Tập Quán Ăn, Mặc, Ở, Đi Lại Của Cư Dân Vùng Biển Đảo Vân Đồn

Cá bể mùa đông/ Cá sông mùa hè Kinh nghiệm quan sát thời tiết như: Ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa Tháng Giêng tố dài, tháng hai tố ngắn Tháng bảy nước nhảy lên bờ

Tháng Giêng, tháng Hai kéo chài không kịp.

Thêm vào đó, những tri thức khai thác biển còn được người dân Vân Đồn đúc kết phong phú trong ca dao, tục ngữ, phương ngôn... Cư dân Vân Đồn có hàng loạt phương ngôn, tục ngữ liên quan đến vùng biển và nghề biển. Chẳng hạn như: “Bán ruộng đầu cầu, ăn đầu cá đối”. Có khi chỉ là một tổng kết giản dị như: “Bắc lặng về hôm, nồm lặng về sớm” (mùa gió bấc, biển thường lặng về chiều. Mùa gió Nam, biển lặng lúc buổi sáng sớm).

Hoặc có khi chỉ là kết tinh sự quan sát về hiện tượng thời tiết như nếu bão chưa đến, biển hơi động là cá xô vào gần bờ, có thể cho thuyền đánh nhanh một hai mẻ lưới dễ thu hoạch lớn, sau đó là phải tìm chỗ cho thuyền tránh bão, đợi tan bão, biển thật yên mới được đánh cá, như câu: “Đầu động, cuốc yên”. Đồng thời, người dân đi biển nơi đây cũng tổng kết: “đăng dài, chài rộng” mới mong được nhiều cá.

Tục ngữ ở Vân Đồn về những ngày cữ gió trong năm, người làm nghề sông nước ai cũng thuộc những câu tục ngữ như: [30; tr. 213-214].

Cữ gió 3-3 Âm lịch:

- Tiền tam nhật Hậu tam nhật

Cữ gió 23-10 Âm lịch:

Ông không tha Nhớ 23-10

Mưa tháng 7:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

- Tháng 7 mưa gãy cành trám

Nắng tháng 8:

Văn hóa của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn, Quảng Ninh - 10

- Tháng 8 nắng rám trái bòng

Hay tháng 3 là mùa cá mòi thường gầy:

Tháng ba quạ tha cá mòi

Thời tiết có những thay đổi:

- Một ngày nồm ra Ba ngày xuống bấc

- Tháng ba-bà già chết rét

- Tháng ba gà đẻ ói6

- Tháng chín nước vịnh chân cơ Mẹ con nhà siệng bơ vơ đầu gềnh7

Với người đi biển, kinh nghiệm sông nước thật sự là lẽ sống còn nên tục ngữ, phương ngôn nghề biển không những nhiều mà còn lời lẽ còn hết sức mạnh mẽ, quyết liệt, tha thiết và dứt khoát. Có những câu như trêu đùa bằng sự chơi chữ nhưng thực chất là những kinh nghiệm quý báu cho người đi biển như:

Mồng mười tháng ba, giỗ cha thằng Nghẹo Muốn ăn cá nghéo, thì chạy ra khơi.

Nhiều kinh nghiệm là kiến thức tổng hợp được tích luỹ, lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, thấm sâu vào tâm thức, trở thành lối ứng xử linh hoạt trước thiên nhiên. Những thay đổi bất thường của thời tiết, biểu hiện qua màu sắc đám mây, ráng trời, âm thanh sóng vỗ, gió thổi, dòng nước chảy, màu nước, bọt sóng nước, kể cả khi trời trong trăng tỏ hay một vài cánh chim bay về rừng... cung cấp cho người ngư dân những phán đoán khá chính xác về những điều sắp xảy ra để tránh những rủi ro:

Trời trong trăng tỏ Nước đục ngàu ngàu Cha con bảo nhau Chèo mau cập bến


6Nước biển nhỏ gà có thể ra rừng sú vẹt đẻ trứng.

7 Nước trong ngày không lên không xuống người làm nghề cá ven bờ gặp khó khăn.

Họ nhắc nhau khi có hiện tượng thời tiết khác lạ:

Bạn chèo thợ lái bảo nhau Mống tây chớp lạch quay mau mà về.

Quan sát thiên nhiên còn giúp cho việc xác định tọa độ, phương hướng ra vào cửa lạch để tránh va vào đá ngầm, mắc cạn:

Đi ra trông sao Đi vào trông rú [134].

Những ngày cữ gió trong năm:

- Tiền tam nhật, hậu tam nhật (gió xuống trước hoặc sau ba ngày)

- Ông không tha, bà không tha Làm cho cái lụt hai ba tháng mười8

Bằng những kinh nghiệm thực tiễn của nhiều đời đi biển, các ngư dân trên đảo Quan Lạn truyền lại nhiều kinh nghiệm tránh những tai họa từ thiên nhiên. Người dân ở đây thường nói với nhau về “Cơn Tây”. Cơn Tây hay được gọi là cơn ở phía đằng Tây thường xuất hiện phía chân trời khoảng tháng 7 và tháng 8. Khi nhìn thấy phía Tây có mây đen bao phủ thì kinh nghiệm cho người ngư phủ biết rằng cần phải tránh xa. Đối với các trường hợp đánh bắt xa bờ nhìn thấy chúng thì phải nhanh chóng di chuyển ra xa để tránh trú. Một người dân trên đảo chuyên đánh bắt sứa trên ngư trường vịnh Bái Tử Long tiếp giáp với đường phân định vịnh Bắc bộ và Trung Quốc chia sẻ như sau:

“Thường thì chúng tôi đánh bắt xa bờ, nếu chạy từ bờ ra đến chỗ đánh bắt mất từ ba đến bốn tiếng. Trong quá trình đánh bắt và nhìn thấy cơn đằng Tây và nổi gió thì phải chạy thật nhanh. Chạy càng xa càng tốt để tránh né chúng. Các cụ thường bảo rằng khi cơn đằng Tây màu đen thì thông thường có giông lốc, mưa to có thể đánh chìm thuyền. Ngay bản thân tôi cũng đã gặp cơn đằng Tây này một số lần. Có lần rất to nhưng có lần thì nhỏ. Cách đây hai năm, khi đang làm sứa ở vịnh Bắc bộ. Tôi đã nhìn thấy cơn phía đằng Tây


8Tư liệu ghi chép điền dã của tác giả ở đảo Quan Lạn, tháng 12/2017.

nhưng nghĩ là còn ở rất xa mình nên cố gắng đánh bắt thêm ít sứa nữa. Không ngờ gió nổi lên rất nhanh và di chuyển lại theo hướng thuyền của chúng tôi. Theo kinh nghiệm tôi phải chạy sang ngang để né cái đường di chuyển của cơn giông đó. Nếu trong vùng ảnh hưởng của giông thì khả năng chết trên biển rất là cao” - Ngư dân Phạm Văn Sinh, 41 tuổi, đảo Quan Lạn.

Theo kinh nghiệm của người dân ở đây, Cơn Tây thực ra là một loại giông bão được hình thành trên biển. Từ đời này qua đời khác, cha ông của những ngư dân đã truyền lại cho đến các hệ trẻ để tránh xa những hiểm họa trên biển. Kinh nghiệm cho biết, đây là một loại giông bão trên biển thường nguy hiểm cho người dân nên thấy phía chân trời phía Tây có những cơn màu đen thì phải di chuyển tránh xa càng xa càng tốt hoặc là nhanh chóng vào bờ. Ngư dân Quan Lạn đã quen với những kinh nghiệm như vậy và từ nhiều đời nay bằng những kinh nghiệm đó đã tránh được rất nhiều tai họa mỗi khi đi biển.

Sóng gió ở trên sông vẫn chưa nguy hiểm bằng bão biển. Đây là kinh nghiệm nhận diện dấu hiệu có bão:

Trông lên lá lật trắng phau

Liệu đường chèo chống mau mau bão về

“Nói đến bão trên biển thì có nhiều kinh nghiệm nhận biết. Chẳng hạn như nhìn bọt biển tự nhiên trắng phau, nếu mà trở màu xám thì sắp có bão. Cái này đi biển ai cũng biết. Nhìn thấy nó mà tránh”- Ngư dân Hoàng Đình Đô, 60 tuổi, ngư dân, thôn Hải Yến.

Tuy nhiên không phải cứ sắp bão trên biển là sợ hãi hay vội chạy tránh trú, ngư dân Vân Đồn còn truyền lại kinh nghiệm khi nghe được tiếng sấm khi sắp có bão:

Rập rình tưởng bão sắp vào

Tai nghe sấm động thở phào bão đi

Không phải cứ có bão là sẽ ra về trắng tay, ngư dân Vân Đồn đã đúc kết: “Đầu động, cuối yên”. Khi bão chưa đến, biển hơi động, cá xô vào gần bờ phải tranh thủ bắt. Khi bão tan, biển yên rồi mới được đi đánh cá.

Vùng biển giữa vịnh Hạ Long và Bái Tử Long khá rộng. Ở đây có hòn Đũa chơi vơi giữa sóng gió. Phía ngoài, đảo chạy dài, trong bờ là dãy núi đá Quang Hang lừng lững, khi trời giông bão, chỗ này thường sóng gió rất mạnh, thuyền qua đây phải hết sức cẩn thận.Còn đây là kinh nghiệm cụ thể để tránh bão khi đi gần hòn Đũa: “Kín Đũa sống/ Trống Đũa chết”. Nghĩa là, nếu thấy giông bão khi ở gần hòn Đũa thì nhanh chóng cho thuyền lách vào khe núi sao cho không còn nhìn thấy hòn Đũa nữa. Nếu cho thuyền đi ra chỗ trống nhìn rõ hòn Đũa thì chắc chắn sẽ lật thuyền.

Bên cạnh đó, có những bài ca dao phản ánh sự nguy hiểm và vất vả của nghề đi biển như:

Buồm trông dông nổi đằng đông, Gió thì ngược gió thuyền chồng thì xa, Đã lo ván nát thuyền hà,

Lại lo một nỗi phong ba thuyền chồng”.

Nhưng, cũng có những bài ca dao thể hiện tinh thần lạc quan, tâm hồn rộng mở như:

Anh là con trai thuyền nghề, Tôi đi buông lưới, sáng về đậu chơi,

Thuyền kề bãi cát thảnh thơi,

Non xanh, nước biếc, mây trời mà vui.” [139; tr.171]

Tất cả những phong tục tập quán, những kiêng kỵ này, có điều có thể lý giải được, có điều được người dân thực hiện như một thói quen, tập tục với mục đích cầu mong một cuộc sống bình an, thuận hoà, một vụ mùa bội thu.

Còn nhiều kinh nghiệm như nghe tiếng rung kêu, dựa vào tuần trăng, theo con nước, luồng hải lưu đến việc lợi dụng những thời điểm luồng cá di cư để đánh bắt cho thu hoạch cao... Hầu như ở làng nào cũng có "cuốn lịch" hàng năm với công cụ nào đánh bắt loại cá gì, lịch những ngày nước sinh, nước cường từng tháng, là cẩm nang khai thác thủy sản cho đến kinh nghiệm về ăn uống, dưỡng sinh, trị bệnh từ những hải sản quý của vùng biển Vân Đồn.

Tiểu kết chương 2

Với địa vị trí địa lý đan xen, phức tạp, bao gồm nhiều hệ sinh thái từ núi rừng xen lẫn biển, đồng bằng đến hải đảo, sinh kế của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn khá đa dạng và phong phú trong đó nghề đi biển là sinh kế chủ yếu của họ. Có thể nhận thấy biển có một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của cư dân nơi đây như đánh bắt, khai thác thủy hải sản trên biển, các nghề phục vụ cho khai thác và chế biến thủy sản.

Qua việc khảo sát, phân tích sinh kế của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn qua các thức kiếm sống chủ yếu gắn liền với biển, có thể nhận thấy biển đã mang lại cho cư dân nơi đây không chỉ môi trường sống mà còn cả cách thức kiếm sống rất đa dạng với rất nhiều nghề khác nhau. Thông qua quá trình lao động và gắn bó với biển, cư dân nơi đây đã hình thành nên văn hóa sinh kế với những nét đặc trưng mà không phải vùng biển đảo nào ở nước ta cũng có được. Cùng với đó, những tri thức dân gian về biển và nghề đi biển đã được hình thành, tích lũy từ đời này qua đời khác và tạo nên những lớp lang văn hóa đặc trưng của cư dân nơi đây.

Với các tri thức liên quan đến nghề khai thác biển, cư dân vùng biển đảo Vân Đồn đã làm chủ và sử dụng tối đa những kinh nghiệm này trong cuộc đua sinh tồn với tự nhiên. Ngoài ra, sinh kế của người dân cũng gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ của Vân Đồn, đó là các loại hình kinh tế gắn với dịch vụ, du lịch, vận tải biển, hàng không,...điều đó nói lên rằng, sinh kế của cư dân vùng biển đảo Vân đồn đang có sự thay đổi, nó gắn liền với môi trường sinh sống, khai thác và thích nghi trong điều kiện mới. Sự xuất hiện, phát triển những ngành nghề sinh kế mới như cho thuê cơ sở lưu trú du lịch, vận tải biển du lịch, tour và hướng dẫn viên du lịch,...làm cho sinh kế của người dân thêm đa dạng, có tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch văn hóa Vân Đồn theo hướng hiện đại, hội nhập.

Chương 3

PHONG TỤC, TẬP QUÁN CỦA CƯ DÂN VÙNG BIỂN ĐẢO VÂN ĐỒN


Bên cạnh sinh kế cùng các kinh nghiệm, tri thức dân gian về biển và nghề đi biển; văn hóa của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn còn được thể hiện các phong tục, tập quán được người dân thực hành hàng ngày trong quá trình gắn bó với biển và coi biển là không gian sống chủ yếu.

3.1. Tập quán ăn, mặc, ở, đi lại của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn

3.1.1. Tập quán trong ăn uống của cư dân Vân Đồn

Nếu như cơ cấu bữa ăn của người dân trong nội đồng thể hiện dấu ấn của truyền thống nông nghiệp lúa nước thì ở Vân Đồn, cơ cấu bữa ăn có nhiều khác biệt do điều kiện tự nhiên và đặc trưng công việc quy định. Cơm là món ăn phổ biến thường nhật của người dân Vân Đồn. Cư dân ở đây thường ăn ba bữa chính trong ngày: sáng, trưa và tối. Cũng có khi, theo mùa khai thác thủy hải sản, người dân thường ăn cơm vào giữa ngày để thuận tiện cho công việc. Các bữa ăn thường ngày trong nhà thường xoay quanh các món ăn cơ bản là cá, thịt, trứng, rau, phổ biến là các loại cháo từ đặc sản biển như cháo cá, cháo ngao, cháo hà... “Cách nấu cháo ở vùng hải đảo cũng rất riêng biệt. Thường bữa tối, người ta cho gạo vào nước, đun sôi kĩ. Khi hạt gạo chín tới thì vớt ra ủ vào lò, thành cơm, chủ yếu dành cho người già, trẻ nhỏ, người ốm đau và trẻ mới sinh còn nhỏ, số còn lại nấu thành cháo bình thường. Cháo được ăn như cơm, nghĩa là có thức ăn kèm theo có thể là thịt, cá hoặc chỉ là rau, dưa muối” [126; tr.15]. Ngoài gạo tẻ dùng làm nguyên liệu nấu ăn hàng ngày còn có gạo nếp. Gạo nếp dùng để đồ xôi như xôi trắng, xôi gấc, xôi đậu xanh... Xôi còn là món không thể thiếu khi sắp lễ cúng và trong mâm cỗ ngày giỗ, ngày tết và tiệc cưới.

Phổ biến trong bữa ăn của người dân Vân Đồn là các món ăn chế biến từ hải sản. Hình thức phơi khô để ăn dần được người dân nơi đây sử dụng rộng rãi cho nhiều loại hải sản.

Cá khô: người dân thường mổ phanh lưng cá, đem phơi khô để dành ăn dần. Cá khô cũng như các loại hải sản khô khác có thể bảo quản dài ngày, vận chuyển được đi xa phục vụ trao đổi, buôn bán. Gặp nắng to, ngư dân thường phơi cá ngay trên mui thuyền. Cá tươi được nắng không cần ướp muối nhiều là một mặt hàng đắt giá. Cá khô thường được người dân chế biến thành các món nướng, nấu canh hay rim, kho.

Mực khô: Các loại mực nang, mực ống muốn chế biến thành các loại mực khô phải chế biến ngay khi mực còn tươi nguyên. Mực được mổ phanh, phơi trên mui thuyền. Cứ khoảng 5 kg mực tươi chế biến được 1 kg mực khô. Người dân thường đem mực thị trường bán hoặc cất giữ trong chum, ang để ăn dần hoặc bán dần cho tới mùa mực năm sau. Mực Vân Đồn được coi là một loại đặc sản có giá trị, tuy con mực không to nhưng hàm lượng đạm cao, có vị ngọt đặc trưng.

Sá sùng: Sá sùng bắt về có thể xào ăn tươi, khi đem phơi khô sẽ trở thành một loại đặc sản. Người dân dùng một đầu đũa vót nhọn xiên từ đầu lộn ngược lại, rửa sạch ruột, chỉ lấy mình rồi đem phơi khô. Được nắng sá sùng trắng bóng, hơi ngà vàng. Sá sùng khô có độ đạm cao. Khi ăn, rang khô, xoa cho bụng sạch cát. Cũng có thể rán giòn trong dầu mỡ, trở thành món ăn phổ biến trong thực đơn của các gia đình và nhà hàng tại Vân Đồn.

Sá sùng là loại đặc sản trong các sản phẩm từ biển của Quan Lạn, có công dụng tốt cho phụ nữ nhất là sau khi sinh nở, sá sùng thường được chế biến: đối với con tươi thường được người dân nấu với lá lốt và cho thêm một ít gia vị là tỏi. Nếu chế biến sá sùng khô thường rán vàng tươi để cảm nhận hương vị thơm ngon của sá sùng:

“Ở đây người dân thường bắt sá sùng về nấu với lá lốt và cho thêm tý gia vị và củ tỏi là thường thức được món sá sùng tươi. Còn con sá sùng khô thường rán giòn, khi nào mỡ già thường cho sá sùng vào cho đến khi chuyển màu vàng tươi là được. Nếu để lâu quá sẽ bị giòn và làm mất độ tươi dẻo trong thân sá sùng...Thường thì sá sùng được người dân trên đảo dùng để bồi

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 24/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí