Phân Biệt Biểu Tượng Với Ẩn Dụ, Biểu Tượng Với Hình Tượng


bản chất của hiện tượng này, vừa thể hiện một quan niệm, hay một triết lý sâu xa về con người và cuộc đời….[15,tr26]

3.3.1.2. Phân biệt biểu tượng với ẩn dụ, biểu tượng với hình tượng

Phân biệt biểu tượng với ẩn dụ

Ẩn dụ trong thơ ca dân gian được sinh ra tức thời và mất đi khá nhanh. Biểu tượng được hình thành trong thời gian dài và sống hang trăm năm. Ẩn dụ là yếu tố biến đổi, còn biểu tượng không đổi mà bền vững. Ẩn dụ là phạm trù thẩm mỹ và phần lớn tự do, tách khỏi phong cách ước lệ. Biểu tượng thì ngược lại được giới hạn nghiêm túc bởi hệ thống thi ca xác định.

Giống với ẩn dụ, biểu tượng được hình thành trên cơ sỏ đối chiếu, so sánh các biểu tượng, đối tượng có những phương diện, khía cạnh gần gũi, tương đồng, nhằm làm nổi bật bản chất làm sáng tỏ về đối tượng đó. Biểu tượng mang tính ký hiệu, tính quy ước. Nghĩa là chỉ cần nêu hình ảnh biểu tượng lên là người độc đã hiểu rõ cái mà nó biểu trưng, không cầm có yếu tố giải mã. Bởi nó ăn sâu vào tư tưởng thẩm mĩ của nhân dân. Còn ẩn dụ tự do hơn, không phải một mà là vài ba hình ảnh. Vì thế các yếu tố hình ảnh cần phải dựa vào nhau để giải mã ẩn dụ. Ẩn dụ linh hoạt hơn, trường liên tưởng rộng hơn biểu tượng, số lượng nhiều hơn, nhưng không bền vững bằng biểu tượng.

Về cơ bản biểu tượng và ẩn dụ có những điểm khác nhau. Ẩn dụ mang ít nhiều ý nghĩa biểu tượng, nhưng biểu tượng không phải bao giờ cũng là ẩn dụ. Biểu tượng không loại bỏ ý nghĩa cụ thể cảm tính của vật tượng trưng hoặc của hình tượng nghệ thuật. Trong khi đó ẩn dụ nhiều khi làm mờ ý nghĩa biểu tượng. Một ẩn dụ có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau và một đối tượng cũng có thể diễn đạt bằng nhiều ẩn dụ khác nhau.

Khác với ẩn dụ, biểu tượng tồn tại ở ngoài văn bản có lịch sử lâu đời, gắn với quá trình hình thành quan niệm về thế giới và con người thời cổ xưa.


Theo thời gian biểu tượng càng được bổ sung những nét mới, mang tính đa nghĩa có tầm khái quát cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

Tóm lại, biểu tượng trong văn học là những hình ảnh cụ thể, sinh động, gợi cảm mang ý nghĩa quy ước của nhà văn hoặc của người đọc. Các từ ngữ thông thường khi đi vào văn bản đều có thể trở thành biểu tượng nghệ thuật mang nội dung, cảm xúc khái quát. Biểu tượng mang tính đa nghĩa, tính văn hóa truyền thống, chịu sự chi phối của ngôn ngữ, của tâm lý, quan niệm dân tộc và thời đại, nhiều biểu tượng mang đạm dấu ấn cá nhân của người sáng tác. Nhờ có tính biểu tượng mà ngôn ngữ văn học nói chung, ngôn ngữ thơ ca nói riêng có khả năng biểu đạt phong phú và sâu rộng hơn so với ngôn ngữ thông thường.

Phân biệt biểu tượng với hình tượng:

Thơ Nguyễn Trọng Tạo từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 16

Hình tượng nghệ thuật là khách thể đời sống được nghệ sĩ tái tạo một cách sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật. Nó làm thế giới hiện lên sống động trong tác phẩm nghệ thuật, giúp người đọc có thể thưởng ngoạn, ngắm nghía hiện tượng sự vật như cuộc sống đang phơi bày ra.

Hình tượng trong tác phẩm văn học là dạng hình tượng nghệ thuật thể hiện bằng chất liệu ngôn từ nghệ thuật. Vì vậy ta có thể gọi hình tượng trong tác phẩm văn học là hình tượng ngôn từ. Chất liệu của tác phẩm nghệ thuật ngôn từ không phải là vật thể, thực thể mà là một hình thức ký hiệu ngôn ngữ, hình tượng ngôn ngữ phản ánh sự vật qua đó gợi lên sự liên tưởng, tưởng tưởng về ngữ nghĩa, gợi ra ảo giác về diện mạo. Đặc điểm nổi bật của hình tượng văn học là sự thống nhất giữa chủ thể và khách thể sáng tạo, giữa hiện thực và lý tưởng, giữa khái quát và cụ thể…Do đó hình tượng văn học mang tính biểu cảm cao, là đứa con tinh thần, là tiếng nói quan điểm, tư tưởng của nhà văn.


Biểu tượng trong tác phẩm văn học được nhà văn sáng tạo vớ ý đồ nghệ thuật riêng. Chính cách lựa chọn biểu tượng để xây dựng tác phẩm đã phản ánh được tư tưởng nghệ thuật của người nghệ sĩ. Biểu tượng trong tác phẩm văn học vừa mang tính chất cảm tính cụ thể, vừa có tính tượng trưng, tính ký hiệu, vừa có giá tri thẩm mĩ. Biểu tượng xuất hiện trong tác phẩm là tín hiệu nghệ thuật để người đọc phát hiện ra những tầng nghĩa, đi vào mạch ngầm sáng tạo của người nghệ sĩ. Biểu tượng và hình tượng trong tác phẩm văn học có tính thống nhất với nhau. Có một số hình tượng đồng thời cũng là biểu tượng. Bản thân chúng mang tính thẩm mĩ, tính tượng trưng, là sản phẩm của người nghệ sĩ. Nhưng không phải hình tượng văn học nào cũng là biểu tượng. Như vậy hình tượng và biểu tượng trong văn học thống nhất nhưng không đồng nhất.

3.3.2. Những biểu tượng đặc sắc trong thơ Nguyễn Trọng Tạo

3.3.2.1. Biểu tượng Cỏ

Các biểu tượng, trong thơ không có tính chất ngẫu nhiên. Nó trải qua quá trình được gọt giũa, trau chuốt, chọn lọc theo những yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ. Trong sáng tạo nghệ thuật, các biểu tượng, biểu trưng được xem là hồn cốt của tác phẩm. Người nghệ sĩ dùng biểu tượng, biểu trưng để diễn tả cảm xúc của mình. Vì thế, nó bộc lộ được kiểu tư duy của cá nhân người sáng tạo. Đọc thơ Nguyễn Trọng Tạo, chúng ta bắt gặp một hệ thống các biểu tượng, biểu trưng thú vị và độc đáo. Nó vừa hiện thực vừa tượng trưng ; vừa cụ thể vừa khái quát ; vừa bình dị vừa triết lý.

Lướt qua một vòng thơ Nguyễn Trọng Tạo, ta thấy hình ảnh cỏ cây, hoa lá thiên nhiên được ông lặp đi, lặp lại rất nhiều trong các câu thơ, các bài thơ, trở thành một biểu tượng đặc sắc trong tư duy thơ ông. Cỏ là biểu tượng xuất hiện nhiều nhất trong thơ ông với tần số dày đặc. Hầu hết bài thơ nào của ông cũng có hình ảnh ngọn cỏ xanh non mơn mởn, tràn trề sức sống, thanh


khiết và dịu nhẹ. Cỏ xanh, cỏ mượt, cỏ non, cỏ thi, cỏ biếc, cỏ may…miên man, ngút ngàn trong thơ Nguyễn Trọng Tạo. Phải chăng ngọn cỏ ấy là mầm sống, là sức sống là khao khát của một cõi lòng luôn hướng về sự sống trong thơ ông.

Cỏ ơi cỏ ơi cỏ ơi

sao ở đâu lúc nào ta cũng gặp ngươi cỏ ơi cỏ ơi cỏ ơi

ngươi là cỏ nghĩa là ngươi tồn tại ( Triết lý cỏ )

Có khi trong thơ Nguyễn Trọng Tạo, hình ảnh cỏ chính là sự hóa thân của tác giả, cũng có lúc ông xem cỏ như một món ăn bổ dưỡng có tác dụng làm hồi sinh da thịt tươi non. Có lúc cỏ lại giống một tình nhân mang vẻ đẹp trẻ trung thanh thoát bình dị. Rồi có lúc cỏ lại là chứng nhân cho tình yêu, thậm chí cỏ còn là biểu tưởng cho một miền quê ân tình, cho tuổi thơ chân đất đầu trần mà nhớ da diết chơi vơi.

Có lúc cồn cào đói khát tôi đã ăn đọt cỏ ngỡ mùa xuân hồi sinh da thịt tươi non có lúc cuồng si tôi đã ôm em lăn vào cỏ ngỡ thiên nhiên mãi mãi tuổi dậy thì.

( Triết lý cỏ )

Bên cạnh biểu tượng ngon cỏ xanh thì những loài hoa đủ muôn màu sắc mang vẻ đẹp rực rỡ tượng trưng cho bốn mùa trong năm cũng được Nguyễn Trọng Tạo xây dựng thành biểu tượng xuất hiện khá nhiều trong thơ ông. Hoa ly vàng, hoa đào, hoa bưởi, hoa mai, hoa hồng… cả thế giới hoa tràn ngập trong thơ ông.


hoa li vàng mùa hạ đã xa xôi

đường nở trắng một màu hoa trứng cá

(Quy Nhơn không đề )

Thơ Nguyễn Trọng Tạo không chỉ có những loài hoa kiêu sa, thanh cao như: Đào, mai, lan, cúc…mà còn xuất hiện những bông hoa thơm ngát một miền nhớ về cuộc sống mộc mạc dân giã nơi thôn quê. Đó là những loài hoa gắn với bao câu chuyện tình yêu của đôi trai – gái xưa trong thời chiến tranh, xa nhau nhưng luôn nhớ, thủy chung, chờ đợi nhau.

cây khế nở hoa cam

cây bàng nở hoa bưởi

(Tự vấn )

Trong những hình tượng này, "cỏ - hoa" chính là hình tượng nhân hóa đặc biệt mà tác giả gửi vào đó bao tâm sự tha thiết về tình yêu. Cỏ mỏng manh, yếu mềm; hoa kiêu sa, quyến rũ hơn trong thơ Nguyễn Trọng Tạo là có lý do riêng của nó. "Hoa" chính là tình yêu, "cỏ" là nhân chứng của tình yêu:

thắm tươi và mê đắm hoa ơi ta yêu nàng

(Hoa ơi ta yêu nàng )

"Cỏ - hoa" cũng như đau buồn, ngẩn ngơ khi tình yêu biệt ly:

cỏ xanh niềm ngơ ngác ta biệt em

lớ ngớ chẳng hẹn gì (Cỏ và mưa)

"Hoa" cũng cảm thấy một nổi nhớ vây quanh mình và lan tỏa trong không gian tĩnh lặng, thêm bồi hồi, thêm khắc khoải. Cây - cỏ - hoa lá còn mang theo bao tâm sự về cuộc sống, về sự tan vỡ hay chia lìa, về sự cô đơn hay buồn chán của tác giả. Hay là một lời từ biệt đầy lưu luyến và xốn xang:


từ biệt nhé ngọn cỏ rừng tâm tĩnh

ta bay theo mây trắng ngổn ngang trời (Thiên An )

Mưa trong thơ Nguyễn Trọng Tạo cung là một hình tượng tự nhiên xuất hiện nhiều lần, kết hợp với Cỏ và Hoa đã tạo ra một trường liên tưởng rộng rãi trong thơ ông. Khác với nhưng thi nhân khác Nguyễn Trọng Tạo có cách gọi tên Mưa riêng biệt mà độc đáo: Mưa trắng, mưa nắng, mưa đầu tiên, mưa sương.

Mưa trắng, đường mưa nắng ngất ngư ai đem lụa trải tận xa mờ

( Có khi.)

Mưa trong thơ ông là biểu tượng cho vẻ đẹp trinh nguyên của cuộc đời mà ông khao khát tìm kiếm trên hành trình lưu lạc của mình.

Những sợi mưa đầu tiên vương vương giêng hai ngày mới nguyên giấy bạc.

( Xứ đầu tiên )

Nguyễn Trọng Tạo mượn các biểu tượng Cỏ - Hoa - Mưa để diễn tả những cảm xúc dào dạt của tâm hồn, niềm vui gắn với nỗi buồn, nỗi khát khao gắn với niềm đam mê. Sự hòa nhập vào tận cùng cuộc sống tươi mới cũng được ông gởi vào những hình ảnh ấy. Điểm nổi bật trong tư duy nghệ thuật thơ Nguyễn Trọng Tạo khi sử dụng các biểu tượng này là ở chỗ : Hoa - Cỏ - Mưa thường gắn liền nhau tạo thành hệ thống trong thế giới hình tượng. Nó chiếm hầu hết các sự vật, dàn trải khắp mọi không gian rộng lớn. Các hình ảnh Hoa - Cỏ - Mưa trở thành những biểu tượng thường trực có tần số xuất hiện rất cao. Chúng đi bên cạnh nhau trong những lúc nhà thơ đắm mình vào những khoảnh khắc sinh sôi của thiên nhiên.


chỉ còn cỏ mọc bên trời

một bông hoa nhỏ lặng rơi mưa dầm. (Chia )


Mối liên kết giữa Hoa - Cỏ - Mưa gợi ra bức tranh xuân ngập tràn sức sống, đó là sự quyện hoà giữa thiên nhiên và con người trong một hồn thơ bay bổng, dào dạt tình tứ. Nó thực sự đã thành biểu tượng của sức sống khi chúng gắn liền với mùa xuân và ban mai. Có khi, nó biểu tượng cho những cảm xúc của tình yêu, của anh và em. Đó là những vui buồn, nhớ mong, sự bâng khuâng, xuyến xao khi xa cách hay gần gũi.

Em khát cỏ. Ta mưa rào đầu hạ cỏ uống mưa run rẩy

cỏ đang thì

mưa rào đến rồi đi

cỏ xanh niềm ngơ ngác ( Cỏ và Mưa)

Thế giới hình ảnh thơ Nguyễn Trọng Tạo muôn hình muôn vẻ, ở đâu cũng hiện lên vẻ đẹp và nét mộc mạc của cuộc sống. Hoa - Cỏ - Mưa là biểu tượng của cuộc sống thanh tân, cái đằm thắm nồng nàn của tình yêu, sự khắc khoải về cái Đẹp, thời gian. Điều đó biểu hiện sự nhất quán trong tư duy nghệ thuật Nguyễn Trọng Tạo là một hồn thơ hướng về phía cuộc đời.

3.3.2.2. Biểu tượng Con đường

Trải qua những chặng đường lưu lạc giang hồ của mình, hình ảnh con đường đã trở thành nỗi ám ảnh thường trực trong thơ Trọng Tạo. Hình ảnh những con đường tràn ngập trong thơ ông, với tần số xuất hiện dày đặc, thậm chí ông con lấy biểu tượng con đường để làm nhan đề cho tập trường ca viết về sự hi sinh dũng cảm của những cô gái thanh niên xung phong nơi ngã ba Đông Lộc năm xưa: “Con đường của những vì sao”. Biểu tượng “con đường”


xuất hiện trong thơ ông giản dị, chân thật và bình lặng, nó trở thành công cụ để Nguyễn Trọng Tạo bộc lộ khát vọng, hoài bão ước mơ của mình về cuộc sống, về sự đổi mới thơ ca.

Mượn biểu tượng “con đường” nhà thơ đã gửi những lời tâm huyết về lý tưởng thơ và lý tưởng sống của mình. Con đường trong thơ ông là con đường đời đầy trắc trở bão giông với những ngã giẽ đầy chông gai, gơi nên niềm bang khuâng phân vân vô định của kẻ lữ thứ.

ngơ ngác rơi giọt nước mắt cuối năm không rõ buồn vui xe chậm lại trên đường không rõ về nơi chốn nào

tung tăng thanh xuân trôi ngược chiều phút chốc mộng du lên phiêu diêu

( Sonnê không định trước )

Đó là con đường của thơ ca trên hành trình đi đào sâu, tìm tòi và đổi mới. Đó là đường tình của một người ham chơi, đa mang, đa tình và lưu lạc. Giữa phố xá cuộc đời, chàng ta nhận ra mình là kẻ đơn độc, dường như đang bị thế gian này lãng quên. Với chàng niềm khát khao nhất chính là hạnh phúc, nhưng trên hành trình dông dài của cuộc đời, chàng ta cũng để hạnh phúc rơi vào quên lãng.

Có một chàng Đơn Độc bước trên đường Không tên có một nàng Hạnh Phúc

ở số nhà Lãng Quên

( Nỗi nhớ không tên )

Đó là con đường để bộc lỗ bản lĩnh, tài năng của một tài tử văn nhân khí phách giang hồ, lang thang trong cuộc đời nhưng vẫn da diết nhớ đồng quê.

mưa bay gió lạnh đầy trời

một đời thi sĩ mấy đời lang thang

Xem tất cả 158 trang.

Ngày đăng: 21/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí