo cơ hội cho trẻ chủ động tham gia các


hoạt động vui chơi, khám phá, trải nghiệm “học bằng chơi, chơi mà học” phù hợp với độ tuổi. Các nhà trường MN tích cực áp dụng có hiệu quả các phương pháp, kỹ thuật giáo dục tích cực vào tổ chức hoạt động giáo dục trẻ phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ.

Các cấp quản lí, các tổ chức, đoàn thể, các bậc phụ huynh ủng hộ chủ trương đổi mới về nội dung và phương pháp GDMN, hỗ trợ tài lực, vật lực để tập trung xây dựng môi trường vật chất, môi trường xã hội trong và ngoài lớp học theo quan điểm giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”. Đổi mới hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và đánh giá sự phát triển của trẻ theo quan điểm mới, tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng quan tâm xây dựng trường MN trên cơ sở các tiêu chí của quan điểm giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”. (Nguồn: Các Sở GD&ĐT khu vực miền Trung năm 2019- 2020).

c. Khái quát về đội ngũ giáo viên mầm non khu vực miền Trung Bảng 2.1. Đội ngũ giáo viên mầm non khu vực miền Trung‌


STT


Tỉnh, TP

Tổng số giáo viên mầm non

Tỷ lệ GV/ lớp

(%)

Đạt chuẩn

Trên chuẩn

Đạt chuẩn

trở lên

Tổng

Tỷ lệ

(%)

Tổng

Tỷ lệ

(%)

Tổng

Tỷ lệ

(%)

Toàn khu

vực

75.924

1,76

15.270

20,1

44.604

58,7

59.874

78,9

1

Thanh Hóa

14.759

1,64

1.166

7,9

11.576

78,4

12.742

86,3

2

Nghệ An

12.299

1,7

3.697

30,1

6.645

54,0

10.342

84,1

3

Hà Tĩnh

5.149

1,93

968

18,8

3.892

75,6

4.860

94,4

4

Quảng Bình

4.443

2,0

281

6,3

4.058

91,3

4.339

97,6

5

Quảng Trị

3.155

1,82

750

23,8

1.940

61,5

2.690

85,3

6

Thừa Thiên

Huế

4.595

1,92

1.185

25,8

3.049

66,4

4.234

92,2

7

TP Đà Nẵng

5.951

1,96

789

13,3

2.651

44,5

3.440

57,8

8

Quảng Nam

6.141

1,76

736

12,0

2.769

45,1

3.505

57,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.

Quản lí đội ngũ giáo viên mầm non khu vực miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp - 11


9

Quảng Ngãi

3.417

1,62

837

24,5

1.685

49,3

2.522

73,8

10

Bình Định

3.711

1,62

611

16,5

1.863

50,2

2.474

66,7

11

Phú Yên

2.339

1,86

772

33,0

994

42,5

1.766

75,5

12

Khánh Hòa

4.469

1,82

1.638

36,7

1.658

37,1

3.296

73,8

13

Ninh Thuận

1.479

1,42

629

42,5

605

40,9

1.234

83,4

14

Bình Thuận

4.017

1,91

1.211

30,1

1.219

30,3

2.430

60,4

(Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2019 - 2020)

Bảng 2.1. cho thấy, năm học 2019-2020, khu vưc miền Trung có 75.924

GVMN, bình quân đạt 1,76 giáo viên/lớp. Tỉ lệ GVMN đạt trình độ chuẩn đào tạo trở lên theo Luật giáo dục 2019 là 78,9%, trong đó: tỉ lệ GV đạt trình độ đào tạo ĐHSP trở lên đạt 58,7%, tỉ lệ GV đạt trình độ đào tạo cao đẳng sư phạm là 20,2%, còn 21,1% GV có trình độ trung cấp. Đội ngũ GVMN thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, giao lưu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, biết xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động GD phù hợp với trẻ ở từng độ tuổi. GV tham gia các phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có và phế liệu ở địa phương phát triển rộng rãi; phong trào viết sáng kiến kinh nghiêm về việc thực hiện chương trình GDMN, tăng cường xây dựng môi trường giao tiếp, môi trường chữ viết trong các cơ sở GDMN.

d. Cơ sở vật chất ở các cơ sở giáo dục mầm non khu vực miền Trung

Các địa phương đã thực hiện tốt công tác tham mưu, chỉ đạo và thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án và các nguồn thu, quan tâm đầu tư xây dựng mới các phòng học, tu sửa các công trình vệ sinh, nước sạch, bếp ăn một chiều; rà soát, mua sắm, bổ sung tài liệu, học liệu, trang bị thêm thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ phổ cập GDMN trẻ năm tuổi, thực hiện Chương trình GDMN; đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phòng học, từng bước đáp ứng nhu cầu và chất lượng CSGD trẻ. Trung bình các trườ ng trong

khu vưc đạt tỉ lệ 01 phòng học/01 lớp.

Năm hoc

2019 -2020, khu vưc

miền Trung có 43.752 phòng hoc

mầm non,

trong đó phòng kiên cố là 31.395 phòng (tỉ lê ̣ 73,3%), bán kiên cố 11.537 phòng

(50,7%), phòng hoc

tam

820 phòng (2%), phòng hoc

nhờ 360 phòng (hầu hết tại các


xã đặc biệt khó khăn, xã miền núi, xã phườ ng ven biển và hải đảo). Hầu hết, các cơ sở GDMN đều có sự đầu tư về xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm các trang thiết bị phục vụ chăm sóc, giáo dục trẻ. 100% trường MN trong và ngoài công lập về cơ bản có đủ công trình vệ sinh, nước sạch đạt yêu cầu chăm sóc trẻ, bếp ăn hợp vệ sinh, an toàn, 100% trường học có khu vui chơi ngoài trời để phát triển thể chất cho trẻ. Các trường MN đã chú trọng xây dựng cảnh quan, môi trường khang trang, an toàn, xanh, sạch, đẹp, hấp dẫn nhằm thu hút trẻ đến trường,đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, CS,GD theo chương trình GDMN.

Bên cạnh tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, Sở GD&ĐT đã tích cực chỉ đạo đầu tư, mua sắm thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.. Thường xuyên quan tâm chỉ đạo việc khai thác, sử dụng hiệu quả môi trường, cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi hiện có. Khuyến khích đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi. Các trường đã tích cực tham mưu cho các địa phương ưu tiên các chương trình mục tiêu, các dự án đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị trong nhóm/lớp và ngoài trời. Tỉ lệ nhóm, lớp đủ đồ dùng, đồ chơi của các trường mầm non trong khu vực miền Trung đạt 80,9%, trong đó lớp Mẫu giáo 5 tuổi đủ đồ dùng, đồ chơi đạt tỷ lệ 100%. Tuy nhiên, ở một số tỉnh nhu cầu đến trường của trẻ lớn trong khi điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng, quá tải. Điều kiện kinh tế của nhiều địa phương còn khó khăn, việc huy động từ nguồn xã hội hóa còn ít, đặc biệt là đối với các đơn vị thuộc vùng miền núi, vùng khó khăn do cơ chế chính sách chưa rõ ràng nên cũng ảnh hưởng phần nào đến chất lượng giáo dục trẻ ở một số cơ sở. (Nguồn: Các Sở GD&ĐT khu vực miền Trung năm 2019- 2020).

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên mầm non khu vực miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp

2.2.1. Mục đích và đối tượng khảo sát‌

Nhằm mục đích khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên mầm non và quản lí đội ngũ giáo viên mầm non theo CNN ở các tỉnh khu vực miền Trung, nghiên cứu tiến hành chọn mẫu khảo sát theo phương thức phân tầng ngẫu nhiên như sau: từ khu vực miền Trung lựa chọn một số tỉnh đại diện, sau đó trong tỉnh lựa chọn 1 số huyện, trong huyện lựa chọn một số trường mầm non để tiến hành nghiên


cứu. Đối tượng khảo sát ý kiến là CBQL, giáo viên ở các trường MN, Phòng, Sở Giáo dục ở 5 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Phú Yên, Khánh Hòa với số lượng 979 đối tượng, trong đó CBQL là 222 và giáo viên 757. Số lượng đối tượng khảo sát trong mẫu nghiên cứu thể hiện ở Bảng 2.2:

Bảng 2.2. Số lượng đối tượng CBQL, GVMN tham gia khảo sát thực trạng‌



Đối tượng

Tỉnh


Tổng số

Quảng

Bình

Quảng

Trị

TT-Huế

Phú Yên

Khánh

Hòa

N

%

N

%

N

%

N

%

N

%

N

%

Giáo

viên

140

73,3

139

73,5

166

83,8

164

84,5

148

71,5

757

77,3

Cán bộ

quản lí

51

26,7

50

26,5

32

16,2

30

15,5

59

28,5

222

22,7

Tổng số

191

100

189

100

198

100

194

100

207

100

979

100

2.2.2. Nội dung khảo sát thực trạng‌

Nội dung khảo sát thực trạng gồm:

- Thực trạng về mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn trong CNN của đội ngũ giáo viên mầm non khu vực miều Trung: Phẩm chất nhà giáo; Phát triển chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng môi trường giáo dục; phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng; sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

- Thực trạng các nội dung quản lí đội ngũ giáo viên mầm non theo CNN gồm: Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về chuẩn nghề nghiệp và mức độ cần thiết của chuẩn nghề nghiệp trong quản lí đội ngũ GVMN; thực trạng quy họach và tuyển dụng đội ngũ GVMN; thực trạng sử dụng đội ngũ GVMN; thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVMN; thực trạng đánh giá đội ngũ giáo viên; thực trạng xây dựng môi trường, điều kiện hỗ trợ giáo viên; thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí đội ngũ giáo viên mầm non.


2.2.3. Phương pháp khảo sát thực trạng‌

a. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phương pháp này được sử dụng nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên mầm non và thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên mầm non theo CNN.

- Thiết kế công cụ khảo sát là bảng hỏi theo thang đo Likert với 4 mức đánh giá các nội dung gồm: Đánh giá nhận thức của CBQL, GVMN về tính cần thiết của CNN gồm các mức: (1) Không cần thiết; (2) Ít cần thiết; (3) Cần thiết; (4) Rất cần thiết. Đánh giá về mức độ đáp ứng CNN của giáo viên mầm non gồm: (1) Chưa đạt; (2) Đạt; (3) Khá; (4) Tốt. Đánh giá về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện các nội dung quản lí đội ngũ GVMN theo CNN gồm: (1) Không thực hiện/ Yếu; (2) Thỉnh thoảng/ Trung bình; (3) Thường xuyên/ Khá; (4) Rất thường xuyên/ Tốt.

- Nội dung bảng hỏi dành cho CBQL và GVMN (Phụ lục 1)

b. Phương pháp phỏng vấn

Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích thu thập thêm thông tin hỗ trợ cho phương pháp điều tra bằng bảng hỏi về thực trạng đáp ứng các yêu cầu của CNN của đội ngũ GVMN và thực trạng quản lí đội ngũ GVMN khu vực miền Trung theo CNN. Các bước tiến hành phương pháp này như sau:

- Lựa chọn đối tượng phỏng vấn là CBQL và chuyên viên cấp Sở, Phòng GD&ĐT phụ trách GDMN khu vực miền Trung gồm 12 đối tượng (mã hóa từ CBQL 1 - CBQL 12), CBQL trường MN gồm 05 đối tượng (mã hóa từ CBQL 13 – CBQL 18), GVMN gồm 5 đối tượng (mã hóa từ GV1 – GV 5).

- Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn sâu tập trung vào các nội dung về thực trạng đáp ứng yêu cầu của CNN của đội ngũ GVMN và thực trạng quản lí đội ngũ GVMN khu vực miền Trung theo CNN (phụ lục 2)

- Thực hiện phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn gián tiếp qua địa chỉ e-mail các đối tượng theo danh sách và mã hóa (phụ lục 3).

- Mã hóa đối tượng phỏng vấn và phân tích dữ liệu thu được từ phương pháp phỏng vấn sâu như tập hợp các nội dung được phỏng vấn theo vấn đề, phân loại dữ liệu thành các nhóm có thông tin tương đồng nhau và ghi nhãn cho các nhóm thông


tin… Cách tiếp cận được sử dụng để trình bày là sử dụng một đoạn thông tin của người được phỏng vấn để trích dẫn vào nghiên cứu.

c. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích thu thập thêm thông tin hỗ trợ cho phương pháp điều tra bằng bảng hỏi về thực trạng đáp ứng yêu cầu của CNN của đội ngũ GVMN và thực trạng quản lí đội ngũ GVMN khu vực miền Trung theo CNN. Các bước tiến hành phương pháp này như sau:

- Lựa chọn loại sản phẩm phục vụ cho mục đích xác định thực trạng gồm: báo cáo tổng kết từ các trang web chính thống, văn bản, các kế hoạch hoạt động bồi dưỡng, kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non theo CNN từ 2018 - 2020.

- Thu thập và xử lí thông tin từ các loại sản phẩm thu thập được để minh chứng cho nhận xét, đánh giá thực trạng.

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu‌

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để thống kê số liệu. Các phép toán thống kê được thực hiện bằng phần mềm thống kê cho khoa học xã hội (Statistical package for the social Sciences) SPSS. Cách thức xử lí số liệu như sau:

- Sau khi thu phiếu điều tra, tiến hành lọc phiếu để loại bỏ các phiếu không hợp lệ, tổng số phiếu hợp lệ sau khi loại bỏ là 979/1017. Mã hóa dữ liệu và nhập liệu được tiến hành một cách khách quan đảm bảo tính tin cậy của dữ liệu.

- Trước khi tiến hành các phép tính thống kê thì Kiểm định Cronbach’s Alpha đã được sử dụng để phân tích, đánh giá độ tin cậy của thang đo. Mục đích của kiểm định này là tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không. Giá trị đóng góp nhiều hay ít được phản ánh thông qua hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation. Qua đó, cho phép loại bỏ những biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu. Tiêu chuẩn để chấp nhận các biến: Những biến có chỉ số tương quan biến tổng phù hợp (Corrected Item – Total Correlation) từ 0,3 trở lên; các hệ số Cronbach’s Alpha của các biến phải từ 0,8 trở lên gần đến 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Bảng tổng hợp kết quả kiểm định được trình bày như sau:

Bảng 2.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha‌



TT


Biến độc lập và biến phụ thuộc


Số biến quan sát


Hệ số Cronbac Alpha

Hệ số Cronbach’ h Alpha nếu loại bỏ biến

lớn nhất

Hệ số Cronbach’ Alpha nếu loại bỏ biến

nhỏ nhất

1

Về sự cần thiết của CNN đối với việc

phát triển đội ngũ GVMN

6

,841

,838

,356

2

Về mức độ đáp ứng CNN của GVMN

45

,942

,941

,603

5

Về mức độ thực hiện các nội dung

quản lí đội ngũ GVMN

48

,965

,953

,469

6

Về mức độ kết quả các nội dung quản

lí đội ngũ GVMN

48

,968

,961

,342

7

Về các yếu tố làm hạn chế thực trạng

quản lí đội ngũ GVMN

10

,894

,647

,335

8

Về mức độ cần thiết của các biện

pháp quản lí đội ngũ GVMN

52

,938

,929

,380

9

Về mức độ khả thi của các biện pháp

quản lí đội ngũ GVMN

52

,952

,943

,376

Bảng 2.3 cho thấy, tất cả các hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,7 đồng thời các chỉ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3, do đó thang đo của các biến trong mô hình đã đạt tiêu chuẩn và đảm bảo độ tin cậy để đi vào các bước phân tích số liệu và tiến hành các kiểm định cần thiết.

- Các phép tính thống kê được sử dụng trong nghiên cứu gồm: Thống kê mô tả (Tần số, tỉ lệ, trung bình, độ lệch chuẩn, thứ hạng..); các phép kiểm định (kiểm định giá trị trung bình của 2 đối tượng (Independent sample T-Test); kiểm định mức độ tương quan giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện bằng tương quan Person).

- Quy ước thang đo được trình bày chi tiết ở Bảng 2.4.

Bảng 2.4. Quy ước thang đo định khoảng‌


Thang

1,00 – 1,75

1,76 – 2,50

2,51 – 3,25

3,26 – 4,00

Xem tất cả 281 trang.

Ngày đăng: 23/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí